Giáo án chuẩn kiến thức kĩ năng Lớp 4 - Tuần 4 - Năm học 2015-2016

1 - Kiểm tra Một người chính trực

 - Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi trong SGK

 2- Dạy bài mới

a – Hoạt động 1 : Giới thiệu bài

- Cây tre rất quen thuộc , gần gũi với mỗi người Việt Nam. Tre được dùng làm vật liệu xây dựng nhà cửa , chế tạo giấy Tre có những phẩm chất rất đáng quý, tượng trưng cho tính cách cao đẹp của con người Việt Nam.

b - Hoạt động 2 : Hướng dẫn luyện đọc :

- GVHD đọc

- GV chia đoạn

-GV kết hợp :

- Giải nghĩa từ : tự ( từ ) , áo cộc ( áo ngắn ) Nghĩa trong bài : Lớp bẹ bọc bên ngoài của măng .

- Sửa lỗi phát âm cho HS , ngắt nghỉ hơi đúng.

- GV đọc mẫu.

c – Hoạt động 3 : Tìm hiểu bài :

- Tìm những câu thơ nói lên sự gắn bó của cây tre với người Việt Nam ?

=> Tre có từ rất lâu , từ bao giờ cũng không ai biết . Tre chứng kiến mọi chuyện xảy ra với con người từ ngàn xưa .

- Những hình nào của tre tượng trưng cho tính cần cù ?

- Những hình nào của tre gợi nên phẩm chất đoàn kết của người Việt Nam ?

-> Tre có tính cách như người : biết thương yêu, nhường nhịn, đùm bọc, che chở cho nhau. Nhờ thế trẻ tạo nên luỹ nên thành, tạo nên sức mạnh, sự bất diệt.

- Những hình ảnh nào của tre tượng trưng cho tính ngay thẳng ?

-> Tre được tả trong bài thơ có tính cách như người : ngay thẳng, bất khuất.

- Tìm những hình ảnh về cây tre và búp măng non mà em thích ? Giải thích vì sao ?

Giáo dục BVMT : Những hình ảnh đó vừa cho thấy vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên, vừa mang một ý nghĩa sâu sắc thể hiện tinh thần của người Việt.

- Đoạn kết bài thơ có ý nghĩa gì ?

=> Bài thơ kết lại bằng cách dùng điệp từ , điệp ngữ ( mai sau , xanh ) , thể hiện rất đẹp sự kết tiếp liên tục của các thế hệ – tre già,măng mọc .

- Nêu nội dung của bài thơ?

d – Hoạt động 4 : Đọc diễn cảm :

- GV đọc mẫu bài thơ.

 

