Giáo án Chương trình giảng dạy lớp 3 - Tuần 14 Năm học 2017-2018 - Trường Tiểu học Phạm Mệnh

I. MỤC TIÊU:

- Học sinh thuộc bảng trừ trong phạm vi 8.

- Biết làm tính trừ trong phạm vi 8. Viết được phép tính thích hợp với hình vẽ.

- Học sinh tính đúng, chính xác.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bộ đồ dùng toán 1.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ:

- HS làm bảng lớp: 4 - 4 + 5 = 7 + 1 + 0 =

 7 – 1 + 1 = 7 – 1 - 0 =

- HS đọc bảng cộng trong phạm vi 8. GV nhận xét và đánh giá.

2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu và ghi tên bài.

 b. Các hoạt động:

* Hoạt động 1: Lập bảng trừ 8

 

doc40 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 119 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Chương trình giảng dạy lớp 3 - Tuần 14 Năm học 2017-2018 - Trường Tiểu học Phạm Mệnh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ach, ênh, êch.
- HS đọc, viết đúng các vần các tiếng từ câu chứa vần anh, ach, ênh, êch.
- Giáo dục ý thức chăm chỉ học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
	1. Ôn vần /anh/, /ach/
Việc 1: Đọc
- H lấy vở bài tập thực hành Tiếng Việt mở trang 29 (tập 2)
- T hướng dẫn đọc đoạn văn. H luyện đọc theo cá nhân, tổ, lớp.
Việc 2: Thực hành ngữ âm
Em vẽ và đưa tiếng thành, bách vào mô hình rồi đọc trơn, đọc phân tích.
- H thực hành vẽ và đưa tiếng vào mô hình, đọc phân tích.
- T quan sát, sửa sai. 
Việc 3: Em thực hành chính tả
Em viết vào trong bảng (theo mẫu): 
H thực hành. T lưu ý H những ô gạch chéo không điền, quan sát, sửa sai.
Em tìm và viết các tiếng chứa vần anh, ach có trong bài đọc trên. 
- H đọc lại đoạn văn tìm và viết 
	Đáp án đúng: khách, xách, chạch, sành, bánh.
- T quan sát, kiểm tra từng H, nhắc nhở các em viết cho đúng, đẹp.
Nghỉ giải lao
2. Ôn vần /ênh/, /êch/
	Việc 1: Đọc
- H lấy vở bài tập thực hành Tiếng Việt mở trang 30 (tập 2)
- T hướng dẫn đọc đoạn văn. H luyện đọc theo cá nhân, tổ, lớp.
	Việc 2: Thực hành ngữ âm
Em vẽ và đưa tiếng nghễnh, chếch vào mô hình rồi đọc trơn, đọc phân tích.
- H thực hành vẽ và đưa tiếng vào mô hình, đọc phân tích.
- T quan sát, sửa sai. 
	Việc 3: Em thực hành chính tả
a. Em viết vào trong bảng (theo mẫu): 
H thực hành. T lưu ý H những ô gạch chéo không điền, quan sát, sửa sai.
b. Em tìm và viết các tiếng chứa vần ênh, êch có trong bài đọc trên. 
- H đọc lại đoạn văn tìm và viết 
	Đáp án đúng: ếch, bệch, lênh, khênh, nghênh, khệnh.
- T quan sát, kiểm tra từng H, nhắc nhở các em viết cho đúng, đẹp.
* Củng cố, dặn dò: GV củng cố nội dung bài, nhận xét tiết học. 
Tiết 2 Toán (ôn)
ÔN: PHÉP CỘNG, TRỪ TRONG PHẠM VI 8
I/ MỤC TIÊU:
	- Củng cố phép cộng, trừ trong phạm vi 8. Củng cố mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ. 
	- HS tính toán thành thạo chính xác các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 8. Làm tốt các dạng bài toán.
II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 Hình minh họa BT 4
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: 
- HS làm bảng con: 8 - = 4 0 = - 8
