Giáo án Địa lý Lớp 6 - Năm học 2011-2012

A.Mục tiêu

 1. Kiến thức:

 - HS nắm được: Sự phân bố lục địa và đại dương trên bề mặt Trái Đất cũng như ở 2 nửa cầu Bắc và Nam.

 - Biết được tên và vị trí của 6 lục địa và 4 đại dương trên quả địa cầu hoặc trên bản đồ thế giới.

 2. Kĩ năng:

 - Phân tích tranh ảnh, lược đồ, bảng số liệu.

 3.Thái độ : giúp các em hiểu biết thêm về thực tế

b.phương pháp: Đàm thoại+Nêu vấn đề

C.Chuẩn bị :

 Quả địa cầu.bản đồ tự nhiên thế giới

d.Tiến trình tổ chức dạy học:

1. ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

 -Trình bày cấu tạo của lớp Vỏ Trái Đất?

 -Vỏ: dày từ 5km -> 7 km, rắn chắc, càng xuống sâu nhiệt độ càng cao.

 -Trung gian: Dày từ gần 3000 km, từ từ quánh dẻo đến lỏng, to 1500oC -> 4700oC.

 - Lõi: Dày trên 3000 km, lỏng ở ngoài rắn ở trong, to cao 5000oC.

 3. Bài mới.

 

