Giáo án chuẩn kiến thức kĩ năng Toán Lớp 3 - Tuần 20

*Hoạt động 1: Làm bài 1

 -Mục tiêu Giúp Hs đọc viết số có 4 chữ số.

Cho học sinh mở vở bài tập:

· Bài 1:

- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài

- Yêu cầu cả lớp làm vào VBT.

- Gv hỏi:

+ Để xác định M là trung điểm của đoạn thẳng AB ta phải làm gì?

+ Độ dài của đoạn thẳng AB bằng bao nhiêu?

- Gv mời 4 Hs nối tiếp nhau viết các số phần a) và 5 Hs đọc các số của phần b).

- Gv nhận xét, chốt lại.

 AM = MB ; BN = NC

 DP = PC ; QD = AQ

· Bài 2:

- Mời Hs đọc yêu cầu đề bài.

- GV yêu cầu cả lớp làm vào VBT.

- Gv mời 2 Hs lên bảng làm bài.

- Gv nhận xét, chốt lại.

* Hoạt động 2: Làm bài 3, 4.

- Mục tiêu: Hs biết nhận biết thứ tự số có 4 chữ số.

· Bài 2:

- Mời Hs đọc yêu cầu đề bài.

- GV yêu cầu cả lớp mỗi Hs lấy gấp tờ giấy hình chữ nhật ABCD đã chuẩn bị trước.

- Sau đó yêu cầu Hs đánh dấu trung điểm I của đoạn thẳng AB và trung điển K của đoạn thẳng DC.

- Tương tự : Gấp tờ giấy hình chữ nhật ABCD(gấp đoạn thẳng DC trùng với đoạn thẳng AB) rồi đánh dấu trung điểm M của đoạn thẳng AD và trung điểm N của đoạn thẳng BC.

- Gv nhận xét, tuyên dương nhóm làm nhanh, chính xác.

· Bài 3:

- Gv mời Hs đọc yêu cầu đề bài:

- Gv yêu cầu cả lớp bài vào vở bài tập, 1 hs lên bảng làm

- Gv nhận xét, chốt lại:

 

