Giáo án Chăm sóc giáo dục - Đồ dùng của bé

- Mục đích yêu cầu

 + Kiến thức: trẻ biết nặn được cái đĩa

 + Kỷ năng: biết cách xoay tròn, ấn dẹt để tạo ra sản phẩm

 + Thái đô: Cháu trật tự chú ý khi học

 - Chuẩn bị:

- Đất nặn, mẫu của cô, bảng con, khăn lau, bàn ghế

- Tiến hành hoạt động

 Hoạt động 1:

 Cho trẻ hát và vận động : “xòe bàn tay, nắm ngón tay”.

 Các con vừa hát bài hát gì ? Đôi bàn tay dùng để làm gì?

 Đôi bàn tay của chúng ta giúp các con làm rất nhiều việc như viết bài, tô màu, để vẽ. vậy hôm nay cô cháu mình hãy dùng đôi bàn tay xinh xắn của mình để nặn thành những chiếc đĩa được không nào ?

 

doc14 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 11482 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Chăm sóc giáo dục - Đồ dùng của bé, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH CHĂM SÓC GIÁO DỤC TUẦN
 CHỦ ĐỀ NHÁNH: ĐỒ DÙNG CỦA BÉ 
 Tuần thứ : 5 Thực hiện từ ngày: 20 - 24/10/2014
 Thứ
Thời điểm
Thứ hai
Thứ ba
Thứ tư
Thứ năm
Thứ sáu
Đón trẻ, chơi, thể dục sáng
Đón trẻ, trò chuyện với trẻ, với phụ huynh: Cô đón trẻ vào lớp hướng dẫn trẻ cất đồ dùng các nhân, trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe và học tập của cháu ở lớp
Hướng trẻ vào góc chủ điểm: Đồ dùng của bé
Thể dục buổi sáng: tập với trường bài: chào bình minh
Hoạt động học
KPKH: 
Bé biết đồ dùng nào? 
Âm nhạc:
Sinh hoạt văn nghệ cuối chủ đề 
Thể dục:
Chạy liên tục theo hướng thẳng
Tạo hình:
Nặn cái đĩa 
LQVT:
Ôn So sánh to - nhỏ
LQVH: 
Thơ: Bạn của bé
Chơi, hoạt động ở các góc
- PV: Cửa hàng bán đồ dùng trẻ em: Trẻ biết cảm ơn khi mua và bán 
- XD: Xây khu mua sắm: trẻ biết dùng các khối gỗ sắp xếp góc chơi hợp lý
 - TH: Nặn cái đĩa : Trẻ biết dùng đất nặn để tạo ra sản phẩm cái đĩa
- HT: Ôn to- nhỏ: tre biết so sánh 2 đối tượng có kích thước to - nhỏ với nhau
- Góc âm nhạc: hát và vận động bài hát về chủ đề, biết vận động minh họa theo nhịp bài hát, hát rõ lời
- Góc sách: xem tranh về các đồ dùng của bé
- Góc dân gian: chơi trò chơi: chi chi chành chành, nu na nu nống
- TN: Chăm sóc cây của lớp, biết tưới nước, nhặt lá vàng
Chơi ngoài trời
- Tập trẻ hát thuộc bài: Chiếc khăn tay 
- Dạy kiến thức mới : dạy trẻ biết bài thơ : Bạn của bé 
- Dạy kiến thức mới : Cô và trẻ cùng trò chuyện về đồ dùng của bé 
- chơi trò chơi vận động: mèo đuổi chuột, bóng bay, lộn cầu vồng
- Vẽ tự do trên sân
- Chơi với các đồ chơi ngoài trời
Ăn, ngủ
Rèn cho trẻ các bước rửa tay, lau mặt 
Cho trẻ ăn hết khẩu phần, chú ý trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng
Chú ý đến trẻ béo phì, thừa cân
Cho trẻ ngủ đúng giờ, đủ giấc, chú ý những trẻ ngủ không sâu giấc
Chơi, hoạt động theo ý thích
