Giáo án các môn Lớp 5 - Tuần 27 (Bổ sung)

I. Mục tiêu: Giúp HS:

 - Biết tính quãng đường đi được của một chuyển động đều.

 - Thực hành tính quãng đường.

II. Chuẩn bị:

III. Các hoạt động dạy - học:

1. Hình thành các tính quãng đường.

a. Bài toán 1:

 - GV cho HS đọc bài toán 1 trong SGK, nêu yêu cầu của bài toán.

 - GV cho HS nêu cách tính quãng đường đi được của ô tô.

 Quãng đường ô tô đi được là: 42,5 x 4 = 170 (km).

 - GV cho HS viết công thức tính quãng đường khi biết vận tốc và thời gian: s = v x t.

 - GV cho HS nhắc lại: Để tính quãng đường đi được của ô tô ta lấy vận tốc của ô tô nhân với thời gian đi của ô tô.

b. Bài toán 2.

 - GV cho HS đọc và giải bài toán 2 trong SGK.

 - GV cho HS đổi:

 2 giờ 30 phút = 2,5 giờ

 Quãng đường người đi xe đạp đi được là:

 12 x 2,5 = 30 km.

2. Thực hành:

 

doc24 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 422 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án các môn Lớp 5 - Tuần 27 (Bổ sung), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
việc cả lớp).
	- GV trình bày tình hình dẫn đến việc kí kết Hiệp định Pa-ri. 
	- Nêu các nhiệm vụ học tập:
	+ Tại sao Mĩ phải kí kết Hiệp định Pa-ri ?
	+ Lễ kí kết Hiệp định diễn ra như thế nào ?
	+ Nội dung chính của Hiệp định.
	+ Việc kí kết đó có ý nghĩa gì ?
2. Hoạt động 2 (làm việc theo nhóm).
	- GV cho HS thảo luận về lí do buộc Mĩ phải kí Hiệp định.
	+ Sự kéo dài của Hội nghị Pa-ri là do đâu ?
	+ Tại sao vào thời điểm sau năm 1972, Mĩ phải kí Hiệp định Pa-ri ?
	- GV cho HS thuật lại lễ kí kết Hiệp định Pa-ri, nêu hai nhiệm vụ:
	+ Thuật lại diễn biến lễ kí kết.
	+ Trình bày nội dung chủ yếu nhất của Hiệp định Pa-ri.
3. Hoạt động 3 (làm việc theo nhóm hoặc cả lớp).
	- GV cho HS tìm hiểu ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Pa-ri về Việt Nam.
	- HS đọc SGK, thảo luận, đi đến các ý:
	+ Đế quốc Mĩ thừa nhận sự thất bại ở Việt Nam.
	+ Đánh dấu một thắng lợi lịch sử mang tính chiến lược: Đế quốc Mĩ phải rút khỏi miền Nam Việt Nam.
4. Hoạt động 4 (làm việc cả lớp).
	GV nhắc lại câu thơ chúc Tết năm 1969 của Bác Hồ:
	Vì độc lập, vì tự do
Đánh cho Mĩ cút, đánh cho ngụy nhào"
	*Lưu ý: Hiệp định Pa-ri đánh dấu một thắng lợi lịch sử có ý nghĩa chiến lược: Chúng ta đã "đánh cho Mĩ cút", để sau đó 2 năm, vào mùa xuân năm 1975 lại "đánh cho ngụy nhào", giải phóng hoàn toàn miền Nam, hoàn thành thống nhất đất nước.
5. Củng cố: Nhận xét tiết học, dặn dò.
Toán
Quãng đường
I. Mục tiêu: Giúp HS:
	- Biết tính quãng đường đi được của một chuyển động đều.
	- Thực hành tính quãng đường.
II. Chuẩn bị:
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Hình thành các tính quãng đường.
a. Bài toán 1:
	- GV cho HS đọc bài toán 1 trong SGK, nêu yêu cầu của bài toán.
	- GV cho HS nêu cách tính quãng đường đi được của ô tô.
	Quãng đường ô tô đi được là: 42,5 x 4 = 170 (km).
	- GV cho HS viết công thức tính quãng đường khi biết vận tốc và thời gian: s = v x t.
	- GV cho HS nhắc lại: Để tính quãng đường đi được của ô tô ta lấy vận tốc của ô tô nhân với thời gian đi của ô tô.
b. Bài toán 2.
	- GV cho HS đọc và giải bài toán 2 trong SGK.
	- GV cho HS đổi:
