Giáo án Chương trình bám sát Ngữ văn 10 Cơ bản - Năm học 2013-2014 - Nguyễn Thị Thanh Nga
a. Khái niệm kĩ năng diễn đạt.
- Kĩ năng diễn đạt là kĩ năng biểu hiện được nhận thức, tư tưởng, tình cảm của mình bằng phương tiện ngôn ngữ, khiến cho người đọc (hoặc người nghe) lĩnh hội được đầy đủ, chính xác những nội dung đó.
- Khi viết bài văn (cũng như khi nói), mỗi người đều phải đáp ứng nhu cầu biểu hiện được những nội dung ý nghĩ và tình cảm của mình sao cho chính xác, rõ ràng, mạch lạc, chặc chẽ và hấp dẫn người đọc.
- Kĩ năng diễn đạt (ở đây giới hạn trong kĩ năng diễn đạt ở dạng ngôn ngữ viết của bài văn) có thể bao gồm nhiều phương diện:
+ Chữ năng viết chữ và sử dụng các kí hiệu thuộc về chữ viết: cần viết đúng các qui định về chữ viết, chính tả, viết hoa và viết tiếng nước ngoài, về việc dùng dấu câu hay các kí hiệu chữ viết khác và cả việc trình bày văn bản.
+ Kĩ năng dùng từ sao cho đúng và hay: đúng về hình thức cấu tạo, đúng về nghĩa và đúng về cấu tạo ngữ pháp (thể hiện ở sự kết hợp với các từ khác để cấu tạo cụm từ và câu), đúng cả về sắc thái biểu cảm và phong cách ngôn ngữ chung của bài viết, đồng thời sử dụng từ một cách sáng tạo, có tính nghệ thuật và đạt hiệu quả giao tiếp cao.
+ Kĩ năng đặt câu sao cho mỗi câu đều đúng theo qui tắc cấu tạo câu của Tiếng Việt, đáp ứng được nhiệm vụ và mục đích giao tiếp chung trong nhận thức và tư duy của con người.
+ Kĩ năng liên kết các câu với nhau để tổ chức nên các đơn vị lớn hơn của bài văn (đoạn, mục, phần) và tổ chức nên toàn bài văn (văn bản).
+ Kĩ năng tách đoạn văn và liên kết các đoạn, mục, phần trong bài văn, kĩ năng đặt đề mục và tên đề cho văn bản,.
việc gì xảy ra, nhưng anh cũng cứ yên tâm. c. Hễ anh trông thấy bất kỳ điều gì khả nghi, anh không bỏ qua, nhưng liền báo cho công an biết ngay. E. DẶN DÒ HỌC BÀI 1. Học bài: - Nắm vững các lỗi thường gặp khi sử dụng Tiếng Việt. 2. Chuẩn bị: F. RÚT KINH NGHIỆM SAU KHI DẠY Tuần 5, 6, 7, 8 Chủ đề 2: NHỮNG LỖI DIỄN ĐẠT TRONG VIỆC VIẾT BÀI VĂN A. MỤC TIÊU BÀI HỌC Giúp hs: - Nhận thức được yêu cầu về diễn đạt trong một bài văn và những lỗi thường mắc phải khi viết văn. - Trong kĩ năng phân tích và chữa lỗi về diễn đạt trong bài văn, để hoàn thiện và nâng cao kĩ năng diễn đạt khi viết văn. - Nâng cao thái độ thận trọng khi viết văn, có ý thức diễn đạt đúng và thích hợp khi viết văn. B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN - Giáo viên: SGK, SGV, chuẩn kiến thức và kỹ năng, các tài liệu tham khảo... - Học sinh: SGK, bài soạn... C. PHƯƠNG PHÁP Kết hợp linh hoạt các phương pháp: diễn giải, thảo luận, phát vấn... D. TIẾN TRÌNH 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ 3. Lời vào bài: Để nâng cao kĩ năng diễn đạt khi viết văn, có thể phát hiện ra lỗi và sửa lỗi trong diễn đạt. Hôm nay, chúng ta sẽ đến với chủ đề 2: “Những lỗi về diễn đạt trong việc viết bài văn”. 