doc49 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 424 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Địa lý Lớp 6 - Năm học 2011-2012, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 tỉ lệ lớn
I Mục tiêu:
	1. Kiến thức: 
 - HS nắm được: KN đường đồng mức.
 - Có khả năng tính độ cao và khoảng cách thực tế dựa vào bản đồ
 - Biết đọc đường đồng mức.
 2. Kĩ năng:Biết đọc các lược đồ, bản đồ địa hình có tỉ lệ lớn.
 3. Thái độ: Giúp các em hiểu biết thêm về thực tế
IIChuẩn bị .
	1.GV :- 1 số bản đồ, lược đồ có tỉ lệ.
 2.HS	 - SGK.
III. Tiến trình dạy học
	1. ổn định tổ chức:	
 3. Kiểm tra bài cũ
 Khoáng sản là gì? Thế nào gọi là mỏ khoáng sản ?
	- Là những khoáng vật và đá có ích được con người khai thác và sử dụng.
	- Là những nơi tập trung nhiều khoáng sản có khả năng khai thác.
3. Bài mới.
- Giáo viên giới thiệu bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung 
*Hoạt động 1(10phút) . Bài 1.
GV: Yêu cầu HS đọc bảng tra cứu thuật ngữ (SGK-85) cho biết:
- Thế nào là đường đồng mức ?( Là đường đồng nối những điểm có cùng độ cao so với mực biển lại với nhau)
H: Tại sao dựa vào các đường đồng mức ta có thể biết được hình dạng của địa hình? (do các điểm có độ cao sẽ nằm cùng trên 1 đường đồng mức, biết độ cao tuyệt đối của các điểm và đặc điểm hình dạng địa hình ,độ dốc ,hướng nghiêng) 
 *Hoạt động 2(25phút) Bài 2.
GV: Yêu cầu Hs dựa vào Hình 44 (SGK) cho biết : Hướng của đỉnh núi A1-> A2 là ? ( Từ tây sang Đông)
-Sự chênh lệch độ cao của các đường đồng mức là?(- Là 100 m)
*Hoạt động nhóm :4Nhóm 
B1GV giao nhiệm vụ cho các nhóm 
-Xác định có độ cao củaA1,A2,B1,B2,B3?
B2 thảo luận thống nhất ghi vào phiếu (5phút )
-B3thảo luận trước toàn lớp 
Treo phiếu học tập –GV đưa đáp án-các nhóm nhận xét 
- A1 = 900 m
- A2 = 700 m
- B1 = 500 m 
- B2 = 600 m
- B3 = 500m
- Dựa vào tỉ lệ lược đồ để tính khoảng cách theo đường chim bay từ đỉnh A1 -> A2 ?
(gợi ý Đo khoảng cách giữa A1-A2trên lược đồ H44đo được 7,5cm.tính khoảng cách thực tế mà tỉ lệ lược đồ 1:100000vậy :7,5 .100000=750000cm=7500m
.
H: Quan sát sườn Đông và Tây của núi A1 xem sườn bên nào dốc hơn? ( Sườn Tây dốc. Sườn Đông thoải hơn)
.
1. Bài 1.
a) Đường đồng mức.
- Là đường đồng nối những điểm có cùng độ cao so với mực biển lại với nhau.
b) Hình dạng địa hình được biết là do các điểm có độ cao sẽ nằm cùng trên 1 đường đồng mức,biết độ cao tuyệt đối của các điểm và đặc điểm hình dạng địa hình ,độ dốc ,hướng nghiêng 
2.Bài 2.
a)
- Từ A1 -> A2
- Từ tây sang Đông 
b)
- Là 100 m.
c) 
- A1 = 900 m
- A2 = 700 m
- B1 = 500 m 
- B2 = 600 m
- B3 = 500 m 
d.Tính khoảng cách đường chim bay từ đỉnh A1-A2=7500m
e)
- Sườn Tây dốc.
- Sườn Đông thoải hơn
4Củng cố : (3phút )
GV nhân xét và đánh giá lại các bài tập thực hành.
5. Hướng dẫn HS học (1phút)
- Đọc trước bài 17.
- Giờ sau học
Ngày soạn: 10/1/2012
TUẦN 22.Tiết 21: 
Bài 17: Lớp vỏ khí
I.Mục tiêu :
