Giáo án Tôi cần gì để lớn lên và khỏe mạnh

- Cách chơi: cô cho trẻ kết thành 3 đội, thảo luận hội ý trong thời gian 2 phút kể tên các loại thực phẩm bé cần:

+ Đội 1: kể tên các thực phẩm giàu chất đạm.

+ Đội 2: kể tên các thực phẩm giàu vitamin.

+ Đội 3: kể tên các thực phẩm giàu chất tinh bột.

Cho trẻ chơi 1-2 lần.

* Kết thúc:

- Chúng ta vừa trò chuyện về gì thế?

 

- Gồm những nhóm thực phẩm nào?

- Tại sao chúng ta cần ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau trong bữa ăn?

- Cô nhấn mạnh lại, giáo dục chung.

 

doc17 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 14332 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tôi cần gì để lớn lên và khỏe mạnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỌC: 
- Ôn số lượng 5.
- Trẻ bổ sung tập toán.
- Chăm sóc cây xanh.
4
Hoạt động ngoài trời
Thứ hai
06/10/2014
- Quan sát: Tranh chủ đề.
- Hoạt động tập thể: Trò chơi dân gian: Thả đĩa ba ba.
Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời. 
- Nhặt lá rụng.
- Chăm sóc góc thiên nhiên.
Thứ ba
07/10/2014
- Quan sát: Vườn rau của bé.
- Hoạt động tập thể: Trò chơi vận động: Ai nhanh nhất?
Thứ tư
08/10/2014
- Trò chuyện: Về những việc cần làm, cần tránh để bảo vệ sức khỏe.
- Hoạt động tập thể: Trò chơi vận động: Ai nhanh nhất?
Thứ năm
09/10/2014
- Quan sát: Bầu trời, cây xanh.
- Hoạt động tập thể: Trò chơi vận động: Ai nhanh nhất?
Thứ sáu
10/10/2014
- Quan sát: Tranh lễ giáo theo chủ đề.
- Hoạt động tập thể: Trò chơi dân gian: Thả đĩa ba ba.
5
Vệ sinh
Ăn trưa
*Trước khi ăn:
- Cô chuẩn bị chén, muỗng, dĩa đựng cơm rơi, dĩa đựng khăn lau tay.
- Chuẩn bị bàn, ghế cho trẻ ngồi.
- Trước khi chia thức ăn cô rửa tay sạch sẽ, đầu tóc quần áo gọn gàng, đeo khẩu trang. Cho trẻ rửa tay, lau tay và ngồi vào bàn ăn
- Cô chia thức ăn và mang đến từng bàn cho trẻ.
*Trong khi ăn:
- Cô giới thiệu món ăn và lợi ích của các món ăn.
- Trẻ mời cô và các bạn cùng ăn, cô theo dõi và động viên trẻ ăn hết suất.
*Sau khi ăn:
- Ăn xong cho trẻ đi đánh răng, rửa mặt, lau mặt và đi vệ sinh.
6 
Ngủ trưa 
- Cô chuẩn bị nơi ngủ sạch sẽ, ánh sáng vừa phải.
- Có đủ nệm gối cho trẻ.
- Cô có mặt suốt trong quá trình trẻ ngủ.
- Chú ý đến tốc độ quạt.
- Giữ yên lặng trong quá trình trẻ ngủ.
- Cho trẻ thức dậy từ từ sau đó làm vệ sinh sạch sẽ nơi ngủ của trẻ.
7 
Vệ sinh-Ăn xế 
- Cho trẻ làm một vài động tác nhẹ nhàng.
- Trẻ đi vệ sinh, cô cho trẻ thay quần áo và chải đầu tóc gọn gàng cho trẻ.
- Tiến hành cho trẻ ăn xế.
8
Sinh hoạt chiều (Tăng cường tiếng Việt cho trẻ)
Thứ hai
- Cung cấp từ mới: 
+ Vitamin/vitamin A giúp con sáng mắt
+ Rau ăn lá/loại rau dùng để ăn phần lá là rau ăn lá.
