Giáo án chủ đề môn Địa lý Lớp 6 - Chủ đề: Các chuyển động của Trái Đất và các hệ quả
. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Trình bày được chuyển động tự quay quanh trục và quanh Mặt Trời của Trái Đất: hướng, thời gian, quỹ đạo và tình chất của chuyển động.
- Trình bày được các hệ quả chuyển động của Trái Đất.
- Trình bày được các khái niệm chí tuyến Bắc, chí tuyến Nam, Vòng cực Bắc, vòng cực Nam.
- Giải thích được 1 số các hệ quả của sự chuyển động của Trái Đất quanh trục và quay quanh Mặt Trời.
2. Kĩ năng:
- Sử dụng hình vẽ để mô tả chuyển động tự quay của Trái Đất
- Dựa vào hình vẽ mô tả hướng chuyển động tự quay, sự lệch hướng chuyển động của các vật thể trên bề mặt Trái Đất.
- Sử dụng hình vẽ để mô tả chuyển động tự quay của Trái Đất và chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời, trình bày hiện tượng ngày đêm dài, ngắn ở các vĩ độ khác nhau trên Trái Đất theo mùa
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
- Tư duy: Tìm kiếm và xử lí thông tin qua bài viết, hình vẽ, bản đồ về sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất, quay quanh Mặt Trời và hệ quả của nó (các khu vực giờ trên trái đất; về hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau trên Trái Đất).
- Giao tiếp: Phản hồi/ lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ, ý tưởng, giao tiếp, hợp tác khi làm việc nhóm.
- Làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm trước nhóm về công việc được giao; quản lí thời gian khi trình bày kết quả làm việc trước nhóm và tập thể lớp
III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Giáo viên: Quả địa cầu, Tranh sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời, Máy chiếu, tranh hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa.
2. Học sinh: Tìm hiểu các hiện tượng tự nhiên của vận động Trái Đất, 1 cây nến ( 1 nhóm).
IV. Tổ chức các hoạt động học
ạo. - Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng từ Tây sang Đông - Thời gian Trái Đất tự quay một vòng quanh trục trong một ngày đêm được quy ước là 24h. Người ta chia bề mặt trái đất ra 24 khu vực giờ, mỗi khu vực có một giờ riêng đó là giờ khu vực. - Phương pháp dạy học: Trực quan, - Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm cặp, toàn lớp Nhận biết sự lệch hướng chuyển động của các vật thể trên bề mặt Trái Đất Quan sát hình 22 SGK. Cho biết ở bán cầu Bắc, các vật chuyển động theo hướng từ P đến N và từ O đến S bị lệch về phía bên phải hay bên trái ? Các vật ở bán cầu Bắc: từ P đến N và từ O đến S lệch về phía tay phải - Phương pháp dạy học: Đàm thoại - Hình thức dạy học: Cá nhân, toàn lớp Dựa vào hình vẽ mô tả hướng chuyển động, quỹ đạo chuyển động của Trái Đất khi chuyển động trên quỹ đạo - Quan sát Hình 23 SGK cho biết: Hướng chuyển động của Trái đất chuyển động trên quỹ đạo quanh Mặt Trời - Thời gian Trái đất chuyển động 1 vòng quanh Mặt Trời là bao nhiêu? Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng từ Tây sang Đông trên quỹ đạo hình elíp gần tròn. Thời gian chuyển động trên quỹ đạo một vòng là 365 ngày 6 giờ. - Phương pháp dạy học: Trực quan,đàm thoại - Hình thức dạy học: Cá nhân 2. Thông hiểu Mức độ cần đạt Câu hỏi và BT Gợi ý trả lời PP và HTTC Trình bày được các hệ quả chuyển động của Trái Đất. Trình bày các hệ quả của Trái Đất tự quay quanh trục ? Hiện tượng ngày và đêm trên trái đất + Do Trái Đất có dạng hình cầu, Mặt Trời bao giờ cũng chỉ chiếu sáng được một nữa, nữa được chiếu sáng là ngày, nửa nằm trong bóng tối là đêm. + Do Trái Đất tự quay quanh trục liên tục nên mọi nơi trên trái đất đều lần lươt đều có ngày và đêm Sự lệch hướng của các vật chuyển động trên bề mặt Trái Đất + Các vật chuyển động trên bề mặt trái đất đều bị lệch hướng. Theo hướng của chuyển động: Bắc bán cầu lệch hướng về bên phải; Nam bán cầu lệch hướng về bên trái. Hệ quả của Trái Đất quay quanh Mặt Trời + Hiện tượng các mùa - Phương pháp dạy học: Trực quan, Đàm thoại - Hình thức dạy học: Cá nhân, toàn lớp, hoạt động nhóm Ngày Tiết địa điểm bán cầu Trái Đất: ngả dần, chếch xa nhất mặt trời Lượng ánh sáng và nhiệt Mùa gì 22/6 Hạ chí Đông chí Nửa cầu bắc Nửa cầu nam Ngả gần nhất Chếch xa nhất Nhận nhiều Nhận ít Nóng (Hạ) Lạnh (Đông) 22/12 Đông chí Hạ chí Nửa cầu bắc Nửa cầu nam Chếch xa nhất Ngả gần nhất Nhận ít Nhận nhiều Lạnh (Đông) Nóng (Hạ) 23/9 Xuân phân Thu phân Nửa cầu bắc Nửa cầu nam Hai nửa cầu hướng về Mặt Trời như nhau Mặt Trời chiếu thẳng góc đường xích đạo-lượng ánh sáng và nhận nhiệt như nhau - Nửa cầu Bắc chuyển nóng sang lạnh - Nửa cầu Nam chuyển lạnh sang nóng 21/3 Xuân phân Thu phân Nửa cầu bắc Nửa cầu nam Hai nửa cầu hướng về Mặt Trời như nhau Mặt Trời chiếu thẳng góc đường xích đạo-lượng ánh sáng và nhận nhiệt như nhau - Mùa lạnh chuyển nóng - Mùa nóng chuyển lạnh Mức độ cần đạt Câu hỏi và BT Gợi ý trả lời PP và HTTC Trình bày hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa ? Hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa -Ngày 22/6, nửa cầu Bắc là mùa hạ, có ngày dài, đêm ngắn; nửa cầu Nam là mùa đông, có ngày ngắn đêm dài. Ngày 22/12 hiện tượng ngược lại - > Mùa hạ có ngày dài, đêm ngắn; mùa đông có ngày ngắn, đêm dài. - Càng xa xích đạo, hiện tượng ngày, đêm dài ngắn càng rõ rệt . - Ngày 21/3 và 23/9, mọi nơi trên Trái Đất có ngày đêm dài bằng nhau. - Ở xích đạo quanh năm có ngày đêm bằng nhau. Ngày 22- 6 và 22-12 các địa điểm ở: 66033’B&66033’N có một ngày hoặc một đêm dài suốt 24 h. - Từ vòng cực đến cực ở hai bán cầu số ngày hoặc đêm dài suốt 24 h tăng lên. - Ở hai cực có ngày đêm dài suốt 6 tháng. - Phương pháp dạy học: Trự quan, đàm thoại gợi mở, thuyết giảng tích cực. - Hình thức dạy học: Nhóm, cá nhân. Trình bày được các khái niệm chí tuyến Bắc, chí tuyến Nam, Vòng cực Bắc, vòng cực Nam Thế nào là chí tuyến Bắc, chí tuyến Nam, vòng cực Bắc, vòng cực Nam ? Ngày 22/6 (hạ chí) tia sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc vào vĩ tuyến 23027'B -> Vĩ tuyến đó gọi là chí tuyến Bắc. Ngày 22/12 (đông chí) tia sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc vào vĩ tuyến 23027'N -> Vĩ tuyến đó gọi là chí tuyến Nam - Phương pháp dạy học: Trực quan, vấn đáp, đàm thoại - Hình thức dạy học; cá nhân 3. Câu hỏi vận dụng Mức độ cần đạt Câu hỏi và BT Gợi ý trả lời PP và HTTC Giải thích được 1 số