4. Bài mới HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP NỘI DUNG BÀI HỌC HĐ1: Tìm hiểu về kĩ năng diễn đạt trong bài văn. Thao tác 1: Tìm hiểu khái niệm về khả năng diễn đạt. ? Kĩ năng diễn đạt là gì? ? Khi viết bài văn, mỗi người cần phải đáp ứng yêu cầu gì? ? Kĩ năng diễn đạt trong chủ đề này là nói đến kĩ năng nào? ? Trình bày những phương diện của nó? Thao tác 2: Tìm hiểu về một số yêu cầu cơ bản về diễn đạt trong bài viết. ? Những yêu cầu cơ bản về diễn đạt trong bài văn viết là gì? Thao tác 3: Phân tích và chữa một số lỗi về diễn đạt. ? Lỗi diễn đạt thường mắc trong bài văn viết là những lỗi nào? * Hs suy nghĩ vd. * Gv góp ý và hoàn chỉnh. HĐ3: Câu hỏi và bài tập. I. KHÁI QUÁT VỀ KĨ NĂNG DIỄN ĐẠT TRONG BÀI VĂN. a. Khái niệm kĩ năng diễn đạt. - Kĩ năng diễn đạt là kĩ năng biểu hiện được nhận thức, tư tưởng, tình cảm của mình bằng phương tiện ngôn ngữ, khiến cho người đọc (hoặc người nghe) lĩnh hội được đầy đủ, chính xác những nội dung đó. - Khi viết bài văn (cũng như khi nói), mỗi người đều phải đáp ứng nhu cầu biểu hiện được những nội dung ý nghĩ và tình cảm của mình sao cho chính xác, rõ ràng, mạch lạc, chặc chẽ và hấp dẫn người đọc. - Kĩ năng diễn đạt (ở đây giới hạn trong kĩ năng diễn đạt ở dạng ngôn ngữ viết của bài văn) có thể bao gồm nhiều phương diện: + Chữ năng viết chữ và sử dụng các kí hiệu thuộc về chữ viết: cần viết đúng các qui định về chữ viết, chính tả, viết hoa và viết tiếng nước ngoài, về việc dùng dấu câu hay các kí hiệu chữ viết khác và cả việc trình bày văn bản... + Kĩ năng dùng từ sao cho đúng và hay: đúng về hình thức cấu tạo, đúng về nghĩa và đúng về cấu tạo ngữ pháp (thể hiện ở sự kết hợp với các từ khác để cấu tạo cụm từ và câu), đúng cả về sắc thái biểu cảm và phong cách ngôn ngữ chung của bài viết, đồng thời sử dụng từ một cách sáng tạo, có tính nghệ thuật và đạt hiệu quả giao tiếp cao. + Kĩ năng đặt câu sao cho mỗi câu đều đúng theo qui tắc cấu tạo câu của Tiếng Việt, đáp ứng được nhiệm vụ và mục đích giao tiếp chung trong nhận thức và tư duy của con người. + Kĩ năng liên kết các câu với nhau để tổ chức nên các đơn vị lớn hơn của bài văn (đoạn, mục, phần) và tổ chức nên toàn bài văn (văn bản). + Kĩ năng tách đoạn văn và liên kết các đoạn, mục, phần trong bài văn, kĩ năng đặt đề mục và tên đề cho văn bản,... b. Một số yêu cầu cơ bản về diễn đạt trong bài viết: - Cần diễn đạt cho trong sáng, gãy gọn. - Cần diễn đạt cho chặt chẽ, nhất quán, không mâu thuẫn. - Cần diễn đạt ngắn gọn, giản dị, tránh cầu kì, sáo rỗng. - Cần diễn đạt cho phù hợp với phong cách ngôn ngữ của bài văn. c. Phân tích và chữa một số loại lỗi về diễn đạt: Một số lỗi diễn đạt thường mắc trong bài văn: + Diễn đạt tối nghĩa, quan hệ ý nghĩa không rõ ràng, mạch lạc. + Diễn đạt dài dòng, lủng củng, “dây cà dây muống”. + Diễn đạt có mâu thuẫn, không nhất quán. + Diễn đạt không đúng quan hệ lập luận. + Diễn đạt rời rạc, đứt mạch, thiếu sự liên kết. + Diễn đạt trùng lập. + Diễn đạt sáo rỗng. + Diễn đạt vụng về, thô thiễn. + Diễn đạt không phù hợp với phong cách ngôn ngữ viết của bài văn. II. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Bài 1: Diễn đạt trong hai câu văn sau sai về quan hệ từ. Hãy phân tích và chữa lại: Trong thời gian lưu lạc, cùng với những thất vọng lớn ông đã thấu hiểu với nỗi sống cay đắng, cực khổ của nhân dân. Dưới bọn quan lại là một lũ sai nha lính lệ, ra sức đàn áp và cướp bóc vào con người lương thiện nói chung và Thuý Kiều nói chung. Bài tập 2: Hãy phân tích việc dùng quan hệ từ trong các câu sau và chữa lại lỗi diễn đạt: Vì thế, trong một số trường học, để giúp cho học sinh hiểu biết về luật giao thông nên bằng nhiều biện pháp hướng dẫn cho học sinh, sinh viên. Tỉ lệ người dân sống trong thành phố lớn dễ bị nhiễm bệnh bởi không khí ô nhiễm hơn người dân sống ở vùng nông thôn, vì ở nông thôn không khí ít ô nhiễm bởi có ít nhà máy và xe cộ. E. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI 1. Học bài: - Xem kĩ cả lý thuyết và bài tập của chủ đề này. 2. Chuẩn bị F. RÚT KINH NGHIỆM SAU KHI DẠY Tuần 9, 10, 11, 12. Chủ đề 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM QUA CÁC TÁC PHẨM TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 10. A. MỤC TIÊU BÀI HỌC Giúp hs: - Nắm được các đặc trưng cơ bản của văn học dân gian, những đặc điểm chính của một số thể loại văn học dân gian đã học; hiểu rõ vị trí, vai trò và những giá trị to lớn về nội dung và nghệ thuật của văn học dân gian trong mối quan hệ với nền văn học viết. - Bước đầu biết cách đọc hiểu tác phẩm văn học dân gian theo đặc trưng thể loại. Biết phân biệt vai trò, tác dụng của văn học dân gian qua những tác phẩm (hoặc trích đoạn tác phẩm) được học. - Trân trọng và yêu thích những tác phẩm văn học dân gian của dân tộc. Có ý thức vận dụng những kiến thức chung về văn học dân gian trong việc đọc – hiểu văn bản văn học dân gian cụ thể. B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN - Giáo viên: SGK, SGV, chuẩn kiến thức và kỹ năng, các tài liệu tham khảo... - Học sinh: SGK, bài soạn... C. PHƯƠNG PHÁP Kết hợp linh hoạt các phương pháp: diễn giải, thảo luận, phát vấn... D. TIẾN TRÌNH 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ 3. Lời vào bài: Văn học dân gian là một mảng quan trọng trong nền văn học của nước ta. Để hiểu hơn nữa về văn học dân gian: bao gồm những thể loại nào? Đặc điểm của chúng là gì?... Hôm nay, chúng ta cùng nhau tìm hiểu chủ đề 3: “Một số vấn đề cơ bản của Văn học dân gian Việt Nam trong những tác phẩm của chương trình Ngữ văn 10”. 4. Bài mới HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP NỘI DUNG BÀI HỌC HĐ1: Những đặc điểm chính của thể loại văn học dân gian đã học. Thao tác 1: Tìm hiểu về sử thi dân gian ? Sử thi dân gian là gì? ? Những đặc điểm cơ bản của sử thi anh hùng Tây Nguyên? Thao tác 2: Tìm hiểu về truyền thuyết. ? Truyền thuyết là gì? ? Đặc điểm của truyện “An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thuỷ”? Thao tác 3: Tìm hiểu truyện cổ tích. ? Truyện cổ tích là gì? ? Hãy nêu những đặc điểm của truyện cổ tích thần kì? Thao tác 4: Tìm hiểu truyện cười. ? Truyện cười là gì? ? Hãy nêu những đặc điểm của hai truyện cười đã học? Thao tác 5: Tìm hiểu về ca dao. ? Ca dao là gì? ? Hãy nêu những đặc điểm của hai chùm ca dao đã học? HĐ2: Những giá trị cơ bản của văn học dân gian qua các tác phẩm đã học. Thao tác 1: Các giá trị nội dung. ? Hãy nêu các giá trị nội dung của các tác phẩm dân gian đã học? Thao tác 2: Các giá trị nghệ thuật. ? Hãy nêu những giá trị nghệ thuật của các tác phẩm dân gian đã học? HĐ3: Vai trò và tác dụng của văn học dân gian trong đời sống xã hội và trong nền văn học của dân tộc. Thao tác 1: Tìm hiểu vai trò và tác dụng của văn học dân gian trong đời sống xã hội. ? Văn học dân gian có vai trò như thế nào trong đời sống xã hội? Thao tác 2: Tìm hiểu vai trò và tác dụng của văn học dân gian trong nền văn học của dân tộc. ? Văn học dân gian có vai trò như thế nào trong nền văn học dân tộc? HĐ4: Một số lưu ý về phương pháp đọc - hiểu văn học dân gian. ? Để hiểu đúng văn học dân gian, chúng ta cần lưu ý những vấn đề gì? HĐ5: Câu hỏi và bài tập. * Gv hướng dẫn hs làm bài tập 1 và 2. I. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHÍNH CỦA THỂ LOẠI VĂN HỌC DÂN GIAN ĐÃ HỌC 1. Sử thi dân gian: a. Định nghĩa: Sử thi dân gian là những tác phẩm tự sự dân gian có qui mô lớn, sử dụng ngôn ngữ có vần, nhịp, xây dựng những hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng để kể về một hoặc nhiều biến cố lớn diễn ra trong đời sống cộng đồng của cư dân thời cổ đại. b. Đặc điểm cơ bản của sử thi anh hùng Tây Nguyên: - Nội dung: Qua cuộc đời và những chiến công của người anh hùng, sử thi thể hiện sức mạnh và mọi khát vọng của cộng đồng và thời đại. - Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ: ngôn ngữ trang trọng, giàu nhịp điệu, giàu hình ảnh, sử dụng nhiều phép so sánh và phóng đại đạt hiệu quả thẩm mĩ cao, đậm đà màu sắc dân tộc. 2. Truyền thuyết: a. Định nghĩa: Những tác phẩm tự sự dân gian kể về những tác phẩm và nhân vật lịch sử (hoặc liên quan đến lịch sử) theo xu hướng lý tưởng hóa, qua đó thể hiện sự ngưỡng mộ và tôn vinh của nhân dân đối với người có công với đất nước, dân tộc và cộng đồng dân cư của đất nước. b. Đặc điểm của “Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy”: - Là một cách giải thích nguyên nhân việc mất nước Âu Lạc, nhằm nêu lên bài học lịch sử về tinh thần cảnh giác với kẻ thù trong việc giữ nước, và về cách sử lí đúng đắn mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng. - Hình tượng nhân vật (An Dương Vương, Rùa Vàng, Mị Câu, Trọng Thủy) mang nhiều chi tiết hư cấu nhưng vẫn đảm bảo phần cốt lõi lịch sử. 3. Truyện cổ tích: a. Định nghĩa: Những tác phẩm tự sự dân gian mà cốt lõi và hình tượng được hư cấu có chủ định, kể về số phận những con người bình thường trong xã hội, thể hiện tinh thần nhân đạo và lạc quan của nhân dân lao động. b. Đặc điểm của truyện cổ tích thần kì “Tấm Cám”: - Nhân vật Tấm trải qua liên tiếp nhiều lần biến hóa để thể hiện sức sống, sức trỗi dậy mãnh liệt của con người trước sự vùi dập của kẻ ác. Điều đó chứa đựng triết lý dân gian về sự tất thắng của cái thiện đối với cái ác. Mâu thuẫn và xung đột trong truyện là sự khúc xạ mâu thuẫn và xung đột trong gia đính phụ quyền thời cổ. - Về nghệ thuật, đặc sắc của truyện thể hiện ở khả năng miêu tả sự chuyển biến của nhân vật Tấm từ yếu đuối, thụ động đến cương quyết, chủ động đấu tranh giành lại quyền sống và quyền hưởng hạnh phúc chính đáng của mình. 4. Truyện cười: a. Định nghĩa: Những tác phẩm tự sự dân gian ngắn, có kết cấu chặc chẽ, kết thúc bất ngờ kể về những sự việc xấu, trái tự nhiên trong cuộc sống, có tác dụng gây cười, nhằm mục đích giải thích, phê phán.. b. Đặc điểm của hai truyện cười đã học: - Tam đại con gà: + Cái xấu bị phê phán trong truyện là sự dốt nát và thói sĩ diện của ông thầy đồ (cái dốt càng cố che đậy thì càng lộ ra, càng làm trò cười cho thiên hạ). + Nghệ thuật xây dựng nhân vật thông qua các tình huống liên tiếp trong quá trình giải thích tình huống, cái dốt của thầy đồ dần tự lộ ra. - Nhưng nó phải bằng hai mày: + Cái xấu bị phê phán trong truyện là sự tham nhũng thể hiện qua tính hai mặt của quan lại địa phương khi sử kiện. + Nghệ thuật gây cười chính là ở sự gây cười của cử chỉ với lời nói, trong đó có sử dụng lối chơi chữ độc đáo. 5. Ca dao a. Định nghĩa: Những lời thơ trữ tình dân gian thường kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng, được sáng tác nhằm diễn tả thế giới nội tâm của con người. b. Đặc điểm của hai chùm ca dao đã học: - Chùm ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa: + Nội dung cảm xúc của các bài_câu ca dao là nỗi niềm chua xót, đắng cay khi người bình thường nghĩ về cảnh ngộ, số phận và những tình cảm yêu thương, chung thủy của họ trong quan hệ bè bạn, tình yêu và trong mối quan hệ với xóm làng, quê hương, đất nước. + Những cảm xúc trên được bộc lộ vừa chân thành, vừa tinh tế, kín đáo qua nghệ thuật diễn đạt giàu hình ảnh, đậm màu sắc dân tộc và dân dã của ca dao (so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nhiều hình ảnh mang nghĩa biểu tượng có giá trị biểu cảm cao); ngoài ra còn là nghệ thuật sử dụng những từ phiếm chỉ, từ láy hoặc sự thay đổi vần, nhịp thơ. - Chùm ca dao hài hước: + Nội dung là những tiếng cười giải trí, tiếng cười tự trào hoặc tiếng cười châm biếm, phê phán, qua đó thể hiện lòng yêu đời, tâm lý lạc quan, triết lý sống mạnh mẽ của người lao động. + Những cảm xúc trên được bộc lộ bằng những lối diễn đạt thông minh, hóm hỉnh (dùng các thủ pháp đối lập, thậm xưng để chế giễu hoặc vui đùa). II. NHỮNG GIÁ TRỊ CƠ BẢN CỦA VĂN HỌC DÂN GIAN QUA CÁC TÁC PHẨM ĐÃ HỌC: 1. Giá trị nội dung: - Phản ánh chân thật cuộc sống lao động, chiến đấu để dựng nước và giữ nước của dân tộc. - Thể hiện truyền thống dân chủ và tinh thần nhân văn của nhân dân. - Bộc lộ đời sống tinh thần phong phú, tinh tế và sâu sắc của nhân dân (yêu đời, lạc quan, yêu cái thiện, cái đẹp trong cuộc sống, căm ghét cái xấu, sống độc ác, sống tình nghĩa, thủy chung) - Tổng kết những tri thức, kinh nghiệm của nhân dân về mọi lĩnh vực trong mối quan hệ giữa con người với tự nhiên. 2. Giá trị nghệ thuật: - Xây dựng được những mẫu hình nhân vật đẹp, tiêu biểu cho truyền thống quí báu của dân tộc. Ví dụ: Đam Săn tiêu biểu cho truyền thống quí báu, chiến đầu anh dũng của người anh hùng vì hạnh phúc cộng đồng; An Dương Vương dù bị thất bại trước âm mưu của Triệu Đà vẫn tiêu biểu cho tinh thần bất khuất của dân tộc; Tấm tiêu biểu cho lòng yêu đời ham sống của những người lao động bị áp bức trong xã hội cũ. - Văn học dân gian là nơi hình thành nên những thể loại văn học cơ bản và tiêu biểu của dân tộc do nhân dân lao động sáng tạo nên. Văn học dân gian còn là “kho” lưu trữ những thành tựu ngôn ngữ nghệ thuật mang đậm bản sắc dân tộc mà các thế hệ đời sau cần học tập và phát huy. III. VAI TRÒ VÀ TÁC DỤNG CỦA VĂN HỌC DÂN GIAN TRONG ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA XÃ HỘI VÀ TRONG NỀN VĂN HỌC CỦA DÂN TỘC 1. Vai trò và tác dụng trong đời sống tinh thần của xã hội: - Văn học dân