Giáo án Chương trình giảng dạy lớp 3 - Tuần 23 Năm học 2015-2016

I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

- HS nắm được phép nhân số có 4 chữ số với số có 1 chữ số ( Có nhớ 2 lần không liền nhau ).

- Biết nhân số có 4 chữ số với số có 1 chữ số ( Có nhớ 2 lần không liền nhau ). Biết vận dụng phép nhân để làm tính và giải toán có liên quan.

- HS có ý thức tự giác làm bài .

II/ ĐỒ DÙNG

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ:

- Gọi 2 HS lên bảng làm : 1242 x 2; 2132 x 3

- HS nhận xét bài của các bạn lên bảng làm.

- GV nhận xét đánh giá HS.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: Trực tiếp

b. Các hoạt động:

Hoạt động 1: Hình thành kiến thức:

 

doc21 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 117 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Chương trình giảng dạy lớp 3 - Tuần 23 Năm học 2015-2016, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhau đọc 4 đoạn của bài.
- GV hướng dẫn cách đọc 1 số câu văn dài.
- HS luyện đọc đoạn và kết hợp giải nghĩa 1 số từ khó có trong bài.
+ Đọc từng đoạn trong nhóm. 2 nhóm thi đọc trước lớp.
+ 1 HS đọc diễn cảm toàn bài.
*Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
+ Đoạn 1: 
- 1 HS đọc, lớp theo dõi SGK.
- GV nêu câu hỏi 1.
- HS đọc thầm và trả lời.
+ Đoạn 2: 
- 1 HS đọc, lớp theo dõi SGK.
- GV nêu câu hỏi 2+3. HS đọc thầm và trả lời.
+ Đoạn 3 + 4:
- Cả lớp đọc thầm.
- GV hỏi: Vì sao chú Lí tìm đến nhà Xô Phi? 
- GV nêu tiếp câu hỏi 4 và 5.
- GV: Câu chuyện nói lên điều gì? 
Tiết 4:
Hoạt động 3: Luyện đọc lại: 
- 4 HS nối tiếp nhau đọc lại 4 đoạn của truyện( 3lần)
- GV nhận xét tuyên dương các nhóm đọc.
- YC HS luyện đọc đoạn 4.
- Giáo viên tổ chức thi đọc bài trước lớp
Hoạt động 4. Kể chuyện : 
- GV nêu nhiệm vụ: Dựa vào trí nhớ và 4 tranh minh hoạ cho 4 đoạn câu chuyện để kể lại chuyện theo lời của Xô phi.
- Hướng dẫn kể.
- HS quan sát tranh, nhận ra nội dung truyện trong từng tranh.
- GV nhắc HS : Khi nhập vai mình là Xô phi, em phỉ tưởng tượng chính mình là bạn đó lời kể phải nhất quán từ đầu đến cuối là nhân vật đó , dùng từ xưng hô: tôi hoặc em.
- 1HS kể mẫu đoạn 1 của truyện.-> 4HS nối tiếp nhau kể lại bốn đoạn của truyện.
- 1HS kể lại toàn bộ câu chuyện. 
3. Củng cố - Dặn dò: 
- Các em học tập được ở Xô phi và Mác những tác phẩm chất tốt đẹp nào?
- Về nhà tập kể lại câu chuyện.
Tiết 3: 	 	THỦ CÔNG
ĐAN NONG MỐT ( TIẾT 2)
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- HS tiếp tục củng cố cách đan nong mốt.
- Đan được nong mốt, dồn được nan nhưng có thể chưa khít, dán được nẹp xung quanh tấm đan. HS khéo tay đan được tấm đan nong mốt, các nan đan khít nhau, nẹp được tấm đan chắc chắn, đúng quy trình kĩ thuật, phối hợp màu sắc hài hoà.
- HS yêu thích sản phẩm mình làm ra.
II/ ĐỒ DÙNG: 
- GV: Mầu, giấy thủ công, mẫu đan nong mốt bằng giấy thủ công.
 - HS: Đồ dùng bộ môn.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Kiểm tra bài cũ: 
- GV kiểm tra đồ dùng của HS.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
*Hoạt động 1: Hướng dẫn HS thực hành:
- 1 HS nhắc lại quy trình đan nong mốt.