 + 3 = 8 8 =  + 5
- Vài HS đọc bảng cộng, trừ trong phạm vi 8.
+ Một số trừ đi 0 cho kết quả thế nào? Nêu mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
- GV nhận xét.
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu và ghi bài.
	b. Các hoạt động: 
	Hoạt động 1: Củng cố về phép cộng, trừ trong phạm vi 8
- HS nêu lại phép cộng, trừ trong phạm vi 8. 
- HS làm các phép tính để khắc sâu mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ: 
 5 + 3 = 8 4 + 4 = 8
 8 – 3 = 5 8 - 4 = 4
	Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm BT:
Bài 1: Điền số thích hợp vào chỗ chấm
 8 6  8 8 
 - - - - - -
  4 0  8 1 
 2  8 1  4 
- HS nêu yêu cầu, nêu cách làm. Lớp làm bảng con theo tổ.
- Nhận xét, chữa bài. Củng cố cách đặt tính, cộng, trừ trong phạm vi 6, 7, 8.
Bài 2: Tính: 
 8 –5 + 0 = 8 – 0 + 0 =
 8 + 0 – 2 = 8 – 4 – 0 =
- HS nêu cách làm: tính lần lượt từ trái sang phải rồi viết kết quả cuối cùng vào sau dấu bằng.
- Lớp làm vở. 2 HS lên chữa bài.
- GV nhận xét, chữa bài. Củng cố tính với 2 dấu phép tính + , -.
Nghỉ giải lao
Bài 3: Điền dấu (>,<,=) vào chỗ chấm.
 3 + 3 4 + 2 6 + 1 1 + 6
 8 – 1 6 – 0 5 + 3 8– 0
 8 – 5 2 + 3 8 – 8 4 - 4
- HS làm vở, GV nhận xét, chữa bài.
Bài 4: Viết phép tính thích hợp: 
 GV đưa mô hình có 8 cái nấm, bỏ đi 4 cái nấm. Cho HS nêu BT rồi viết phép tính tương ứng. 
- HS quan sát mô hình, nêu BT rồi viết phép tính tương ứng. 
- Khuyến khích học sinh nêu bài toán và viết phép tính khác. 
3. Củng cố dặn dò: 
- HS đọc lại phép cộng,trừ trong phạm vi 8.
- GV nhận xét giờ học.
Tiết 3: Hoạt động giáo dục ngoài giờ 
HÁT VỀ THẦY CÔ, MÁI TRƯỜNG. HÁT DÂN CA
I. MỤC TIÊU: 
	- HS hát dược những bài hát về chủ đề thầy cô, mái trường – những bài hát dân ca đã học. Tập cho học sinh mạnh dạn tham gia biểu diễn các bài hát trước lớp.
	- Hát đúng giai điệu, lời ca các bài hát. 
- HS yêu mến, kính trọng thầy cô giáo.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kể tên các bài hát đã học về chủ đề thầy cô, mái trường - hát dân ca? Em hãy hát lại một trong các bài đó? 
- HS Nêu miệng, học sinh xung phong hát
- GV nhận xét đánh giá
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài
	 	b. Các hoạt động
* Hoạt động 1: Ôn các bài hát có nội dung về chủ đề nhà trường, thầy cô, hát dân ca
- GV bắt nhịp cho học sinh hát lần lượt các bài hát đã học có nội dung trên
- Cả lớp hát theo hướng dẫn.
- GV cho từng tổ, nhóm luyện hát một lần
- GV uốn nắn học sinh hát đúng giai điệu lời ca.
Nghỉ giải lao
* Hoạt động 2: Tập biểu diễn
	- GV tổ chức cho từng nhóm, hoặc cá nhân lên biểu diễn trước lớp. Khi biểu diễn có kết hợp vận động phụ hoạ.
	- Từng nhóm HS thi đua thể hiện
	- Tuyên dương, khuyến khích học sinh sáng tạo thêm các động tác phụ hoạ.
3. Củng cố, dặn dò
	- Cả lớp hát lại bài hát: Em yêu trường em.
	- Nhận xét giờ học.
Thứ sáu ngày 8 tháng 12 năm 2017
Buổi 2 - Tiết 1: Tiếng Việt* 	
ÔN: VẦN /INH/, /ICH/; VẦN CÓ ÂM CUỐI NH/CH
I/ MỤC TIÊU TIẾT HỌC:
- Củng cố cho HS cách đọc, viết các vần, các tiếng, từ và câu có vần inh, ich và vần có âm cuối nh/ch.