+ Nước/Nước mưa trong vắt
- Làm quen với kĩ năng: Cắt dán hình thực phẩm bé cần.
+ Thể dục/bé tập thể dục buổi sáng
- Ôn lại kiến thức cũ
Thứ ba
- Cho trẻ chơi Kidsmart
- Cung cấp từ mới: 
+ Bánh/ Bánh mì bơ sữa
+ Hủ tiếu/ Hủ tiếu Nam Vang
+ Nhãn/ Giồng nhãn Bạc Liêu
- Làm quen với kĩ năng: Đi bằng mép ngoài bàn chân.
- Ôn lại kiến thức cũ
Thứ tư
- Cung cấp từ mới: 
+ Bé chạy/ Bé chạy nhanh về nhà
+ Bạn/ bạn Nam đi học
+ Nhảy/ Bạn Phúc nhảy rất xa.
- Trò chơi học tập: “Đoán xem ai vào?”
- Làm quen kiến thức mới: Xác định vị trí phía trên, dưới, trước, sau của bản thân 
- Ôn lại kiến thức cũ
Thứ năm
- Cung cấp từ mới: 
+ Năm/ Năm ngón tay ngoan
+ Chân/ Bé rữa chân sạch sẽ
+ Tóc/ Bé chải tóc gọn gàng
- Cho trẻ chơi Kidsmart
- Làm quen bài hát “Bạn có biết tên tôi”
- Ôn lại kiến thức cũ
Thứ sáu
- Cung cấp từ mới: 
+ Khăn/ Khăn mặt của bé
+ Áo ấm/ Bé mặt áo ấm khi trời lạnh
+ Học/ Bạn Hà rất chăm học
- Làm quen với kĩ năng mới: Bò bằng bàn tay, bàn chân 4-5m 
- Ôn lại kiến thức cũ 
- Biểu diễn văn nghệ cuối tuần.
9
Vệ sinh, nêu gương, trả trẻ 
- Sửa sang lại quần áo, đầu tóc cho trẻ.
- Cho trẻ đi vệ sinh.
*Nêu gương cuối ngày.
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ.
- Cô tiến hành trả trẻ tận tay phụ huynh.
- Trước khi về cô kiểm tra điện nước và khóa cửa cẩn thận.
HOẠT ĐỘNG HỌC
Thứ hai ngày 06 tháng 10 năm 2014
HỌP MẶT ĐẦU TUẦN:
I/ YÊU CẦU:
 - Cháu biết kể lại việc làm 2 ngày nghĩ.
 - Nắm được tiêu chuẩn bé ngoan trong tuần
 - Biết được chủ đề mới trong tuần mình sắp học.
II/ TIẾN HÀNH
- Trẻ kể lại việc làm của 2 ngày nghĩ, cô nhận xét.
- Cô giáo dục nhẹ cháu làm những công việc nhỏ giúp cha mẹ.
- Nhắc trẻ những việc trẻ không nên làm.
- Đọc thơ : “Cháu hứa với cô”
- Trẻ đoán thời tiết trong ngày?
- Hỏi trẻ hôm nay thứ mấy?
- Hát bài “sáng thứ hai”
- Cô nêu tiêu chuẩn bé ngoan:
+ Đi học đều, đúng giờ.
+ Móng tay chân cắt ngắn, chà sạch.
+ Không xả rác trong lớp và ngoài sân.
+ Chú ý lên cô. Không nói leo.
+ Trả lời to, rõ, tròn câu.
+ Biết đoàn kết nhóm chơi. Chơi không làm ồn
+ Biết lấy cất đồ dùng đúng chỗ.
- Hát “Em tập chãi răng”
- Cô giới thiệu chủ điểm nhánh mới: “Tôi cần gì để lớn lên và khỏe mạnh?”
HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Đề tài: TRÒ CHUYỆN VỀ NHỮNG LOẠI
 THỰC PHẨM BÉ CẦN
I/ YÊU CẦU:
- Trẻ biết tên gọi của các loại thực phẩm trẻ ăn hàng ngày.
- Trẻ biết tác dụng của các loại thực phẩm như: thịt, cá, cua, tôm, trứng, sữa…(giàu chất đạm); gạo, khoai tây, bắp…(giàu chất bột); dừa, đậu phộng, dầu, mỡ… (giàu chất béo); rau cải, bồ ngót… (giàu vitamin C); cà rốt, cà chua, bí rợ, đu đủ…(giàu vitamin A)…