- GV nhận xét, hệ thống lại các bước.
*Hoạt động 1:Thực hành:
- HS thực hành trên giấy thủ công
- 1 HS lên làm thử, vừa làm vừa nêu quy trình
- GV theo dõi, giúp đỡ HS còn lúng túng
- HS trưng bầy sản phẩm
- GV nhận xét một số sản phẩm, tuyên dương
3. Củng cố- Dặn dò:
- HS nhắc lại tên bài học.
- HS nhắc lại các bước đan nong mốt. 
- Gv cùng HS hệ thống lại ND bài. 
- GV nhận xét tiết học
 Ngày soạn :28/ 1/2016
 Ngày dạy:Thứ tư, ngày 3 tháng 2 năm 2016
SÁNG
Tiết 1:	TẬP ĐỌC
CHƯƠNG TRÌNH XIẾC ĐẶC SẮC
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Hiểu ND tờ quảng cáo; bước đầu biết một số đặc điểm về nội dung, hình thức trình bày và mục đích của tờ quảng cáo (TLCH trong SGK) 
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng; đọc đúng các chữ số, các tỉ lệ phần trăm và số điện thoại trong bài .
- HS có ý thức học bài.
II/ ĐỒ DÙNG 
GV: M¸y tÝnh, mµn h×nh ti vi, bµi gi¶ng tr×nh chiÕu Powerpoint
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Kể lại truyện: Nhà ảo thuật
- 2 HS kể lại câu chuyện và trả lời câu hỏi 2, 4.
- 1 HS nêu ý nghĩa câu chuyện - GV nhận xét.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Luyện đọc
- Giáo viên đọc mẫu
- Hướng dẫn đọc từng câu, phát âm từ khó - HS nối tiếp đọc tuèng câu.
- Ghi từ khó( số, tỷ lệ %...)- GV gọi HS hay phát âm sai đọc, cả lớp đọc đồng thanh.
- Hướng dẫn đọc đoạn, giải nghĩa từ- HS đọc nối tiếp đoạn lần 1- HS, GV nhận xét.
- Hướng dẫn chia bài thành 4 phần 
- Hướng dẫn cách đọc- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2.
- YC HS đọc chú giải.
- YC HS đọc đoạn trong nhóm.
- HS đọc đồng thanh cả bài.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
- 1 HS đọc - lớp theo dõi SGK 
- GV nêu lần lượt từng câu hỏi SGK, gọi HS TL, GV nx.
- HS nêu ND của bài, GV chốt lại.
* Hoạt động 3: Luyện đọc lại 
- Giáo viên đọc mẫu đoạn 2.
- YC HS luyện đọc diễn cảm phần 2.
- Giáo viên tổ chức cho HS thi đọc hay.
3. Củng cố- Dặn dò: 
- Bài quảng cáo giúp em hiểu được điều gì?
- GV liên hệ GDHS.
- GV hệ thống lại nội dung bài.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
Tiết 2: 	TOÁN
TIẾT 113: CHIA SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
I/ MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- Biết thực hiện phép chia: trường hợp chia hết thương có bốn chữ số và thương có ba chữ số.
- Vận dụng phép chia để làm tính và giải toán.
- Có ý thức học tập tốt.
II/ ĐỒ DÙNG: 
- GV: Bộ đồ dùng biểu diễn.
- HS: Bộ đồ dùng thực hành, bảng con.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
1. Kiểm tra bài cũ:
 - 2 HS lên bảng, lớp làm bảng con: 
 Đặt tính rồi tính: 332 x 3	 289 x 4
 - Lớp, GV nhận xét.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
*Hoạt động 1: Hình thành kiến thức.
+ Trường hợp mỗi lần đều chia hết: 6369 : 3
- GV nêu phân tích 6369 : 3
- HS đặt tính rồi tính (như SGK).
- Vài HS nhắc lại cách chia.
? Đây là phép chia hết hay phép chia có dư? Vì sao?
Mỗi lần chia ta thực hiện qua mấy bước? Đó là những bước nào?
+ Trường hợp 1276 : 4 (thương có 3 chữ số).
- GV hướng dẫn tương tự. Cho HS nêu cách thực hiện.