- HS đọc, viết đúng các vần các tiếng từ câu chứa vần inh, ich và vần có âm cuối nh/ch.
- Giáo dục ý thức chăm chỉ học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
	1. Ôn vần /inh/, /ich/
Việc 1: Đọc
- H lấy vở bài tập thực hành Tiếng Việt mở trang 31 (tập 2)
- T hướng dẫn đọc đoạn văn. H luyện đọc theo cá nhân, tổ, lớp.
Việc 2: Thực hành ngữ âm
Em vẽ và đưa tiếng bình, lịch vào mô hình rồi đọc trơn, đọc phân tích.
- H thực hành vẽ và đưa tiếng vào mô hình, đọc phân tích.
- T quan sát, sửa sai. 
Việc 3: Em thực hành chính tả
b. Em tìm và viết các tiếng chứa vần ăng, ăc có trong bài đọc trên. 
- H đọc lại đoạn văn tìm và viết 
	Đáp án đúng: tích, xinh, thích, tỉnh, xích 
- T quan sát, kiểm tra từng H, nhắc nhở các em viết cho đúng, đẹp.
b. Em viết các tiếng: lịch, xinh, tính, tích vào cột thích hợp trong bảng cho đúng
- T hướng dẫn, H tự làm. T quan sát, sửa sai.
Nghỉ giải lao
2. Ôn vần có âm cuối nh/ch
	Việc 1: Đọc
- H lấy vở bài tập thực hành Tiếng Việt mở trang 32 (tập 2)
- T hướng dẫn đọc đoạn văn. H luyện đọc theo cá nhân, tổ, lớp.
Việc 2: Thực hành ngữ âm
Em vẽ và đưa tiếng cánh, chạnh, lệch, chếch vào mô hình rồi đọc trơn, đọc phân tích.
- H thực hành vẽ và đưa tiếng vào mô hình, đọc phân tích.
- T quan sát, sửa sai. 
Việc 3: Em thực hành chính tả
 Em viết vào mỗi dòng sau 3 tiếng chứa vần: anh, inh, ênh
- H tự tìm và viết các tiếng chứa vần anh, inh, êch.
- T quan sát, kiểm tra từng H, nhắc nhở các em viết cho đúng, đẹp.
* Củng cố, dặn dò: GV củng cố nội dung bài, nhận xét tiết học. 
Tiết 2: Toán*
LUYỆN TẬP: CỘNG, TRỪ TRONG PHẠM VI 6, 7, 8
I. MỤC TIÊU:	
	- Củng cố cho học sinh cộng, trừ trong phạm vi 6, 7, 8.
	- Rèn kĩ năng tính nhẩm và đặt tính đúng.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV có phiếu học tập. Học sinh chuẩn bị bảng con.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:	
1. Kiểm tra bài cũ: Lồng trong phần bài tập
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: trực tiếp
	b. Hướng dẫn HS làm bài:
Bài 1: Đặt tính rồi tính: 
	7 – 1	 	6 – 3 	6 – 2	 	4 + 4	7 - 5	3 +5
- Học sinh làm bảng con, GV gọi HS đồng thời lên bảng làm. 
- GV chữa bài. HS đọc lại kết quả. Củng cố trừ trong phạm vi 7 và trừ một số với 0.
Bài 2: Tính: 
	6 - 3 – 1 = 	2 + 3 + 2 = 	7 – 1 – 2 = 
	7 – 3 – 2 = 	3 + 3 + 2 = 	7 – 1 – 3 =
- GV yêu cầu HS nêu cách làm, hướng dẫn HS làm mẫu dòng thứ nhất.
- GV yêu cầu 2 HS lên bảng làm, HS dưới lớp làm phiếu.
- GV nhận xét, củng cố cộng, trừ trong phạm vi 7,8.
 	Nghỉ giải lao
Bài 3 : >, <, = ?
3 + 3  7 	5 + 2  7 	7 – 1  4 + 2	
7 – 4  2 	7 – 2  6 	6 – 3  6 + 1
2 + 4  7 	3 + 4  7 	7 – 3  6 + 1
	- HS tự làm trong vở, 2 HS lên bảng chữa cột 1,2. 1HS chữa cột 3.
GV đánh giá một số bài, chữa bài.
Bài 4: Số?
	 + 2 = 8	3 +  = 6 	5 +  = 8
 + 5 = 7 	7 - . = 3 	4 +  = 6 
6 -  = 5 	7 -  = 4 	7 + = 7
- GV hướng dẫn HS làm mẫu dòng thứ nhất.
- GV yêu cầu 3 HS lên bảng làm, HS dưới lớp làm phiếu.
- GV nhận xét, củng cố cộng, trừ trong phạm vi 6, 7, 8.
3. Củng cố, dặn dò.