doc12 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 525 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án chuẩn kiến thức kĩ năng Toán Lớp 3 - Tuần 20, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Toán
Điểm ở giữa, trung điểm của đoạn thẳng
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: 
- Hiểu thế nào là điểm ở giữa hai điểm cho trước.
- Hiểu thế nào là trung điểm của một đoạn thẳng.
Kỹ năng: 
- Biết tìm các điểm chính xác, thành thạo.
c) Thái độ: Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.
II/ Chuẩn bị:
	* GV: Bảng phụ, phấn màu.
	* HS: VBT, bảng con.
III/ Các hoạt động:
1. Khởi động: Hát.
2. Bài cũ: Số 10.000 – Luyện tập.
- Gv gọi 2 Hs lên làm bài tập 3, 4. 
- Gv nhận xét bài làm của HS.
3. Giới thiệu và nêu vấn đề.
Giới thiệu bài – ghi tựa.
4. Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: Giới thiệu điểm ở giữa và trung điểm của đoạn thẳng.
- Mục tiêu: Giúp Hs làm quen điểm ở giữa và trung điểm của đoạn thẳng..
a) Giới thiệu điểm ở giữa.
- Gv kẽ hình trong SGK trên bảng phụ 
- Gv nhấn mạnh: A, O, B là ba điểm thẳng hàng. 
- Theo thứ thự : điểm A, rồi đến điểm 0, đến điểm B (hướng từ trái sang phải) . 0 là điểm ở giữa hai điểm A và B.
- Vậy khái niệm điểm ở giữa xác định vị trí điểm 0 ở trên ở trong đoạn AB. Hoặc : A là điểm ở bên trái điểm 0, B là điểm ở bên phải điểm 0, nhưng với điều kiện trước tiên ba điểm phải thẳng hàng.
b) Giới thiệu trung điểm của đoạn thẳng.
 - Gv vẽ hình trong SGK.
 - Gv nhấn mạnh 2 điều kiện để M là trung điểm của đoạn AB
+ M là điểm ở giữa hai điểm A và B.
+ AM = MB (độ dài của đoạn thẳng AM bằng độ dài của đoạn thẳng MB và cùng bằng 3cm)
* Hoạt động 2: Làm bài 1.
- Mục tiêu: Giúp Hs tìm ba điểm thẳng hàng và trung điểm của đoạn thẳng.
Cho học sinh mở vở bài tập.
Bài 1:
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài:
- Gv yêu cầu Hs quan sát bài còn lại và thảo luận nhóm đôi.
- Gv yêu cầu Hs làm vào VBT.
- Yêu cầu đại diện các cặp Hs lên bảng làm.
- Gv nhận xét, chốt lại.
 Trong hình bên có :
 - Ba điểm A, M, B thẳng hàng.
 - Ba điểm D, 0, B thẳng hàng. 
 - Ba điểm M,O, N thẳng hàng. 
 - Ba điểm D, N, C thẳng hàng. 
 b) - M là điểm ở giữa hai điểm D và B
 - 0 là điểm ở giữa hai điểm A và B
 - N là điểm ở giữa hai điểm D và C
* Bài 2:
- Gv gọi 1 Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Gv mời 1 Hs nhắc lại điều kiện để ttrở thành trung điểm của đoạn thẳng.
- Gv yêu cầu Hs mẫu.
- Gv yêu cầu cả lớp làm vào VBT.
- Gv mời 6 Hs lên thi làm bài.
- Gv nhận xét, chốt lại.
* Hoạt động 3: Làm bài 3, 4.
-Mục tiêu: Giúp tìm điểm ở giữa và trung điểm của đoạn thẳng.
Bài 3: 
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu của đề bài.
- Gv yêu cầu Hs quan sát hình trong SGK.
- Gv yêu cầu cả lớp bài vào vở bài tập, 4 nhóm Hs thi làm bài tiếp sức.
- Gv nhận xét, chốt lại: 
– Trung điểm đoạn thẳng AB là điểm 0.
 - M là trung điểm của đoạn thẳng CD
 - N là trung điểm của đoạn thẳng EG
 - I là trung điểm của đoạn thẳng HK
b) Đoạn thẳng có độ dài lớn nhất là EG.
 Hai đoạn thẳng có độ dài bằng nhau là HK, CD.
Bài 4
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Gv yêu cầu Hs làm vào VBT. Một 2 Hs lên bảng làm. 
- Gv nhận xét, uyên dương bạn vẽ đẹp.
PP: Quan sát, hỏi đáp, giảng giải.
Hs quan sát hình vẽ.
Hs nhắc lại.
Hs lắng nghe.
PP: Luyện tập, thực hành, thảo luận.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs thaỏ luận theo cặp.
Đọc số : ba ngìn hai trăm năm mươi tư.
Học sinh cả lớp làm bài vào VBT.
Đại diện các cặp lên bảng làm.
