Giáo án Chương trình giảng dạy lớp 3 - Tuần 10 Năm học 2017-2018 - Trường Tiểu học Phạm Mệnh
I. MỤC TIÊU:
- HS biết cách làm tính trừ trong phạm vi 3, biết mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ ; tập biểu thị tình huống trong hình vẽ bằng phép tính trừ.
- HS thực hiện thành thạo các phép tính trừ trong phạm vi 3. Nêu đúng mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ. Viết chính xác phép tính trừ theo tình huống trong hình vẽ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Tranh minh họa bài 4.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng làm, lớp làm bảng con:
2 + 1 = 2 – 1 =
3 – 2 = 3 – 1 =
ng: hoa, quả, họa, quà). T: Quan sát, kiểm tra từng H, nhắc nhở các em viết cho đúng, đẹp. Nghỉ giải lao 2. Ôn bài vần /oe/ Việc 1: Đọc - H lấy vở bài tập thực hành Tiếng Việt mở trang 10 (tập 2). - T yêu cầu H hãy đọc đoạn văn. H luyện đọc theo cá nhân, tổ, lớp. - T quan sát, kiểm tra H. Việc 2: Thực hành ngữ âm Em vẽ và đưa tiếng que, khỏe vào mô hình rồi đọc trơn, đọc phân tích. - H thực hành . T quan sát, sửa sai. Việc 3: Em thực hành chính tả a. T. Em đánh dấu x vào ô trống trong bảng (theo mẫu). T. Hướng dẫn. H: Thực hành . T: Quan sát, kiểm tra từng H, nhận xét. b. T: Em tìm và viết các tiếng chứa vần oe có trong bài đọc trên. - H tìm và viết (đáp án đúng: khoe, hòe, què, chóe). - T quan sát, kiểm tra từng H, nhắc nhở các em viết cho đúng, đẹp. * Củng cố, dặn dò: Gv củng cố nội dung bài, nhận xét tiết học. Tiết 2 Toán (ôn) LUYỆN TẬP: CỘNG, TRỪ TRONG PHẠM VI 3, 4 I/ MỤC TIÊU TIẾT HỌC: - Củng cố cho học sinh cộng, trừ nhẩm tr ong phạm vi 5. - Học sinh làm tính đúng, chính xác. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Phiếu học tập và học sinh có bảng con. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: * Hoạt động 1: Học sinh tự làm bài tập. Giáo viên chữa bài. Bài 1: Đặt tính rồi tính: 4 - 1 4 - 2 4 - 3 3 - 1 3- 3 3 - 2 - HS cả lớp làm bảng con, GV gọi HS lên bảng làm và hướng dẫn. - Giáo viên củng cố trừ nhẩm, Đặt tính chính xác. Bài 2 : Điền dấu + hay dấu - vào chỗ chấm sao cho thích hợp: - Học sinh tự làm phiếu, giáo viên gọi hai học sinh lên chữa bài. 4 .. 2 = 2 3 .. 1 = 4 3 .. 3 = 0 2 .. 1 = 3 4 .. 3 = 1 1 .. 4 = 5 0 .. 2 = 2 1 .. 3 = 4 - Củng cố cộng trừ nhẩm. Bài 3: Đúng ghi đ, sai ghi s vào ô trống: 4 - 3 = 2 4 - 0 = 5 + 0 4 - 1 = 3 3 - 2 = 2 + 2 - Học sinh tự làm phiếu, GV gọi 2HS lên chữa bài. - GV đánh giá một số bài nhận xét, củng cố cộng, trừ trong phạm vi 5, cộng trừ với 0, so sánh hai số. Nghỉ giải lao Bài 4 : Điền dấu >, <, = vào chỗ chấm cho thích hợp. - Học sinh cả lớp tự làm vở. Giáo viên cho HS lên chữa bài, đọc lại kết quả. 3 - 1 .. 2 3 - 3 .. 4 - 2 4 - 2 .. 4 2 - 1 .. 3 + 0 4 - 3 .. 2 4 - 3 .. 