Giáo án chủ đề môn Địa lý Lớp 6 - Chủ đề: Lớp nước trên Trái Đất
III. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI HỌC
Câu 1: Vì sao độ muối của các biển và đại dương lại khác nhau?
Câu 2: Hãy nêu nguyên nhân của hiện tượng thủy triều trên Trái Đất.
Câu 3: Tại sao các dòng biển lại có ảnh hưởng lớn đến khí hậu của các vùng.
I. Kiến thức trọng tâm
1. Độ muối của nước biển và đại dương
Độ muối trung bình của các biển và đại dương là 35 %o
Nguyên nhân : Do nước sông hoà tan các loại muối từ đất, đá trong lục địa đưa ra.
Độ muối của các biển không giống nhau.
2. Sự vận động của nước biển và đại dương :
a. Sóng :
Là sự chuyển động tại chỗ của các hạt nước biển.
Nguyên nhân :Do gió.
b. Thuỷ triều:
Là hiện tượng nước biển lên xuống theo chu kỳ.
Nguyên nhân: Do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời.
CHỦ ĐỀ LỚP NƯỚC TRÊN TRÁI ĐẤT Nội dung 1 : Sông và hồ Nội dung bài gồm: I. Kiến thức trọng tâm II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI Câu 1: Theo em, lưu lượng nước của một con sông lớn hay nhỏ phụ thuộc... Câu 2: Qua bảng trên, hãy so sánh lưu vực và tổng lượng nước của sông Mê Công và sông Hồng. Câu 3: Bằng những hiểu biết thực tế, em hãy cho ví dụ về những lợi ích của sông. Câu 4: Căn cứ vào tính chất của nước, em hãy cho biết trên thế giới có mấy loại hồ? Câu 5: Em hãy nêu tên một số hồ nhân tạo mà em biết. Các hồ này có tác dụng gì? III. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI BÀI TẬP CUỐI BÀI HỌC Câu 1: Thế nào là hệ thống sông, là lưu vực sông? Câu 2: Sông và hồ khác nhau như thế nào? I. Kiến thức trọng tâm 1. Sông và lượng nước của sông a. Sông Sông là dòng chảy thường xuyên, tương đối ổn định trên bề mặt lục địa. Hệ thống sông gồm: Sông chính, phụ lưu, chi lưu. Lưu vực sông là vùng đất cung cấp nước cho sông. b. Đặc điểm của sông: Lưu lượng là lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông ở một địa điểm trong thời gian một giây. Nhịp điệu thay đổi lưu lượng của con sông trong năm làm thành thủy chế ( chế độ nước của sông). 2. Hồ Hồ là những khoảng nước đọng tương đối rộng và sâu trong đất liền. Phân loại: Theo tính chất của nước có hai loại hồ: Hồ nước mặn Hồ nước ngọt. Theo nguồn gốc hình thành hồ: Hồ vết tích của các khúc sông Hồ miệng núi lửa Hồ nhân tạo Tác dụng của hồ: Điều hòa dòng chảy, tưới tiêu, giao thông, phát điện II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI Câu 1: Theo em, lưu lượng nước của một con sông lớn hay nhỏ phụ thuộc vào những điều kiện nào ? Trả lời: Theo em, lưu lượng nước của một con sông lớn hay nhỏ phụ thuộc vào diện tích lưu vực và nguồn cung cấp nước. Câu 2: Qua bảng trên, hãy so sánh lưu vực và tổng lượng nước của sông Mê Công và sông Hồng. Trả lời: Lưu vực và tổng lượng nước sông Mê Công đều lớn hơn sông Hồng hơn 4 lần, do vậy diện tích lưu vực càng lớn thì tổng lượng nước càng lớn. Câu 3: Bằng những hiểu biết thực tế, em hãy cho ví dụ về những lợi ích của sông. Trả lời: Những lợi ích mà sông mang lại cho cuộc sống con người là: Cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp. Cho phép khai khác các nguồn lợi thuỷ sản. Tạo môi trường nuôi trồng thuỷ sản. Phát triển giao thông đường thuỷ. Điều hoà nhiệt độ. Tạo cảnh quan mội trường Tuy nhiên, bên cạnh đó sông cũng mang đến một số khó