Hs nhận xét.
Vài Hs đọc lại kết quả đúng.
Hs đọc yêu cầu của đề bài.
Một Hs nhắc lại.
Một Hs làm mẫu.
Cả lớp làm vào VBT.
6 Hs lên thi làm bài.
PP: Luyện tập, thực hành, trò chơi.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs làm bài vào VBT.
4 nhóm Hs lên bảng thi làm bài.
Hs chữa bài đúng vào VBT.
Hs chữa bài đúng vào VBT.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs cả lớp làm bài vào VBT.
2 Hs lên bảng làm.
Hs nhận xét.
5. Tổng kết – dặn dò.
- Về tập làm lại bài.
Làm bài 2,3.
Chuẩn bị bài: Luyện tập.
Nhận xét tiết học.
Toán
Luyện tập
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: Giúp Hs củng cố về:
- Củng cố khái niệm trung điểm của đoạn thẳng.
b) Kỹ năng: Biết cách xác định trung điểm của đoạn thẳng cho trước.
c) Thái độ: Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.
II/ Chuẩn bị:
	* GV: Bảng phụ, phấn màu .
	* HS: VBT, bảng con.
III/ Các hoạt động:
1. Khởi động: Hát.
2. Bài cũ: Điểm ở giữa, trung điểm của đoạn thẳng
Gọi 1 học sinh lên bảng sửa bài 1.
Một Hs sửa bài 3.
- Nhận xét ghi điểm.
- Nhận xét bài cũ.
3. Giới thiệu và nêu vấn đề.
Giới thiệu bài – ghi tựa.
4. Phát triển các hoạt động.
 *Hoạt động 1: Làm bài 1
 -Mục tiêu Giúp Hs đọc viết số có 4 chữ số.
Cho học sinh mở vở bài tập: 
Bài 1: 
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài
- Yêu cầu cả lớp làm vào VBT.
- Gv hỏi: 
+ Để xác định M là trung điểm của đoạn thẳng AB ta phải làm gì?
+ Độ dài của đoạn thẳng AB bằng bao nhiêu?
- Gv mời 4 Hs nối tiếp nhau viết các số phần a) và 5 Hs đọc các số của phần b).
- Gv nhận xét, chốt lại. 
 AM = MB ; BN = NC
 DP = PC ; QD = AQ
Bài 2:
- Mời Hs đọc yêu cầu đề bài.
- GV yêu cầu cả lớp làm vào VBT.
- Gv mời 2 Hs lên bảng làm bài.
- Gv nhận xét, chốt lại.
* Hoạt động 2: Làm bài 3, 4.
- Mục tiêu: Hs biết nhận biết thứ tự số có 4 chữ số.
Bài 2:
- Mời Hs đọc yêu cầu đề bài.
- GV yêu cầu cả lớp mỗi Hs lấy gấp tờ giấy hình chữ nhật ABCD đã chuẩn bị trước.
- Sau đó yêu cầu Hs đánh dấu trung điểm I của đoạn thẳng AB và trung điển K của đoạn thẳng DC. 
- Tương tự : Gấp tờ giấy hình chữ nhật ABCD(gấp đoạn thẳng DC trùng với đoạn thẳng AB) rồi đánh dấu trung điểm M của đoạn thẳng AD và trung điểm N của đoạn thẳng BC.
- Gv nhận xét, tuyên dương nhóm làm nhanh, chính xác.
Bài 3:
- Gv mời Hs đọc yêu cầu đề bài:
- Gv yêu cầu cả lớp bài vào vở bài tập, 1 hs lên bảng làm
- Gv nhận xét, chốt lại: 
PP: Luyện tập, thực hành.
Hs đọc yêu cầu đề bài..
Hs lắng nghe.
Hs: ta phải đo độ dài của đoạn thẳng AB.
Bằng 6 cm.
Hs cả lớp làm vào VBT.
4 Hs lên bảng làm.
Hs cả lớp nhận xét bài trên bảng.
Hs đọc yêu cầu của đề bài.
Cả lớp làm vào VBT. Hai Hs lên bảng làm.
Hs cả lớp nhận xét.
PP: Luyện tập, thực hành, trò chơi.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Cả lớp làm vào thực hành dánh dấu trung điểm I của đoạn thẳng AB và trung điểm K của đoạn thẳng DC.
4 nhóm Hs lên thi tìm trung điểm.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
1 Hs lên bản bài làm. Hs cả lớp làm vào VBT.
Hs nhận xét.
Tổng kết – dặn dò.
Tập làm lại bài.
Làm bài 3, 4.
Chuẩn bị bài: So sánh các số trong phạm vi 10.000. 
Nhận xét tiết học.
Toán
So sánh các số trong phạm vi 10.000
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: 
- Nhận biết dấu hiệu và cách so sánh các số trong phạm vi 10.000.
- Củng cố về tìm số lớn nhất, số bé nhất trong một nhóm các số ; củng cố về quan hệ giữa một số đơn vị đo đại lượng cùng loại.
b) Kỹ năng: Rèn làm bài tập chính xác, thành thạo.