doc20 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 621 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án chuẩn kiến thức kĩ năng Lớp 4 - Tuần 4 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
-> 2 ( x+y) + 20 -> giá trị biểu thức 60
6.Số liền trước số bé nhất có 4 chữ số là
7.Khi viết các số tự nhiên từ 1 đến 99 phải viết tất cả bao nhiêu chữ số
 ------------------------------------------------------------------------
Tập đọc
TRE VIỆT NAM
I/ Mục tiêu bài học : 
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ lục bát với giọng tình cảm.
Hiểu ND : Qua hình tượng cây tre, tác giả ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam : giàu tình thương yêu, ngay thẳng, chính trực. ( trả lời được các CH1, 2 ; thuộc khoảng 8 dòng thơ)
 - Bồi dưỡng tình yêu nước , lòng tự hào dân tộc của HS.
II/ Phương tiện dạy học:
 - GV : Tranh minh hoạ nội dung bài học.
III/ Tiến trình dạy học :
HOẠT ĐỘNG 
HOẠT ĐỘNG 
1 - Kiểm tra Một người chính trực 
 - Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi trong SGK
 2- Dạy bài mới
a – Hoạt động 1 : Giới thiệu bài 
- Cây tre rất quen thuộc , gần gũi với mỗi người Việt Nam. Tre được dùng làm vật liệu xây dựng nhà cửa , chế tạo giấy  Tre có những phẩm chất rất đáng quý, tượng trưng cho tính cách cao đẹp của con người Việt Nam.
b - Hoạt động 2 : Hướng dẫn luyện đọc :
- GVHD đọc
- GV chia đoạn
-GV kết hợp :
- Giải nghĩa từ : tự ( từ ) , áo cộc ( áo ngắn ) Nghĩa trong bài : Lớp bẹ bọc bên ngoài của măng .
- Sửa lỗi phát âm cho HS , ngắt nghỉ hơi đúng.
- GV đọc mẫu.
c – Hoạt động 3 : Tìm hiểu bài :
- Tìm những câu thơ nói lên sự gắn bó của cây tre với người Việt Nam ? 
=> Tre có từ rất lâu , từ bao giờ cũng không ai biết . Tre chứng kiến mọi chuyện xảy ra với con người từ ngàn xưa .
- Những hình nào của tre tượng trưng cho tính cần cù ?
- Những hình nào của tre gợi nên phẩm chất đoàn kết của người Việt Nam ? 
-> Tre có tính cách như người : biết thương yêu, nhường nhịn, đùm bọc, che chở cho nhau. Nhờ thế trẻ tạo nên luỹ nên thành, tạo nên sức mạnh, sự bất diệt.
- Những hình ảnh nào của tre tượng trưng cho tính ngay thẳng ? 
-> Tre được tả trong bài thơ có tính cách như người : ngay thẳng, bất khuất....
- Tìm những hình ảnh về cây tre và búp măng non mà em thích ? Giải thích vì sao ? 
Giáo dục BVMT : Những hình ảnh đó vừa cho thấy vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên, vừa mang một ý nghĩa sâu sắc thể hiện tinh thần của người Việt.
- Đoạn kết bài thơ có ý nghĩa gì ? 
=> Bài thơ kết lại bằng cách dùng điệp từ , điệp ngữ ( mai sau , xanh ) , thể hiện rất đẹp sự kết tiếp liên tục của các thế hệ – tre già,măng mọc .
- Nêu nội dung của bài thơ? 
d – Hoạt động 4 : Đọc diễn cảm :
- GV đọc mẫu bài thơ.
3 - Củng cố – Dặn dò
- Nêu ý nghĩa bài thơ ?
- Về nhà học thuộc bài thơ.
- Chuẩn bị : Những hạt thóc giống.