3 - 0 - GV đánh giá, nhận xét. GV hái HS nêu cách làm, củng cố cộng, trừ nhẩm, so sánh, điền dấu >, <, = . * Hoạt động 2: Củng cố, dặn dò. Giáo viên củng cố nội dung bài, nhận xét tiết học. Tiết 3: Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ÔN: TRÒ CHƠI DÂN GIAN: MÈO ĐUỔI CHUỘT I- MỤC TIÊU: - Củng cố cho HS thuộc bài đồng dao và biết chơi trò chơi: Mèo đuổi chuột. - Rèn kĩ năng tham gia trò chơi: chạy và phản xạ nhanh nhẹn khẩn trương. - Giáo dục tính tổ chức kỉ luật, tinh thần tập thể. II- CHUẨN BỊ.: - Sân trường sạch. III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC * Hoạt động 1: Hướng dẫn chơi trò chơi - GV gọi HS nhắc lại tên trò chơi, đọc lại lì đồng dao và nhắc lại cách chơi. - GV hướng dẫn cách chơi: GV chọn ra 2 em, một em làm mèo và một làm chuột, 2 em này đứng cách nhau 3 - 4m hoặc đứng quay lưng vào nhau. Khi có hiệu lệnh tất cả các em hô 1 ! 2 ! 3! Khi hô đến 3 thì mèo và chuột bắt đầu chạy và đuổi nhau. Chuột phải nhanh nhẹn, luồn qua các khe hở để trốn khỏi mèo. Mèo phải đuổi theo chuột. Khi đuổi kịp chuột thì mèo dùng tay vỗ nhẹ và lưng chuột coi như chuột đã bị bắt. Trò chơi tiếp tục với một đôi mèo và chuột khác. Khi mèo và chuột đuổi nhau các em đứng ngoài có thể cổ vũ và hát bài đồng dao. * Hoạt động 2: HS tham gia chơi trò chơi - GVHDHS tập hợp thành 1 vòng tròn. - Tổ chức cho HS chơi thử. HS chơi thử 2 lần. GV điều khiển, nhận xét. - GV quan sát, điều khiển. * Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò: - Nhắc lại nội dung học. Gọi HS nhắc lại tên trò chơi chúng ta học hôm nay. Em có thích trò chơi này không? .... - GV nhận xét giờ học. HS đứng vỗ tay và hát Thứ sáu ngày 10 tháng 11 năm 2017 Buổi 2 - Tiết 1: Tiếng Việt* ÔN: VẦN /UÊ/, /UY/ I/ MỤC TIÊU TIẾT HỌC: - Rèn cho học sinh kĩ năng đọc đúng câu. Vẽ và đưa tiếng vào mô hình. Đọc trơn, phân tích tiếng đúng trên mô hình, Viết đúng chính tả. - Củng cố cho HS biết: đọc trơn; nhận biết cách ghi mô hình đúng; vẽ và phân tích tiếng trên mô hình. Viết được một số tiếng mới. - Giáo dục ý thức chăm chỉ học tập. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ôn bài vần /uê/ Việc 1: Đọc T: Các em lấy vở bài tập thực hành Tiếng Việt mở trang 11 (tập 2). H: Lấy vở. T: Em hãy đọc đoạn văn. H: Luyện đọc theo cá nhân, tổ, lớp. T: Quan sát, kiểm tra H. Việc 2: Thực hành ngữ âm a. Em khoanh tròn vào chữ cái trước cách ghi mô hình đúng T. Hướng dẫn HS quan sát các mô hình nhận xét xem mô hình nào ghi đúng. H. Tự khoanh ( đáp án đúng là: b) b. Em vẽ và đưa tiếng quế, huê vào mô hình rồi đọc trơn, đọc phân tích. H. Thực hành . T: Quan sát, sửa sai. Việc 3: Em thực hành chính tả T: Em tìm và viết các tiếng chứa vần uê có trong bài đọc trên. H: Tìm và viết (đáp án đúng: thuê, huế, huệ, quê). T: Quan sát, kiểm tra từng H, nhắc nhở các em viết cho đúng, đẹp. Nghỉ giải lao 2. Ôn bài vần uy Việc 1: Đọc - H lấy vở bài tập thực hành Tiếng Việt mở trang 12 (tập 2). - T đọc đoạn văn. H luyện đọc theo cá nhân, tổ, lớp. Việc 2: Thực hành ngữ âm a. Đúng viết đ, sai viết s vào : - T đọc yêu cầu, H tự làm. (thứ tự đáp án đúng là: s, đ, s) b. Em vẽ và đưa tiếng lũy, quý vào mô hình rồi đọc trơn, đọc phân tích. H. Thực