Giáo án Chương trình giảng dạy lớp 3 - Tuần 27 Năm học 2015-2016

I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- Nêu được ích lợi của chim đối với con người. Biết chim là động vật có xương sống. Tất cả các loài chim đều có lông vũ, mỏ, 2 cánh và hai chân. Nêu nhận xét cánh và chân của đại diện chim bay (đại bàng), chim chạy (đà điểu).

- Quan sát hình vẽ chỉ được các bộ phận bên ngoài của chim.

- Biết yêu quý và bảo vệ các loài chim.

II/ ĐỒ DÙNG GV: Tranh ảnh về các loài chim.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ:

- GV: Cơ thể các gồm những bộ phận nào? HS nêu ích lợi của cá?

- HS, GV nhận xét và đánh giá.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: trực tiếp

 

doc25 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 108 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Chương trình giảng dạy lớp 3 - Tuần 27 Năm học 2015-2016, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đúng.
3. Củng cố- Dặn dò
- GV củng cố bài
- Đánh giá tiết học.
 Ngày soạn :3/ 3/2016
 Ngày dạy:Thứ ba, ngày 8 tháng 3 năm 2016
SÁNG
Tiết 1:	TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (TIẾT 3)
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Đọc đúng, rõ ràng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ khoảng 65 tiếng/ phút); trả lời được 1 CH về nội dung đọc. HS đọc tương đối lưu loát (trên 65 tiếng/ phút).
- Báo cáo đựoc 1 trong 3 nội dung nêu ở BT2 (về học tập, hoặc về lao động, về
công tác khác).
- HS có ý thức học bài.
II/ ĐỒ DÙNG : 
GV: - Phiếu ghi tên từng bài tập đọc (8 tuần bắt đầu từ học kì II).
 - Bảng lớp viết ND cần báo cáo.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- HS kể lại đoạn câu chuyện. HS kể chuyện Quả táo.
- HS, GV nhận xét.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
Hoạt động1: Ôn tập đọc và học thuộc lòng. 
- HS lên bốc thăm bài đọc, sau đó chuẩn bị 1-2 phút
- HS đọc và TLCH do GV chọn. GV nxét.
Hoạt động 2: HD học sinh làm BT 
Bài 2 :- HS đọc y/c của bài. Cả lớp theo dõi SGK.
- HS đọc lại báo cáo ở tuần 20 và trả lời điểm khác nhau giữa báo cáo ở tuần 20 và
yêu cầu của báo
cáo ở BT2.
-HS làm việc theo tổ, đại diện các nhóm trình bày báo cáo.
Những điểm khác:
+ Người báo cáo là chi đội trưởng.
+ Người nhận báo cáo là các thầy cô tổng phụ trách.
+ ND thi đua: Xây dựng Đội vững mạnh.
+ ND báo cáo: về học tập, về lao động, thêm ND về báo cáo công tác khác.
-GV nhắc HS lưu ý thay lời “Kính gửi” bằng lời “Kính thưa” (vỡ đây là báo cáo miệng)
-Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung.
3. Củng cố- Dặn dò:
- HS nhắc lại cách trình bày báo cáo. HS nhắc lại.
- GV củng cố bài và nhận xột tiết học.
Tiết 2:	TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (TIẾT 4)
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Đọc đúng, rõ ràng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ khoảng 65 tiếng/ phút);TLđược 1 CH về nội dung đọc. HS đọc tương đối lưu loát (trên 65 tiếng/ phút).
- Nghe viết đúng bài Khói chiều (tốc độ khoảng 65 chữ /15 phút), không mắc quá 5 lỗi chính tả; trình bày sạch sẽ, đúng bài thơ lục bát (BT2), HS khá giỏi viết đúng, đẹp 
- HS có ý thức học bài.
II / ĐỒ DÙNG: GV: - Phiếu ghi tên từng bài tập đọc (8 tuần bắt đầu từ học kì II).
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: 
- HS nêu tên những bài tập đọc và học thuộc lòng đã học trong học kì II.
- HS- G.V chốt
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Ôn tập đọc và học thuộc lòng.