	1.Kiến thức: HS nằm được: Thành phần của lớp vỏ khí biết vị trí của của các tầng trong lớp vỏ khí.Vai trò của lớp ôdôn trong tầng bình lưu.
 - Giải thích nguyên nhân và tích chất của các khối khí.
 2.Kĩ năng: Biết sử dụng các kênh hình để trình bày kiến thức của bài.
 3. Thái độ: Giúp các em hiểu biết thêm về thực tế
II.Chuẩn bị :.
 1GV: Tranh thành phần của các tầng khí quyển.
 2.HS.: SGK.
III.Tiến trình dạy học:
1.ổn định tổ chức
	2. Kiểm tra bài cũ.
 3. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung 
Hoạt động 1:(10phút ) . Thành phần của không khí
GV: Yêu cầu HS quan sát H45 (SGK) cho biết: Các thành phần của không khí ? Tỉ lệ ? (Thành phần của không khí gồm:
+ Khí Nitơ: 78%
+ Khí Ôxi: 21%
+ Hơi nước và các khí khác: 1%)
Gv nếu không có hơi nước trong không khí thì bầu khí quyển không có hiện tượng khí tượng là mây mưa sương mù )
 *Hoạt động 2: (20phút)Cấu tạo của lớp vỏ khí
GV xung quanh trái đất có lớp không khí bao bọc gọi là khí quyển .Khí quyển như cỗ máy thiên nhiên sử dụng năng lượng mặt trời phân phối điều hoà nước trên khắp hành tinh dưới hình thức mây mưa đIũu hoà các bon níc và ô xi trên trái đất .con người không nhìn they không khí nhưng quan sátđược các hiện tượng khí tượng xảy ra trong khí quyển .vậy khí quyển có cấu tạo thế nào ,đặc đIểm ra sao 
- HS quan sát H 46 (SGk) tranh cho biết :
 Lớp vỏ khí gồm những tầng nào? ( Các tầng khí quyển:
A: Tầng đối lưu: 0-> 16km
B: Tầng bình lưu: 16 -> 80km
C: Các tầng cao của khí quyển: 80 km)
- Vai trò của từng tầng?( Tầng đối lưu: là nơi sinh ra tất cả các hiện tượng: Mây, mưa, sấm, chớp,....
- Nhiệt độ của tầng này cú lên cao 100m lại giảm 0,6oC.
+ Tầng bình lưu: Có lớp ôzôn giúp ngăn cản những tia bức xạ có hại cho sinh vật và con người.)
 *Hoạt động 3: (10phút) Các khối khí
GV: yêu cầu HS đọc nội dung kiến thức trong (SGK) cho biết:nguyên nhân hình thành các khối khí ?(Do vị trí lục địa hay đại dương )
-HS đọc bảng các khối khí cho biết . Khối khí nóng, khối khí lạnh được hình thành ở đâu ?Nêu tính chất của mỗi loại ?( + Khối khí nóng: Hình thành trên các vùng vĩ độ thấp, có nhiệt độ tương đối cao.
+ Khí lạnh: Hình thành trên các vùng vĩ độ cao, có nhiệt độ tương đối thấp.)
- Khối khí đại dương, khối khí lục địa được hình thành ở đâu? Nêu tính chất của mỗi loại? Khối khí đại dương? (hình thành trên các biển và đại dương, có độ ẩm lớn.
+ Khối khí lục địa: Hình thành trên các vùng đất liền, có tính chất tương đối khô.)
-Kết luận :Sự phân biệt các khối khí chủ yếu là căn cứ vào tính chất của chúng là nóng ,lạnh ,khô ,ẩm 
-Tại sao có tong đợt gió mùa đông bắc vào mùa đông ? (Khối khí luôn luôn di chuyển làm thay đổi thời tiết)
1. Thành phần của không khí
- Thành phần của không khí gồm:
+ Khí Nitơ: 78%
+ Khí Ôxi: 21%
+ Hơi nước và các khí khác: 1%
- Lượng hơi nước tuy chiếm tỉ lệ hết sức nhỏ, nhưng lại là nguồn gốc sinh ra các hiện tượng như mây, mưa...