hành . T: Quan sát, sửa sai. Việc 3: Em thực hành chính tả a. T. Em đánh dấu x vào ô trống trong bảng (theo mẫu). T. Hướng dẫn. H: Thực hành . T: Quan sát, kiểm tra từng H, nhận xét. b. T: Em tìm và viết các tiếng chứa vần uy có trong bài đọc trên. - H tìm và viết (đáp án đúng: huy, thủy, quỹ, lũy). - T quan sát, kiểm tra từng H, nhắc nhở các em viết cho đúng, đẹp. * Củng cố, dặn dò: Gv củng cố nội dung bài, nhận xét tiết học. Tiết 2: Toán* ÔN: CỘNG, TRỪ TRONG PHẠM VI 5 I. MỤC TIÊU: - Kiến thức: Củng cố các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 5. - Kỹ năng: HS làm tính cộng, trừ trong phạm vi 5 thành thạo và chính xác. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC. Hoạt động 1: Ôn tập kiểm tra kiến thức, phân loại HS. - Yêu cầu HS tự hỏi - đáp các phép tính trong phạm vi 5. - Yêu cầu HS làm: 3 + 2 = 1 + 4 = 5 - 4 = 5 - 2 = 5 - 1 = 4 + 1 = - HS làm việc cặp đôi. Một số cặp hỏi - đáp trước lớp.HS làm bảng con. * GV theo dõi, nhận xét, phân loại đối tượng HS. - Cho HS làm. GV + HS nhận xét. * Chốt lại bảng cộng và trừ trong phạm vi 5. Hoạt động 2: Hoàn thành VBT. * Chốt: Bất kì số nào trừ 0 cũng bảng chính nó. Bài 1: Tính: 2 - 1 = 3 - 2 = 4 + 1 = 2 + 3 = 5 - 3 = 4 - 2 = 5 - 4 = 3 + 1 = 5 - 1 = 4 - 1 = 4 - 4 = 5 + 0 = 4 - 2 - 1 = 4 - 2 + 2 = 2 + 2 - 3 = 4 - 1 - 1 = 2 + 1 - 2 = 4 - 0 + 1 = - HS nêu cách làm các phép tính với 2 số. VD: 4 - 2 - 1 = 1. - HS làm bài vào vở. * Chốt: Các phép tính trong phạm vi 5. Củng cố cách thực hiện dãy tính. Bài 2: Điền dấu : 2 + 1 ... 5 - 1 4 - 3 ... 5 - 2 5 - 1 - 1 ... 5 - 2 5 - 2 ... 4 - 1 5 - 1 ... 2 + 3 5 - 2 - 1 ... 5 - 3 - HS nêu cách làm. 6HS làm bảng, lớp làm vở. Nhận xét, đánh giá. VD: 2 + 1 = 3; 5 - 1 = 4 Vì 3 < 4 nên 2 + 1 < 5 - 1 - GV chốt: Cách điền dấu, các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 5. Bài 3: Điền số thích hợp vào ô trống: 4 - = 3 5 - = 2 3 + = 3 5 - = 5 + = 0 3 + 2 = + 3 - Gọi 1 HS nêu cách làm. Cho HS lần lượt làm bảng. GV + HS nhận xét. * Củng cố các phép cộng, trừ đã học. Bài 4: Mẹ giao cho Tuấn tô màu 5 bức tranh. Tuấn đã tô màu 2 bức tranh. Hỏi Tuấn còn phải tô màu mấy bức tranh nữa? - GV cho HS phân tích bài toán. HS phân tích bài toán, viết được phép tính đúng. 5 - 2 = 3 Vậy: Tuấn còn phải tô màu 3 bức tranh nữa. Nêu phép tính, nhận xét. * Chốt: Vận dụng các phép toán đã học vào giải quyết những tình huống thực tế. Bài 5: Khoanh vào đáp án đúng: a, Có 3 hình tam giác b, Có 4 hình tamgiác c, Có 5 hình tam giác - HS làm bảng con. * HS đếm hình. Đáp án: 5 hình. * Củng cố cách đếm hình tam giác. 3. Củng cố: - Yc HS nhắc lại nội dung ôn tập. - GV nhận xét, nhắc nhở, tuyên dương HS. Tiết 3: Sinh hoạt tập thể SINH HOẠT SAO I. MỤC TIÊU TIẾT HỌC: - HS hát bài Nhi đồng ca và đọc lời hứa của nhi đồng. - Kiểm điểm hoạt động Sao nhi đồng trong tuần qua. - Triển khai nội dung chăm ngoan học giỏi. II. NỘI DUNG 1. Bước 1: ổn định tổ chức: - HS hát bài Nhi đồng ca. - HS đọc lời hứa: Vâng lời Bác Hồ dạy Em xin hứa sẵn sàng Là trò giỏi con ngoan Làm theo lời Bác dạy - Phụ trách sao hướng dẫn các sao trưởng nhận xét, đánh giá vệ sinh các nhi đồng của sao mình. 2. Bước 2: Kiểm điểm thi đua tuần vừa qua. - Các em kể trước lớp nóinhững việc làm tốt của mình. - Phụ trách sao (PTS) nhận xét chung, tuyên dương và nhắc nhở. * Bình xét thi đua: Tổ 1: Tổ 2: .. Tổ 3: . 