gian nêu cao những bài học về phẩm chất tinh thần, đạo đức, truyền thống tốt đẹp của dân tộc: tinh thần nhân đạo, lòng lạc quan, ý chí đầu tranh bền vững để giải phóng con người khỏi bất công, ý chí độc lập, tự cường, niềm tin bất diệt vào cái thiện - Văn học dân gian góp phần quan trọng bồi dưỡng cho con người những tình cảm tốt đẹp, cách nghĩ, lối sống tích cực và lành mạnh. 2. Vai trò, tác dụng của nền văn học dân tộc: - Nhiều tác phẩm văn học dân gian đã trở thành những mẫu mực về nghệ thuật của thời đại đã qua mà các nhà văn cần học tập để sáng tạo nên những tác phẩm có giá trị. Ví dụ: Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Tố Hữu cùng nhiều văn nghệ sĩ ngày nay đã tiếp thu có sáng tạo văn học dân gian trong sáng tác của mình. - Văn học dân gian mãi mãi là ngọn nguồn nuôi dưỡng, là cơ sở của văn học viết về các phương diện đề tài, thể loại, văn liệu IV. MỘT SỐ LƯU Ý VỀ PHƯƠNG PHÁP ĐỌC – HIỂU VĂN HỌC DÂN GIAN Để hiểu đúng văn học dân gian, chúng ta cần chú ý đến một số vấn đề sau: 1. Nắm vững đặc trưng của thể loại bởi lẽ không một tác phẩm văn học dân gian cụ thể lại vượt qua khỏi đặc trưng cơ bản của thể loại. Cần lấy những đặc trưng chung về thể loại làm căn cứ để đọc – hiểu những tác phẩm cụ thể . 2. Muốn đọc - hiểu chính xác một tác phẩm văn học dân gian, cần đặt nó vào trong hệ thống những văn bản tương quan, thích ứng (về đề tài, thể loại và các diện đạt). Ví dụ: Hình tượng “thuyền” trong ca dao thường mang ý nghĩa ẩn dụ nhưng trong từng trường hợp cụ thể, đều có sắc thái riêng, điều này tùy thuộc vào việc đặt câu ca dao vào trong hệ thống nào. Trong hệ thống lời ca dao sau thì “thuyền” được dùng để chỉ người con trai nay đây mai đó: “Thuyền ơi có nhớ bến chăng Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền hay: Thuyền đà đến bến anh ơi Sao anh chẳng bắc cầu noi lên bờ” Nhưng trong quan hệ “thuyền – khách” thì “khách” thường được dùng để chỉ người con trai và “thuyền” để chỉ người con gái: “Thuyền đà đã ghé tới nơi Khách tình sao chả xuống chơi thuyền tình” Cũng tương tự như vậy, ở câu ca dao sau, “thuyền” chỉ người con gái, trong khi bến chỉ người con trai: “Lênh đênh một chiếc thuyền tình Mười hai bến nước biết gởi mình nơi nao” 3. Trong quá trình sinh thành, biến đổi, lưu truyền, tác phẩm văn học dân gian luôn gắn bó mật thiết và phục vụ trực tiếp cho các hình thức sinh hoạt cộng đồng khác nhau (gia đình, xã hội, tôn giáo, tính ngưỡng, phong tục, tập quán, lao động, vui chơi, ca hát, lễ hội) của nhân dân. Bởi thế, để đọc hiểu sâu sắc và chính xác ý nghĩa tác phẩm, cần đặt nó trong mối quan hệ với các hình thức sinh hoạt cộng đồng. Ví dụ: _ Bài ca dao “Thách cưới” cần đặt trong mối quan hệ giao duyên, diễn ra trong khuôn khổ cuộc hát đối đáp nam nữ. Có thể mới hiểu được đây chỉ là lời hát đùa, nhưng đùa mà lại thật _ cái thật lòng của thanh niên nam - nữ lao động nghèo, yêu đời tha thiết và yêu nhau vừa mãnh liệt vừa hồn nhiên. - “Truyện An Dương và Mị Châu, Trọng Thủy” cần được đặt trong mối quan hệ với lễ hội diễn ra hằng năm tại khu du lịch Cổ Loa (có đền Thượng thờ An Dương, có am thờ bà chúa Mị Châu, lại có cả Giếng Ngọc nơi in dấu kỉ niệm của đôi vợ chồng trẻ lúc còn sống và gắn với cái chết đau đớn, dằn vặt bởi hối hận của Trọng Thủy), Như vậy, ta mới có thể hiểu đúng ý ghĩa của những hình tượng, những chi tiết nghệ thuật của truyền thuyết. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP: BÀI TẬP 1: Xuất phát từ đặc trưng thể loại của sử thi anh hùng dân gian Tây Nguyên, anh (chị) hãy trả lời thắc mắc sau đây: Giả sử Đăm Săn vào phút cuối cùng của cuộc chiến đấu lại chấp nhận lấy trâu và voi của Mtao Mxây mà tha chết cho hắn thì những điều gì nghiêm trọng sẽ xảy ra? Bài tập 2: Sau khi đã học “Truyện An Dương Vương và Mị Câu, Trọng Thủy” và nắm được đặc trưng của thể loại truyền thuyết, anh (chị) hãy cho biết: Liệu hình ảnh “Ngọc trai – giếng nước” có mang ý nghĩa ca ngợi mối tình thủy chung của công chúa nước Âu Lạc với hoàng tử nước Triệu không? E. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI 1. Học bài: - Xem lại nội dung và thực hành 2 bài tập. 2. Chuẩn bị F. RÚT KINH NGHIỆM SAU KHI DẠY Tuần 13, 14, 15, 16 Chủ đề 4: THỰC HÀNH VỀ NGÔN NGỮ NÓI – NGÔN NGỮ VIẾT; CÁC PHONG CÁCH CHỨC NĂNG NGÔN NGỮ VÀ CÁC PHÉP TU TỪ CÓ TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 10 A. MỤC TIÊU BÀI HỌC - Hiểu sâu hơn các khái niệm, đặc trưng của ngôn ngữ nói – ngôn ngữ viết, phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, một số phép tu từ trong chương trình Ngữ Văn 10. - Củng cố kĩ năng xác định và phân tích các đặc điểm của ngôn ngữ nói – ngôn ngữ viết, phong cách chức năng ngôn ngữ và các phép tu từ qua một số ngữ liệu tiêu biểu. - Có ý thức hơn về cách sử dụng các phương tiện ngôn ngữ trong các phong cách chức năng, tăng cường kĩ năng tạo lập văn bản trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, kĩ năng cảm thụ ngôn ngữ nghệ thuật, cảm nhận được cái hay trong các phép tu từ đồng thời có thể bước đầu biết sử dụng các phép tu từ trong nói và viết. B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN - Giáo viên: SGK, SGV, chuẩn kiến thức kỹ năng, các tài liệu tham khảo... - Học sinh: SGK, bài soạn... C. PHƯƠNG PHÁP Kết hợp linh hoạt các phương pháp: diễn giải, thảo luận, phát vấn... D. TIẾN TRÌNH 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ 3. Lời vào bài Để nắm vững được những yêu cầu về các phong cách ngôn ngữ, cũng như bước đầu nhận diện được các phép tu từ, hôm nay, chúng sẽ tìm hiểu chủ đề 4: “Thực hành về ngôn ngữ nói – ngôn ngữ viết, các phong cách chức năng ngôn ngữ và các phép tu từ có trong chương trình Ngữ văn 10”. 4. Bài mới HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP NỘI DUNG BÀI HỌC HĐ1: Tìm hiểu về ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Thao tác 1: Tìm hiểu về các hình thức sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp. ? Dạng nói là gì? ? Dạng viết là gì? ? Em có nhận xét gì về dạng nói và dạng viết? Thao tác 2: Tìm hiểu về ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. ? Ngôn ngữ nói là gì? ? Ngôn ngữ viết là gì? ? Dạng nói và dạng viết có giống ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết không? Thao tác 3: Thực hành về kĩ năng sử dụng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết * H
File đính kèm:
- HKI.doc
- bia.doc
- HKII.doc
- Phân phối chương trnh.doc