- HS đọc và trả lời
- 1 HS khá đọc bài
- Chia đoạn :
* Đoạn 1 : Từ đầu đến nên luỹ nên thành tre ơi ?
* Đoạn 2 : Tiếp theo đến hát ru lá cành 
* Đoạn 3 : Tiếp theo đến truyền đời cho măng
* Đoạn 4 : Phần còn lại
- HS đọc từng đoạn và cả bài thơ.
- Đọc theo nhóm
+ Thi đọc nhóm
- Đọc thầm phần chú giải.
- HS đọc thầm
“ Tre xanh, xanh tự bao giờ ? 
Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh” 
- Ở đâu tre cũng  đất vôi bạc màu 
Rễ siêng không ngại  bấy nhiêu cần cù .
- Khi bão bùng, tre tay ôm tay níu cho gần nhau thêm. Thương nhau tre chẳng ở riêng mà mọc thành luỹ. Tre giàu đức tính hy sinh nhường nhịn : lưng trần phơi nắng phơi sương , có manh áo cộc tre nhường cho con .
- Tre già thân gãy cành rơi vẫn truyền cái gốc cho con . Măng luôn mọc thẳng : Nòi tre đâu chịu mọc cong . Búp măng non đã mang dáng thẳng thân tròn của tre.
- Có manh áo cộc, tre nhường cho con : cái mo tre, bao quanh cây măng lúc mới mọc như chiếc áo tre nhường cho con.....
- Nòi tre đâu chịu mọc cong, chưa lên đã nhọn như chông lạ thường : măng khoẻ khoắn, ngay thẳng, khẳng khái, không chịu mọc cong.
 HS nêu .
- Qua hình tượng cây tre, tác giả ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam : giàu tình thương yêu, ngay thẳng, chính trực
- HS tiếp nối đọc lớp nghe tìm giọng đọc
- Luyện đọc diễn cảm
- HS nối tiếp nhau đọc.
- HS học thuộc lòng bài thơ.
Giáo dục kĩ năng sống: Hợp tác trong gia đình
 -------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Chiều thứ 3
Toán: 	 YẾN, TẠ, TẤN
I.Mục tiêu:
- Bước đầu nhận biết được độ lớn của yến, tạ, tấn. mối quan hệ của yến, tạ, tấn và kilôgam
Biết chuyển đổi đơn vị đo giữa tạ, tấn và ki lô-gam.
Biết thực hiện phép tính với các số đo : tạ, tấn .
Bài tập cần làm : Bài 1, 2, 3(chọn hai trong 4 phép tính).
II.CHUẨN BỊ:- VBT, bảng con
III.CÁC HOẠT ĐỘNG	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Bài cũ: 
GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà
GV nhận xét
2. Bài mới: 
Giới thiệu: 
Hoạt động1: Giới thiệu đơn vị đo khối lượng yến, tạ, tấn
a.Ôn lại các đơn vị đo khối lượng đã học 
Yêu cầu HS nêu lại các đơn vị khối lượng đã học?
1 kg = .. g?
b.Giới thiệu đơn vị đo khối lượng yến
GV giới thiệu: Để đo khối lượng các vật nặng hàng chục kilôgam, người ta còn dùng đơn vị yến
GV viết bảng: 1 yến = 10 kg
Yêu cầu HS đọc theo cả hai chiều
Mua 2 yến gạo tức là mua bao nhiêu kilôgam gạo?
Có 10 kg khoai tức là có mấy yến khoai?
c.Giới thiệu đơn vị tạ, tấn:
Để đo khối lượng một vật nặng hàng trăm kilôgam, người ta dùng đơn vị tạ.
1 tạ = . kg?
1 tạ =  yến?
Đơn vị đo khối lượng tạ, đơn vị đo khối lượng yến, đơn vị đo khối lượng kg, đơn vị nào lớn hơn đơn vị nào, đơn vị nào nhỏ hơn đơn vị nào?
Để đo khối lượng nặng hàng nghìn kilôgam, người ta dùng đơn vị tấn.
1 tấn = kg?
1 tấn = tạ?
1tấn = .yến?