3. Bước 3: Thực hiện chủ điểm chăm ngoan học giỏi - Học sinh múa hát về chủ đề. - HS hát về Đội, thiếu niên, nhi đồng, về mái trường, lớp học. - GV điều khiển. 4. Bước 4: Nhận xét buổi sinh hoạt: - PTS nhận xét, tuyên dương, nhắc nhở buổi sinh hoạt. Cả lớp đọc đồng thanh lời hứa. - Thi đua học tập chào mừng ngày 20 - 11, ngày nhà giáo Việt Nam. - Tiếp tục rèn đọc hay, viết đẹp, chuẩn bị tham gia thi đọc hay viết chữ đẹp cấp trường. - Giáo viên củng cố nội dung sinh hoạt. Tiếng Việt* LUYỆN TẬP: VẦN CHỈ CÓ ÂM ĐỆM VÀ ÂM CHÍNH: MẪU 2: OA I. MỤC TIÊU: - Củng cố cách đọc, viết các vần các tiếng từ câu chứa vầ chỉ có âm đệm và âm chính( mẫu oa) - H đọc , viết đúng các vần các tiếng từ câu chứa vầ chỉ có âm đệm và âm chính( mẫu oa) - H yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Hoàn thành bài học buổi sáng 2. Luyện đọc, viết: * Luyện đọc sách giáo khoa. * Luyện viết: + Luyện viết bảng con: loa, hoa, bà hỏa, + Viết vở Em tập viết – CGD lớp 1 ( phần ở nhà) + Viết chính tả: Nhà bé Thoa có đủ thứ: tủ gỗ, ghế gỗ, gà ri, chó xù, có cả hoa, trà. 3. Hướng dẫn H hoàn thành vở Bài tập thực hành Tiếng Việt – CGD lớp 1. 4. Củng cố dặn dò: - H đọc lại các chữ vừa viết trong bài. - Về nhà đọc bài nhiều lần, tập đọc trước bài sau. Toán* ÔN TẬP CÁC SỐ TỪ 0 ĐẾN 10 I. MỤC TIÊU - Củng cố cho HS cách đọc, viết, so sánh, sắp xếp thứ tự các số từ 0 đến 10. Nhận diện các hình đã học. - HS đọc, viết, sắp xếp, so sánh đúng các số từ 0 đến 10. Nhận diện chính xác các hình đã học. - HS tích cực học tập. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Bảng phụ gh nội dung bài tập III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: - HS làm bảng con: so sánh các số: 10 ... 8 5 ... 3 0...1...2 - 1HS lên bảng tự viết 1 phép so sánh bất kì. - GV nhận xét. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu và ghi tên bài. b. Luyện tập Bài 1: Điền số theo thứ tự? 0 10 5 9 - HS tự làm bài. - HS đọc các dãy số. - Củng cố cho HS cách viết thứ tự các số trong phạm vi 10. Bài 2: Đọc các số sau: 2 : hai ; 3: ........... ; 6 : ........... 7: .............. ; 10: ............. - GV đọc yêu cầu. HS tự nhẩm thầm và đọc lại. - 2 HS lên bảng chữa bài. HS làm bài vào vở. - GV nhận xét, chữa bài. - Củng cố cho HS cách đọc các số trong phạm vi 10. Bài 3: Xếp các số 4, 6, 8, 2, 0 - Theo thứ tự từ bé đến lớn: - Theo thứ tự từ lớn đến bé: - GV nêu yêu cầu. HS nhắc lại. - HS tự làm bài, 2 HS lên chữa bài. - Củng cố cho HS cách sắp thứ tự các số đã học. Bài 4: >, <, = ? 9 .... 10 10 .... 10 0 .... 10 4 ... 3 ... 0 1 < ... < 3 0 .... 4 1 .... 