- Giáo viên củng cố nội dung bài, nhận xét tiết học. 
Tiết 4 Sinh hoạt tập thể 
SINH HOẠT SAO
I. MỤC TIÊU TIẾT HỌC:
	- HS hát bài Nhi đồng ca và đọc lời hứa của nhi đồng.
	- Kiểm điểm hoạt động Sao nhi đồng trong tuần qua.
	- Triển khai nội dung Uống nước nhớ nguồn.
II. NỘI DUNG:
* Hoạt động 1: Phần sinh hoạt 
	- HS hát bài Nhi đồng ca.
	- HS đọc lời hứa: Vâng lời Bác Hồ dạy
	 Em xin hứa sẵn sàng
	 Là trò giỏi con ngoan
	 Làm theo lời Bác dạy.
- Phụ trách sao hướng dẫn các sao trưởng nhận xét, đánh giá vệ sinh các nhi đồng của sao mình.
* Hoạt động 2: Kiểm điểm thi đua tuần vừa qua.
- Phụ trách nhận xét chung: 
+ Nề nếp: Cả lớp duy trì tương đối tốt các hoạt động nề nếp, truy bài nghiêm túc.
+ Chuyên cần: Lớp đa số các em đi học đều, đúng giờ. Tuy nhiên sáng thứ hai: Uyên đi học muộn.
+ Thể dục : Hầu hết các em đều có ý thức tập nghiêm túc các động tác. 
+ Vệ sinh: Vệ sinh lớp tương đối sạch sẽ , có ý thức giữ gìn lớp học.
+ Học tập: Hầu hết các em đều ngoan, có ý thức học tập tốt. Một số bạn trong lớp chưa chăm học: Đức Hải, Hải Anh, Tuấn Dương. 
- Tuyên dương: ..............................................................................................................
- Nhắc nhở:..................................................................................................................
* Hoạt động 3: Phần kết thúc 
- Giáo viên củng cố nội dung sinh hoạt.
- Duy trì sĩ số, duy trì tốt mọi nền nếp, không có hiện tượng nói chuyện trong lớp.
- Cần khắc phục ngay những hạn chế của tuần 14 này.
- Tiếp tục rèn đọc và chữ viết trong các tiết học.
Luyện viết
BÀI 25, BÀI 26
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Củng cố cho HS cách viết chữ. HS bước đầu nhận biết nét thanh, nét đậm khi viết chữ: ng, ngh, ngã tư, nghé ọ; y tr, trí nhớ, chú ý.
- Viết đúng, đẹp, trình bày sạch sẽ, rõ ràng các chữ: ng, ngh, ngã tư, nghé ọ; y tr, trí nhớ, chú ý.
- HS có ý thức rèn luyện chữ viết.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 Mẫu chữ kiểu viết thường
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 2HS lên bảng viết chữ dưới lớp viết bảng con:quả thị, giã giò
- HS nói câu có từ phá cỗ.
- GV đánh giá bài viết của HS.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài trực tiếp.
b. Luyện viết
+ Luyện viết chữ
- GV viết bảng chữ: ng, ngh, ngã tư, nghé ọ; y tr, trí nhớ, chú ý..
- HS: đọc và đánh vần: 
 - HS nhắc lại cách viết chữ: ng, ngh, ngã tư, nghé ọ; y tr, trí nhớ, chú ý.
- GV gắn chữ mẫu, HS quan sát nhận xét. 
- GV lưu ý HS cách viết thanh đậm.
- HS viết bảng con chữ: ng, ngh, ngã tư, nghé ọ; y tr, trí nhớ, chú ý. 
- HS tập viết nét thanh, nét đậm. GV uốn nắn, sửa lỗi cho các em.
- Lớp, GV nhận xét.
* Giải lao: hát
c. Thực hành viết vở:
- HS nêu nội dung bài viết trong vở Luyện viết lớp 1.
- HS cả lớp viết bài, GV giúp HS hoàn thành bài viết.
- GV nhận xét chữ viết HS.
3. Củng cố, dặn dò:
- Chúng ta vừa luyện viết những chữ gì? Đọc lại các chữ vừa viết.
- HS về nhà luyện viết lại. Chuẩn bị bài sau.
***************************
Tiếng Việt*