khăn cho con người nhất là lũ lụt. Câu 4: Căn cứ vào tính chất của nước, em hãy cho biết trên thế giới có mấy loại hồ? Trả lời: Dựa vào các yếu tố khác nhau, người ta có nhiều cách chia hồ khác nhau. Nếu căn cứ vào tính chất của nước, trên thế giới người ta chia làm hai loại hồ. Đó là: Hồ nước ngọt và hồ nước mặn. Câu 5: Em hãy nêu tên một số hồ nhân tạo mà em biết. Các hồ này có tác dụng gì? Trả lời: Một số hồ nhân tạo ở Việt Nam: Hồ Ayun Hạ, hồ Cấm Sơn, hồ Dầu Tiếng, hồ Định Bình, hồ Hòa Bình, hồ Phú Ninh, hồ Suối Hai, hồ Thác Bà, hồ Tuyền Lâm Tác dụng của các hồ nhân tạo: Điều hoà dòng chảy, tưới tiêu, phát điện, nuôi trồng thuỷ sản. Tạo cảnh đẹp, có khí hậu trong lành, phục vụ an dưỡng, nghỉ ngơi du lịch. III. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI BÀI TẬP CUỐI BÀI HỌC Câu 1: Thế nào là hệ thống sông, là lưu vực sông ? Trả lời: Lưu vực sông: Là diện tích đất đai cung cấp thường xuyên cho sông. Hệ thống sông: Sông chính cùng với phụ lưu, chi lưu hợp thành hệ thống sông. Câu 2: Sông và hồ khác nhau như thế nào? Trả lời: Sự khác biệt giữa sông và hồ: Khái niệm: Sông: Là dòng chảy tương đối thường xuyên trên bề mặt lục địa. Hồ: Là 1 lượng nước lớn đọng trên bề mặt lục địa. Cấu tạo: Sông: Gồm nhiều bộ phận như lưu vực, hạ lưu, phụ lưu...tạo thành hệ thống sông. Hồ: Cấu tạo đơn giản hơn sông. Diện tích: Sông có lưu vực xác định Hồ thường không có diện tích nhất định. Nội dung 2 : Biển và đại dương Nội dung bài gồm: I. Kiến thức trọng tâm II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI Câu 1: Qua sát các hình 62, 63, nhận xét sự thay đổi của ngấn nước biển ở ven bờ? III. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI HỌC Câu 1: Vì sao độ muối của các biển và đại dương lại khác nhau? Câu 2: Hãy nêu nguyên nhân của hiện tượng thủy triều trên Trái Đất. Câu 3: Tại sao các dòng biển lại có ảnh hưởng lớn đến khí hậu của các vùng... I. Kiến thức trọng tâm 1. Độ muối của nước biển và đại dương Độ muối trung bình của các biển và đại dương là 35 %o Nguyên nhân : Do nước sông hoà tan các loại muối từ đất, đá trong lục địa đưa ra. Độ muối của các biển không giống nhau. 2. Sự vận động của nước biển và đại dương : a. Sóng : Là sự chuyển động tại chỗ của các hạt nước biển. Nguyên nhân :Do gió. b. Thuỷ triều: Là hiện tượng nước biển lên xuống theo chu kỳ. Nguyên nhân: Do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời. c. Các dòng biển: Là sự chuyển động nước biển và đại dương thành dòng. Nguyên nhân do gió Tín phong và Tây ôn đới. Có hai loại dòng biển : dòng biển nóng và dòng biển lạnh II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI Câu 1: Qua sát các hình 62, 63, nhận xét sự thay đổi của ngấn nước biển ở ven bờ? Trả lời: Quan sát hai hình trên ta thấy: Hình 62: Khi Thủy triều xuống, mực nước hạ thấp và nước biển rút ra xa bờ. Hình 63: Khi Thủy triều lên, mực nước dâng cao và nước biển tràn vào bờ. III. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI HỌC Câu 1: Vì sao độ muối của các biển và đại dương lại khác nhau? Trả lời: Độ muối (độ mặn nước biển, đại dương) khác nhau do tác động của các yếu tố: Nhiệt độ nước biển, đại dương (các dòng hải lưu nóng, lạnh). Lượng bay hơi nước. Nhiệt độ môi trường không khí. Lượng mưa. Điều kiện địa hình (vùng biển, đại dương kín hay hở). Số lượng nước sông đổ ra biển, đại dương. =>Độ muối của biển và đại dương khác nhau. Câu 2: Hãy nêu nguyên nhân của hiện tượng thủy triều trên Trái Đất. Trả lời: Nước biển có lúc dâng lên, lấn sâu vào đất liền, có lúc lại rút xuống, lùi tít ra xa. Hiện tượng đó gọi là nước triều hay thủy triều. Theo quy luật, mỗi ngày thủy triều lên xuống hai lần. Những ngày thủy triều dao động mạnh nhất là vào những ngày trăng tròn. Còn những ngày trăng lưỡi liềm đầu tháng hay cuối tháng, thủy triều ít dao động. Như vậy, Thủy triều có quan hệ chặt chẽ với vòng quay của mặt trăng quanh trái đất. Chính sức hút của mặt trăng và một phần của mặt trời đã làm chi nước biển và đại dương có sự vận động nâng lên và hạ xuống. Câu 3: Tại sao các dòng biển lại có ảnh hưởng lớn đến khí hậu của các vùng đất ven biển mà chúng chảy qua? Trả lời: Những dòng biển thường tác động đến nhiệt độ và khí hậy của vùng đất mà nó chảy qua. Tùy tính chất của dòng biển mà vùng đất ven biển chịu những ảnh hưởng khác nhau. Nếu dòng biển đó là dòng biển nóng thì khí hậu vùng đất ven biển sẽ ẩm và mưa nhiều. Ngược lại nếu dòng biển đó là dòng biển lạnh thì khí hậu lạnh khô và mưa ít. Nội dung 3 : Thực hành sự chuyển động của các dòng biển trong đại dương Nội dung bài gồm: Câu 1: Dựa vào bản đồ các dòng biển trong Đại dương Thế giới, hãy: Câu 2: Dựa vào lược đồ hình 65 dưới đây, hãy: HƯỚNG DẪN Câu 1: Dựa vào bản đồ các dòng biển trong Đại dương Thế giới, hãy: Cho biết vị trí và hướng chảy của các dòng biển nóng và lạnh ở nửa cầu Bắc, trong Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Cho biết vị trí và hướng chảy của các dòng biển ở nửa cầu Nam. So sánh vị trí và hướng chảy của các dòng biển nói trên ở nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam, từ đó rút ra nhận xét chung về hướng chảy của các dòng biển nóng là lạnh trong Đại dương Thế giới. Trả lời: Các dòng biển nóng và lạnh ở nửa cầu Bắc trong Đại Tây Dương: Dòng biển nóng Bắc xích đạo: nằm trong khoảng vĩ độ 150B – 250B, xuất phát từ vùng phía nam của chí tuyến thuộc bờ Đông Đại Tây Dương chảy sang hướng tây sang bờ Đông Đại Tây Dương. Dòng biển nóng Gơn-xtrim: nằm trong khoảng vĩ độ 230B đến 500B; xuất phát từ chí tuyến Bắc ở bán đảo Phloriđa chạy hướng Đông Bắc dọc bờ Đông lục địa Bắc Mĩ. Dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương: nằm trong khoảng vĩ độ 470B đến vòng cực Bắc; được hình thành khi dòng Gơn-xtrim tới gần bờ, tách thành một nhánh chảy ven bờ biển Bắc Âu rồi chảy lên Bắc Băng Dương. Dòng biển lạnh La-bra-đo thuộc vĩ độ 400B – 600B; chảy từ phía bắc xuống, dọc bờ phía đông lục địa Bắc Mĩ. Dòng biển lạnh Ca-na-ri chảy từ vĩ tuyến 40°B xuống 200B, dọc bờ phía Tây Bắc châu Phi, hợp với dòng Bẳc xích đạo. Các dòng biển nóng và lạnh ở nửa cầu Nam trong Đại Tây Dương: Dòng biển nóng Bra-xin, chảy từ Xích đạo đến 400N, dọc bờ Đông lục địa Bra-xin. Dòng biển lạnh Ben-ghê-la chảy từ vĩ tuyến 50 - 55°N lên 50N, dọc bờ phía tây nam châu Phi. Các dòng biển nóng và lạnh ở nửa cầu Bắc trong Thái Bình Dương: Dòng nóng Bắc xích đạo Thái Bình Dương: ở khoảng 150B – 200B, chảy từ bờ phía đông sang phía tây, tới gần bờ biển châu Á quặt về phía đông bắc thành dòng nóng Cư-rô-si-ô. Dòng nóng Cư-rô-si-ô: vĩ độ 200B – 400B, chảy ven bờ đông quần đảo Nhật