- HS lên bốc thăm bài đọc, sau đó chuẩn bị 
- HS đọc và TLCH do GV chọn. GV nhận xét.
Hoạt động 2: Hướng dẫn nghe -viết
* Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- GV đọc bài thơ “Khói chiều”, 2HS đọc lại .
- GV giúp HS đưa ra các câu hỏi để HS tìm hiểuND của bài:
? Tìm câu thơ tả cảnh khói chiều bạn nhỏ nói gì với khói ?
?Bạn nhỏ trong bài thơ nói gì với khói
 - HS nêu cách trình bày1 bài thơ lục bát.
 - HS luyện viết chữ khó vào bảng con, giấy nháp.
*GV đọc cho HS viết 
- GV Chấm chữa bài. Nhận xét giúp kinh nghiệm.
3- Củng cố- Dặn dò:
- Nhận xét tiết học. - Dặn C/b tiết sau
TOÁN
TIẾT 132: LUYỆN TẬP
I/MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Biết cách đọc, viết các số có 5 chữ số, thứ tự của các số có 5 chữ số. Biết thứ tự của các số có năm chữ số. Biết viết các số tròn nghìn ( từ 10 000 đến 19 000) vào dưới mỗi vạch của tia số.
- HS vận dụng kiến thức làm BT1, 2, 3, 4.
- HS hứng thú trong giờ học toán.
II) ĐỒ DÙNG:
- GV:- Bảng phụ.
- HS: SGK.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: 
- HS lên bảng đọc, viết các số có 5 chữ số bài tập 3 tiết 131.
- HS, GV nhận xét .
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Thực hành
*Bài 1:(142) 
- HS đọc y/c của bài.
* Hướng dẫn HS nhìn vào bảng đó kẻ sẵn, phân tích và làm mẫu 1 phần.
- HS dựa vào mẫu từ đó HS tự đọc - viết số, tự làm nhẩm miệng các phần còn lại.
-Gọi 1 số HS chữa bài.
*Bài 2:(142) 
- HS đọc y/c của bài.
- HS đọc to phần mẫu. GV hướng dẫn, GV gọi HS lên bảng đọc số, viết số.
- Dưới lớp tự làm, đổi chéo kết quả kiểm tra.
*Bài 3:(142) 
- HS đọc y/c của bài.
? Nhận xét gì về dãy số vừa điền? HS - GV hướng dẫn - HS điền, chữa.
*Bài 4:(142) 
- GV cho HS quan sát hình vẽ trong SGK, nêu quy luật vị trí các số trên hình vẽ rồi điền tiếp các số thích hợp vào dưới mỗi vạch số.
- HS đọc yêu cầu bài.
- HS làm bài - GV chữa bài.
3. Củng cố- Dặn dò: 
- HS nhắc lại các hàng của số có 5 chữ số.
- GV chốt kiến thức bài học - Nhận xét giờ học. 
Tiết 4: 	ĐẠO ĐỨC
T«n träng th­ tõ tµi s¶n cña ng­êi kh¸c ( tiÕt2)
I/ Môc ®Ých yªu cÇu: 
- Nêu được một vài biểu hiện về tôn trọng thư từ, tài sản của người khác. 
- Biết : Không được xâm phạm thư từ, tài sản của người khác. 
- Thực hiện tôn trọng thư từ, nhật kí, sách vở, đồ dùng của bạn bè và mọi người. 
II/ ®å dïng :
- Vở bài tập đạo đức, phiếu học tập (hoạt động 1, tiết 2).
- Cặp sách, quyển truyện tranh, lá thư, để chơi đóng vai (hoạt động 2, tiết 2).
III/ c¸c ho¹t ®éng d¹y- häc:
1.Kiểm tra bài cũ :
Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác (tiết 1) 
Giáo viên phát phiếu học tập cho học sinh và yêu cầu học sinh thực hiện những nội dung sau:
Điền những từ: bí mật, pháp luật, của riêng, sai trái vào chỗ trống sao cho thích hợp. 