Vệ sinh cá nhân
Cho trẻ chơi, hoạt động theo ý thích
Đọc thơ: Bạn của bé
Chơi tự do
Trả trẻ
Cô nhắc trẻ cách thưa gởi
 - Trả trẻ tận tay phụ huynh
 KT. HIỆU TRƯỞNG 
 PHÓ HIỆU TRƯỞNG TTCM GIÁO VIÊN LẬP KẾ HOẠCH
Trần Thị Kim Chi Phan Thị Lệ Thu Võ Thị Quỳnh Nho
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NGÀY
 Chủ đề nhánh: ĐỒ DÙNG CỦA BÉ 
 Thời gian thực hiện: Thứ hai, ngày20 tháng 10 năm 2014
1 . Đón trẻ: Cô đón trẻ vào lớp hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân, trao đổi với phụ huynh về nội dung bài học ở góc tuyên truyền
 Trò chuyện với trẻ về chủ đề : Đồ dùng của bé
2. Thể dục sáng: Tập với bài hát: chào bình minh
3. Hoạt động học:
 Lĩnh vực: PTNT
 Hoạt động học: KPKH
 Đề tài: BÉ BIẾT ĐỒ DÙNG NÀO?
 - Mục đích yêu cầu: 
+ Kiến thức:
 Trẻ biết tên, đặc điểm nổi bậc, công dụng và cách sử dụng đồ dùng 
+ Kỷ năng: 
Trẻ có khả năng phân biệt đồ dùng theo công dụng và chất liệu
 Trẻ nhanh nhẹn khi chơi và biết trả lời câu hỏi của cô
+Thái độ:
 Giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ dùng của mình sạch sẽ, cất đùng nơi qui định.
- Chuẩn bị: 
 Một số đồ dùng cá nhân của trẻ như khăn lau mặt, ca uống nước, bàn chải đánh răng
 Trò chơi cho trẻ chơi, hình ảnh trên powerpoint 
 - Tiến hành Hoạt động
Hoạt động 1:
Cô cho trẻ hát bài chiếc khăn tay 
 Các con vừa hát bài hát gì?
Các con ơi! Các con ai cũng đều có đồ dùng của riêng mình đúng không nào?
Hoạt động 2:
Chiếc khăn là đồ dùng cá nhân của các con đấy, ngoài khăn ra thì các con còn có đồ dùng gì nữa? bạn nào có thể kể cho cô biết đó là những đồ dùng gì nào?
 Mỗi buổi sáng thức dạy các con thường làm gì?
À mỗi sáng thức dạy phải đánh răng đúng không nào?
 Bạn nào cho cô biết mình dùng gì để đánh răng?
 Cô cho trẻ xem bàn chải đánh răng trên màn hình, hỏi trẻ về đặc điểm, công dụng của bàn chải.
 	Đánh răng rửa mặt xong mình làm gì các con?
 	Cô cho trẻ xem tranh bạn nhỏ lau mặt và trò chuyện.
 	Cô cho trẻ xem khăn lau mặt . Cô hỏi trẻ đặc điểm của chiếc khăn
Khăn có hình gì? Khăn dùng để làm gì? 
 Cô cho trẻ xem cái ca uống nước và hỏi trẻ đây là cái gì? Dùng để làm gì?
Ngoài ra cô cho trẻ xem một số hình ảnh về đồ dùng cá nhân trên máy tính như: Tô, muỗng, dép 
Hôm nay cô đã cho các con tìm hiểu đồ dùng cá nhân của các con và cô thấy lớp mình học rất là ngoan cô thưởng cho lớp mình một trò chơi.
*Trò chơi “ Ai tinh mắt”
Cách chơi: Cô chuẩn bị mỗi đội một rổ có đồ dùng và đồ chơi, yêu cầu trẻ chọn đồ dùng và chạy về bỏ vào rổ của đội mình ở cuối hàng, khi chơi phải đi vào trong đường hẹp
Luật chơi: ai dậm chân lên vạch kẻ của đường hẹp thì sẽ không tính kết quả đó, đôin nào nhiều đồ dùng nhất thì đội đó thắng