0 10 .... 8 5 ... 6 ... 7 8 < ... < 10 - HS nêu yêu cầu. HS tự làm bài vào vở. HS lên bảng chữa bài. - GV chữa bài nhận xét. Bài 5: Hình vẽ bên có Có....................... hình vuông Có ...................... hình tam giác - HS nêu yêu cầu. - HS tự đếm số hình. Làm bài vào vở và chữa bài. - GV chấm bài và nhận xét. - Củng cố cho HS cách nhận diện hình đã học. 3. Củng cố, dặn dò: - HS đọc các số từ 0 đến 10 và ngược lại. - Trong các số từ 0 đến 10 số nào lớn nhất ? số nào bé nhất ? - Tim số liền trước và số liền sau của số 9. - GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn lại bài đã học. **************************************************************** Thứ ba ngày 25 tháng 10 năm 2016 TNXH ÔN TẬP: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE I.MỤC TIÊU - Củng cố kiến thức cơ bản về các bộ phận của cơ thể và các giác quan. - Rèn kĩ năng có thói quen vệ sinh hằng ngày, các hoạt động, các thức ăn có lợi cho sức khỏe. - HS có ý thức tự giác thực hiện nếp sống văn minh, phòng tránh những hành vi có hại cho sức khỏe. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Hình vẽ SGK trang 22. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1.Kiểm tra bài cũ: GV lồng ghép trong khi ôn tập. 2.Bài mới: a.HĐ1: Làm việc cá nhân *Mục tiêu: Củng cố về các bộ phận cơ thể người và các giác quan. * Cách tiến hành - GV cho học sinh trả lời câu hỏi: + Cơ thể người gồm có mấy phần? + Các bộ phận bên ngoài cơ thể gồm những bộ phận nào? + Chúng ta nhận biết thế giới xung quanh nhờ có bộ phận nào? - HS khác nhận xét và bổ sung. *Kết luận: Cơ thể người gồm: đầu, mình và chân tay. Nhận biết các vật xung quanh nhờ có mắt. b.HĐ2: Quan sát tranh *Mục tiêu: Củng cố các kiến thức về các hành vi vệ sinh hằng ngày. Các hoạt động có lợi cho sức khoẻ. *Cách tiến hành: GV dùng tranh cho học sinh quan sát tranh SGK và thảo luận nhóm đôi, + Các hoạt động nào nên làm? + Các hoạt động nào không nên làm? - Đại diện các nhóm lên trình bày và nhận xét *Kết luận: Về những việc làm có lợi và tránh những việc làm có hại cho sức khỏe HĐ3: Kể về một ngày của em *Mục tiêu: Củng cố và khắc sâu hiểu biết về các hành vi vệ sinh, ăn uống, hoạt động, nghỉ ngơi hằng ngày để có sức khoẻ tốt. HS tự giác thực hiện các nếp sống hợp vệ sinh, khắc phục những hành vi có hại cho sức khoẻ. * Cách tiến hành: - HS thi kể những việc làm trong một ngày của mình cho cả lớp nghe. - GV đưa ra một số câu hỏi để học sinh trả lời( buổi sáng, buổi trưa, buổi tối), ở trường có những hoạt động nào? - HS thi kể và nhận xét. - GV cho học sinh liên hệ ở nhà, ở trường, cộng đồng. Kết luận: Tự giác làm những việc hằng ngày để giữ vệ sinh thân thể có lợi cho sức khoẻ. 3. Củng cố, dặn dò: + Để có sức khỏe tốt em cần tham gia các hoạt động vui chơi nào? - Nhắc nhở học sinh: + Tự giác thực hiện nếp sống vệ sinh thường xuyên. + Thực hiện ăn sạch, uống sạch, ở sạch. + Xem trước bài: Gia đình. ********************************** Mĩ thuật EM VÀ BẠN EM ( Dạy theo sách hướng dẫn dạy Mỹ thuật 1) **************************************************************** Buổi chiều: Tiếng Việt LUẬT CHÍNH TẢ ÂM ĐỆM ( Việc 0,1,2) ( Dạy theo sách thiết kế Tiếng Việt 1 C.GD) ********************************** Tiếng Việt LUẬT CHÍNH TẢ ÂM ĐỆM ( Việc 3,4) ( Dạy theo sách thiết kế Tiếng Việt 1 C.GD) *************************************************************** Thứ tư ngày 26 tháng 10 năm 2016 Tiếng Việt VẦN OE ( Việc 0,1,2) ( Dạy theo sách thiết kế Tiếng Việt 1 C.GD) ********************************** Tiếng Việt VẦN OE ( Việc 3,4) ( Dạy theo sách thiết kế Tiếng Việt 1 C.GD) ************************************* *************************************** Đạo đức LỄ PHÉP VỚI ANH CHỊ, NHƯỜNG NHỊN EM NHỎ (Tiết 2) I. MỤC TIÊU - HS biết: Đối với anh chị phải lễ phép, đối với em nhỏ phải nhường nhịn. Biết cư xử lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ trong cuộc sống hằng ngày. - HS đóng vai theo tình huống một cách tự nhiên, thuyết phục về những việc trẻ em cần làm để thể hiện sự lễ phép với anh chị nhường nhịn em nhỏ trong cuộc sống hằng ngày. HS có KN giao tiếp, KN ra quyết định và giải quyết vấn đề. - HS yêu quí anh chị em trong gia đình. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Một số đồ dùng, dụng cụ để thực hiện trò chơi sắm vai: một quả cam to(hoặc táo), một quả bé, một số đồ chơi, trong đó có chiếc ô tô. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ : + Em có em nhỏ không? Có anh hoặc chị không? + Em đã lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ như thế nào? 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài : GV giới thiệu và ghi tên bài. b. Nội dung : *Hoạt động 1: HS trình bày việc thực hiện hành vi ở nhà - GV gọi một số HS có anh (chị, em) trình bày trước lớp việc mình đã vâng lời anh chị hay nhường nhịn em nhỏ: + Em đã vâng lời hay nhường nhịn ai? + Khi đó, việc gì đã xảy ra? + Em đã làm gì? + Tại sao em làm như vậy? Kết quả như thế nào? *Hoạt động 2: Nhận xét hành vi trong tranh (bài tập 3) - GV hướng dẫn các cặp HS làm BT 3 ( với tranh 3, 4, 5) + Trong từng tranh có những ai? Họ đang làm gì? + Việc làm nào đúng thì nối với chữ “nên”, việc làm nào sai thì nối với chữ “không nên”. - HS làm BT. - HS trình bày kết quả của mình trước lớp. - GV kết luận theo từng tranh. Giải lao *Hoạt động 3: Trò chơi sắm vai theo bài tập 2. - GV hướng dẫn các nhóm HS (mỗi nhóm 4 em) phân tích tình huống ở các tranh theo BT 2 để sắm vai. - Các nhóm thảo luận phân vai. - HS thực hiện trò chơi sắm vai. - HS nhận xét trò chơi. - GV nhận xét chung và kết luận. *Hoạt động 4: GV hướng dẫn HS học phần ghi nhớ. - Đọc nhiều lần cho thuộc. 