Trong các đơn vị đo khối lượng yến, tạ, tấn, kg, g: đơn vị nào lớn nhất, sau đó tới đơn vị nào và nhỏ nhất là đơn vị nào?
GV chốt: có những đơn vị để đo khối lượng lớn hơn yến, kg, g là tạ và tấn. Đơn vị tạ lớn hơn đơn vị yến và đứng liền trước đơn vị yến. Đơn vị tấn lớn hơn đơn vị tạ, yến, kg, g và đứng trước đơn vị tạ (GV ghi bảng: tấn, tạ, yến, kg, g)
GV cho HS nhắc lại mối quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng yến, tạ, tấn với kg
1 tấn =.tạ = .yến = kg?
 1 tạ = ..yến = .kg?
 1 yến = .kg?
Hoạt động 2: Thực hành
Bài tập 1:
- Viết số đo khối lượng thích hợp
Khi chữa bài, nên cho HS nêu như sau: “con bò nặng 2 tạ, con gà nặng 2 kg , con voi nặng 2 tấn “
Bài tập 2:
Đổi đơn vị đo
Đối với dạng bài 1yến 7 kg = kg, có thể hướng dẫn HS làm như sau: 1yến 7kg = 10kg + 7kg = 17kg.
Lưu ý: HS chỉ viết kết quả cuối cùng (72) vào chỗ chấm, phần tính trung gian hướng dẫn HS tính vào giấy nháp.
Bài tập 3:-Lưu ý HS nhớ viết tên đơn vị trong kết quả tính .
3.Củng cố , Dặn dò:-Yêu cầu HS nhắc lại mối quan hệ giữa các đơn vị đo: tấn, tạ, yến, kg
Chuẩn bị bài: Bảng đơn vị đo khối lượng
HS sửa bài
HS nhận xét
HS nêu: kg, g
1 kg = 1000 g
HS đọc
20 kg gạo
1 yến khoai
1 tạ = 100 kg
1 tạ = 10 kg
tạ > yến > kg
1 tấn = 1000 kg
1 tấn = 100 kg
1 tấn = 10 tạ
tấn > tạ > yến > kg
HS đọc tên các đơn vị
HS làm bài
Từng cặp HS sửa và thống nhất kết quả
HS làm bài
HS sửa
HS làm bài
HS sửa bài
Luyện Từ & Câu
TỪ GHÉP VÀ TỪ LÁY
I / Mục tiêu:
- Nhận biết được hai cách cấu tạo từ phức của TV, ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau (từ ghép), phối hợp những tiếng có âm hay vần lặp lại với nhau (từ láy).
- Bước đầu phân biệt từ ghép với từ láy đơn giản BT1; tìm được từ láy, từ ghép chứa tiêng đã cho ( BT2).
II /Đồ dùng
- VBT.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Bài cũ: - GV kiểm tra VBT về nhà
2. Bài mới:
Giới thiệu bài: Từ ghép và từ láy
Hướng dẫn:
a. Phần nhận xét
GV giúp HS đi đến kết luận
+ Các từ phức truyện cổ, ông cha do các tiếng có nghĩa tạo thành (truyện + cổ, ông + cha)
+ Từ phức thầm thì do các tiếng có âm đầu (th) lặp lại nhau tạo thành.
GV chốt:
+ Từ phức: lặng im do 2 tiếng có nghĩa (lặng + im) tạo thành.
+ 3 từ phức (chầm chậm, cheo leo, se sẻ) do những tiếng có vần hoặc cả âm đầu lẫn vần lặp lại tạo thành.
b.phần ghi nhớ
- Từ ví dụ ở HĐ 1 GV rút ra ghi nhớ
- GV cho HS lấy thêm VD
C .Luyện tập
Bài tập 1:
GV lưu ý HS:
+ Chú ý những chữ in nghiêng, in đậm
+ cần xác định các tiếng trong các từ phức có nghĩa hay không? Cả 2 đều có nghĩa là từ ghép (chúng có thể giống nhau ở âm đầu hay vần)
VD: dẻo dai
GV chốt: 
Câu
Từ ghép
Từ láy
Câu a
ghi nhớ, đền thờ, bờ bãi, tưởng nhớ
- Nô nức 
Câu b 
dẻo dai, vững chắc, thanh cao
- mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp
GV giải thích từ “cứng cáp” chỉ có tiếng cứng có nghĩa, tiếng cáp không có nghĩa. Đây là từ láy chỉ trạng thái đã khoẻ, không còn yếu ớt.