- Giáo dục cháu ăn nhiều loại chất dịnh dưỡng để giúp cho cơ thể khỏe mạnh, mau lớn.
II/ CHUẨN BỊ:
- Giáo án trình chiếu.
- Một số đồ dùng trong gia đình để trong 3 rổ.
- Nội dung tích hợp: LQVH.
III/ TIẾN HÀNH:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
DỰ KIẾN HĐ CỦA TRẺ
HOẠT ĐỘNG 1: Ổn định – gây hứng thú
 Cô cháu cùng đọc thơ: “Bé ơi!”
- Trong bài thơ khuyên bé trước khi ăn phải làm gì? Vì sao cần phải làm như thế?
- Vậy trong bữa cơm các con đã được ăn những loại thực phẩm nào?
HOẠT ĐỘNG 2: Bé cùng khám phá
- Nhìn xem cô có hình ảnh gì?
- Ai biết cá được chế biến thành những món ăn nào? trong cá có chứa chất gì?
- À, trong cá có chứa nhiều chất đạm rất tốt cho sự phát triển cơ thể của các con, giúp cho các con mau lớn. Chất đạm còn có nhiều trong các loại thịt động vật, đặc biệt là các loại động vật có thịt màu đỏ…
- Ngoài cá ra, còn nhiều loại thực phấm khác chứa chất đạm, ai giỏi kể tên xem nào?
- Cô nhấn mạnh lại.
- Cô có hình ảnh gì nữa?
- Rau bồ ngót có màu gì? Bồ ngót dùng để làm gì?
- Con có ăn canh rau bồ ngót chưa? Con thấy thế nào?
- Ai biết bồ ngót có chứa chất bổ gì?
- Con còn biết loại thực phẩm nào chứa vitaminC nữa?
- VitaminC giúp cho cơ thể các con giải nhiệt, da dẻ tươi mát. VitaminC có nhiều trong các loại rau, nhất là các loại rau tươi có màu xanh, các loại quả có vị chua. 
- Ai giỏi kể tên các loại quả có chứa nhiều vitaminC nè?
- Ngoài ra, còn có loại vitaminA giúp cho con sáng mắt, vitamin D giúp xương chắc khỏe…có nhiều trong các loại rau, củ, quả có màu đỏ, vàng…
- Cô đố!...
 Cũng gọi là cà
 Nhưng vỏ màu đỏ
 Luộc, hấp, xào, bung
 Đều ăn được cả
- Đó là quả gì?
- Cà chua có chứa vitamin gì? Vì sao con biết ?
- Ăn cà chua có lợi ích gì?
- Còn đây, cô có quả gì nữa?
- Con đã từng ăn bí rợ chưa?
- Mẹ dùng đế chế biến những món ăn nào?
- Trong bí rợ có chứa chất bổ gì?
- Ngoài những loại thực phẩm cô vừa giới thiệu, trong bữa ăn không thể thiếu loại thực phẩm nào giúp các con ăn vào sẽ thấy no bụng?
- À, các loại thực phẩm nào khi ăn vào giúp cho các con được no bụng đó chính là loại thực phấm có chứa nhiều tinh bột, cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể của các con.
- Thế ai giỏi kể tên 1 số loại thực phẩm có chứa tinh bột nè?
- Nhìn xem, cô có hình ảnh gì nữa nè?
- Trong dừa, đậu phọng, dầu ăn có chứa chất gì?
- À, các con ơi! Chất béo có vai trò dự trữ năng lượng trong cơ thể của mọi người. Nếu cơ thể thiếu chất béo sẽ ốm yếu, nhẹ cân đó các con. 
- Ai biết 1 số loại thực phẩm có chứa chất béo nào?
- Vậy muốn cho cơ thể khỏe mạnh, mau lớn các con phải làm sao?