Thư từ, tài sản của người khác là  mỗi người nên cần được tôn trọng. Xâm phạm chúng là việc làm  vi phạm 
Mọi người cần tôn trọng  riêng của trẻ em
Nhận xét tuyên dương.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác ( tiết 2 )
b. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Nhận xét hành vi 
Giáo viên phát phiếu giao việc có ghi các tình huống lên bảng và yêu cầu từng cặp học sinh thảo luận để nhận xét xem hành vi nào đúng, hành vi nào sai.
a) Thấy bố đi công tác về, Thắng liền lục túi để xem bố mua quà gì cho mình.
b) Mỗi lần sang nhà hàng xóm xem ti vi , Bình đều chào hỏi mọi người và xin phép bác chủ nhà rồi mới ngồi xem
c) Bố công tác ở xa, Hải thường viết thư cho bố. Một lần, mấy bạn lấy thư xem Hải viết gì.
d) Sang nhà bạn, thấy nhiều đồ chơi đẹp và lạ mắt, Phú bảo với bạn: “Cậu cho tớ xem những đồ chơi này được không?”
 Từng cặp học sinh thảo luận các tình huống.
Giáo viên gọi đại diện một số cặp trình bày kết quả thảo luận của mình trước lớp 
Đại diện học sinh lên trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác theo dõi và bổ sung
Giáo viên hỏi:
+ Như thế nào là tôn trọng thư từ , tài sản của người khác ?
 Xin phép khi sử dụng , không xem trộm, giữ gìn, bảo quản đồ đạc của người khác
Giáo viên kết luận về từng nội dung:
+ Tình huống a: Sai
+ Tình huống b: Đúng
+ Tình huống c: Sai
+ Tình huống d: Đúng
Hoạt động 2: Đóng vai 
Giáo viên đưa bảng phụ ra có ghi nội dung 2 tình huống
+ Tình huống 1: Bạn em có quyển truyện tranh mới để trong cặp. Giờ ra chơi, em muốn mược xem nhưng chẳng thấy bạn đâu
+ Tình huống 2: Giờ ra chơi, Thịnh chạy làm rơi mũ. Thấy vậy, một số bạn chạy đến lấy mũ làm “bóng” đá. Nếu có mặt ở đó, em sẽ là gì ?
Giáo viên cho học sinh đọc nội dung 2 tình huống 
- Giáo viên yêu cầu các nhóm học sinh thực hiện trò chơi đóng vai theo 2 tình huống, trong đó, 2 nhóm sẽ đóng vai theo tình huống 1, 2 nhóm còn lại sẽ đóng vai theo tình huống 2
- Theo từng tình huống, một số nhóm trình bày trò chơi đóng vai trước lớp.
Gọi một số học sinh lên trình bày kết quả thảo luận
Học sinh trình bày. Những em khác có thể hỏi để làm rõ thêm những chi tiết mà mình quan tâm.
Giáo viên kết luận:
+ Tình huống 1: Khi bạn quay về lớp thì hỏi mượn chứ không tự ý lấy đọc.
+ Tình huống 2: Khuyên ngăn các bạn không làm hỏng mũ của người khác và nhặt mũ trả lại cho Thịnh.
Giáo viên tổng kết, khen ngợi các nhóm đã thực hiện tốt trò chơi đóng vai và khuyến khích các em thực hiện việc tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
=> Kết luận chung: Thư từ, tài sản của moi người thuộc về riêng họ, không ai được xâm phạm. Tự ý bóc, đọc thư hoặc sử dụng tài sản của người khác là việc không nên làm.
3. Củng cố- Dặn dò
- 1 HS nêu tên bài.
- GV liên hệ GDHS về việc tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
- GV và HS hệ thống lại bài học.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
 Ngày soạn :3/ 3/2016
 Ngày dạy:Thứ tư, ngày 9 tháng 3 năm 2016
CHIỀU
Tiết 1 	TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (TIẾT 4)
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Đọc đúng, rõ ràng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ khoảng 65 tiếng/ phút);TLđược 1 CH về nội dung đọc. HS đọc t/.ương đối lưu loát (trên 65 tiếng/ phút).
- Dựa vào báo cáo miệng ở tiết 3, dựa theo mẫu (SGK),viết báo cáo về 1 trong 3 nội dung: về học tập, hoặc về lao động, về công tác khác.