2. Cấu tạo của lớp vỏ khí (lớp khí quyển)
- Các tầng khí quyển:
+ Tầng đối lưu: 0-> 16km nằm sát mặt đất, tập trung 90% không khí
Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng
Nhiệt độ giảm dần khi lên cao ( TB cứ lên cao 100m thì nhiệt độ giảm 0,60C
Là nơi sinh ra các hiện tượng khí tượng
+ Tầng bình lưu: Nằm trên tầng đối lưu từ 16 -> 80km
Có lớp ô dôn, lớp này có tác dụng ngăn cản những tia bức xạ có hại cho sinh vật và con người
+ tầng cao của khí quyển: Các tầng cao năm trên tâng đối lưu và bình lưu, không khí của tầng này cực loãng 
3.Các khối khí.
+ Khối khí nóng: Hình thành trên các vùng vĩ độ thấp, có nhiệt độ tương đối cao.
+ Khí lạnh: Hình thành trên các vùng vĩ độ cao, có nhiệt độ tương đối thấp.
+ Khối khí đại dương? hình thành trên các biển và đại dương, có độ ẩm lớn.
+ Khối khí lục địa: Hình thành trên các vùng đất liền, có tính chất tương đối khô.
4.Củng cố (3phút )
 - Thành phần của không khí?
 - Lớp vỏ khí được chia làm mấy tầng?
 - Dựa vào đâu người ta chia ra thành 4 khối khí khác nhau?
5 Hướng dẫn HS học(1phút):Học bài cũ.- Đọc trước bài 18. Giờ sau học.
Ngày soạn: 14/1/2012
 TUẦN 23. Tiết 22
Bài 18:Thời tiết khí hậu và nhiệt độ không khí
A.MụC TIÊU:
	1. Kiến thức:
 - Phân tích và trình bày khái niệm : Thời tiết và khí hậu.
 - Hiểu nhiệt độ không khí và nguyên nhân có yếu tố này.
 - Biết đo nhiệt độ TB ngày, tháng, năm.
 2.Kĩ năng: Biết sử dụng các kênh hình để trình bày kiến thức của bài.
 3. Thái độ: Giúp các em hiểu biết thêm về thực tế
II.Chuẩn bị :	
 1.GV: Nhiệt kế
III. Tiến trình tổ chức dạy học.
 1.ổn định tổ chức: 
 2. Kiểm tra bài cũ(4phút )Thành phần của không khí?, Khí Nitơ 78 %., Khí Ô xi 21 %, Hơi nước và các khí khác 1%
	3. Bài mới
.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
*Hoạt động 1(5phút ) . khí hậu và Thời tiết
GV: Yêu cầu HS đọc (SGK) và cho biết:
- Theo các em chương trình dự báo thời tiết trên phương? Khu vực địa phương nhất định ?
- Thời tiết là gì ? ( là sự biểu hiện tượng khí tượng ở 1 địa phương trong 1 thời gian ngắn nhất định.)
- Khí tượng là gì ? (như gió, mây, mưa )
- Đặc điểm chung của thời tiết là? (Thời tiết luôn thay đổi.
- Trong 1 ngày có khi thời tiết thay đổi đến mấy lần)
- Vậy khí hậu là gì? ( Khí hậu của 1 nơi là sự lặp đi lặp lại tình hình thơì tiết ở nơi nào đó, trong 1 thời gian dài , từ năm nay này qua năm khác và đã trở thành qui luật
-Thời tiết khác khí hậunhư thế nào ? (Thời tiết là tình trạng khí quyển trong thời gian ngắn, khí hậu tình trạng khí quyển trong thời gian dài )
 *Hoạt động 2: (20phút ) Nhiệt độ không khí và cách đo nhiệt độ không khí.
GV: Yêu cầu HS đọc (SGK) cho biết:
 Nhiệt độ không khí? (Khi các tia bức xạ Mặt trời đi qua khí quyển, chúng chưa trực tiếp làm cho không khí nóng lên. Mặt đất hấp thụ lượng nhiệt của Mặt trời, rồi bức xạ lại vào không khí. Lúc đó. Không khí mới nóng lên. Độ nóng lạnh đó gọi là nhiệt độ không khí.)