- …Ngoài ra các con cần phải uống thêm sữa, ăn thêm các loại trái cây như: đu đủ, chuối…các loại thức ăn có chứa chất béo như: dầu mỡ, bơ, dừa…và nhiều loại rau củ khác nhau, không nên kén chọn các loại thức ăn. Vì như thế sẽ không đủ chất dinh dưỡng các con nhớ chưa?
HOẠT ĐỘNG 3: Trò chơi “ai kể nhanh”
- Cách chơi: cô cho trẻ kết thành 3 đội, thảo luận hội ý trong thời gian 2 phút kể tên các loại thực phẩm bé cần:
+ Đội 1: kể tên các thực phẩm giàu chất đạm.
+ Đội 2: kể tên các thực phẩm giàu vitamin.
+ Đội 3: kể tên các thực phẩm giàu chất tinh bột.
Cho trẻ chơi 1-2 lần.
* Kết thúc:
- Chúng ta vừa trò chuyện về gì thế?
- Gồm những nhóm thực phẩm nào?
- Tại sao chúng ta cần ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau trong bữa ăn?
- Cô nhấn mạnh lại, giáo dục chung.
- Cháu đọc thơ cùng cô.
- Rửa tay…
- Trẻ tự kể.
- Cá chép
- Chất đạm…
- Thịt, trứng, tôm, cua..,
- Rau bồ ngót
- Màu xanh, nấu canh
- Trẻ tự trả lời.
- Chất vitaminC
- Giá, rau cải, rau má, mồng tơi,…
- Chanh, tắc, sơ ri,…
- Cà chua
- VitaminA, vì cà chua có vỏ màu đỏ…
- Cung cấp vitaminA,C…
- Bí rợ (bí đỏ)
- Dạ rồi
- Nấu canh, hầm dừa…
- VitamiminA…
- Cơm
- Mì, bánh bao, bánh mì, củ tiếu,…
- Dừa, đậu phọng, dầu ăn.
- Chất béo.
- Trứng, sữa, thịt cá…
- Ăn nhiều loại thực phẩm.
- Cháu chia làm 3 đội lên chơi theo yêu cầu của cô.
- Trẻ chơi 1-2 lần.
- Trò chuyện về các loại thực phẩm bé cần.
- ………
- …Để cung cấp nhiều chất dinh dưởng cho cơ thể.
IV/ HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP :
- Cho trẻ đọc thơ “ Cả nhà vui”, đến góc học tập xem tranh vẽ thực phẩm.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ ba ngày 07 tháng 10 năm 2014
HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THẨM MĨ
Đề tài : CẮT DÁN THỰC PHẨM BÉ CẦN ( ĐT)
I/ YÊU CẦU:
- Trẻ biết dùng các kỹ năng đã học để cắt theo đường bao hình các loại rau củ quả mà bé cần.
- Rèn kĩ năng sắp xếp bố cục trên giấy, kĩ năng dán hồ.
- Qua đó giáo dục cháu biết trong các loại rau củ quả có rất nhiều chất dinh dưỡng.
II/ CHUẨN BỊ
- Hình ảnh 1 số thực phẩm bé cần in màu qua khổ giấy A4 cho mỗi trẻ: Thịt, cải, chuối, bánh mì…
- Tích hợp: âm nhạc
III/ TIẾN HÀNH:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT DỘNG CỦA TRẺ
HOẠT ĐỘNG 1: Ổn định – gây hứng thú
- Cho trẻ hát và vận động bài “Đố quả”
- Các con vừa hát bài hát nói về gì?
- Vậy con biết được những loại quả nào?
- Bạn nào cho cô biết để có cơ thể khỏe mạnh thì con cần phải làm gì?
- Trong bữa ăn ở gia đình con thấy có những loại thực phẩm nào?
- Các con ơi, ngoài những thực phẩm như cá, tôm, thịt….ra thì trong bữa ăn không thể thiếu các loại rau củ quả, bạn nào cho cố biết trong rau củ quả có chứa nhiều chất gì?