- HS có ý thức học bài.
II/ ĐỒ DÙNG: GV: - 7 phiếu, mỗi phiếu ghi tên 1 bài thơ và mức độ y/c HTL.
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Ôn tập đọc và học thuộc lòng. 
- HS lên bốc thăm bài đọc, sau đó chuẩn bị trong thời gian 2phút.
- HS đọc và TLCH do GV chọn. GV nxét.
Hoạt động 2: HD học sinh làm BT
- HS đọc yêu cầu BT. Cả lớp theo dõi trong SGK.
- GV nhắc các em nhớ ND báo cáo đã trình bày trong tíêt 3, viết lại đúng mẫu, đủ thông tin, rõ ràng, trình bày đẹp.
- HS viết báo cáo vào VBT
- 1số HS đọc bài làm của mình.
- GV - HS nhận xét , bình chọn báo cáo viết tốt nhất. 
3- Củng cố- Dặn dò:
- Nhận xét tiết học. 
- Dặn C/b tiết sau.
Tiết 2:	TOÁN
TIẾT 133: CÁC SỐ CÓ 5 CHỮ SỐ (TIẾP THEO)
I/MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 - Biết viết và đọc các số có 5 chữ số trong từng trường hợp chữ số hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị là 0 và hiểu được chữ số 0 còn dùng để chỉ không có đơn vị nào ở hàng đó của số có năm chữ số. Biết thứ tự của các số có năm chữ số và ghép hình .
 - HS vận dụng kiến thức làm các BT1, BT2,3/a/b, BT4- HS làm thêmBT2,3/c.
 - HS có ý thức học bài.
II/ ĐỒ DÙNG: GV: - Bảng kẻ ô biểu diễn cấu tạo số.
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Viết 2 số có 5 chữ số rồi đọc số đó.- >2 HS lên bảng-> Lớp, GV nhận xét .
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:	
* Hoạt động 1 : Hình thành kiến thức.
*Giới thiệu các số có 5 chữ số, bao gồm cả trường hợp có chữ số 0:
- GV kẻ bảng ( SGK ) 
- GV HD mẫu : ta phải viết số gồm mấy chục nghìn, mấy nghìn, mấy trăm, mấychục,mấyĐV?
+ GV viết số 30 000 vào bảng và giới thiệu cách đọc số đó: ba mươi nghìn
- HS đọc lại -> HS lên bảng viết, lớp viết phiếu học tập.
- Các số còn lại gọi lần lượt từng em lên bảng viết
- 2 đội mỗi đội 3 em lên chơi-> 3 HS đọc 3 dãy
- Chốt lại: Khi đọc số, viết số, ta đọc từ trái sang phải( từ cao đến thấp)
* Hoạt động 2: Thực hành :
Bài 1 : - Giáo viên viết mẫu -> HS tự làm 
- HS làm vào nháp , 1 HS lên bảng .
- Cả lớp nhận xét - Giáo viên chữa bài , nhận xét .
Bài 2(a,b) : - HS phát hiện ra quy luật của dãy số rồi mới viết tiếp 
- 2 HS lên bảng , cả lớp làm vào vở .
Bài 3 (a,b) - Hướng dẫn HS phát hiện ra quy luật 
- Tổ chức cho HS thi điền nhanh. HS nêu quy luật của 3 dãy số 
- 3 HS lên bảng thi làm 3 phần - Cả lớp nhận xét, chữa bài tập, đọc dãy số
Bài 4 : Thi xếp hình .
- HS quan sát hình mẫu -> thi xếp hình nhanh, đúng.
3. Củng cố- Dặn dò :
- HS nhắc lại cấu tạo số có 5 chữ số. HS nhăc lại. 
- GV chốt kiến thức bài học, nhận xét giờ học. .
Tiết 2: 	TIẾNG VIỆT *
ÔN: LTVC: TỪ NGỮ VỀ LỄ HỘI; DẤU PHẨY.
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Hiểu nghĩa từ lễ, hội, lễ hội. 
- Tìm được một số từ ngữ thuộc chủ điểm Lễ hội. Đặt được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu.