LUYỆN TẬP: VẦN CÓ CẶP ÂM CUỐI NG/C
I. MỤC TIÊU:
- H nắm chắc cách đọc, viết các vần các tiếng từ câu chứa vần chỉ có cặp âm cuối ng/c
- H đọc , viết đúng các vần các tiếng từ câu chứa vần có cặp âm cuối ng/c
- H yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Hoàn thành bài học buổi sáng
2. Luyện đọc, viết:	
* Luyện đọc sách giáo khoa.
* Luyện viết:
+ Luyện viết bảng con: khang khác, làng mạc, hạng mục, quang quác
+ Viết vở Em tập viết – CGD lớp 1 ( phần ở nhà)
+ Viết chính tả: Nghỉ hè, Trang và Thắng về quê. Quê Trang ở Hà Nam. Về quê, Trang đi nhổ lạc.
3. Hướng dẫn H hoàn thành vở Bài tập thực hành Tiếng Việt – CGD lớp 1.
4. Củng cố dặn dò:
- H đọc lại các chữ vừa viết trong bài.
- Về nhà đọc bài nhiều lần, tập đọc trước bài sau.
***************************************
Toán*
LUYỆN TẬP PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 7
I. MỤC TIÊU
- HS được củng cố phép cộng trong phạm vi 7 và tính chất của phép cộng.
- HS làm tính cộng thành thạo.
- HS có ý thức tự học và làm toán chăm chỉ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Mô hình BT 5.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:
- HS làm bảng con: 6 + 1 + 0 = 0 + 5 + 2 = 3 + 4 =
- Một số HS đọc lại các phép cộng trong phạm vi 7.
- HS nói cách cộng khác.
- GV, HS nhận xét.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu và ghi tên bài.
b. Nội dung: 
* Củng cố kiến thức:
- HS đọc lại bảng cộng trong phạm vi 7, GV hỏi để củng cố lại
Sáu cộng một bằng mấy? 
*Hướng dẫn HS làm BT:
Bài 1: Tính: 
 3 + 1 + 3 = 1 + 6 + 0 = 4 + 1 + 2 =
 5 + 1 + 1 = 1 + 2 + 4 = 3 + 2 + 2 = 
- HS nêu yêu cầu.
- GV yêu cầu HS nhẩm rồi điền kết quả đúng. HS làm bảng con theo tổ.
- Khuyến khích HS nêu cách nhẩm khác.
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 2: Điền dấu thích hợp vào ô trống (+, -)
 5 2 = 7 6  1 = 7 4  3 = 7
 7 0 = 7 2  5 = 7 0  7 = 7
- HS nêu yêu cầu.
- HS nêu cách làm. Lớp làm vở.
- 3 HS lên chữa bài. GV nhận xét, chữa bài.
Bài 3: Điền số thích hợp vào chỗ chấm:
 5 +  < 7  + 2 = 7  +  = 7
 1 +  = 7 1 + ...  + 3
- HS nêu yêu cầu và nêu cách làm.
- 3 HS lên chữa bài. Lớp làm vở. GV nhận xét, chữa bài.
Bài 4: Số hình tam giác có ở hình vẽ sau là:
 	a. 2
b. 3
c. 4
d. 5
- HS nêu yêu cầu. Lớp làm vở.
- HS tự xác định số hình.
- GV chữa bài, nhận xét.
Bài 5: Viết phép tính thích hợp
- GV đưa ra mô hình gồm 2 nhóm đồ vật có số lượng 3 cái nấm và 4 cái nấm.
- HS nêu đề toán: "Có 3 cái nấm, có thêm 4 cái nấm nữa. Hỏi tất cả có mấy cái nấm?”
- HS nêu phép tính thích hợp rồi viết: 3 + 4 = 7
- Khuyến khích HS nêu bài toán và phép tính khác
- GV chốt cách viết phép tính thích hợp.
3. Củng cố, dặn dò: 
- HS đọc thuộc lòng bảng cộng trong phản phi vi 7
- GV nhận xét giờ học. Dặn HS về ôn bảng cộng trong phạm vi 7
****************************************
Chiều thứ ba ngày 22 tháng 11 năm 2016
Tiếng Việt
 VẦN / ANH/, / ACH/ ( Việc 0,1,2)
( Dạy theo sách thiết kế Tiếng Việt 1 C.GD)
**********************************
Tiếng Việt
VẦN / ANH/, /ACH/ ( Việc 3, 4)
( Dạy theo sách thiết kế Tiếng Việt 1 C.GD)