b. Bài tập 2:
GV nhận xét
Từ ghép
Từ láy
Ngay
Ngay thẳng, ngay thật, ngay lưng
ngay ngắn
Thẳng
Thẳng cánh, thẳng hàng, thẳng đứng, thẳng góc, thẳng tính, thẳng tay...
Thẳng thắng, thẳng thớm.
Thật 
Chân thật, thanh thật, thật lòng, thật tình...
Thật thà 
3. Củng cố – Dặn dò:
- Thế nào là từ láy ? Cho ví dụ .Thế nào là từ ghép ? Cho ví dụ .
- Chuẩn bị bài: Luyện tập về từ ghép và từ láy.
- HS đọc nội dung bài tập và gợi ý
Cả lớp đọc thầm lại
HS đọc câu thơ thứ nhất
cả lớp đọc thầm, suy nghĩ, nêu nhận xét.
HS đọc câu thơ tiếp theo
Cả lớp đọc thầm, suy nghĩ, nêu nhận xét.
HS đọc ghi nhớ.
HS đọc yêu cầu bài tập
HS đọc 2 đoạn văn
Thảo luận nhóm 4 HS ghi vào VBT
Các nhóm báo cáo
HS nhận xét
HS sửa bài
HS đọc yêu cầu bài tập
Trao đổi nhóm đôi làm vào VBT
HS trình bày kết quả
Nhận xét
 Sửa bài.
Cho vài em đọc lại ghi nhớ của bài .
- Để các em tự so sánh
- HS ....
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Kể chuyện
MỘT NHÀ THƠ CHÂN CHÍNH
Mục tiêu: 
- Nghe - kể lại được từng đoạn câu chuyện theo câu hỏi gợi ý ( SGK) ; kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện một nhà thơ chân chính ( do GV kể ) .
Hiểu được ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi nhà thơ chân chính, có khí phách cao đẹp, thà chết chứ không chịu khuất phục cường quyền.
ĐỒ DÙNG: 
- Bộ tranh K .chuyện.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG DẠY CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Bài cũ:
Kể lại câu chuyện đã nghe hoặc đã đọc về lòng nhân hậu, tình cảm thương yêu, đùm bọc lẫn nhau giữa mọi người.
2.Bài mới:
1 Giới thiệu bài:
2 GV kể chuyện:
GV kể lần 1
Giải nghĩa từ:
-tấu: đọc thơ theo lối biểu diễn nghệ thuật
-giàn hoả thiêu: giàn thiêu người, một hình thức trình phạt dã man các tội phạm thời trung cổ ở các nước phương Tây
GV kể lần 2. ( Trước khi kể yêu cầu HS đọc thầm yêu cầu 1. Kể đến đoạn 3, kết hợp giới thiệu tranh minh hoạ)
3 .Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
+ GV: Dựa vào câu chuyện đã nghe cô kể, em hãy trả lời các câu hỏi sau:
- Trước sự bạo ngược của nhà vua, dân chúng phản ứng bằng cách nào?
- Nhà vua làm gì khi biết dân chúng truyền tụng bài ca lên án mình?
- Trước sự đe doạ của nhà vua, thái độ của mọi người như thế nào?
- Vì sao nhà vua phải thay đổi thái độ?
4. HS k/c theo nhóm 2
3: Củng cố, dặn dò:
Qua tiết học , em hiểu biết gì về một nhà thơ chân chính ?
- Muốn kể chuyện thu hút người nghe em phải làm sao ?
- Giáo dục HS biết trung thực trong cuộc sống như một nhà thơ chân chính
GV nhận xét tiết học.
Yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện này cho người thân nghe. Chuẩn bị bài tập KC tuần 5
- HS kể.
Cả lớp lắng nghe, nhận xét
HS nghe
HS đọc thầm yêu cầu 1 (cac câu hỏi a, b, c,d)