 Cô cho trẻ chơi và nhận xét-tuyên dương.
Hoạt động 3: 
 Cô giáo dục trẻ biết bảo vệ, giữ gìn đồ dùng cá nhân sạch sẽ .
4. Hoạt động góc
 NT: nặn cái đĩa, xem đồ dùng của bé 
 Phân vai: bán hàng, Tập làm nội trợ
Góc xây dựng: Xây khu vui chơi của bé
 Góc thiên nhiên: trẻ chăm sóc cây xanh, chơi cát nước.....
5. Hoạt động ngoài trời:
Cung cấp kiến thức mới: Dạy trẻ đọc thơ: Bạn của bé 
 Trò chơi vận động: Rồng rắn lên mây
Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời
6. Hoạt động chiều
 Cho cháu vệ sinh, ăn chiều
Trò chuyện về đồ dùng cá nhân trẻ
 Chơi trò chơi dân gian: nu na nu nống, 
 7. Trả trẻ trao đổi với phụ huynh 
Vệ sinh 
Trao đổi với phụ huynh về tình hình của cháu ở trường.
Nhắt trẻ biết chào cô và ba mẹ khi ra về.
8. Đánh giá cuối ngày:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NGÀY
 Chủ đề nhánh: ĐỒ DÙNG CỦA BÉ 
 Thời gian thực hiện: Thứ ba, ngày 21 tháng 10 năm 2014
1 . Đón trẻ: Cô đón trẻ vào lớp hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân, trao đổi với phụ huynh về nội dung bài học ở góc tuyên truyền
 Trò chuyện với trẻ về chủ đề : Đồ dùng của bé
2. Thể dục sáng: Tập với bài hát: chào bình minh
3. Hoạt động học:
 Lĩnh vực: PTTM
 Hoạt động học: âm nhạc
 Đề tài: SINH HOẠT VĂN NGHỆ CUỐI CHỦ ĐỀ
Mục đích yêu cầu: 
+ Kiến thức: Cháu hát thuộc các bài hát và vận động nhịp nhàng các bài hát về chủ đề 
+ Kỷ năng: 
 Rèn kỹ năng nghe nhạc, cảm thụ âm nhạc
+Thái độ:
 Giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ dùng của mình sạch sẽ, cất đúng nơi qui định.
- Chuẩn bị: 
Nhạc nền các bài hát về chủ đề
 Trò chơi cho trẻ chơi, xắc xô
 - Tiến hành hoạt động
 Hoạt động 1: 
Cho trẻ chơi trò chơi: chơi trên những ngón tay
Các con vừa chơi gì?
Đôi tay giúp các con làm gì?
Hôm nay cô và các con sẽ cùng tổ chức một buổi biểu diễn văn nghệ được không nào?
Để mở đầu cho chương trình văn nghệ hôm nay cô xin mời tất cả các bạn lớp mình hát và vận động bài hát: Xòe bàn tay, nắm ngón tay nhé
Cô mở nhạc cho cả lớp vận động
Các con ơi! Cô có một giai điệu bài hát rất là hay bây giờ các con sẽ đoán tên giai điệu bài hát này nhé
Cô mở giai điệu bài hát: Bạn ở đâu
Bài hát gì các con?
Cô mời các bạn nam lớp mình hát nào
Các bạn nữ đâu cùng hát và vận động bài hát này nào
Để cơ thể mình mau lớn thì các con phải làm gì?
	Bây giờ cô cháu mình cùng tập thể dục nào
Cô mở nhạc bài hát: Thể dục buổi sáng cho cả lớp hát và minh họa
Mời cá nhân thực hiện
Ngoài tập thể dục thì các con phải làm gì nữa
Ai thuộc bài hát: mời bạn ăn hát cho cả lớp nghe nào?
Cô mời một số bạn lên hát
Cả lớp hát và minh họa theo nhạc bài hát
Nghe hát: bàn tay mẹ
Cô giới thiệu nội dung bài hát và hát cho trẻ nghe 1 lần