- Làm thế nào để tính đượctoTB ngày?(Để nhiệt kế trong bóng râm, cách mặt đất 2m 
- to TB ngày: Đo 3 lần: 5h, 13h, 21h.
VD( 20 + 23 + 21 ) :3)
 -Tính to TB tháng, năm là?
*Hoạt động 3(10phút) . Sự thay đổi nhiệt độ của không khí.
GV: Yêu cầu HS đọc kiến thức và quan sát các hình 47, 48,49 (SGK).
- Tại sao lại có khí hậu lục địa và đại dương ? ( Do sự tăng giảm to của đất và nước khác nhau)
 Tại sao to không khí lại thay đổi theo độ cao ? ( Càng lên vao to không khí càng giảm.
- Cứ lên cao 100 m to lại giảm 0,6 to C.)
- Hãy giải thích sự chênh lệch to ở 2 đỉêm ở hình 48 (SGK)?
- Nhiệt độ không khí còn thay đổi theo vĩ độ, điều đó được thể hiện như thế nào ? (Hình 48) 
1. khí hậu và Thời tiết
a) Thời tiết.
- là sự biểu hiện tượng khí tượng ở 1 địa phương trong 1 thời gian ngắn nhất định.
b) Khí hậu.
- Khí hậu của 1 nơi là sự lặp đi lặp lại tình hình thơì tiết ở nơi nào đó, trong 1 thời gian dài , từ năm nay này qua năm khác và đã trở thành qui luật.
2. Nhiệt độ không khí và cách đo nhiệt độ không khí.
a) Nhiệt độ không khí.
Độ nóng lạnh của không khí gọi là nhiệt độ không khí.
b. Cách tính to TB : Để nhiệt kế trong bóng râm ,cách mặt đất 2m
- to TB ngày: Đo 3 lần: 5h, 13h, 21h.
VD: (20 + 23 + 21 ):3 
- to TB tháng: to các ngày chia số ngày
- to TB năm: to các thángchia 12 tháng
3. Sự thay đổi nhiệt độ của không khí.
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi của nhiệt độ không khí:
a) Nhiệt độ không khí thay đổi tuỳ theo vị trí xa hay gần biển:
Nhiệt độ không khí ở những miền nằm gần biển và những miền nằm sâu trong lục địa có sự khác nhau.
b) Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao:
- Trong tâng đối lưu, Càng lên vao to không khí càng giảm.
c) Nhiệt độ không khí thay đổi theo vĩ độ.
Không khí ở vùng vĩ độ thấp nóng hơn không khí ở vùng vĩ độ cao.
 4. Củng cố (3phút )
- Nhiệt độ và khí hậu?
- Cách tính to TB: Ngày tháng năm ?
- Sự thay đổi của nhiệt độ không khí?
5. Hướng dẫn HS học.(2phút )
- Học bài cũ: Trả lời câu 1,2 (SGK)
- Làm bài tập 3,4 (SGK)
- Đọc trước bài 19.
- Giờ sau học.
Ngày soạn: 23/1/2012
 TUẦN 24.Tiết 23:
 Bài 19: Khí áp và gió trên Trái Đất
A.MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức:
 - HS nắm được: Khí áp là gì? Cách đo và dụng cụ đo khí áp.
 - Các đai khí áp trên Trái Đất.
 - Gió và các hoàn lưu khí quyển Trái Đất.
 2.Kĩ năng: HS phân tích các hình và tranh ảnh.
 3.Thái độ: Giúp các em hiểu biết thêm về thực tế
II .Chuẩn bị :
 1.GV : BĐ thế giới 
 2.HS : SGK
III. Tiến trình tổ chức dạy học
 1. ổn định tổ chức:	
	2. Kiểm tra bài cũ.(5phút)
	Cách đo to TB/ ngày ? Cho ví dụ ?
	Số lần đo cộng lại 
	 = to TB ngày.
 Số lần 
 3. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
*Hoạt động 1: (20phút ) . Khí áp, các đai khí áp trên Trái Đất