- À, trong các loại rau củ quả có chứa rất nhiều Vitamin cần thiết cho cơ thể chúng ta, khi ăn cơm các con cần phải ăn kết hợp giữa thực phẩm với các loại rau củ quả nhe!
- Các con xem cô đã cắt dán được gì đây?
- Đây là quả gì?
- Qủa cà chua của cô có màu gì?, dạng hình gì?
- Cô dùng kỹ năng gì để cắt hình quả cà chua?
- Còn đây là gì nữa?
- Cải xanh có màu gì?, gồm những bộ phận nào? Cô dùng kỹ năng gì để cắt hình cải xanh?
- Cô còn có quả gì nữa nè?
- Quả chuối có dạng hình gì? Có màu gì? Cô dùng kĩ năng gì để cắt dán…?
- Cuối cùng là gì đây? Vì sao lại gọi là chùm nho?
- Chùm nho của cô có màu gì?, dạng hình gì? Cô dùng kỹ năng gì để cắt dán chùm nho?
- Hôm nay cô sẽ tổ chức cuộc thi cắt dán một số thực phẩm bé cần, các con có thích không?
- Cô hỏi vài trẻ cách cầm kéo, cách cắt dán từng hình ảnh như thế nào? 
- Để cho lớp học được sạch sẻ, cắt dán xong con cần phải làm gì?
- Để cho đôi tay sạch, cắt dán xong con sẽ làm gì?
- Cô tuyên bố hội thi được bắt đầu
HOẠT ĐỘNG 2: Trẻ cắt dán
- Trẻ cắt dán, cô bao quát, giúp đở những trẻ còn lúng túng.
HOẠT ĐỘNG 3: Nhận xét sản phẩm
- Trẻ đem sản phẩm lên bàn cho cả lớp xem chung
- Cô mời cháu chọn sản phẩm thích? Vì sao?
- Cô chọn sản phấm thích? Vì sao? 
- Cô bổ sung sản phẩm chưa hoàn chỉnh.
- Bạn nào chưa cắt dán xong thì mình về góc tạo hình cắt dán thêm cho hoàn chỉnh nhe!
- Trẻ hát
-………
- Trẻ tự kể.
- Ăn nhiều loại thực thức ăn khác nhau…
- Trẻ trả lời………
- (…)
- Các loại rau, quả.
- Cà chua
- Trẻ trả lời….
-…….
- Cải xanh
- Trẻ trả lời……
- Qủa chuối.
- Trẻ trả lời….
- Chùm nho, vì có rất nhiều quả.
- Màu đỏ,… kĩ năng cắt nét cong tròn…
- Trẻ tự trả lời…
-……..
-………
- Trẻ cắt dán.
- Trẻ chọn sản phẩm đẹp, cô chọn sản phẩm hoàn chỉnh nhận xét và cô chọn sản phẩm chưa hoàn chỉnh để bổ sung
IV/ HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP :
- Cho cháu mang sản phẩm trưng bày ở góc lớp.
- Trẻ cất đồ dùng, đến góc nghệ thuật nặn, vẽ một số loại thực phẩm bé cần…
--------------------------------------------------------------------------------------------------------Thứ tư ngày 08 tháng 10 năm 2014
HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
Đề tài : CHẠY THAY ĐỔI TỐC ĐỘ THEO HIỆU LỆNH
TCVĐ: TUNG BÓNG
I/ YÊU CẦU:	
- Trẻ biết đi thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh của cô.
- Phát triển tố chất khéo léo, phát triển cơ chân.
- Biết tuân theo hiệu lệnh của cô.
II/ CHUẨN BỊ:
- 2 vạch chuấn cách nhau 4 - 5m
 x x x x x x x x 
 x x x x x x x x 
- 3 quả bóng.
- Băng nhạc…
- Tích hợp: LQVH, LQCV, AN.
III/ TIẾN HÀNH:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
DỰ KIẾN HĐ CỦA TRẺ