- Lưu ý: Chữ số thứ nhất không chia được cho số chia ta lấy 2 chữ số đầu tiên để chia lần thứ nhất.
- Vài HS nhắc lại cách chia.-> 1 HS nhắc lại các bước chia.
*Hoạt động 2: Thực hành.
Bài 1(117):- 1 HS đọc yêu cầu BT 
- HS làm bảng con, 2 em lên bảng. - >GV yêu cầu vài HS nêu cách thực hiện. 
- Củng cố cho HS cách đặt tính rồi tính trường hợp phải lấy 2 chữ số đầu để chia lần thứ nhất.
Bài 2(117):- 1 HS đọc bài toán, HS xác định dạng toán.
- HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng chữa bài.
- GV thu1 số bài nhận xét.- >Lớp; GV nhận xét, chốt lời giải đúng. 
- GV củng cố dạng toán vừa làm.
Bài 3(117):- 1 HS đọc yêu cầu BT, nêu cách tìm thừa số.
- HS tự làm vào vở, 2 HS lên bảng chữa bài.-> Lớp; GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
3. Củng cố- Dặn dò:
- 1 HS nhắc lại tên bài.-> 1 HS nhắc lại cách thực hiện phép chia số có 4 c/s cho số có 1 c/s. 
- 1 HS nhắc lại cách tìm thừa số. 
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.	
Tiết 3:	ĐẠO ĐỨC
TÔN TRỌNG ĐÁM TANG (TIẾT 1)
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- HS biết được những việc cần làm khi gặp đám tang.
- Bước đầu biết thông cảm với những đau thương, mất mát người thân của người khác.
- Có ý thức tôn trọng khi gặp đám tang.
II/ ĐỒ DÙNG:
- GV: Tranh minh hoạ truyện (HĐ1), phiếu bài tập (HĐ2).
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Vì sao cần phải tôn trọng khách nước ngoài? 
- Lớp; GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
* Hoạt động 1: Kể chuyện Đám tang. 
+ Mục tiêu: HS biết được tại sao phải tôn trọng đám tang.
+ Cách tiến hành:
: GV kể chuyện (Sử dụng tranh minh hoạ).
- Phân tích truyện (đưa ra hệ thống câu hỏi).
- Đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-GV kết luận.
* Hoạt động 2: Đánh giá hành vi.
+ Mục tiêu: HS biết phân biệt hành vi đung với hành vi sai khi gặp đám tang.
+ Cách tiến hành:
- GV phát phiếu bài tập cho HS và nêu yêu cầu của BT.
- HS trình làm việc cá nhân và trình bày trước lớp.
- GV nhận xét, kết luận.
* Hoạt động 3: Tự liên hệ.
+ Mục tiêu: HS biết tự đánh giá ứng xử của bản thân khi gặp đám tang
+ Cách tiến hành:
- GV nêu yêu cầu tự liên hệ.
- HS tự liên hệ trong nhóm đôi về cách ứng xử của bản thân.
- GV mời 1 số HS trao đổi với các bạn trong lớp.
 - GV nhận xét và khen những HS đã biết cư xử đúng khi gặp đám tang.
 3. Củng cố- Dặn dò:
- 1 HS nhắc lại tên bài.
- Vì sao phải tôn trọng đám tang? 
- GV LH GDHS: Em đã gặp đám tang bao giờ chưa? Khi đó em đã ntn?...
- GV và HS hệ thống lại bài học.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
CHIỀU
Tiết 1 	CHÍNH TẢ	
NGHE - VIẾT: NGHE NHẠC
I/ MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
 - Nghe viết đúng bài thơ: Nghe nhạc. Luyện làm bài tập phân biệt l/ n.
 - Trình bày đúng thể thơ, dòng thơ 4 chữ và viết đúng từ có phụ âm l/n.
 - Có ý thức giữ gìn vở sạch chữ đẹp.
II/ ĐỒ DÙNG: 
 - GV: Bảng phụ viết bài tập 2 (2 lần).
 - HS: Vở nháp.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
 - GV đọc các từ : rầu rĩ, giục giã, dồn dập, dễ dàng.