3. Củng cố, dặn dò: - GV chốt nội dung bài. - Vì sao phải lễ phép với anh, chị và nhường nhịn em nhỏ? - GV nhận xét giờ học. Dặn HS cần lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ *************************************************************** Buổi chiều: Tiếng Việt* LUYỆN TẬP: LUẬT CHÍNH TẢ ÂM ĐỆM I. MỤC TIÊU: - Củng cố luật chính tả âm đệm: âm c đứng trước âm đệm viết bằng chữ cái q, âm đệm viết bằng u. - H đọc, viết đúng các vần các tiếng, từ, câu theo luật chính tả âm đệm. - H yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Hoàn thành bài học buổi sáng 2. Luyện đọc, viết: * Luyện đọc sách giáo khoa. * Luyện viết: + Luyện viết bảng con: qua loa, lòa xòa, quà quê + Viết vở Em tập viết – CGD lớp 1 ( phần ở nhà) + Viết chính tả: Nhà bé Hoa Nhà bé Hoa nho nhỏ, có đủ thứ hoa quả: đu đủ, khế, lê, thị, có cả hoa trà lòa xòa ở ngõ. 3. Hướng dẫn H hoàn thành vở Bài tập thực hành Tiếng Việt – CGD lớp 1. 4. Củng cố dặn dò: - H đọc lại các chữ vừa viết trong bài. - Về nhà đọc bài nhiều lần, tập đọc trước bài sau. *************************************** Tiếng Việt* LUYỆN TẬP: VẦN OE I. MỤC TIÊU: - Củng cố cách đọc, viết các vần các tiếng từ câu chứa vầ chỉ có vần oe - H đọc , viết đúng các vần các tiếng từ câu chứa vần oe - H yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Hoàn thành bài học buổi sáng 2. Luyện đọc, viết: * Luyện đọc sách giáo khoa. * Luyện viết: + Luyện viết bảng con: hoa hòe, bé khỏe, khoe mẹ. + Viết vở Em tập viết – CGD lớp 1 ( phần ở nhà) + Viết chính tả: 3. Hướng dẫn H hoàn thành vở Bài tập thực hành Tiếng Việt – CGD lớp 1. 4. Củng cố dặn dò: - H đọc lại các chữ vừa viết trong bài. - Về nhà đọc bài nhiều lần, tập đọc trước bài sau. *************************************** Toán* LUYỆN TẬP PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 3, 4, 5 I. MỤC TIÊU - Củng cố phép cộng trong phạm vi 3, 4, 5. - HS làm tính cộng theo 2 cách: Tính nhẩm đặt tính tốt, áp dụng làm BT, nhanh đúng. - HS có ý thức tự học và làm Toán tốt. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Bảng phụ ghi nội dung bài 4. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: - HS làm bảng con: 2 + 1 = 2 + 2 = 3 + 2 = 3 + 1 = 1 + 1 = 2 + 3 = - HS nêu cấu tạo số 3, 4, 5..GV nhận xét. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu và ghi tên bài lên bảng. b. Nội dung: *Củng cố kiến thức: - HS đọc lại bảng cộng trong phạm vi 3, 4, 5., GV hỏi để củng cố lại. Ba cộng một bằng mấy ? *Hướng dẫn HS làm BT: Bài 1: a. Tính: GV yêu cầu HS nhẩm rồi điền kết quả đúng. 3 + 1 = 2 + 3 = 1 + 2 = 0 + 5 = 2 + 2 = b. GV yêu cầu HS đặt các phép tính trên theo cột dọc. Lưu ý viết các số phải thẳng cột dọc. Bài 2: Điền dấu thích hợp vào ô trống 2 + 1 4 3 3 + 1 2 1 + 1 1 + 4 4 + 1 2 + 3 5 + 0 2 + 2 1 + 3 - GV nêu yêu cầu. HS nhắc lại. - HS nêu cách làm. Lớp làm bài vào vở. Lớp, chữa bài nhận xét. Bài 3: Điền số thích hợp vào chỗ chấm: 4 + = 4 + 2 = 2 + = 4 3 + = 5 1 +.... = 3 0 = + .... - GV nêu yêu cầu. HS nhắc lại. - HS nêu cách làm. - Lớp làm vào vở. - Lớp, chữa bài nhận xét. Bài 4:. Tính nhẩm 2 + 2 + 1 = 1 + 0 + 2 = 0 + 1 + 3 = 3 + 1 + 1 = - GV treo bảng phụ. HS nêu yêu c
File đính kèm:
- giao_an_chuong_trinh_giang_day_lop_3_tuan_10_nam_hoc_2017_20.doc