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động.
- Trẻ hát cùng cô bài “Thể dục buổi sáng”
- Các con có biết bạn tập thể dục để làm gì không?
- Chúng ta thường vận động những bộ phận nào trên cơ thể?
- Thế các con có thích tập thể dục không nào?
- Vậy bây giờ mình cùng khởi động cho khỏe nhé!
- Cô mở băng.
- Cho trẻ xếp thành 3 hàng dọc chuyển thành vòng tròn (kết hợp các kiểu đi, chạy) rồi di chuyển thành 3 hàng ngang dãn cách đều.
HOẠT ĐỘNG 2: Trọng động.
*Bài tập phát triển chung:
- Động tác tay- vai 1 : Đưa tay ra phía trước, sau (2x8)
- Động tác lưng- bụng 2 : Đứng quay người sang 2 bên (2x8) 
- Động tác chân 1: Đứng khuỵu gối (2x8) 
- Động tác bật nhảy 5: Bật về các phía ( 3x8)
Cô dùng khẩu lệnh cho trẻ tách 4 hàng thành 2 hàng ngang đối diện.
*Vận động cơ bản: Chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh” 
- Các con xem cô có gì nè?
- Với 2 vạch chẩn này con có thể thực hiện được vận động gì nào?
- À, chúng ta sẽ có bài tập “chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh”
- Cho trẻ nhắc tên vận động 1-2 lần.
- Các con xem cô vận động nhé!
- Cô làm mẫu 2 lần, lần 2 phân tích:
+ Tư thế chuẩn bị: Cô đứng tự nhiên trước vạch chuẩn.
 + Thực hiện: Khi có hiệu lệnh cô đi và thay đổi tốc độ “Chạy nhanh”, “Chạy chậm” theo hiệu lệnh của cô. Hiệu lệnh của cô là tín hiệu tiếng trống lắc cô vỗ, khi nào cô vỗ nhanh các con đi nhanh, cô vỗ chậm, các con đi chậm lại.
 Các con nhớ khi đi giữ thẳng người, chú ý để nghe hiệu lệnh của cô và thực hiện đi nhanh – đi chậm đúng theo hiệu lệnh yêu cầu
- Mời trẻ khá lên thực hiện lại.
- Lần lượt cho trẻ thực hiện theo nhóm 5 - 6 trẻ, mỗi lược thay đổi tốc độ đi khoảng 3 - 4 lần.
- Cho cháu yếu tập lại
- Cháu khá tập
- Cô chú ý sửa sai cho cháu.
* Trò chơi vận động: “ Tung bóng”
- Cô cho cháu chơi trò chơi : “ tung bóng”
- Cô nêu cách chơi
- Cho trẻ chơi vài lần.
HOẠT ĐỘNG 3: Hồi tĩnh.
- Cho trẻ chơi “uống nước chanh” cùng cô
- Giáo dục dinh dưỡng.
- Bài hát vừa rồi nói về gì vậy các con?
- Để rèn luyện sức khỏe cho cơ thể khỏe mạnh…
- Đầu, mình, tay, chân,…
- ……..
- Cháu đọc bài thơ “xếp hàng”
- Trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô.
- Trẻ tập theo cô.
- 2 vạch chuẩn .
- (…)
- Trẻ nhắc tên vận động
- Trẻ xem cô làm mẫu.
- Trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô.
- Cháu chơi theo yêu cầu của cô.
-……..
IV/ HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI: 
- Cô mở băng bài hát trong chủ điểm - dẹp đồ dùng.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ năm ngày 09 tháng 10 năm 2014
HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
Đề tài : ÔN SỐ LƯỢNG 5, NHẬN BIẾT CHỮ SỐ 5
I/ YÊU CẦU :