 Cô mở nhạc cho trẻ nghe, cô và trẻ cùng múa phù hoạ theo cả bài
 Cô giáo dục trẻ biết yêu mến bản thân, giữ gìn các bộ phận trên cơ thể và biết vệ sinh cơ thể sạch sẽ để cơ thể luôn khỏe mạnh 
Hoạt động 3: Nhận xét tuyên dương
4. Hoạt động góc
 Góc thiên nhiên: trẻ chăm sóc cây xanh, chơi cát nước.....
Góc phân vai: chơi bán hàng
Góc âm nhạc: Hát các bài hát về chủ đề
5. Hoạt động ngoài trời
Dạy kiến thức cũ: trò chuyện về đồ dùng của bé
Chơi vận động: mèo bắt chuột
Chơi tự do
6. Hoạt động chiều
 Cho cháu vệ sinh, ăn chiều
 Trò chuyện về đồ dùng cá nhân trẻ
Chơi tự do các góc
7. Trả trẻ trao đổi với phụ huynh 
Vệ sinh 
Trao đổi với phụ huynh về tình hình của cháu ở trường.
Nhắc trẻ biết chào cô và ba mẹ khi ra về.
8. Đánh giá cuối ngày:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NGÀY
 Chủ đề nhánh: ĐỒ DÙNG CỦA BÉ
 Thời gian thực hiện: Thứ Tư, ngày 22 tháng 10 năm 2014
1 . Đón trẻ: Cô đón trẻ vào lớp hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân, trao đổi với phụ huynh về nội dung bài học ở góc tuyên truyền
 Trò chuyện với trẻ về chủ đề : đồ dùng của bé
2. Thể dục sáng: Tập với bài hát: chào bình minh
3. Hoạt động học 1:
 Lĩnh vực: PTTM
 Hoạt động học: Tạo Hình
 Đề tài: Nặn cái đĩa 
- Mục đích yêu cầu
 + Kiến thức: trẻ biết nặn được cái đĩa 
 + Kỷ năng: biết cách xoay tròn, ấn dẹt để tạo ra sản phẩm 
 + Thái đô: Cháu trật tự chú ý khi học
 - Chuẩn bị:
- Đất nặn, mẫu của cô, bảng con, khăn lau, bàn ghế 
- Tiến hành hoạt động
 Hoạt động 1: 
 Cho trẻ hát và vận động : “xòe bàn tay, nắm ngón tay”.
 Các con vừa hát bài hát gì ? Đôi bàn tay dùng để làm gì?
 Đôi bàn tay của chúng ta giúp các con làm rất nhiều việc như viết bài, tô màu, để vẽ... vậy hôm nay cô cháu mình hãy dùng đôi bàn tay xinh xắn của mình để nặn thành những chiếc đĩa được không nào ?
 Hoạt động 2: 
 Cô cho các cháu quan sát những chiếc đĩa thật cô đã chuẩn bị sẵn 
 Đây là cái gì? Có dạng hình gì? 
 Màu gì? 
 Đĩa dùng làm gì? 
 Cô cho cháu quan sát chiếc đĩa cô nặn mẫu 
 Cô nặn mẫu và phân tích cho trẻ cách nặn:
 Các con lấy đất nặn tùy theo ý của các con ( nếu cháu thích nặn chiếc đĩa to thì lấy nhiều đất, nếu cháu thích nặn chiếc đĩa nhỏ thì các cháu lấy ít đất thôi nhé ) các con nhồi đất cho thật nhuyễn sau đó xoay tròn, tiếp đến cháu dùng lòng bàn tay ấn dẹt, cuối cùng các con bẻ cong phần trên chiếc đĩa dùng tay miết nhẹ cho đẹp như vậy các con đã nặn được chiếc đĩa thật xinh rồi đấy
 Trẻ thực hiện: 
 Cô cho trẻ thực hành nặn, trong khi trẻ nặn cô chú ý nhắc trẻ không bôi đất nặn ra quần áo, bàn ghế....nặn xong lau tay vào khăn ẩm 
 Trưng bày sản phẩm.
 Cho trẻ nhận xét sản phẩm của bạn.
 Cô nhận xét sản phẩm của trẻ.