- Nhắc lại chiều dày khí quyển là bao nhiêu ?(60000km)độ cao 16km sát mặt đất không khí tập trung là 90%, không khí tạo thành sức ép lớn. không khí tuy nhẹ song bề dày khí quyển như vậy tạo ra 1 sức ép lớn đối với mặt đất gọi là khí áp 
GV: Yêu cầu HS đọc (SGK) cho biết:
- Khí áp là gì ? (1 sức ép rất lớn lên bề mặt Trái Đất. Sức ép đó gọi là khí áp.)
 Người ta đo khí áp bằng dụng cụ gì ? (Khí áp kế )
GV: Yêu cầu HS đọc kiến thức và quan sát H50 (SGK) cho biết:
- Có bao nhiêu đại áp phân bố trên bề mặt Trái Đất ? (3đai áp thấp là XĐ, ở vĩ độ 60độ bắc, nam, 4đai áp cao ở vĩ độ 30 độ bắc nam và 2 cực ) 
.
*Hoạt động 2(15phút ). Gió và các hoàn lưu khí quyển
GV: Yêu cầu HS quan sát H51.1 (SGK) và kiến thức trong (SGK) cho biết:
- Nguyên nhân sinh ra gió ? Gió là gì ? (Không khí luôn luôn chuyển động từ nơi áp cao về nơi áp thấp. Sự chuyên động của không khí sinh ra gió.).
QSH52 cho biết có mấy loại gió chính trên Trái Đất ? - Các loại gió chính:
+ Gió Đông cực. Gió Tây ôn đới .Gió tín phong)
- Hoàn lưu khí quyển là gì ?
Trên bề mặt Trái Đất, sự chuyển động của không khí giữa các đai khí áp cao và thấp tạo thành các hệ thống gió thổi vòng tròn. Gọi là hoàn lưu khí quyển.
- Có 6 vòng hoàn lưu khí quyển)
1. Khí áp, các đai khí áp trên Trái Đất
a) Khí áp:
- Là sức ép của không khí lên bề mặt Trái Đất.
- Đơn vị đo: mm thủy ngân
b) Các đai khí áp trên bề mặt Trái Đất.
- Khí áp được phân bố trên Trái Đất thành các đai khí áp thấp và khí áp cao từ xích đạo về 2 cực
+ Các đai khí áp thấp nằm khoảng vĩ độ 00 và khoảng vĩ độ 600 Bắc và Nam
+ Các đai khí áp cao nằm khoảng vĩ độ 300 và khoảng vĩ độ 900 Bắc và Nam ( Cực Bắc và cực Nam)
2. Gió và các hoàn lưu khí quyển .
* Gió: Là sự chuyển động của không khí từ nơi áp cao về nơi áp thấp. - Các loại gió chính:
* Các loại gió thường xuyên thổi trên Trái Đất:
+ Gió tín phong:
 Thổi từ khoảng các vĩ độ 300 Bắc, Nam 
( Các đai áp cao chí tuyến) về xích đạo ( Đai áp thấp xích đạo)
 Hướng gió: Nửa cầu Bắc hướng Đông Bắc; nửa cầu Nam hướng Đông Nam
+ Gió Tây ôn đới:
 Thổi từ khoảng các vĩ độ 300 Bắc, Nam 
( Các đai áp cao chí tuyến) lên khoảng vĩ độ 600 Bắc, Nam ( Đai áp thấp ôn đới)
 Hướng gió: Nửa cầu Bắc hướng Tây Nam; nửa cầu Nam hướng Tây Bắc
+ Gió Đông cực:
Thổi từ khoảng các vĩ độ 900 Bắc, Nam 
( Cực Bắc, Nam) về khoảng vĩ độ 600 Bắc, Nam ( Đai áp thấp ôn đới)
 Hướng gió: Nửa cầu Bắc hướng Đông Bắc; nửa cầu Nam hướng Đông Nam
 - Hoàn lưu khí quyển. Trên bề mặt Trái Đất, sự chuyển động của không khí giữa các đai khí áp cao và thấp tạo thành các hệ thống gió thổi vòng tròn. Gọi là hoàn lưu khí quyển.
4.Củng cố : (3phút ) 
- Khí áp là gì? Tại sao lại có khí áp?
- Nguyên nhân nào sinh ra gió?
5. Hướng dẫn HS học.(1phút )
- Học bài và làm BT4 (SGK)
- Đọc trước Bài 20 .
- Giờ sau học.
Ngày soạn: 30/1/2012
 TUẦN 25. Tiết 24:
Bài 20: Hơi nước trong không khí mưa
I. Mục tiêu .
	1 Kiến thức:
 - HS nắm được: KN độ ẩm của không khí, độ bão hoà hơi nước trong không khí và hiện tượng ngưng tụ hơi nước trong không khí.