Bản sang phía bờ biển miền tây lục địa Bắc Mĩ. Dòng biển nóng A-la-xca: chảy từ khoảng vĩ tuyến 40°B lên phía bắc, dọc bờ phía Tây Canada. Dòng biển lạnh Ca-li-foóc-ni-a: chảy từ các vĩ tuyến khoảng 40°B về phía Xích đạo, chạy dọc bờ phía Tây lục địa Bắc Mĩ. So sánh và nhận xét: Hầu hết các dòng biển Nóng ở hai bán cầu đều xuất phát từ vĩ độ Thấp chảy lên vùng vĩ độ Cao. Các dòng biển Lạnh ở hai bán cầu xuất phát ở vùng vĩ độ Cao chảy về vùng vĩ độ Thấp. Câu 2: Dựa vào lược đồ hình 65 dưới đây, hãy: So sánh nhiệt độ của các địa điểm A,B,C,D cùng nằm trên một vĩ độ 60oB. Từ so sánh trên, nêu ảnh hưởng của các dòng biển nóng và lạnh đến khí hậu những vùng ven biển mà chúng đi qua. Trả lời: Điểm A, B nằm cạnh dòng biển lạnh. Nên nhiệt độ thấp hơn. Điểm C, D nằm cạnh dòng biển nóng. Nên nhiệt độ cao hơn. => Kết luận: Dòng biển Nóng làm cho nhiệt độ các vùng ven biển cao hơn các vùng cùng vĩ độ. Dòng biển Lạnh làm cho nhiệt độ các vùng ven bờ thấp hơn các vùng cùng vĩ độ. CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ Nội dung 1 : Sông và hồ Câu 1: Đặc điểm cơ bản của một dòng sông là : A. Dòng chảy B. Có tự nhiên C. Lớn D. Có lâu đời. Câu 2: Dòng sông hiện nay bị ngăn lại hai đầu, nước không chảy nữa gọi là : A. Sông chết B. Hồ C. Vết tích sông cũ D. Tất cả các cách gọi trên. Câu 3: Các sông làm nhiện vụ cung cấp nước cho sông chính gọi là : A. Sông B. Phụ lưu C. Chi lưu D. Nhánh sông. Câu 4: Các sông làm nhiệm vụ thoát nước cho sông chính gọi là : A. Sông B. Phụ lưu C. Chi lưu D. Nhánh sông. Câu 5: Tập hợp : Sông chính, phụ lưu, chi lưu của một dòng sông gọi là: A. Dòng song B. Mạng lưới sông C. Hệ thống sông D. Lưu vực sông. Câu 6 : Sự khác nhau cơ bản giữa sông và hồ là: A. Dòng chảy B. Nguồn gốc tự nhiên C. Lớn hay nhỏ D. Có lâu hay mau. Nội dung 2 : Biển và đại dương Câu 1: Độ muối trong nước biển và đại dương có được là nhờ các nguồn cung cấp : A. Nước mưa B. Nước sinh hoạt C. Do các sinh vật D. Đất , đá trong đất liền đưa ra. Câu 2: Độ muối trung bình trong các biển và đại dương là : A. 33 ‰ B. 35 ‰ C. 37 ‰ D, 39 ‰. Câu 3: Biển và đại dương có các vận động nào ? A. Sóng B. Thủy triều C. Dòng biển D. Tất cả các ý trên. Câu 4: Hiện tượng nước biển mỗi ngày có hai lần lên xuống gọi là: A. Nhât triều B. Bán nhật triều C. Thủy triều D. Tạp triều. Câu 5 : Dòng biển lạnh là dòng biển có nhiệt độ : A. Cao hơn môi trường nước xung quanh B. Thấp hơn môi trường nước xung quanh. C. Bằng môi trường nước xung quanh D. Nóng lạnh thất thường. Câu 6: Dòng biển đi qua một vùng đất làm cho vùng đất đó có lượng mưa lớn là : A. Dòng biển nóng B. Dòng biển lạnh C. Dòng biển chảy mạnh D. Dòng biển chảy yếu. Nội dung 3 : Thực hành sự chuyển động của các dòng biển trong đại dương Câu 1: Dòng biển chảy qua một vùng đất làm cho nhiệt độ của vùng đất đó lạnh đi là : A. Dòng biển nóng B. Dòng biển lạnh C. Dòng biển chảy mạnh D. Dòng biển chảy yếu. Câu 2: Dòng biển chảy qua một vùng đất làm cho nhiệt độ của vùng đất đó tăng lên là : A. Dòng biển nóng B. Dòng biển lạnh C. Dòng biển chảy mạnh D. Dòng biển chảy yếu. Câu 3: Dòng biển chảy qua một vùng đất làm cho vùng đất đó ít mưa và khô hạn là : A. Dòng biển nóng B. Dòng biển lạnh C. Dòng biển chảy mạnh D. Dòng biển chảy yếu.
File đính kèm:
- Chu de lop nuoc_12787176.doc