c) Thái độ: Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.
II/ Chuẩn bị:
	* GV: Bảng phụ, phấn màu .
	* HS: VBT, bảng con.
III/ Các hoạt động:
1. Khởi động: Hát.
2. Bài cũ: Luyện tập.
Gọi 1 học sinh lên bảng sửa bài 1.
Một Hs sửa bài 3.
- Nhận xét ghi điểm.
- Nhận xét bài cũ.
3. Giới thiệu và nêu vấn đề.
Giới thiệu bài – ghi tựa.
4. Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs nhận biết dấu hiệu và cách so sánh hai số trong phạm vi 10.000 
a) So sánh hai số có chữ số khác nhau.
- Gv viết lên bảng: 999 1000. Yêu cầu Hs điền dấu thích hợp () và giải thích vì sao chọn dấu đó.
- Gv hướng dẫn Hs chọn các dấu hiệu (ví dụ : như vì 999 thêm 1 thì được 1000 , hoặc vì 999 ứng với vạch đứng trước vạch ứng với 1000 trên tia số , hoặc vì 999 có ít chữ số hơn 1000).
- Tương tự Gv hướng dẫn Hs so sánh số 9999 và 10.000
- Gv hướng dẫn Hs nhận xét: Trong hai số có số chữ số khác nhau, số nào có ít chữ số hơn thì bé hơn, số nào có nhiều chữ số hơn thì lớn hơn.
b) So sánh hai chữ số có số chữ số bằng nhau.
- Gv hường dẫn Hs so sánh số 9000 với 8999
- Gv hướng dẫn Hs : trong trường hợp này chúng ta so sánh chữ số ở hàng nggghìn, vì 9 > 8 nên 9000 > 8999.
- Ví dụ 2: GV yêu cầu Hs so sánh hai số 6579 với 6580
- Gv hướng dẫn Hs : Đối với hai số có cùng chữ số , bao giờ cũng bắt đầu từ cặp chữ đầu tiên ở bên trái, nếu chúng bằng nhau (ở đây chúng đều bằng 6) thì so sánh các cặp chữ số tiếp theo (ở đây chúng đều là 5), do đó so sánh tiếp cặp chữ số hàng chục, ở đây 7 < 8 nên 6579 < 6580.
- Gv rút ra nhận xét từ 2 ví dụ: Nếu hai số có cùng số chữ số thì so sánh từng cặp chữ số ở cùng một hàng, kể từ trái sang phải.
 Nếu hai số có cùng số chữ số và từng cặp chữ số ở cùng một hàng đều giống nhau thì hai số đó bằng nhau.
* Hoạt động 2: Làm bài 1, 2.
 -Mục tiêu Giúp Hs so sánh các số trong phạm vi 10.000, Cho học sinh mở vở bài tập: 
Bài 1: 
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Gv mời 2 Hs nhắc lại cách so sánh hai số .
- Yêu cầu cả lớp làm vào VBT.
- Gv mời 4 Hs lên bảng làm .
-Gv nhận xét, chốt lại. 
999 9998
3000 >2999 9998 = 9990 + 8
8972 = 8972 2009 < 2010
500 + 5 < 5005 7351 < 7353
Bài 2:
- Mời Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Yêu cầu Hs tự làm vào VBT. Bốn Hs lên bảng làm bài làm và giải thích cách so sánh.
- Gv nhận xét, chốt lại.
1kg > 999g 59 phút < 1 giờ
690m 1 giờ
800cm = 8m 60 phút = 1 giờ
* Hoạt động 3: Làm bài 3, 4.
- Mục tiêu: Giúp Hs củng cố số lớn nhất, bé nhất. Tính chu vi hình vuông.
Bài 3:
- Mời Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Gv yêu cầu cả lớp làm bài vào VBT. 4 Hs lên bảng thi làm bài và giải thích cách chọn.
- Gv nhận xét, chốt lại:
Số lớn nhất trong các số 9685, 9658, 9865 9856 là : 9865.
Số bé nhất trong các số 4502, 4052, 4250, 4520 là: 4052.
Bài 4:
- Mời Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Gv hỏi: 
+ Cách tính chu vi hình vuông?
- Gv yêu cầu Hs cả lớp làm vào VBT. 1 Hs lên bảng làm bài.
- Gv nhận xét, chốt lại:
Độ dài của cạnh hình vuông là 5cm.
Chu vi của hình vuông:
 5 x 5 = 25 (cm)
 Đáp số: 25 cm.
PP: Quan sát, giàng giải, hỏi đáp.
Hs điền dấu 999 < 1000 và giải thích.
Hs so sánh 2 số 9999 < 10.000 và giải thích.
Hs so sánh số 9000 > 8999 và giải thích.
Hs so sánh 6579 < 6580 và giải thích.
 4 – 5 Hs nhắc lại.
PP: Luyện tập, thực hành.
Hs đọc yêu cầu đề bài..
Hai Hs nêu.
Hs cả lớp làm vào VBT.
4 Hs lên bảng làm và nêu cách so sánh của mình.
Hs cả lớp nhận xét bài trên bảng.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs thảo luận nhóm đôi.