các hệ quả của sự chuyển động của Trái Đất quanh trục và quay quanh Mặt Trời. - Giải thích vì sao có hiện tượng ngày và đêm kế tiếp nhau trên Trái Đất ? - Giải thích vì sao lại có hiện tượng các mùa trong năm ? - Giải thích vì sao lại có hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa - Trái Đất có hiện tượng ngày và đêm do: + Trái Đất có hình cầu + Trái Đất tự quay quanh trục từ tây sang đông - Hiện tượng các mùa trong năm: Do trục Trái Đất có độ nghiêng không đổi và hướng về một phía nên hai nửa cầu Bắc và Nam luân phiên nhau ngả về phía Mặt Trời sinh ra các mùa. - Hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa do: Đường biểu hiện trục Trái Đất nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo 1 góc 66033', đường phân chia sáng tối vuông góc với mặt phẳng quỹ đạo -> Sinh ra hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa ở 2 nửa cầu - Phương pháp dạy học: Trực quan, đàm thoại gợi mở. - Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm 4. Câu hỏi định hướng năng lực Vị trí của Trái Đất trên quỹ đạo quanh Mặt Trời Quan sát hình cho biết độ nghiêng và hướng của trục Trái Đất ở các vị trí xuân phân, hạ chí, thu phân, đông chí ? Độ nghiêng và hướng của trục Trái Đất ở các vị trí xuân phân, hạ chí, thu phân, đông chí không đổi. B. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Trình bày được chuyển động tự quay quanh trục và quanh Mặt Trời của Trái Đất: hướng, thời gian, quỹ đạo và tình chất của chuyển động. - Trình bày được các hệ quả chuyển động của Trái Đất. - Trình bày được các khái niệm chí tuyến Bắc, chí tuyến Nam, Vòng cực Bắc, vòng cực Nam. - Giải thích được 1 số các hệ quả của sự chuyển động của Trái Đất quanh trục và quay quanh Mặt Trời. 2. Kĩ năng: - Sử dụng hình vẽ để mô tả chuyển động tự quay của Trái Đất - Dựa vào hình vẽ mô tả hướng chuyển động tự quay, sự lệch hướng chuyển động của các vật thể trên bề mặt Trái Đất. - Sử dụng hình vẽ để mô tả chuyển động tự quay của Trái Đất và chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời, trình bày hiện tượng ngày đêm dài, ngắn ở các vĩ độ khác nhau trên Trái Đất theo mùa II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài: - Tư duy: Tìm kiếm và xử lí thông tin qua bài viết, hình vẽ, bản đồ về sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất, quay quanh Mặt Trời và hệ quả của nó (các khu vực giờ trên trái đất; về hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau trên Trái Đất). - Giao tiếp: Phản hồi/ lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ, ý tưởng, giao tiếp, hợp tác khi làm việc nhóm. - Làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm trước nhóm về công việc được giao; quản lí thời gian khi trình bày kết quả làm việc trước nhóm và tập thể lớp III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Giáo viên: Quả địa cầu, Tranh sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời, Máy chiếu, tranh hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa. 2. Học sinh: Tìm hiểu các hiện tượng tự nhiên của vận động Trái Đất, 1 cây nến ( 1 nhóm). IV. Tổ chức các hoạt động học Tiết 9: SỰ VẬN ĐỘNG TỰ QUAY QUANH