- HS có ý thức học bài.
II/ĐỒ DÙNG:
- HS: Vở TV*.
- GV: STK.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Kiểm tra bài cũ:
- HS kể tên một số lễ hội mà em biết.
- HS, GV nhận xét.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
*Hoạt động1: HD làm bài tập:
*Bài 1: 
a. Ghi tên một lễ hội ở quê em vào chỗ trống........................................................ 
b. Gạch dưới tên các hoạt động có trong lễ hội nói trên: dâng hương, chơi cờ, đua thuyền, thi chọi gà, thi nấu cơm, thi đấu vật, hát chèo, hát ví, hát cải lương, hát vọng cổ, rước, chơi đu, chơi sổ số vui.
- HS đọc yêu cầu BT.
- GV hướng dẫn HS cách làm. HS tự làm. GV chữa bài.
*Bài 2: Dùng dấu phẩy điền vào chỗ ngăn cách giữa bộ phận chỉ nguyên nhân với các bộ phận khác trong mỗi câu sau:
Vì chạy chơi ngoài nắng Long đã bị cảm sốt.
Do mất điện cuộc liên hoan văn nghệ trong hội vui học tập phải kết thúc sớm.
 Nhờ sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo dạy thể dục đội cờ vua lớp 3A đã giành được giải nhất.
- HS tự làm BT. GV gọi 3 HS lên bảng điền dấu phẩy.
- HS, GV nhận xét, chữa bài.
*Bài 3: Điền tiếp bộ phận câu chỉ nguyên nhân vào mỗi dòng sau:
a. Nhà em phải sửa chữa........................................................................................
b. Lớp 3A chưa đạt danh hiệu lớp tiến tiến ...........................................................
c. Chị Nga đến dự hội diễn văn nghệ muộn ..........................................................
3. Củng cố-Dặn dò:
- HS nhắc kể lại tên một số lễ hội mà em biết.
- GV nhận xét giờ học, dặn dò HS.
 Ngày soạn :4/ 3/2016
 Ngày dạy:Thứ năm, ngày 10 tháng 3 năm 2016
SÁNG
Tiết 1:	TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (TIẾT6)
I/MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Đọc đúng, rõ ràng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ khoảng 65 tiếng/ phút);TLđược 1 CH về nội dung đọc. HS đọc tương đối lưu loát (trên 65 tiếng/ phút).
- Viết đúng các âm, vần dễ lẫn trong đoạn văn (BT2).
- HS có ý thức học bài.
II/ ĐỒ DÙNG: 
- GV: - 7 phiếu, mỗi phiếu ghi tên 1 bài thơ và mức độ HTL.
- HS: - VBT Tiếng Việt
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: 
- GV yêu cầu HS đọc lại báo cáo hoạt động của tiết 5.
- 2HS đọc trước lớp.
- HS và GV nhận xét , Gv bổ sung lại cho HS.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Ôn tập đọc và học thuộc lòng. 
- HS lên bốc thăm bài đọc, sau đó chuẩn bị 
 -HS đọc và TLCH do GV chọn .GV nxét.
Hoạt động 2: HD học sinh làm BT
- HS đọc yêu cầu BT.
- Lớp đọc thầm đọc văn.
- HS làm bài vào VBT, 3 HS lên bảng thi tiếp sức (chọn 11 chữ thích hợp với 11 chỗ trống bằng cách gạch bỏ những chữ không thích hợp).
- Một số HS đọc lại đoạn văn đã điền chữ thích hợp. 
- GV - HS nhận xét, chốt lời giải đúng.
3- Củng cố-Dặn dò:
- GV nhắc HS về nhà tiếp tục HTL
- Nhận xét tiếthọc.
Tiết 2: 	TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (TIẾT7)
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Đọc đúng, rõ ràng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ khoảng 65 tiếng/ phút);TLđược 1 CH về nội dung đọc. HS đọc tương đối lưu loát (trên 65 tiếng/ phút).
- HS giải được các từ ngưc qua trò chơi ô chữ.
- HS có ý thức học bài.