 Giáo dục trẻ biết thương yêu, nhường nhịn bạn khi vui chơi. Phải biết giữ gìn đồ chơi khi chơi.
 * Hoạt động 3: Nhận xét tuyên dương
 Hoạt động học 2:
 Lĩnh vực: PTTC
 Hoạt động học: Thể dục
 Đề tài: CHẠY LIÊN TỤC THEO HƯỚNG THẲNG
- Mục đích yêu cầu
 + Kiến thức: -Trẻ chạy theo cô đúng kỷ thuật
 + Kỷ năng: - Rèn luyện sự chú ý cho trẻ , phối hợp tay, chân, mắt nhịp nhàng
 + Thái độ: Trẻ nhanh nhẹn khi chơi và trật tự chú ý khi học
 - Chuẩn bị
Trống lắc
Vạch chuẩn, quả bóng
 - Tiến hành hoạt động
 Khởi động:
Nào các con cùng đi dạo chơi với cô nhé!
 Cho cháu đi theo vòng tròn kết hợp các kiểu đi
Trọng động: Bài tập phát triển chung
 Để cho cơ thể khoẻ mạnh các con làm gì?
Bây giờ các con cùng tập thể dục với cô nhé! 
 HH: Hít vào thở ra
Tay: Đưa 2 tay lên cao, ra phía trước sang 2 bên
Bụng lườn- Hai tay chống vào hông, nghiêng sang trái, sang phải
Chân: ĐT Bước lên phía trước, bước sang ngang
 Bật : Bật tại chổ
Vận động cơ bản: Hôm nay các con cùng tập với cô bài tập: Chạy liên tục theo hướng thẳng
Cô làm mẫu 1 lần
Cô làm mẫu kết hợp phân tích 
 TTCB: Hai tay chống hông, đứng trước vạch chuẩn, khi nghe hiệu lệnh của cô thì các con chạy thẳng lên phía trước, thực hiện xong về đứng cuối hàng
 Cô cho cháu làm mẫu
 Trẻ thực hiện: Theo hiệu lệnh cô cho cháu thực hiện( cô chú ý và động viên cho cháu thực hiện đúng kỷ thuật )
 Giáo dục: trẻ chú ý trật tự khi học và chơi
 Trò chơi vận động: Ném bóng vào giỏ
Cho 3 đội 3 rổ bóng, cho trẻ ném những quả bóng vào giỏ, đội nào ném nhiều bóng vào giỏ hơn thì đội đó giành chiến thắng
 	 Hồi tỉnh : Hít thở nhẹ nhàng
Hoạt động 3 Nhận xét tuyên dương	
4.Hoạt động góc:
XD: Xây khu vui chơi
TN: Chăm sóc cây
Sách: Xem tranh về các đồ dùng
 5. Hoạt động ngoài trời: Không
6 Hoạt động chiều
Vệ sinh chiều
Hoạt động theo ý thích
Chơi tự do
7. Trả trẻ trao đổi với phụ huynh
 Cô trả trẻ và trao đổi với Phụ huynh về việc học ngủ, ăn, sức khỏe của trẻ
8. Nhận xét, đánh giá cuối ngày:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………...
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NGÀY
 Chủ đề nhánh: ĐỒ DÙNG CỦA BÉ 	 
Thời gian thực hiện: Thứ năm, ngày 23 tháng 10 năm 2014
1. Đón trẻ:
Cô đón trẻ vào lớp hướng dẫn trẻ cất đồ dùng các nhân, trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của trẻ.
 Cô đàm thoại với trẻ về chủ đề: đồ dùng của bé
	Cho trẻ tham quan lớp học và đàm thọai với trẻ về đồ dùng của trẻ ở lớp học
2. Thể dục sáng: Tập với bài hát: chào bình minh
3. Hoạt động học:
Lĩnh vực: PTNT.
Hoạt động học: LQVT
Đề tài: ÔN SO SÁNH TO - NHỎ
- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
+ Kiến thức: 
Trẻ so sánh được 2 đối tượng to - nhỏ. Biết sử dụng đúng từ to hơn - nhỏ hơn	
+ Kỹ năng:
	 Rèn cho trẻ kỹ năng so sánh về độ lớn, nhỏ của 2 đối tượng
Cháu nhanh nhẹn, trật tự chú ý khi chơi. Rèn luyện sự chú ý, khả năng ghi nhớ của trẻ
+ Giáo dục:
Biết chơi cùng bạn, không giành đồ chơi của bạn, biết cất đồ chơi đúng chỗ
- CHUẨN BỊ:
 Giáo án Powerpoint
 	 Một số đồ chơi trong lớp. Xắc xô , Rổ nhựa, trống lắc
 May tính chứa nôi dung bài dạy
- TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
 	Hoạt động 1:
Cho trẻ hát: Cho trẻ hát bài: “chiếc khăn tay”
Bài hát nói về gì các con?
Chiếc khăn là đồ dùng cá nhân của các con, thế ngoài chiếc khăn thì có đồ dùng gì nữa các con
 	 Cô cho trẻ chơi: Trời tối, trời sáng
 	 Cô đặt hai cái tô lên bàn ( 1 tô to, 1 tô nhỏ) và hỏi trẻ:
 	 Trên bàn cô có gì đây?
 	 Các con hãy nhận xét xem 2 cái tô này như thế nào? Vì sao không bằng nhau
 Cho trẻ tự chỉ và đọc
 Cho trẻ đọc: To hơn - nhỏ hơn
 Tiếp tục cô đặt hai cái đĩa lên bàn
Cho trẻ so sánh 2 cái đĩa 
Cho trẻ đọc đồng thanh: To hơn - nhỏ hơn
Cho trẻ tự đặt 2 đồ dùng to- nhỏ và so sánh, gọi tên
	Tương tự cô cho trẻ so sánh một số đồ dùng của trẻ trong lớp
Trò chơi . ai nhanh hơn
 	Chuẩn bị cho mỗi đội 2 cái rổ, một cái to và một cái nhỏ. Và một số đồ dùng của trẻ. 
Cách chơi: Cô chia trẻ thành 3 đội, lần lượt từng bạn trong đội lên chọn đồ dùng và bỏ vào rổ của đội mình
Luật chơi: nếu bạn nào bỏ không đúng thì đồ dùng đó không được tính, đội nào chọn đúng và nhiều sẽ là đội thắng cuộc 
Cô cho cháu chơi 4- 5lần. Cô nhận xét trẻ chơi
	Hoạt động 3:
	 Nhận xét, tuyên dương 
	4. Hoạt động góc:
	 Góc tạo hình: nặn cái đĩa
	Góc âm nhạc: hát và vận động các bài hát về chủ đề
	Góc dân gian: Chơi trò chơi kéo cưa lừa xẻ, nu na nu nống, tập tầm vông
	 Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây 
5. Hoạt động ngoài trời:
	 Ôn kiến thức cũ: Cho trẻ hát các bài hát về chủ đề
	Trò chơi vận động: lộn cầu vồng
	 Chơi với đồ chơi ngoài trời
6. Hoạt động chiều:
 Ăn chiều
 Nghe đọc thơ: Bạn của bé
Chơi tự do
	7 . Trả trẻ trao đổi với phụ huynh:
	Cho trẻ làm vệ sinh cá nhân
	Trao đổi với phụ huynh về tình hình của cháu ở trường.
Trả trẻ tận tay phụ huynh 
8. Đánh giá cuối ngày:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NGÀY
 Chủ đề nhánh: ĐỒ DÙNG CỦA BÉ 
 Thời gian thực hiện: Thứ sáu, ngày 24 tháng 10 năm 2014
1 . Đón trẻ: Cô đón trẻ vào lớp hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân, trao đổi với phụ huynh về nội dung bài học ở góc tuyên truyền
 Trò chuyện với trẻ về chủ đề : Đồ dùng của bé
2. Thể dục sáng: Tập với bài hát: chào bình minh
3. Hoạt động học:
 Lĩnh vực: PTNN
 Hoạt động học: LQVH
 Đề tài: Thơ : Bạn của bé
 - Mục đích yêu cầu: 