 - 1 HS lên bảng viết, ở dưới viết giấy nháp.
 - GV nhận xét, sửa sai.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
*Hoạt động 1: Hướng dẫn nghe viết.
+ Hướng dẫn chuẩn bị:
- GV đọc mẫu bài thơ. 1 HS đọc lại đoạn viết, lớp theo dõi SGK.
- GV hỏi: Bài thơ kể về chuyện gì? 
 Nêu cách trình bày bài chính tả thuộc thể thơ 4 chữ? 
+ Viết từ khó:
- HS tự đọc đoạn văn tìm từ khó viết ra nháp, bảng lớp. GV nhận xét HS viết.
+ Viết bài:
- GV đọc cho HS viết bài vào vở, đồng thời nhắc nhở tư thế ngồi viết cho HS.
- Nhận xét, đánh giá, chữa bài
- HS tự soát lỗi. HS ghi số lỗi ra lề.
- GV thu1 số bài nhận xét, đánh giá. HS đổi vở KT chéo. Nhận xét chung.
*Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 2a:
- 1 HS đọc yêu cầu đề bài, sau đó làm bài các nhân.
- GV mở bảng phụ đã chép nội dung bài tập, nêu nội dung cách làm trên bảng,
cho 2 đội lên bảng thi.
- HS đại diện của từng dãy bàn lên điền. 
- Cả lớp; GV nhận xét, chốt KQ đúng.
- 2 HS đọc lại BT sau khi đã điền đúng. 
 Bài 3a:- GV giúp HS nắm yêu cầu bài tập và đọc từng yêu cầu.
 - HS trả lời miệng nhanh nội dung bài tập.
- Cả lớp; GV nhận xét, chốt KQ đúng.
- 2 HS đọc lại BT sau khi đã điền đúng. 
3. Củng cố- Dặn dò:
- 1 HS nhắc lại tên bài.
- 1 HS nêu cách trình bày bài thơ thuộc thể thơ 4 chữ.
- GV nhắc nhở HS những điều khi viết bài.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
Tiết 2:	TOÁN
TIẾT 114: CHIA SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ(TIẾP)
I/MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Biết thực hiện phép chia: trường hợp chia có dư, thương có bốn chữ số. 
- Vận dụng phép chia để làm tính và giải toán. 
- Có ý thức học tập tốt
II/ ĐỒ DÙNG 
	GV: Bộ đồ dùng biểu diễn
	HS: Bộ đồ dùng thực hành
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- 2HS lên bảng lớp làm bảng con: 3369 : 3	2896 : 4 
- HS- GV nhận xét.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài
b. Các hoạt động
Hoạt động1: Hình thành kiến thức:
+) GV đưa ra ví dụ: 9365 : 3 = ?
- GV yêu cầu HS đặt tính.
- 1HS lên bảng đặt tính.
- GV hướng dẫn HS cách chia như chia số có ba chữ số cho số có một chữ số: Thực hiện lần lượt từ trái sang phảihoặc từ hàng cao nhất đến hàng thấp nhát, mỗi làn chia đều tính nhẩm: chia, nhân, trừ.
- GV ghi cách thực hiện chia như SGK
- HS chia lại nhiều lần
- Vậy: 9365 : 3 = 3121 ( dư 1)
- GV: Em có nhận xét gì về số dư trong phép chia trên?
+) Ví dụ: 2249 : 4 = ?
- GV hướng dẫn tương tự ví dụ 1, cần lưu ý:
- Lần : Vì 2 không chia được cho 4, nên phải lấy 22 chia cho 4; 22 chia 4 được 5 dư 2.
- Lần 2: hạ 4 được 24; 24 chia 4 được 6.
- Lần 3: Hạ 9, 9 chia cho 4 được 2 dư 1.
- HS nhắc lại cách chia.
 Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1( 118)- 3HS lên bảng làm, ở dưới làm bảng con theo dãy bàn
- GV củng cố lại cách chia
Bài 2(118)- 1HS đọc đề bài
- GV phân tích bài toán và lưu ý HS đây là phép chia có dư, số dư đó chính là số bánh xe còn thừa
- HS giải bài toán ra nháp
Bài 3( 118)- HS tự xếp hình ,1 HS xếp trên bảng lớp.
3. Củng cố - Dặn dò: 
- GV lưu ý HS khi hàng nghìn của số bị chia không chia được cho số chia ta phải lấy hai chữ số để chia