TRỤC CỦA TRÁI ĐẤT VÀ CÁC HỆ QUẢ * Khởi động: Sự vận động của Trái Đất quanh trục như thế nào? Vì sao trên Trái Đất có hiện tượng ngày và đêm? Vì sao trên Trái Đất lần lượt có ngày và đêm? Bài học hôm nay giúp chúng ta hiểu về những vấn đề đó. * Kết nối *Hoạt động 1(20 phút) : Tìm hiểu sự vận động của Trái Đất quanh trục - Mục tiêu: Trình bày được vận động tự quay quanh trục của Trái Đất Sử dụng được hình vẽ (hoặc mô hình quả địa cầu) để mô tả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất - Đồ dùng: Quả địa cầu Hoạt động của thầy và trò Nội dung Đàm thoại gợi mở - GV yêu cầu HS quan sát quả địa cầu trả lời các câu hỏi sau: +Quan sát quả địa cầu em có nhận xét gì trục của quả địa cầu so với mặt bàn +Hãy quan sát Trái đất quay chú ý độ nghiêng của Trái đất +Trái Đất di chuyển trên quỹ đạo + Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng nào? - GV biểu diễn hướng quay của quả địa cầu từ tay trái sang tay phải, HS quan sát. - HS lên bảng lặp lại thao tác quay quả địa cầu theo hướng tự quay của trái đất. - Trên Trái Đất có bao nhiêu khu vực giờ - Thế nào là giờ GMT - Dựa vào hình cho biết khi ở khu vực giờ gốc là 12 giờ thì ở Hà Nội và Niu Iooc là mấy giờ -Kinh tuyến 1800 là đường chuyển ngày 1.Sự vận động của Trái Đất quanh trục -Trái Đất tự quay quanh một trực tưởng tượng nối liền hai cực và nghiêng 66033' trên mặt phẳng quỹ đạo. - Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng từ Tây sang Đông - Thời gian Trái Đất tự quay một vòng quanh trục trong một ngày đêm được quy ước là 24h. Người ta chia bề mặt trái đất ra 24 khu vực giờ, mỗi khu vực có một giờ riêng đó là giờ khu vực. Khu vực có kinh tuyến gốc đi qua là khu vực gìơ gốc và đánh số 0. tế. * Hoạt động 2( 15 phút): Tìm hiểu hệ quả của vận động tự quay quanh trục của trái đất - Mục tiêu: Biết được hai hệ quả của vận động tự quay quanh trục của Trái Đất: Hiện tượng ngày, đêm và sự lệch hướng của các vật chuyển động trên Trái Đất. Giải thích 1 số hiện tượng tự nhiên Thảo luận theo nhóm nhỏ - Nhóm số chẵn: Quan sát hình 21 và kênh chữ sgk: ? Vì sao trên trái đất có hiện tượng ngày và đêm? ? Vì sao khắp mọi nơi trên trái đất lần lượt có ngày và đêm - Nhóm số lẻ quan sát hình 22 và kênh chữ sgk: ? Hình 22 thể hiện hiện tượng địa lý nào trên Trái Đất? nguyên nhân của hiện tượng đó? ? ở bắc bán cầu các vật chuyển động theo hướng từ P đến N và từ O đến S bị lệch theo hướng bên phải hay bên trái? ? ở bắc bán cầu, nều nhìn xuôi theo hướng chuyển động thì vật chuyển động sẽ lệch về bên phải hay bên trái? - Các nhóm thảo luận - Đại diện nhóm trình bày kết quả, nhóm khác chia sẻ, bổ sung - GV bổ sung chuẩn xác kiến thức Em có nhận xét gì về sự chiếu sáng của mặt Trời tới Trái đất? Hiện tượng ngày đêm trên Trái Đất Sự lệch hướng do vận động tự quay quanh trục của Trái Đất Lực Côliôlit làm thay đổi hướng gió trên Trái Đất 2. Hệ quả của sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất a.Hiện tượng ngày và đêm trên trái đất: + Do Trái Đất cso dạng hình cầu, Mặt Trời bao giờ cũng chỉ chiếu sáng được một nữa, nữa được chiếu sáng là ngày, nủa nằm trong bóng tố là đêm. + Do Trái Đất tự quay quanh trục liên tục nên mọi nơi trên trái đất đều lần lươt đều có ngày và đêm b. Sự lệch hướng của các vật chuyển động trên bề mặt Trái Đất + Các vật chuyển động trên bề mặt trái đất đều bị lệch hướng. Theo hướng của chuyển động: Bắc bán cầu lệch hướng về bên phải; Nam bán cầu lệch hướng về bên trái. * Hoạt động nối tiếp: 1. Củng cố- KTĐG - GV yêu cầu 1 HS lên bảng sử dụng quả địa cầu mô tả chuyển động tự quay quanh trục của TĐ. 2. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà - GV yêu cầu học sinh nghiên cứu trước nội dung bài. -------------------------------------- Ngày giảng: : ..... /....../............ Tiết 10: SỰ CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT QUANH MẶT TRỜI * Khởi động: Kiểm tra bài cũ( 5 phút) -Vận động tự quay quanh trục của Trái Đất sinh ra hệ quả gì? Khám phá(1 phút) Ngoài sự vận động tự quay quanh trục, Trái Đất còn chuyển động quanh Mặt Trời. sự chuyển động này sinh ra hiện tượng gì?... Kết nối * Hoạt động 1( 10 phút): Tìm hiểu về sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời. - Mục tiêu: Trình bày được vận động quay quanh Mặt Trời của Trái Đất Giải thích 1 số hiện tượng tự nhiên Biết sử dụng quả địa cầu để lặp lại hiện tượng chuyển động tịnh tiến của Trái Đất trên quỹ đạo - Đồ dùng: Tranh sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời, Máy chiếu Hoạt động của thầy và trò Nội dung Thảo luận theo nhóm nhỏ - GV cho học sinh quan sát video sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời trên máy chiếu kết hợp quan sát sự chuyển động của Trái Đất qua tranh vẽ trả lời câu hỏi sau: ? Trái đất cùng một lúc tham gia mấy chuyển động? Hướng của các chuyển động đó? ? Thời gian Trái đất chuyển động 1 vòng quanh Mặt Trời là bao nhiêu? ? Độ nghiêng và hướng của trụcTrái Đất ở các vị trí xuân phân, hạ chí, thu phân, đông chí? HS trả lời, GV chuẩn kiến thức 3. Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời - Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng từ Tây sang Đông trên quỹ đạo hình elíp gần tròn. - Thời gian chuyển động trên quỹ đạo một vòng là 365 ngày 6 giờ. - Khi chuyển động trên quỹ đạo, trục Trái Đất có độ nghiêng và hướng nghiêng không đổi (chuyển động tịnh tiến). *Hoạt động 2( 20 phút): Tìm hiểu hiện tượng các mùa Trên Trái đất. - Mục tiêu: Biết vị trí các ngày hạ chí, đông chí, xuân phân, thu phân trên quỹ đạo của Trái Đất, biết thời gian các mùa: xuân, hạ, thu, đông và nguyên nhân sinh ra hiện tượng các mùa trên Trái Đất. Giải thích 1 số hiện tượng tự nhiên Đàm thoại gợi mở - HS quan sát tranh và trả lời : ? Nhận xét vị trí của nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam đối với Mặt Trời khi Trái Đất chuyển động trên quỹ đạo? ? Vì sao có hiện tượng đó? ? Trong ngày 22/6 (hạ chí), nửa cầu nào ngả về phía Mặt Trời ? nửa cầu nào chếch xa Mặt Trời? ? Trong ngày 22/12 (đông chí), nửa cầu nào ngả về phía Mặt Trời? nửa cầu nào chếch xa Mặt Trời? HS trả lời, GV chuẩn xác kiến thức: Từ ngày 21/3 đến 23/9, nửa cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, góc chiếu sáng lớn, nhận được nhiều nhiệt và ánh sáng -> mùa nóng của BBC. ?Từ 21/3 -> 23/9 Nam