 + Kiến thức: trẻ biết tên, hiểu nội dung bài thơ, thuộc được bài thơ 
 - Trẻ trả lời được câu hỏi trong nội dung bài thơ
 + Kỷ năng: Rèn kỷ năng nói mạch lạc, phát triển ngôn ngữ cho trẻ. 
 + Thái độ: Trẻ trật tự chú ý khi học, rèn luyện sự chú ý cho trẻ 
- Chuẩn bị :
Xắc xô, Bài giảng điện tử 
Các hộp quà
 	- Tiến hành hoạt động 	
Hoạt động 1:
cho trẻ hát: mời bạn ăn
Các con vừa hát bài hát gì?
Khi ăn các con dùng cái gì để đựng thức ăn?
Cô có bài thơ nói về cái bát và cái thìa rất là hay đấy, bây giờ các con lắng nghe cô đọc bài thơ: Bạn của bé nhé!
 2. Hoạt động 2
 Cô đọc diễn cảm lần 1 cho trẻ nghe
 Cô kể lần 2 kết hợp xem tranh
 Cô kể lần 3: kết hợp trích dẫn
 * Trích dẫn:
 - Vẽ đẹp của cái thìa và cái bát theo bé đến trường mầm non.
 “ Bạn thìa.............................Mầm non”
 - Đoạn thơ nói lên công dụng của cái bát và cái thìa khi đến giờ ăn
“ Bé học............................Gọi bát”
 - Bài thơ khuyên các con phải biết tự xúc cơm để ăn, nếu mình không tự xúc ăn thì sẽ bị các bạn chê cười phải không nào.
 “ Tay bé....................................cũng chê”
 * Đàm thoại:
 - Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? 
 - Trong bài thơ có kể về bạn gì?
 - Bạn thìa và bạn bát theo bé đến đâu?
 - Khi bé học, chơi thì bạn thìa và bạn bát làm gì?
 - Giờ ăn đến thì hai bạn này như thế nào?
 - Tay bé làm gì ?
 - Bài thơ khuyên các con điều gì?
 - Thế giờ ăn các con phải làm gì ?
 * Đọc thơ: 
Cô cho cả lớp đọc từng câu theo cô 2-3 lần
 Cho từng nhóm đọc
 Cô cho cá nhân đọc( Cô chú ý sữa sai và động viên trẻ đọc theo cô cho thuộc)
 Chia lớp thành 3 nhóm: Cô cho 3 nhóm đọc thi đua
 Giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ dùng của lớp và biết tự xúc cơm để ăn
3. Hoạt động 3
 Nhận xét, tuyên dương
4.Hoạt động góc:
PV: cửa hàng bán đồ dùng trẻ em
XD: Xây khu vui chơi
NT: Tô màu một số đồ dùng của bé 
TN: Nhặt lá vàng
 5. Hoạt động ngoài trời: 
 Ôn kiến thức cũ : cháu đọc bài thơ: bạn của bé 
Chơi VĐ: lộn cầu vồng
 Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời
6 Hoạt động chiều
Cô cho cháu chơi TCVĐ: mèo đuổi chuột 
 Ôn kiến thưc cũ: trò chuyện về đồ dùng của bé
 Vệ sinh chiều
Nêu gương cuối tuần
7. Trả trẻ trao đổi với phụ huynh
 Cô trả trẻ và trao đổi với Phụ huynh về việc học ngũ, ăn, sức khỏe của trẻ
8. Nhận xét, đánh giá cuối ngày:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………...
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ TAM KỲ
TRƯỜNG MẦM NON SƠN CA
...................................................
CHỦ ĐỀ NHÁNH: 
ĐỒ DÙNG CỦA BÉ
 GIÁO VIÊN: VÕ THỊ QUỲNH NHO
 LỚP: BÉ 4

File đính kèm:

  • docgiao an do dung cua be.doc
Giáo án liên quan