- Dân chúng phản ứng bằng cáchtruyền nhau hát một bài hát len án thói hống hách bạo tàn của nhà vua và phơi bày nỗi thống khổ của nhân dân.
- Nhà vua ra lệnh lùng bắt kì được kẻ sáng tác bài ca phản loạn ấy. Vì không thể tìm được ai là tác giả của bài hát , nhà vua hạ lệnh tống giam tất cả các nhà thơ và nghệ nhân hát rong.
- Các nhà thơ, các nghệ nhân lần lượt bị khuất phục. Họ hát lên những bài ca tụng nhà vua. Duy chỉ có một nhà thơ trước sau vẫn im lặng
- Nhà vua thay đổi thái độ vì thực sự khâm phục , kính trọng lòng trung thực và khí phách của nhà thơ thà bị lửa thiêu cháy, nhất định không nói sai sự thật.
+ HS kể chuyện theo nhóm đôi:luyện kể từng đọan và tòan bộ câu chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
+ Thi kể tòan bộ câu chuyện trước lớp. 
- Thi kể chuyện trước lớp . Khi bạn kể xong , các em khác có thể đặt câu hỏi về nhân vật , chi tiết , ý nghĩa câu chuyện .
- Học sinh tự trả lời theo suy nghĩ của mình .
 ----------------------------------------------------------------------------------------------------
Sáng thứ 4
Toán
BẢNG ĐƠN VỊ ĐO KHỐI LƯỢNG
I.Mục tiếu:
- Nhận biết tên gọi, kí hiệu, độ lớn của đê-ca-gam, héc-tô-gam, quan hệ của đê-ca-gam, héc-tô-gam và gam 
Biết chuyển đổi đơn vị đo khối lượng 
Biết thực hiện phép tính với số đo khối lượng.
Bài tập cần làm : Bài 1 ,2
II.CHUẨN BỊ: - VBT, bảng nhóm
III.CÁC HOẠT ĐỘNG	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Bài cũ: Yến, tạ, tấn
GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà
2. Bài mới: 
Giới thiệu: 
Hoạt động1: Giới thiệu đêcagam & hectôgam
Yêu cầu HS nêu lại các đơn vị đo khối lượng đã học.
a.Giới thiệu đêcagam:
Để đo khối lượng các vật nặng hàng chục gam người ta dùng đơn vị đề-ca-gam.
Đề-ca-gam viết tắt là dag (GV yêu cầu HS đọc)
GV viết tiếp: 1 dag = .g?
Yêu cầu HS đọc vài lần để ghi nhớ cách đọc, kí hiệu, độ lớn của đêcagam.
Độ lớn của dag với kg, với g như thế nào?
b.Giới thiệu hectôgam:
Giới thiệu tương tự như trên
GV có thể cho HS cầm một số vật cụ thể để HS có thể cảm nhận được độ lớn của các đơn vị đo như: gói chè 100g (1hg), gói cà phê nhỏ 20g (2 dag)
Hoạt động 2: Giới thiệu bảng đơn vị đo khối lượng.
GV hướng dẫn HS lập bảng đơn vị đo khối lượng
Yêu cầu HS nêu các đơn vị đo đã được học 
GV nêu: các đơn vị đo khối lượng tấn, tạ, yến, kg: đơn vị nào lớn nhất, tiếp đến là những đơn vị nào? (học từ bài tấn, tạ, yến)
GV hỏi tiếp: trong những đơn vị còn lại, đơn vị nào lớn nhất? (vừa học phần hoạt động 1). Đơn vị này lớn hơn hay nhỏ hơn đơn vị kg? 
Yêu cầu HS nhận xét: những đơn vị lớn hơn kg nằm ở bên nào cột kg? Những đơn vị nhỏ hơn kg nằm ở bên nào cột kg?
Yêu cầu HS đọc bảng đơn vị đo khối lượng
GV hướng dẫn HS nhận biết mối quan hệ giữa các đơn vị:
1 tấn =  tạ?
1 tạ = .tấn?
Cứ tương tự như thế cho đến đơn vị yến. Những đơn vị nhỏ hơn kg, HS tự lên bảng điền vào mối quan hệ giữa các đơn vị để hoàn thành bảng đơn vị đo khối lượng như trong SGK