- GV nhận xét tiết học.	
Tiết 3:	 TẬP VIẾT
ÔN CHỮ HOA Q
I/ MỤC ĐÍCH ,YÊU CẦU:
- Củng cố cách viết hoa chữ Q thông qua bài ứng dụng.
- HS viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa Q (1 dòng); viết đúng tên riêng Quang Trung (1 dòng) và câu ứng dụng: Quê emnhịp cầu bắc ngang (1 lần) bằng cỡ chữ nhỏ. (HS viết nhanh viết cả bài)
- Có ý thức giữ gìn VS - CĐ; HS thêm yêu quê hương, đất nước.
II/ ĐỒ DÙNG:
- GV: chữ mẫu viết hoa Q, T, B ; tên riêng Quang Trung; phấn màu.
- HS: bảng con, phấn.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- 1 HS nhắc lại cấu tạo, cách viết chữ hoa P.
- HS viết bảng con: Phan Bội Châu- >GV nhận xét..
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
*Hoạt động 1: Hướng dẫn viết trên bảng con.
+ Luyện viết chữ hoa:
	- 2 HS tìm các chữ hoa có trong bài Q, T, B.
	- GV đưa ra chữ mẫu cho cả lớp cùng quan sát.
	- 2 HS nhắc lại cấu tạo cách viết các chữ hoa đó.
	- GVnhắc lại cách viết, sau đó viết trên bảng lớp.
	- HS theo dõi GV viết, sau đó viết trên bảng con.
+ Luyện viết từ ứng dụng:
- 1 HS đọc từ ứng dụng.-> 2 HS nêu những điều em biết về Quang Trung.
- GV giảng từ ứng dụng: Quang Trung- người anh hùng dân tộc đã có công lớn trong cuộc đại phá quân Thanh.	
- Từ ứng dụng có chữ cái nào được viết hoa? Chữ cái nào cao 1 ô li?
- GV viết mẫu trên bảng lớp.
- HS theo dõi sau đó viết ở bảng con. GV nhận xét sửa sai.
+ Luyện viết câu ứng dụng:
- 1 HS đọc câu ứng dụng.-> 1 HS nêu ND câu ứng dụng.
- GV giảng nội dung câu ứng dụng:Tả vẻ đẹp của làng quê Việt Nam
+ GV liên hệ, giáo dục tình yêu quê hương, đất nước cho HS.
- GV hướng dẫn HS viết câu ứng dụng. -> HS viết bảng con: Quê 
*Hoạt động 2: Hướng dẫn viết vở.
- GV nêu yêu cầu cần viết trong vở tập viết. HS viết bài vào vở.
- GV quan sát tư thế ngồi viết, cách trình bày bài của HS.
*Hoạt động 3: Nhận xét, đánh giá.
- GV thu 1 số bài, nhận xét bài viết của HS.
3. Củng cố-Dặn dò :
- 1 HS nêu cấu tạo chữ hoa P.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
 Ngày soạn :29/ 1/2016
 Ngày dạy:Thứ năm, ngày 4 tháng 2 năm 2016
SÁNG
Tiết 1:	CHÍNH TẢ
NGHE - VIẾT: NGƯỜI SÁNG TÁC QUỐC CA VIỆT NAM
I./ MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- Nghe viết đúng bài chính tả: Người sáng tác Quốc ca Việt Nam. Làm được bài tập phận biệt l/n.
- Viết đúng chính tả. Trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Có ý thức giữ gìn vở sạch chữ đẹp.
II/ ĐỒ DÙNG: 
- GV: Ảnh nhạc sĩ Văn Cao (SGK). Bảng phụ chép NDBT2a.
- HS: Vở nháp.
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- 2 HS lên bảng tìm và viết 4 từ có tiếng bắt đầu bằng l/ n, ở dưới lớp viết giấy nháp.
- Lớp; GV nhận xét..
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
*Hoạt động 1: Hướng dẫn nghe viết.
+ Hướng dẫn chuẩn bị.
- GV đọc bài văn, sau đó giải nghĩa từ: Quốc hội (cơ quan do nhân dân cả nước bầu ra, có quyền cao nhất); Quốc ca (bài hát chính thức của một nước, dùng khi có nghi lễ trọng thể).
- 1 HS đọc lại đoạn viết, lớp theo dõi SGK.
- GV hỏi: Những từ nào trong bài được viết hoa? 