****************************************
Tiếng Việt*
LUYỆN TẬP: VẦN ANH, ACH
I. MỤC TIÊU:
- H nắm chắc cách đọc, viết các vần các tiếng từ câu chứa vần chỉ có cặp âm cuối ng/c
- H đọc , viết đúng các vần các tiếng từ câu chứa vần có cặp âm cuối ng/c
- H yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Hoàn thành bài học buổi sáng
2. Luyện đọc, viết:	
* Luyện đọc sách giáo khoa.
* Luyện viết:
+ Luyện viết bảng con: xanh lam, bánh canh, nhành hoa, thành lập
+ Viết vở Em tập viết – CGD lớp 1 ( phần ở nhà)
+ Viết chính tả: Nhà có khách, mẹ đi chợ xách về vô số đồ ăn. Gà rán, cá chạch, cam sành, bánh mì và bơ pháp.
3. Hướng dẫn H hoàn thành vở Bài tập thực hành Tiếng Việt – CGD lớp 1.
4. Củng cố dặn dò:
- H đọc lại các chữ vừa viết trong bài.
- Về nhà đọc bài nhiều lần, tập đọc trước bài sau.
***************************************
Thứ tư ngày 23 tháng 11 năm 2016
Tiếng Việt
 VẦN / ÊNH/, / ÊCH/ ( Việc 0,1,2)
( Dạy theo sách thiết kế Tiếng Việt 1 C.GD)
**********************************
Tiếng Việt
VẦN / ÊNH/, /ÊCH/ ( Việc 3, 4)
( Dạy theo sách thiết kế Tiếng Việt 1 C.GD)
****************************************
Toán
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU 
*******************************
Đạo đức
ĐI HOC ĐỀU VÀ ĐÚNG GIỜ
I . MỤC TIÊU :
- HS biết đi học đều và đúng giờ là quyền lợi và bổn phận của các em và biết ích lợi của việc đi học đều và đúng giờ là giúp cho các em thực hiện tốt quyền được học tập của mình .
- Học sinh thực hiện đúng việc đi học đều và đúng giờ .
- HS có ý thức chấp hành kỷ luật trường lớp
II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Vở BTĐĐ1, tranh BT 1, điều 28 công ước QT về QTE .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Kiểm tra bài cũ : 
+ Khi chào cờ tư thế của em phải như thế nào? 
+ Nghiêm trang khi chào cờ để bày tỏ điều gì ?
+ Giáo viên nhận xét Học sinh đã thực hiện tốt và chưa tốt trong giờ chào cờ đầu tuần .
 2.Bài mới :
Hoạt động 1 : Quan sát tranh 
- Cho học sinh quan sát tranh B1 thảo luận nhóm đôi
- Giáo viên yêu cầu các nhóm cử đại diện lên trình bày .
- Học sinh trình bày được nội dung tranh : 
( Đến giờ học , bác Gấu đánh trống vào lớp , Rùa đã ngồi vào bàn học , Thỏ đang la cà nhởn nhơ ngoài đường , hái hoa bắt bướm chưa vào lớp học )
- Giáo viên đặt câu hỏi :
+ Vì sao thỏ nhanh nhẹn lại đi học muộn hơn rùa ? Còn Rùa chậm chạp lại đi học đúng giờ ?
- Qua câu chuyện , em thấy bạn nào đáng khen ? Vì sao ?
* Kết luận : Thỏ la cà nên đi học muộn , Rùa tuy chậm chạp nhưng rất cố gắng đi học đúng giờ . Bạn Rùa thật đáng khen .
Hoạt động 2 : Học sinh đóng vai 
- Cho Học sinh quan sát BT2
- Học sinh quan sát tranh BT2 .
- Phân nhóm thảo luận đóng vai .
- Cho Học sinh đóng vai theo tình huống “ Trước giờ đi học ”
- Học sinh đại diện các nhóm lên trình bày , Học sinh nhận xét , thảo luận rút ra kết luận : Cần nhanh chóng thức dậy để đi học đúng giờ
Hoạt động 3 : Học sinh tự liên hệ .
- Giáo viên hỏi : bạn nào ở lớp mình luôn đi học đúng giờ? 
- Em cần làm gì để đi học đúng giờ ?