 - Biết tính lượng mưa trong ngày, tháng, lượng mưa TB năm.
	2.Kĩ năng: Đọc lược đồ phân bố lượng.Phân tích lược đồ.
 3.Thái độ: Giúp các em hiểu biết thêm về thực tế
II.Chuẩn bị :
 1.GV:
 2.HS :SGK
III. Tiến trình tổ chức dạy học
ổn định tổ chức(1phút)
	2. Kiểm tra bài cũ :(5phút )
 Khí áp là gì? Người ta đo khí áp bằng?
 - Không khí tuy nhẹ nhưng vẫn có trong lượng. Vì khí quyển rất dày, nên trọng lượng của nó cũng tạo ra 1 sức ép rất lớn lên bề mặt Trái Đất. Sức ép đó gọi là khí áp.
 - Khí áp kế.
 3. Bài mới.
- Giáo viên giới thiệu bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
 *Hoạt động 1: (20phút ) Hơi nước và độ ẩm của không khí:
GV: Yêu cầu HS đọc (SGK) cho biết:
- Trong thành phần không khí lượng hơI nước chiếm bao % ?(1%)
- Nguồn cung cấp hơI nước trong không khí ?( do hiện tượng bốc hơi của nước trong các biển, hồ, ao, sông, suối..).
- Độ ẩm của không khí là gì?( Là do hơi nước có trong không khí nên không khí có độ ẩm.)
- Người ta đo độ ẩm của không khí bằng ẩm kế.
- QS Bảng có nhận xét gì về mối quan hệ giữa nhiệt độ và lượnghơi nước đó trong không khí ?( nhiệt độ không khícàng cao càng chứa được nhiều hơi nước )
 *Hoạt động 2: (15phút) Mưa và sự phân bố lượng mưa trên trái đất.
GV: Yêu cầu HS quan sát H52 và H53 cho biết:
 Mưa được hình thành do đâu? (Khi không khí bốc lên cao, bị lạnh dần hơi nước sẽ ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ, tạo thành mây.Gặp điều kiện thuận lợi, hơi nước tiếp tục ngưng tụ làm các hạt nước ta dần rồi rơi xuống đất thành mưa.)
- Cách tính lượng mưa tháng ?( Cộng tất cả lượng mưa các ngày trong tháng)
-Tính lượng mưa trong năm: Cộng toàn bộ lượng mưa trong cả 12 tháng lại.
- Cách tính lượng mưa trung bình năm ?(Tổng lượng mưa nhiều năm chia số năm )
GV: Yêu cầu HS quan sát hình 54 (SGK) cho biết:
- Sự phân bố lượng mưa trên thế giới? (Phân bố không đồng đều.
- Mưa nhiều ở vùng xích đạo 
- Mưa ít ở vùng cực và gần cực)
1- Hơi nước và độ ẩm của không khí:
a) Độ ẩm của không khí: Không khí Bao giờ cũng chứa một lượng hơi nước nhất định lượng hơi nước đó làm cho không khí có độ ẩm.
b, Mối quan hệ giữa nhiệtđộ không khí và độ ẩm:
Nhiệt độ có ảnh hưởng đến khả năng chứa hơi nước của không khí. Nhiệt độ không khí càng lên cao,lượng hơi nước chứa được càng nhiều ( Độ ẩm càn cao)
2- Mưa và sự phân bố lượng mưa trên trái đất.
* Quá trình tạo thành Mây,Mưa:
- Khi không khí bốc lên cao, bị lạnh dần hơi nước sẽ ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ, tạo thành mây. Gặp điều kiện thuận lợi, hơi nước tiếp tục ngưng tụ làm các hạt nước ta dần rồi rơi xuống đất thành mưa.
a) Tính lượng mưa trung bình của một địa phương.
- Đo bằng dụng cụ: Thùng đo mưa (Vũ kế)
- Tính lượng mưa trong tháng: Cộng tất cả lượng mưa các ngày trong tháng.
- Tính lượng mưa trong năm: Cộng toàn bộ lượng mưa trong cả 12 tháng lại.
b) Sự phân bố lượng mưa trên thế giới.