 Nêu cách trình bày bài chính tả thuộc hình thức văn xuôi? 
+ Viết từ khó:
- HS tự đọc đoạn văn tìm từ khó viết ra nháp, bảng lớp.
- GV nhận xét HS viết.
+ Viết bài:
- GV đọc cho HS viết bài vào vở, đồng thời nhắc nhở tư thế ngồi viết cho HS.
+ Nhận xét, chữa bài:
- GV đọc cho HS soát lỗi. HS ghi số lỗi ra lề.
- GV thu 1 số bài, nhận xét từng bài.
*Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 2a(47): - 1 HS đọc khổ thơ chưa điền.
 - HS làm bài cá nhân. - >1 HS lên bảng chữa bài trên bảng phụ, cả lớp nhận xét và bổ sung.- >2 HS đọc lại khổ thơ đã điền đúng.
* Bài 3a(48):- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV làm mẫu với từ: nồi/ lồi: Đó là các nồi đồng/ Mặt trời lồi lõm.
- HS làm các phần còn lại, sau đó trình bày miệng trước lớp.
- GV nhận xét, sửa sai.-> GV sửa lỗi chính tả cho HS.
 3. Củng cố- Dặn dò:
- 1 HS nhắc lại tên bài.- >1 HS: Nêu cách trình bày bài chính tả thuộc hình thức văn xuôi.
- GV nhắc nhở HS những điều khi viết bài.-> GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
Tiết 2: 	LUYỆN TỪ VÀ CÂU
 NHÂN HOÁ. ÔN CÁCH ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI: NHƯ THẾ NÀO?
I./ MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- Củng cố hiểu biết về nhân hoá. Ôn luyện cách đặt và trả lời câu hỏi: Như thế nào?
- Tìm được những vật được nhân hoá, cách nhân hoá trong bài thơ ngắn. Biết cách trả lời câu hỏi Như thế nào? Đặt được câu hỏi cho bộ phận câu trả lời cho câu hỏi đó (BT a/ b/ c). (HS làm nhanh làm được toàn bộ BT3).
- HS yêu thích môn học.
II. /ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, màn hình ti vi, bài giảng trình chiếu Powerpoint.
 Đồng hồ có 3 kim. Bảng phụ viết 4 câu hỏi ở BT3.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- 2 HS làm miệng bài 1 và 3 SGK tuần 22 (1 HS làm BT1; 1 HS làm BT3). 
- Lớp, GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
*Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1(44):
- 1 HS đọc nội dung bài 1, cả lớp đọc thầm.
- 1 HS đọc bài: Đồng hồ báo thức.
- GV đặt trước lớp chiếc đồng hồ báo thức, chỉ cho các em thấy cách miêu tả đồng hồ báo thức trong bài thơ rất đúng: kim giờ thì chạy chậm, kim phút đi từng bước, kim giây chạy rất nhanh.
- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân dùng bút chì gạch chân các từ chỉ sự nhân hoá.
- HS trao đổi và làm bài tập
- HS trình bày trước lớp, cả lớp nhận xét và bổ sung.
- GV chốt lại lời giải đúng và chốt lại: Nhà thơ đã dùng biện pháp nhân hoá để tả đặc điểm của kim giờ, kim phút, kim giây một cách rất sinh động: kim giờ gọi là bác, được tả nhích đi từng li từng tí. Kim phút được gọi là anh vì nhỏ hơn, được tả đi từng bước. Kim giây được gọi bằng bé vì nhỏ nhất, được tả là chạy vút lên trước hàng như  một đứa bé tinh nghịch.
+ GV: Bài thơ trên áp dụng mấy cách nhân hoá? 
- 2 HSTL, GV chốt lại: Bài thơ áp dụng 2 cách nhân hóa: Gọi sự vật bằng từ dùng để gọi con người; Tả sự vật bằng những từ dùng để tả người.
Bài 2(44):- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, 1 em hỏi, 1 em dựa vào nội dung bài thơ: Đồng hồ báo thức để trả lời.