- Cháu nhận biết số lượng 5, nhận biết chữ số 5.
- Luyện cho cháu nhận biết nhóm có số lượng trong phạm vi 5, nhận biết chữ số 5.
- Biết làm theo yêu cầu của cô, lấy cất dung quy định.
II/ CHUẨN BỊ :
- Mỗi trẻ có 5 cái chén, 5 cây muỗng, thẻ số từ 1-5, 
- Một số đồ dùng, đồ chơi nấu ăn, rau củ quả có số lượng 5
- Tích hợp: AN, MTXQ.
III/ TIẾN HÀNH :
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
DỰ KIẾN HĐ CỦA TRẺ
HOẠT ĐỘNG 1: Ôn số lượng trong phạm vi 5
- Cô cho trẻ hát kết hợp vận động minh họa bài :
“Em tập chãi răng”
- Bạn nhỏ trong bài hát làm gì vào mỗi buổi sáng?
- Ai giỏi kể những ích lợi từ việc đánh răng nào?
- Ngoài việc đánh răng các con cần làm gì để cho cơ thể khỏe mạnh nữa?
- Xung quanh lớp mình có rất nhiều đồ dùng trong gia đình, các đồ dùng đó dùng để đựng thức ăn cho các con vào mỗi bữa ăn. Ngoài ra, còn có 1 số loại thực phẩm cần thiết cho cơ thể các con nữa. Bây giờ, các con hãy tìm nhóm đồ dùng có số lượng 5?
- Sau mỗi lần trẻ tìm cô đếm lại và đặt thẻ số vào nhóm tương ứng.
HOẠT ĐỘNG 2: Nhận biết số 5
- Cô và cả lớp cùng đọc bài đồng dao “Gánh gánh gồng gồng”
- Nồi cơm nếp chia ra mấy phần?
- Các phần đó đem chia cho ai?
- 5 người thì cần bao nhiêu cái chén?
- Bây giờ các con hãy đi lấy rổ đồ dùng về chỗ ngồi nhe!
- Trong rổ các con có gì?
- Các con xếp tất cả các cái chén thành hàng ngang từ trái qua phải
- Xếp 4 cây muỗng tương ứng 1-1 với nhóm chén.
- 2 nhóm như thế nào so với nhau?
- Nhóm nào nhiều hơn và nhiều hơn là mấy?
- Để nhóm muỗng nhiều bằng nhóm chén con phải làm sao?
- 2 nhóm lúc này như thế nào? Cho đếm lại cả 2 nhóm
- Vậy 4 thêm 1 được mấy?
- 2 nhóm bằng nhau và cùng bằng mấy? dùng thẻ số mấy đặt vào 2 nhóm?
- Cho trẻ đọc lại chữ số 5 nhiều lần
- Cho trẻ cất đồ dùng vào rổ, vừa cất vừa đếm, đọc lại thẻ số. 
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập
- Chơi “kết nhóm” theo yêu cầu của cô
VD: Cô bảo “kết nhóm…”, trẻ hỏi “nhóm nào…?” => kết thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có 5 bạn. Trẻ kết nhóm ngồi thành các vòng tròn nhỏ.
- Đếm và tìm trên cơ thể những bộ phận có số lượng 5. 
- Chơi “Nhanh tai, nhanh mắt” (nếu còn thời gian). Cô chuẩn bị hình ảnh 1 số nhóm đồ vật có số lượng trong phạm vi 5, mời 2 đội lên khoanh tròn nhóm có số lượng 5?
- Cho trẻ chơi vài lần, sau mỗi lần chơi cô nhận xét trẻ chơi
- Trẻ hát…
- Trẻ trả lời….
- Trẻ tìm….
- Trẻ đọc thơ cùng cô.
- …5 phần
- Mẹ, cha, bà, chị, anh.
- 5 cái chén.
- Trẻ đi lấy đồ dùng.
- Có chén, muỗng, thẻ số.
- Trẻ xếp 5 cây muỗng…
- Trẻ xếp 4 cây muỗng…
- Không bằng nhau.
- Nhóm chén nhiều hơn … là 1
-….
- Bằng nhau. Đếm lại 2 nhóm.
- 4 thêm 1 được 5.