Mỗi đơn vị đo khối lượng đều gấp mấy lần đơn vị đo khối lượng nhỏ hơn liền nó?
-Yêu cầu HS nhớ được mối quan hệ giữa một số đơn vị đo thông dụng như : 
1 tấn = 1000 kg , 1 tạ = 100 kg , 
1 kg = 1 000 g
Hoạt động 3: Thực hành
Bài tập 1:
- Củng cố lại mối liên hệ giữa các đơn vị đo khối lượng đã học theo cả hai chiều .
Bài tập 2:
Thực hiện tính số tự nhiên có kèm tên đơn vị.
GV lưu ý: tính bình thường như khi tính số tự nhiên, ghi kết quả, sau kết quả ghi tên đơn vị.
3. Củng cố , Dặn dò: 
- Em hãy kể tên các đơn vị đo khối lượng từ lớn dến bé .
- 2 đơn vị đo khối lượng liền kề nhau hơn kém nhau bao nhiêu lần ?
GV cho đề ngoài 
- GV nhận xét kết quả .Chuẩn bị bài: Giây, thế kỉ
HS sửa bài
HS nhận xét
HS nêu
HS đọc: đề-ca-gam
1 dag = 10 g
HS đọc
Dag g
HS nêu
HS nêu: tấn, tạ, yến
HS nêu: hg, hg < kg
HS tiếp tục nêu đơn vị còn lại
Những đơn vị lớn hơn kg nằm ở bên trái cột kg. HS nêu các đơn vị đó
Những đơn vị nhỏ hơn kg nằm ở bên phải cột kg. HS nêu đơn vị đó
HS đọc
HS nêu
HS lên bảng để hoàn thành mối quan hệ giữa các đơn vị nhỏ hơn kg.
Mỗi đơn vị đo khối lượng đều gấp 10 lần đơn vị đo khối lượng nhỏ hơn liền nó?
HS đọc
- HS làm bài
Từng cặp HS sửa và thống nhất kết quả
HS làm bài
HS sửa
- HS lên bảng thi đua đổi các đơn vị đo khối lượng 
 Học sinh thi đua nhau đổi nhanh , đổi đúng 
 Tập làm văn 
CỐT TRUYỆN
I/Mục tiêu: 
- Hiểu thế nào là cốt truyện, ba phần cơ bản của một cốt truyện: Mở đầu, diễn biến, kết thúc.( ND Ghi nhớ).
- Bước đầu biết vận dụng kiến thức đã học để sắp xếp lại các sự việc chính của một câu chuyện thành một cốt truyện. Cây khế và luyện tập kể lại truyện đó ( BT mục III).
II/ĐỒ DÙNG: 
- VBT
III/CÁC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1/Bài cũ:
- Tiết trước, chúng ta học bài gì?
- Nhận xét bài làm của HS: Thư viết gởi bạn ở một trường khác.
- Yêu cầu HS nêu lại 3 phần chính của một bức thư.
2/Bài mới:
+ Giới thiệu bài
+ Hướng dẫn bài mới
a. nhận xét:
Bài tập 1: Ghi lại những sự việc chính trong truyện: “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu”
Bài 2: Chuỗi sự việc trên gọi là cốt truyện. Vậy theo em cốt truyện là gì?
GV chốt ý theo SGK
Bài 3: Cốt truyện gồm những phần như thế nào? Nêu tác dụng của từng phần.
b. Ghi nhớ:
GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ
C. Luyện tập:
Bài 1:
Bài 2: Cho HS dựa vào 6 sự việc đã được sắp xếp trên kể lại truyện cây khế theo một trong 2 cách sau:
cách 1: kể theo đúng thứ tự chuỗi sự việc, giữ nguyên các câu văn ở BT1
Cách 2: làm phong phú thêm các sự việc.
3 Củng cố – dặn dò:
 - Thế nào gọi là cốt tuyện ? 
 - Cốt truyện thường có mấy phần . Nêu nhiệm vụ của từng phần 
 - Cho các em thi đua nhau kể chuyện.
 - GV nhận xét kết quả .
- Viết thư.
HS đọc lại đề bài.
“Dế Mèn bênh vực kẻ yếu”
- HS hoạt động nhóm 2.làm VBT