4 Hs lên bảng làm bài làm và giải thích cách so sánh. Hs cả lớp làm vào VBT.
Hs nhận xét.
PP: Luyện tập, thực hành, trò chơi.
Hs đọc yêu cầu của đề bài.
Cả lớp làm vào VBT. 4 Hs lên bảng làm và giải thích cách chọn số lớn nhất, bé nhất.
Hs chữa bài đúng vào VBT.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Ta lấy 4 cạnh nhân với nhau. 
Hs cả lớp làm vào VBT. Một Hs lên bảng làm.
Hs nhận xét.
Hs chữa bài đúng vào VBT.
5.Tổng kết – dặn dò.
Tập làm lại bài.
Làm bài 3, 4.
Chuẩn bị bài: Luyện tập. 
Nhận xét tiết học.
Toán
Luyện tập
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: 
- Củng cố về so sánh các số trong phạm vi 10.000, viết bốn số theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại.
- Củng cố về thứ tự các số tròn trăm, tròn nghìn (sắp xếp trên tia số) và về cách xác định trung điểm của đoạn thẳng.
b) Kỹ năng: Rèn làm bài tập chính xác, thành thạo.
c) Thái độ: Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.
II/ Chuẩn bị:
	* GV: Bảng phụ, phấn màu .
	* HS: VBT, bảng con.
III/ Các hoạt động:
1. Khởi động: Hát.
2. Bài cũ: So sánh các số trong phạm vi 10.000.
Gọi 1 học sinh lên bảng sửa bài 1.
Một Hs sửa bài 3.
- Nhận xét ghi điểm.
- Nhận xét bài cũ.
3. Giới thiệu và nêu vấn đề.
Giới thiệu bài – ghi tựa.
4. Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: Làm bài 1, 2.
 -Mục tiêu Giúp Hs so sánh các số trong phạm vi 10.000, viết bốn số theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại.
Cho học sinh mở vở bài tập: 
Bài 1: 
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Gv mời 2 Hs nhắc lại cách so sánh hai số .
- Yêu cầu cả lớp làm vào VBT.
- Gv mời 4 Hs lên bảng làm .
-Gv nhận xét, chốt lại. 
8998 <.. 9898 1000m = 1km
6574 > 6547 980 < 1kg
4320 = 4320 1m > 80cm
9009 > 900 + 9 = 909 1 giờ 15 phút < 80 phút.
Bài 2:
- Mời Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Gv cho Hs thảo luận theo nhóm đôi.
- Yêu cầu Hs tự làm vào VBT. Bốn Hs lên bảng thi làm bài làm.
- Gv nhận xét, chốt lại.
Bài 3:
- Mời Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Gv yêu cầu cả lớp làm vbài vào VBT. 4 Hs lên bảng thi làm bài.
- Gv nhận xét, chốt lại:
Số bé nhật có 3 chữ số: 100.
Số bé nhất có 4 chữ số là: 1000.
Số lớn nhất có ba chữ số là: 999
Số lớn nhất có 4 chữ số là : 9999.
* Hoạt động 3: Làm bài 3.
- Mục tiêu: Củng cố về các thứ tự các số tròn trăm tròn nghìn (sắp xếp trên tia số và cách xác định trung điểm của đoạn thẳng.
Bài 4:
- Mời Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Gv hỏi: 
+ Đoạn thẳng AB được chia thành mấy vạch bằng nhau?
+ Muốn tìm trung điểm của đoạn AB ta phải làm sao?
+ Vậy trung điểm AB nối với số nào trong tia số?
- Gv yêu cầu Hs cả lớp làm vào VBT. 2 Hs lên bảng làm bài.
- Gv nhận xét, chốt lại:
PP: Luyện tập, thực hành.
Hs đọc yêu cầu đề bài..
Hai Hs nêu.
Hs cả lớp làm vào VBT.
4 Hs lên bảng làm và nêu cách so sánh của mình.
Hs cả lớp nhận xét bài trên bảng.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs thảo luận nhóm đôi.
4 Hs lên bảng thi làm bài làm. Hs cả lớp làm vào VBT.
Hs nhận xét.
Hs đọc yêu cầu của đề bài.
Cả lớp làm vào VBT. 4 Hs lên bảng làm.
Hs chữa bài đúng vào VBT.
PP: Luyện tập, thực hành, trò chơi.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Đoạn thẳng AB được chia thành 8 phần bằng nhau. 
Chia đoạn thẳng AB thành 2 phần bằng nhau.
Nối với vạch thứ 5 ứng với 500.
Hs cả lớp làm vào VBT.
Hs nhận xét.
Hs chữa bài đúng vào VBT.
5.Tổng kết – dặn dò.
Tập làm lại bài.
Làm bài 3, 4.
Chuẩn bị bài: Phép cộng các số trong phạm vi 10.000. 