- HS thảo luận theo cặp.-> GV gọi nhiều cặp lên trình bày trước lớp.
- Lớp, GV nhận xét, chốt lời giải
Bài 3(44):- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.- >GV treo bảng phụ, giúp HS nắm y/ c của BT.
- HS thi nối tiếp nhau đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong mỗi câu a/ b/ c (HS làm nhanh làm cả bài).-> Cả lớp nhận xét - GV chốt lời giải đúng.
3. Củng cố-Dặn dò: 
- 1 HS nhắc lại tên bài.-> 2 HS nhắc lại các cách nhân hoá.
- GV hệ thống lại nội dung bài.- >GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
Tiết 3:	TOÁN
 TIẾT 115: CHIA SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ 
(TIẾP THEO)
I/MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
 - Biết thực hiện phép chia có số dư ở thương
 - Rèn luyện kĩ năng giải toán có hai phép tính.
 - HS có ý thức học tập tốt.
II/ĐỒ DÙNG: - GV: Bảng phụ ghi bài tập 3.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- 2 HS lên bảng, lớp làm vở nháp: 6487 : 3	4159 : 5
- Khi chữa bài 2 HS nhắc lại cách thực hiện và cách chia.
- Lớp; GV nhận xét.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
*Hoạt động 1: Hình thành kiến thức.
+ GV đưa ra ví dụ: 4218 : 6
- 1 HS lên bảng đặt tính.
- GV hướng dẫn như chia các phép chia ở các tiết trước và lưu ý HS khi chữ số ở số bị chia không chia được cho số chia ta ghi 0 vào thương và chia tiếp.
- 1 HS lên bảng chia, ở dưới làm giấy nháp.
? Đây là phép chia hết hay phép chia có dư? Vì sao?
Mỗi lần chia ta thực hiện qua mấy bước? Đó là những bước nào?
- HS cùng GV nhận xét và kết luận đây là phép chia hết.
+ GV đưa ra tiếp ví dụ 2: 2407 : 4
- GV hướng dẫn tương tự như ví dụ 1.
- HS thực hiện như trường hợp trên, mỗi lần chia thực hiện tính nhẩm: chia, nhân, trừ.
? Đây là phép chia hết hay phép chia có dư? Vì sao?
- GV kết luận đây là phép chia có dư.
- Vài HS nhắc lại nhiều lần hai phép chia trên.
*Hoạt động 2: Thực hành.
Bài 1(119):- 1 HS nêu yêu cầu BT.- >3 HS đặt tính rồi tính, ở dưới làm bảng con.
- GV hỏi củng cố lại cách chia.
Bài 2(119): - 1 HS đọc yêu cầu đề bài.- GV đặt câu hỏi hướng dẫn HS giải theo 2 bước: 
- Đã sửa được bao nhiêu mét đường?
- Còn phải sửa bao nhiêu mét đường?-> HS giải vở bài tập trên, 1 HS chữa bài.
- GV nhận xét, chữa bài, củng cố dạng toán tìm một trong các thành phần bằng nhau của một số
Bài 3(119):- 1 HS nêu yêu cầu BT.- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân. 
- HS tìm và điền vào phép tính đúng.- >GV treo bảng phụ đã chép nội dung bài tập.
- 3 HS lên bảng điền Đ, S và giải thích. - >Lớp; GV nhận xét, chốt KQ đúng.
3. Củng cố- Dặn dò:
- 1 HS nhắc lại tên bài.-> 1 HS nêu cách chia số có 4 c/ số cho số có 1 c/ số.
- GV lưu ý HS về cách chia qua hai ví dụ mẫu.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
CHIỀU
Tiết 2: 	TẬP LÀM VĂN
	KỂ LẠI MỘT BUỔI BIỂU DIỄN VĂN NGHỆ.
I/MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- HS nắm được cách kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật đã được xem
- Biết kể lại rõ ràng, tự nhiên một buổi biể

File đính kèm:

  • docgiao_an_chuong_trinh_giang_day_lop_3_tuan_23_nam_hoc_2015_20.doc