- Phân bố không đồng đều từ xích đạo về cực. Mưa nhiều nhất ở vùng xích đạo, mưa ít nhất là 2 vùng cực Bắc và cực Nam
4- Củng cố (3phút )
Hơi nước và độ ẩm của không khí?
Mưa và sự phân bố lượng mưa trên thế giới?
5- Hướng dẫn học sinh (1phút ):
Trả lời câu hỏi và bài tập: 1, 2, 3, 4 (SGK)
Đọc trước bài 21.
Giờ sau học.
Ngày soạn: 12/2/2012
TUẦN 26.Tiết 25:
Bài 21:Thực hành
phân tích biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa
I- Mục tiêu:
	1. Kiến thức:
- Học sinh biết cách đọc và khai thác thông tin, rút ra nhận xét về thời gian và lượng mưa của một địa phương được thể hiện trên biểu đồ.
2.Kĩ năng:- Nhận biết được dạng biểu đồ.Phân tích và đọc biểu đồ.
 3.Thái độ: Giúp các em hiểu biết thêm về thực tế
II.Chuẩn bị	
 1 GV :
 2.HS :SGK
III- Tiến trình dạy học:
1.ổn định tổ chức:
	2. Kiểm tra bài cũ:
 Trình bày KN mưa là gì?
 ( Khi không khí bốc lên cao, bị lạnh dần hơi nước sẽ ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ, tạo thành mây. Gặp điều kiện thuận lợi, hơi nước tiếp tục ngưng tụ làm các hạt nước ta dần rồi rơi xuống đất thành mưa)
 3. Bài mới:
 Giáo viên giới thiệu bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
 *Hoạt động 1(15phút ) Bài 1:
GV: Yêu cầu học sinh quan sát H55 (SGK) cho biết:
- Những yếu tố nào được biểu hiện trên biểu đồ?
-Yếu tố nào được biểu hiện theo đường, yếu tố nào được biểu hiện theo cột?
- Trục bên nào biểu hiện nhiệt độ? Trục bên nào biểu hiện lượng mưa?
- Đơn vị biểu hiện lượng mưa và nhiệt độ là gì?
GV: Chuẩn kiến thức.
+Hoạt động nhóm :4nhóm 
HS: Dựa vào bảng trị số vừa hoàn thành và H55 (SGK) cho biết:
 Nhóm 1,2Nhận xét về nhiệt độ 
Nhóm3,4nhận xét lượng mưa của Hà Nội?
B2 thảo luận thống nhất ghi vào phiếu (5phút )
-B3 thảo luận trước toàn lớp 
Treo phiếu học tập –GV đưa đáp án-các nhóm nhận xét 
- Lượng mưa: Mưa nhiều vào các tháng 6, 7, 8, 9. Còn mưa ít vào các tháng 10 – 4
- Nhiệt độ: Cao ở các tháng 6, 7, 8, 9
Thấp ở các tháng 10, 11, 12, 1, 2, 3, 4
 *Hoạt động 2(10phút ) Bài 2:
GV: Yêu cầu học sinh quan sát H56 và H57 (SGK) cho biết:
HS: Hoàn thành bảng thống kê (SGK)
GV: Chuẩn kiến thức
 HS: Từ bảng ở bài 2 cho biết:
- Biểu đồ nào của nửa cầu Bắc?
-Biểu đồ nào là của nửa cầu Nam?
1.Bài 1:
a.Nhiệt độ và lượng mưa
- Nhiệt độ biểu hiện theo đường
- Lượng mưa được biểu hiện theo hình cột.
- Trục dọc bên phải (Nhiệt độ)
- Trục dọc bên trái (Lượng mưa)
- Đơn vị thể hiện nhiệt độ là:0C
- Đơn vị thể hiện lượng mưa là: mm
b.ghi kết quả vào bảng :
Cao nhất
Thấp nhất
Nhiệt độ chênh lệch giữa tháng thấp nhất và tháng cao nhất
Trị số
Tháng
Trị số
Tháng
290C
7
160C
1
130C
Cao nhất
Thấp nhất
Lượng mưa chênh lệch giữa tháng thấp nhất và tháng cao nhất
Trị số
Tháng
Trị số
Tháng
300mm
8
20mm
12
280mm
C,Nhận xét:
+ Lượng mưa: Mưa nhiều vào các tháng 6, 7, 8, 9. Còn mưa ít vào các tháng 10 – 4
+ Nh

File đính kèm:

  • docGiao an hoc ki 2_12831163.doc
Giáo án liên quan