bán cầu là mùa gì? Vì sao? ? Từ 23/9 -> 21/3, nửa cầu nào ngả về phía Mặt Trời? Mùa gì? Vì sao? ? Em có nhận xét gì về về sự phân bố nhiệt và ánh sáng ở 2 nửa cầu? Các mùa ở 2 nửa cầu như thế nào? ? Trái Đất hướng cả 2 nửa cầu Bắc và Nam về phía Mặt Trời như nhau vào các ngày nào? Khi đó ánh sáng Mặt Trời chiếu thẳng vào nơi nào trên Trái Đất? Đó là mùa nào trong năm của 2 nửa cầu? -HS trả lời, GV chuẩn kiến thức: GV: Các nước vùng ôn đới, có sự phân hóa về khí hậu 4 mùa rõ rệt, các nước trong khu vực nội chí tuyến, sự biểu hiện các mùa không rõ, 2 mùa rõ là mùa mưa và mùa khô. Xuân phân, hạ chí, thu phân, đông chí là những tiết chỉ thời gian giữa các mùa xuân, hạ, thu, đông. 4. Hiện tượng các mùa - Do trục Trái Đất có độ nghiêng không đổi và hướng về một phía nên hai nửa cầu Bắc và Nam luân phiên nhau ngả về phía Mặt Trời sinh ra các mùa. - Ngày 22/6: BBC: Hạ chí, là mùa nóng. NBC: đông chí, là mùa lạnh. - Ngày 22/12: BBC; Đông chí, mùa lạnh; NBC: Hạ chí, mùa nóng. - Ngày 21/3: BBC: Xuân phân; NBC: Thu phân. - Ngày 23/9: BBC: Thu phân; NBC: Xuân phân => Các mùa ở 2 nửa cầu Bắc và Nam hoàn toàn trái ngược nhau. * Hoạt động nối tiếp: 1. Củng cố- KTĐG: - Tại sao Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời lại sinh ra 2 thời khì nóng lạnh luân phiên nhau ở hai nửa cầu ? - Vào những ngày nào trong năm, hai nửa cầu Bắc và Nam đều nhận được một lượng nhiệt và ánh sáng như nhau ? 2. Hướng dẫn HS học bài ở nhà: - Trả lời các câu hỏi 1, 2 dựa vào kiến thức mục 2 - Đọc bài đọc thêm. - Tìm hiểu hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa . ---------------------------------------- Rút kinh nghiệm ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ Ngày giảng: : ..... /....../............. Tiết 11: HIỆN TƯỢNG NGÀY ĐÊM DÀI NGẮN THEO MÙA * Khởi động: Kiểm tra bài cũ( 5 phút) - Tại sao Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt Trời lại sinh ra hai thời kì nóng và lạnh luân phiên nhau ở hai nửa cầu ? - Vào những ngày nào trong năm, hai nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam nhận được lượng nhiệt và ánh sáng như nhau ? Khám phá(1 phút) Người VN thường nói: “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối”. Vậy tại sao lại có hiện tượng như vậy? Bài hôm nay sẽ giúp các em hiểu được điều đó. Kết nối * Hoạt động 1( 35 phút) : Tìm hiểu hiện tượng ngày, đêm dài ngắn ở các vĩ độ khác nhau trên Trái Đất. - Mục tiêu:+ Biết hiện tượng ngày đêm chênh lệch giữa các mùa là hệ quả cuả sự vận động của Trái Đất quanh Mặt Trời. Các khaí niệm chí tuyến Bắc, chí tuyến Nam, Vòng cực Bắc, vòng cực Nam. + Giải thích được tại sao lại có hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa Đồ dùng: Tranh hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo vĩ độ, theo mùa. Hoạt động của thầy và trò Nội dung - GV yêu cầu cả lớp quan sát H24 SGK + Phân biệt đường biểu hiện trục Trái Đất (B- N) và đường phân chia sáng tối (S- T + Cho biết vì sao đường biểu thị Bắc Nam và trục phân chia sáng tối không trùng nhau? - HS trả lời. GV tóm tắt và giải thích: Do đường phân chia sáng tối vuông góc với mặt phẳng quỹ đạo, còn đường biểu