- Đi học đều và đúng giờ để làm gì?
- Học sinh suy nghĩ , trả lời .
( Tối đi ngủ sớm, sáng dậy sớm, hoàn thành vệ sinh cá nhân, ăn sánh nhanh)
* Giáo viên Kết luận : 
- Được đi học là quyền lợi của trẻ em . Đi học đúng giờ giúp em thực hiện tốt quyền được đi học của mình . Để đi học đúng giờ , cần phải :
+ Chuẩn bị đầy đủ quần áo , sách vở từ tối hôm trước , không thức khuya .
+ Để đồng hồ báo thức hoặc nhờ bố mẹ gọi dậy cho đúng giờ .
+ Tập thói quen dậy sớm , đúng giờ . 
3.Củng cố dặn dò : 5’
+Tại sao em phải đi học đúng giừo?
+ Đi học đúng giờ có tác dụng gì?
Nhận xét tiết học , tuyên dương học sinh tích cực hoạt động . 
Dăn học sinh xem BT4,5 /24,25 để chuẩn bị cho tiết học sau.
**************************************************
Buổi chiều
Tiếng Việt*
LUYỆN TẬP: VẦN ÊNH, ÊCH
I. MỤC TIÊU:
- H nắm chắc cách đọc, viết các vần các tiếng từ câu chứa vần ênh, êch
- H đọc , viết đúng các vần các tiếng từ câu chứa vần ênh, êch
- H yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Hoàn thành bài học buổi sáng
2. Luyện đọc, viết:	
* Luyện đọc sách giáo khoa.
* Luyện viết:
+ Luyện viết bảng con: chênh chếch, lênh khênh, thênh thang, 
+ Viết vở Em tập viết – CGD lớp 1 ( phần ở nhà)
+ Viết chính tả: Cô chỉ cho bé cách vẽ tranh. Bé vẽ đủ thứ,: hoa qur, chú ếch, chú cò, chú dế. Da chú dế chả xanh mà trắng bệch.
3. Hướng dẫn H hoàn thành vở Bài tập thực hành Tiếng Việt – CGD lớp 1.
4. Củng cố dặn dò:
- H đọc lại các chữ vừa viết trong bài.
- Về nhà đọc bài nhiều lần, tập đọc trước bài sau.
***************************************
Toán*
LUYỆN TẬP PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 7.
I. MỤC TIÊU
- HS được củng cố phép trừ trong phạm vi 7, mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ. 
- HS tính toán thành thạo. Làm tốt các dạng bài toán.
- HS có ý thức chăm học toán.
II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Mô hình BT 4
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: 
- HS làm bảng con: 7 - = 5 0 = - 7
 + 3 = 7 4 =  - 3
- Vài HS đọc bảng trừ trong phạm vi 7.
+ Một số trừ đi 0 kết quả thế nào? Nêu mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
- GV, HS nhận xét.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu và ghi bài.
b. Nội dung : 
* Củng cố về phép trừ trong phạm vi 7: HS nêu lại phép trừ trong phạm vi 7. 
- GV hỏi để củng cố lại: “ 7 trừ 1 bằng mấy? 7 trừ 6 bằng mấy”
*Hướng dẫn HS làm BT:	
Bài 1: Điền số thích hợp vào chỗ chấm
 7 6  7 7 
 - - - - - -
  1 0  7 1 
 4  7 3  5 
- HS nêu yêu cầu.
- HS nêu cách làm. Lớp làm bảng con theo tổ.
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 2: Tính: 
 7 – 2 - 0 = 7 – 0 - 2 =
 7 - 0 – 1 = 7 – 3 – 0 =
- HS nêu yêu cầu.
- HS nêu cách làm: tính lần lượt từ trái sang phải rồi viết kết quả cuối cùng vào sau dấu bằng.
- Lớp làm vở. 2 HS lên chữa bài.
- GV nhận xét, chữa bài.
Bài 3: Điền dấu (>,<,=) vào chỗ chấm.
 4 - 3 5 - 2 6 - 1  6- 3
 7 – 4 6 – 2 6 - 2 7 – 3
 7 – 1 2 - 1

File đính kèm:

  • docgiao_an_chuong_trinh_giang_day_lop_3_tuan_14_nam_hoc_2017_20.doc