- Cùng bằng 5, dủng thẻ số 5 đặt vào.
- Trẻ đọc thẻ số 5.
- Trẻ cất đồ dùng.
- Trẻ nghe cô nói cách chơi
- Trẻ chơi theo yêu cầu của cô.
- Trẻ nghe cô nói cách chơi
- Trẻ chơi theo yêu cầu của cô.
IV/ HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP :
 Trẻ cùng hát và đến bàn ngồi.
 Cho trẻ đến bàn ngồi thực hiện với quyển toán.
Thứ sáu ngày 10 tháng 10 năm 2014
HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
Đề tài : LÀM QUEN a-ă-â
I/ YÊU CẦU:
- Cháu nhận biết và phát âm đúng chữ cái a – ă – â.
- Nhận ra âm và chữ cái a - ă – â trong thể chữ cái thông qua các trò chơi.
- Giáo dục cháu biết giữ gìn và bảo vệ bản thân.
II/ CHUẨN BỊ:
- Bảng cài (của cô) có gắn chữ cái a – ă – â; o – ô – ơ.
- 1 cái trống ( hoặc trống lắc )
- Mẫu chữ cái to a- ă - â cho cô.
- 6 vòng tròn to có dán chữ cái: o – ô – ơ, a – ă – â.
- Giáo án trình chiếu có: Hình ảnh và từ ghép: 
+ Hình ảnh và từ ghép: “ Bé rữa mặt” 
 + Từ ghép: “Khăn mặt”
+ Hình ảnh và từ ghép: “ Khẩu trang” 
- Tích hợp: AN, TD, LQVH.
III/ TIẾN HÀNH:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
DỰ KIẾN HĐ CỦA TRẺ
HOẠT ĐỘNG 1: Ổn định – gây hứng thú
- Cho trẻ vận động: “Tập rữa mặt”
- Các con vừa vận động bài hát nói về gì?
- Đố các con bạn nhỏ dùng gì để rữa mặt?
- Các con cò khăn mặt giống bạn không?
- Hàng ngày con thường rữa mặt vào lúc nào?
- Vì sao con phải làm như thế?
HOẠT ĐỘNG 2: Làm quen với nhóm chữ cái 
a- ă- â:
*Làm quen chữ cái a:
- Nhìn xem cô có hình ảnh gì đây?
- Phía dưới cô có từ “Bé rữa mặt”
- Cô ghép từ, đọc từ 1 lần.
- Bạn nào giỏi lên tìm cho cô 2 chữ cái giống nhau?
- Đây là chữ cái a hôm nay cô sẽ cho các con làm quen.
- Cô có chữ cái a to hơn để các con dễ nhìn.
-Cô phát âm 2 lần. 
- Chữ cái a có nét gì ? 
- Đây là chữ cái a in hoa, đây là chữ cái a in thường và đây là chữ cái a viết thường.
- Lớp phát âm lại.
*Làm quen chữ cái ă:
- Các con biết không chữ cái a khi ta gắn mũ ngược lên thì sẽ thành chữ cái khác các con có muốn xem không.
- Cô gắn mũ lên chữ cái a biến thành chữ cái gì ?
- Cô sẽ cho các con làm quen chữ cái ă nhé.
- Cô phát âm 2 lần.
- Chữ cái ă có mấy nét ?
- Đó là những nét gì ?
- Mũ chữ cái ă giống hình ảnh gì ?
- Đây là chữ cái ă in hoa, chữ ă in thường, chữ ă viết thường.
*So sánh: a – ă
- Nhìn xem chữ cái nào xuất hiện ?
 Cô gắn 2 chữ cái to a – ă lên bảng:
 + Chữ a – ă giống nhau ở điếm nào?
 + Khác nhau ở điểm nào?
*Làm quen chữ cái â:
- Trời tối!
- Nhìn xem cô có gì đây?
- Khẩu trang dùng để làm gì?
- Phía dưới cô có từ “Khẩu trang”
- Cô ghép từ, đọc từ 1 lần.
- Đây là chữ c

File đính kèm:

  • docTuan 6Toi can gi de lon len va khoe manh.doc
Giáo án liên quan