thị trục Trái Đất nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo 1 góc 66033' nên + Thảo luận nhóm (10’ Nhóm số chẵn: Quan sát H.24 và thông tin sgk: ? Vì sao đường biểu hiện trục Trái Đất (BN) và đường phân chia sáng tối (ST)không trùng nhau? ? Vào các ngày 22/6 hoặc 22/12 nửa cầu nào ngả về phía Mặt Trời, nửa cầu nào chếch xa Mặt Trời? Hiện tượng chênh lệch ngày, đêm (ngày dài, đêm ngắn; ngày ngắn, đêm dài) diễn ra như thế nào? ? Vào ngày 22/6 hoặc 22/12 ánh sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc với mặt đất ở vĩ tuyến bao nhiêu? Vĩ tuyến đó là đường gì? Nhóm số lẻ: Quan sát H25 và thông tin mục 1 sgk: ? Sự khác nhau về độ dài của ngày, đêm của các địa điểm A, B ở nửa cầu Bắc và các địa điểm tương ứng A' , B' ở nửa cầu Nam vào các ngày 22/6 hoặc 22/12. ? Nhận xét hiện tượng ngày, đêm dài ngắn của những địa điểm nằm ở các vĩ độ khác nhau ? ? Kết luận về hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa trên Trái Đất. - Các nhóm thảo luận, hoàn thành các câu hỏi - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác bổ sung, GV chuẩn xác kiến thức. 5. Hiện tượng ngày đêm dài ngắn trên các vĩ độ khác nhau trên Trái Đất. - Đường biểu hiện trục Trái Đất nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo 1 góc 66033', đường phân chia sáng tối vuông góc với mặt phẳng quỹ đạo -> Sinh ra hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa ở 2 nửa cầu - Ngày 22/6 (hạ chí) tia sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc vào vĩ tuyến 23027'B -> Vĩ tuyến đó gọi là chí tuyến Bắc. - Ngày 22/12 (đông chí) tia sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc vào vĩ tuyến 23027'N -> Vĩ tuyến đó gọi là chí tuyến Nam -Ngày 22/6, nửa cầu Bắc là mùa hạ, có ngày dài, đêm ngắn; nửa cầu Nam là mùa Đông, có ngày ngắn đêm dài. Ngày 22/12 hiện tượng ngược lại. - > Mùa hạ có ngày dài, đêm ngắn; mùa đông có ngày ngắn, đêm dài. - Càng xa xích đạo, hiện tượng ngày, đêm dài ngắn càng rõ rệt . - Ngày 21/3 và 23/9, mọi nơi trên Trái Đất có ngày đêm dài bằng nhau. - ở xích đạo quanh năm có ngày đêm bằng nhau. * Hoạt động 1( 30 phút): Tìm hiểu hiện tượng ngày đêm dài 24 giờ ở hai miền cực. - Mục tiêu: Biết Ở miền cực số ngày có ngày, đêm dài suốt 24 h thay đổi theo mùa. Bước 1: GV: Dựa vào H25 cho biết: + Vào các ngày 22-6 và 22-12 độ dài ngày đêm của các điểm D và D’ ở vĩ tuyến 66033’Bắc và Nam của hai nửa cầu sẽ như thế nào ? Vĩ tuyến 6033’Bắc và Nam là những đường gì ? (Vào các ngày 22-6 và ngày 22-12 ở các vĩ độ 66033’ Bắc và Nam có hiện tượng ngày đêm dài suốt 24 h - Vĩ tuyến 66033’B là giới hạn cuối cùng mà ánh snág mặt trời chiếu được xuông mặt đất của nửa cầu Bắc vào ngày 22-12 và đường này gọi là vòng cực Bắc - Vĩ tuyến 6603’N là giới hạn cuói cùng mà ánh sáng Mặt Trời có thể chiếu xuông được bề mặt Traí Đất vào ngày 22-6 và vĩ tuyến đó gọi là vòng cực Nam ) - Càng về hai cực số ngay có ngày và đêm dài suốt 24 h thay đổi như thế nào ? Bước 2: - GV yêu cầu HS trả lời. - GV chuẩn kiến thức. 6. Ở miền cực số ngày có ngày, đêm dài suốt 24 h thay đổi theo mùa.
File đính kèm:
- Chu de chuyen dong cua Trai Dat_12763230.doc