II/ ĐỒ DÙNG: 
GV: - 7 phiếu, mỗi phiếu ghi tên 1 bài thơ và mức độ y/c HTL.
HS: - VBT tiếng việt.
III)CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: 
- HS nêu tên 7 bài học thuộc lòng đã học.
- HS nêu, 2 HS đọc bài trước lớp.
- HS và GV nhận xét.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Ôn tập đọc và học thuộc lòng.
- HS lên bốc thăm bài đọc, sau đó chuẩn bị trong thời gian 2phút.
 -HS đọc và TLCH do GV chọn. GV nxét.
Hoạt động 2: HD học sinh giải ô chữ:
- HS đọc yêu cầu BT. Cả lớp theo dõi trong SGK.
- GV y/c HS quan sát ô chữ trong SGK và điền chữ mẫu(1. phá cỗ).
- GV y/c HS quan sát mẫu chữ trong SGK, HD HS làm bài tập.
Bước1: Dựa theo lời gợi ý, phán đoán từ ngữ đó là gì?
Bước2: Ghi từ ngữ vào các ô trống theo dòng (hàng ngang) có đánh số thứ tự viết bằng chữ in hoa, mỗi ô trống ghi 1 chữ cái...
- 1Số HS đọc bài làm của mình.
Bước3: 
- Sau khi điền đủ 8 từ ngữ vào các ô trống theo dòng ngang đọc từ mới xuất hiện ở ô chữ mới xuất hiện ở dãy ô chữ in màu.
- lớp chia thành các nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 tờ phiếu, HS làm bài theo phiếu - nhóm trao đổi thật nhanh, hết thời gian các nhóm dán nhanh bài lên bảng- đại diện các nhóm len đọc kết quả.
- GV - HS nhận xét, sửa chữa, kết luận nhóm thắng cuộc.. 
3. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học. 
- Dặn C/b tiết sau.
Tiết 3 : 	TOÁN
TIẾT 134: LUYỆN TẬP
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Củng cố về cách đọc, viết các số có 5 chữ số (trong đó có chữ số 0).Tiếp tục nhận biết thứ tự của các số có 5 chữ số. Làm tính với số tròn nghìn, tròn trăm.
- HS vận dụng kiến thức làm BT1, 2, 3, 4. 
- HS hứng thú trong giờ học.
II/ ĐỒ DÙNG: 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:	
- Hãy đọc số lớn nhất & số bé nhất có 5 chữ số & tính hiệu của chúng?
- HS đọc-> HS- GV Nhận xét, 
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
* Hoạt động 1: Thực hành
*Bài 1 :
- 1 HS nêu yêu cầu, cả lớp tự làm vào vở.
- HS, GV nhận xét, chữa bài.
- HS đọc số.
*Bài 2 :
- HS đọc y/c BT.
- GV hướng dẫn HS đọc thành lời các dòng chữ trong bài tập rồi tự viết số.
- Giáo viên + cả lớp chữa bài.
*Bài 3 : 
- Yêu cầu HS quan sát tia số & mẫu đã nối để nêu được quy luật xếp thứ tự các số có trên vạch, sau đó nối các số còn lại với vạch thích hợp.
- HS quan sát mẫu & tự làm bài. 
- 1 HS lên bảng 
- Cả lớp nhận xét, chữa bài.
*Bài 4 :
- HS đọc y/c BT.
- Tính nhẩm : 4000 + 500 = ?
 6500 – 500 = ?
- Hãy nêu cách nhẩm : 300 + 2000 x 2 ? 
- Hãy nhận xét : 8000 – 4000 x 2 = 0
 và : ( 8000 – 4000 ) x 2 = 8000
GV kết kuận: - >K/q khác nhau là do thứ tự thực hiện phép tính khác nhau.
3. Củng cố- Dặn dò :
- HS nêu cấu tạo số có 5 chữ số. HS nhắc lại. 
- Nhấn mạnh sự quan trọng của thứ tự thực hiện dãy số.
- Nhận xét tiết học.