Đại diện mỗi nhóm trình bày.
Sự việc 1: Dế Mèn gặp nhà Trò đang gục đầu khóc bên tảng đá.
Sự việc 2: Dế Mèn gặng hỏi, nhà Trò kể lại tình cảnh khốn khó bị Nhện ức hiếp, đòi ăn thịt.
Sự việc 3: Dế Mèn phẫn nộ cùng nhà Trò đến chỗ mai phục của bọn Nhện.
Sự việc 4: Gặp Nhện, Dế Mèn quát mắng, lên án sự nhẫn tâm của chúng, bắt chúng đốt văn tự nợ và phá vòng vây hãm nhà Trò.
Sự việc 5: Bọn Nhện sợ hãi phải nghe theo. Nhà Trò được tự do.
-Cốt truyện là một chuỗi các sự việc làm nòng cốt cho diễn biến của truyện
-Mỗi cốt truyện thường gồm 3 phần:
Mở đầu: Sự việc khởi nguồn cho sự việc khác.
Diễn biến: các sự việc chính kế tiếp theo nhau nói lên tính cách nhân vật, ý nghĩa của truyện.
Kết thúc: kết quả của sự việc.
- HS đọc – cả lớp đọc thầm
- HS đọc yêu cầu của bài.
HS làm việc theo nhóm, đại diện phát biểu.
Nêu kết quả bài làm. Các câu được xếp theo thứ tự: 
b – d – a – c – e – g.
HS dựa vào 6 sự việc chính đã được sắp xếp ở trên kể lại.
Mỗi HS kể lại 1 sự việc.
Sau đó 1, 2 HS kể lại cả bài.
Nêu ý chính của câu truyện: HS phát biểu tự do.
- HS kể theo cách 1, 2 HS kể theo cách 2
 - Vài em đọc thuộc lòng ghi nhớ tại lớp .
- Vài em phát biểu trước lớp .
Sinh hoạt tập thể
Tự học:
 --------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Chiều thứ 5
Luyện Từ & Câu
LUYỆN TẬP VỀ TỪ GHÉP VÀ TỪ LÁY
I. Mục tiêu:
- Qua luyện tập bước đầu nằm được hai loại từ ghép ( có nghĩa tổng hợp , có nghĩa phân loại) – BT1, BT2.
- Bươc đầu nắm được ba nhóm từ láy ( giống nhau ở âm đầu, vần, cả âm đàu và vần) – BT3.
II. ĐỒ DÙNG:
- Giấy khổ to. VBT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Bài cũ: Từ ghép và từ láy
- Thế nào là từ ghép?
- Thế nào là từ láy?- GV nhận xét
2. Bài mới:
Giới thiệu bài: Luyện tập về từ ghép và từ láy
Luyện tập
 Bài tập 1: 
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng
Bánh trái có nghĩa tổng hợp
Bánh rán có nghĩa phân loại
- GV hỏi: Nghĩa tổng hợp là thế nào?
 Nghĩa phân loại là thế nào?
 Bài tập 2
GV hướng dẫn: Muốn làm bài tập này phải biết từ ghép có 2 loại, từ ghép có nghĩa phân loại và từ ghép có nghĩa tổng hợp.
- GV nhận xét.
Câu a: Từ ghép có nghĩa phân loại: xe điện,xe đạp, tàu hoả, đường ray, máy bay.
Câu b: Từ ghép có nghĩa tổng hợp: ruộng đồng, làng xóm, núi non, gò đống, bãi bờ, hình dạng, màu sắc.
 Bài tập 3
GV: Muốn làm đúng bài tập này cần xác định các từ láy lặp lại bộ phận nào? (âm đầu, vần, cả âm đầu và vần).
- Tìm các từ láy có trong đoạn văn.
- GV nhận xét và chốt
Giống nhau âm đầu: nhút nhát.
Giống nhau ở phần vần: lạt xạt, lao xao
Giống nhau cả âm đầu và vần: rào rào
3. Củng cố – dặn dò:
 - Thế nào là từ ghép có nghĩa phân loại và từ ghép có nghĩa tổng hợp . Cho ví dụ cụ thể .
 - Trò chơi : tìm từ .
 - Gv nhận xét kết quả cuộc chơi 
- Làm bài tập 2, 3 vào VBT.
- Chuẩn bị bài: MRVT: Trung thực – đoàn

File đính kèm:

  • docT4.doc