Nhận xét tiết học.
Toán
Phép cộng các số trong phạm vi 10.000
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: Giúp Hs nắm được:
- Biết thực hiện phép cộng các số trong phạm vi 10.000 
- Củng cố về ý nghĩa phép cộng qua giải bài toán có lời ăn bằng phép cộng.
b) Kỹ năng: Rèn Hs làm toán, chính xác, thành thạo.
c) Thái độ: Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.
II/ Chuẩn bị:
	* GV: Bảng phụ, phấn màu.
	* HS: VBT, bảng con.
III/ Các hoạt động:
1. Khởi động: Hát.
2. Bài cũ: Luyện tập.
Gọi 1 học sinh lên bảng sửa bài 2.
Ba Hs đọc bảng chia 3.
- Nhận xét ghi điểm.
- Nhận xét bài cũ.
3. Giới thiệu và nêu vấn đề.
Giới thiệu bài – ghi tựa.
4. Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: Giới thiệu phép cộng 3526 + 2759
- Mục tiêu: Giúp Hs làm quen với cộng các số trong phạm vi 10.000.
a) Giới thiệu phép cộng 3526 + 2759.
- Gv nêu phép cộng 3526 + 2759 .
- Gv yêu cầu Hs thực hiện phép tính.
- Gv hỏi: Muốn cộng hai số có đến bốn chữ số ta làm thế nào? 
 * 6 cộng 9 bằng 15, viết 5 nhớ 1. 
 3526 * 2 cộng 5 bằng 7, thêm 1 bằng 8, viết 8. 
+ 2759 * 5 cộng 7 bằng 12, viết 2 nhớ 1
 6285 * 3 cộng 2 bằng 5, thêm 1 bằng 6, viết 6. 
- Gv nhận xét: Muốn cộng hai số có đến bốn chữ số ta viết các số hạng sao cho các chữ số ở cùng một hàng đều thẳng cột với nhau: chữ số hàng đơn vị thẳng cột với chữ số hàng đơn vị, chữ số hàng chục thẳng cột với chữ số hàng chục,  rồi viết dấu cộng, kẻ vạch ngang và cộng từ phải sang trái.
* Hoạt động 2: Làm bài 1, 2.
- Mục tiêu: Giúp Hs biết cộng các số có 4 chữ số.
Cho học sinh mở vở bài tập.
Bài 1:
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài:
- Gv yêu cầu Hs tự làm vào VBT. Bốn Hs lên bảng làm bài.
- Gv nhận xét, chốt lại:
 4268 3845 6690 7331
+ 3917 + 2625 + 1034 + 759
 8185 6470 7724 8090
Bài 2:
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài:
- Gv yêu cầu 3 nhóm Hs thi làm. Hs cả lớp làm vào VBT.
- Gv nhận xét, chốt lại.
 6823 4648 9182
+ 2459 + 637 + 618
 9282 5285 97 90
* Hoạt động 4: Làm bài 3, 4.
- Mục tiêu: Giúp cho các em biết giải bài toán có lời văn, xác định trung điểm của hình chữ nhật.
Bài 3:
- Gv mời Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Gv cho Hs thảo luận nhóm đôi. Câu hỏi:
+ Thôn Đông có bao nhiêu người?
+ Thôn Đoài có bao nhiêu gì?
+ Bài toán hỏi gì?
- Gv yêu cầu cả lớp làm vào VBT. Một Hs lên bảng làm
- Gv nhận xét, chốt lại:
Số người của cả hai thôn là:
 2573 + 2719 = 5292 (người)
 Đáp số: 5292 người.
Bài 4:
- Mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Gv mời 1 Hs nhắc lại cách tìm trung điểm.
- Gv mời 1 Hs lên bảng làm.
- Gv nhận xét, chốt lại.
PP: Quan sát, hỏi đáp, giảng giải.
 Hs đặt và thực hiện phép tính
 3526
+ 2759
 6285
Hs : ta cộng từ hàng đơn vị, chục, trăm, hàng nghìn.
4 –5 Hs lặp lại.
PP: Luyện tập, thực hành, thảo luận.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Học sinh cả lớp làm bài vào VBT.
4 Hs lên bảng làm.
Hs nhận xét.
Hs đọc yêu cầu của đề bài.
Cả lớp làm vào VBT. Ba Hs lên thi làm bài tiếp sức.
Hs nhận xét.
PP: Trò chơi, luyện tập, thực hành.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs thảo luận nhóm đôi.
Có 2573 người.
Có 2719 người.
Cả hai thôn có bao nhiêu người.
Hs cả lớp làm vào VBT. 1 Hs lên bảng làm
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs nhắc lại
1 Hs lên bảng làm. Cả lớp làm vào VBT.
Hs cả lớpnhận xét.
5. Tổng kết – dặn dò.
- Về tập làm lại bài.
Làm bài 2,3.
Chuẩn bị bài: Luyện tập.
Nhận xét tiết học.

File đính kèm:

  • doctoan-20.doc