 Ngày soạn : 4/ 3/2016
 Ngày dạy:Thứ sáu, ngày 11 tháng 3 năm 2016
SÁNG
Tiết 2:	 	 TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 2 (TIẾT 8)
I/ MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- Đọc đúng, rõ ràng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ khoảng 65 tiếng/ phút);TLđược 1 CH về nội dung đọc. HS đọc tương đối lưu loát (trên 65 tiếng/ phút).
- Củng cố các kiến thức đã học về tập đọc và luyện từ và câu.
- HS có ý thức nghiêm túc trong học tập.
II/ĐỒ DÙNG:
- GV: Phiếu ghi tên các bài tập đọc từ tuần 19 đến 26 (như tiết 1).
Phiếu bài tập để HS làm BT (HĐ2).
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
*Hoạt động 1: Ôn tập đọc và học thuộc lòng.
- GV thực hiện kiểm tra đọc như nội dung tiết 1.
- HS lên bốc thăm đọc bài và trả lời câu hỏi GV nêu.
*Hoạt động 2: HDHS làm bài tập.
+ Đọc bài:
- HS đọc thầm bài: Suối
(Tiếng Việt 3 - Tập 2, trang 77)
- Vài HS đọc cả bài.
- Lớp đọc đồng thanh vài lần.
 + Dựa vào nội dung bài thơ, chọn câu trả lời đúng:
 - GV phát phiếu học tập cho HS làm bài cá nhân.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS làm bài.
- GV yêu cầu HS kiểm tra chéo bài làm.
- GV cùng cả lớp chữa bài, chốt câu trả lời đúng:
 Câu 1: ý c Câu 4: ý a
 Câu 2: ý a Câu 5: ý b
 Câu 3: ý b 
3. Củng cố- Dặn dò:
- GV chốt lại kiến thức của bài.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
Tiết 4:
TOÁN
TIẾT 135: SỐ 100 000. LUYỆN TẬP
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Nhận biết được số 100 000. Biết cách đọc, viết và thứ tự các số có 5 chữ số. 
biết số liền sau 99 999 là 100 000.
- Tìm được số liền sau; đọc viết số có năm chữ số thành thạo.
- HS có ý thức luyện viết đúng, đẹp.
II/ ĐỒ DÙNG :
- HS: bảng con, vở viết.
- GV: SGK, phấn. Bộ đồ dùng biểu diễn. Bảng phụ.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1.Kiểm tra bài cũ:
Bài 1, 2( 145): 
- 2HS đọc các số của bài tập 1,2.
- HS, GV nhận xét.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: trực tiếp
b. Các hoạtt động:
*Hoạt động1: Hình thành kiến thức.
*Giới thiệu số 100 000
- GV gắn 7 mảnh bìa có ghi số 10 000 lên bảng. HS quan sát. 
- GV hỏi: Có mấy chục nghìn? HS trả lời.
- GV ghi 70 000.
- Tiếp theo GV gắn tiếp các mảnh bìa nữa và hỏi: Có mấy chục nghìn? HSTB
- GV gắn tiếp một mảnh bìa cuối cùng có ghi số 10 000 và hỏi: Có mấy chục 
nghìn?
- HS nêu được: Có mười chục nghìn
- GV nêu: Vì mười chục là một trăm nên mười chục nghìn còn gọi là một trăm nghìn và ghi 100 000.
- HS đọc: 100 000 – Một trăm nghìn.
- GV chỉ vào từng số trên bảng.
- HS đọc các sốtừ 10000 đến 100 000.
*Hoạt động 2:Thực hành
Bài 1: GV yêu cầu HS nêu qui luật của dãy số.
- HS điền tiếp vào dãy số( làm vở nháp).- >Chữa bài. -> Cả lớp đọc lại dãy số.
Bài 2: GV yêu cầu HS quan sát tia số.
- HS tìm ra qui luật dựa vào tia số rồi điền tiếp các số vào tia số.
- Chữa bài. HS đọc tia số đã điền.
- GV củng cố cách tìm và đọc.
Bài 3: HS đọc bài và làm bài cá nhân( dòng 1, 2, 3).
- GV gọi HS chữa bài trên bảng phụ. GV cho 

File đính kèm:

  • docgiao_an_chuong_trinh_giang_day_lop_3_tuan_27_nam_hoc_2015_20.doc