	2 giờ 30 phút = 2,5 giờ
	Quãng đường người đi xe đạp đi được là:
	12 x 2,5 = 30 km.
2. Thực hành: 
Bài 1. 
	- GV gọi HS nói cách tính quãng đường và công thức tính quãng đường.
	- Cho cả lớp làm bài vào vở.
	- Gọi HS đọc bài giải, HS khác nhận xét. GV kết luận.
Bài 2. 
	- GV lưu ý HS số đo thời giàn và vận tốc phải cùng một đơn vị đo thời gian.
	- GV hướng dẫn HS hai cách giải bài toán:
	Cách 1. Đổi số đo thời gian về số đo có đơn vị là giờ: 
	15 phút = 0,25 giờ.
	Quãng đường đi được cảu người đi xe đạp là: 12,6 x 0,25 = 3,15 (km).
	Cách 2. Đổi số đo thời gian về số đo có đơn vị là phút:
	1 giờ = 60 phút.
	Vận tốc của người đi xe đạp với đơn vị km/phút là: 12,6 : 60 = 0,21 (km/phút).
	Quãng đường đi được của người đi xe đạp là: 0,21 x 15 = 3,15 (km).
Bài 3.
	- GV cho HS đọc đề bài, trả lời thời gian đi của xe máy là bao nhiêu.
	 - Cho HS tự làm vào vở.
	- GV gọi HS đọc bài giải và nhận xét bài làm của HS.
* Củng cố: Nhận xét tiết học, dặn dò.
Tự học
Đọc diễn cảm hai bài tập đọc trong tuần
I. Mục tiêu: 
	- HS đọc diễn cảm hai bài tập đọc trong tuần.
	- Rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho học sinh.
II. Chuẩn bị: - Phiếu ghi tên hai bài bài tập đọc.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Luyện đọc diễn cảm.
	- HS luyện đọc diễn cảm theo tổ.
	- GV theo dõi giúp đỡ HS yếu (đối với HS trung bình yêu cầu đọc trôi chảy là được.
2. Thi đọc diễn cảm.
	- Các tổ cử đại diện lên đọc bài (bốc thăm bài và đọc).
	- Lớp cùng giáo viên nhận xét, cho điểm. 
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ : Truyền thống
I. Mục tiêu:
- Mở rộng , hệ thống hoá vốn từ gắn chủ điểm Nhớ nguồn.
II. Chuẩn bị:
- Từ điển HS.
- Bảng phụ viết nội dung bài 2.
III .Hoạt động dạy và học 
1.Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra bài 3 tiết trước
2.Dạy bài mới. 
HĐ1: Giới thiệu bài :
 GV nêu mục đích ,y/c của tiết học 
HĐ2:Hướng dẫn HS luyện tập
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập số 1, xác định yêu cầu của bài 1 ?
Thảo luận nhóm
Tổ chức thi giữa các nhóm
Giải nghĩa những câu ca dao, tục ngữ đó
Bài tập 2
- Gọi 1 HS đọc đề bài tập số 2, xác định yêu cầu của bài ?
- Tổ chức hoạt động nhóm
(Mỗi nhóm giải 4 câu )
- Gọi đại diện nhóm nêu kết quả
- Em hiểu câu đó ntn?
 GV tổng kết
HĐ4: Củng cố, dặn dò.
 - NX tiết học.
 - Về nhà học thuộc ít nhất 10 câu tục 
ngữ, ca dao trong BT1,2
Lớp đọc thầm theo
+minh hoạ mỗi truyền thống bằng 1 câu tục ngữ hoặc ca dao.
Các nhóm viết vào bảng khổ to
Trong 5 phút các nhóm lên trình bày, nhóm nào tìm được nhiều câu đúng- nhóm đó thắng.
VD
Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh.
Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ.
.
+ điền tìm ô chữ hình chữ S
đáp án:
Các từ cần điền: núi ngồi, xen nghiêng, thương nhau, cá ươn, nhớ kẻ cho, nước còn, lạch nào, vững như cây,nhớ thương, thì nên, ăn gạo, uốn cây, cơ đồ, nhà có nóc.
+Uống nước nhớ nguồn
Tiếng việt (BS)
 (N-V): đất nước (đoạn 2)
I. Mục tiêu:
- Học sinh nghe - viết đúng chính tả bài: Đất nước (đoạn 2).
- Rèn kỹ năng viết chữ đẹp cho HS.
II. Các hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ: - GV nhận xét	
- HS đọc và nêu nội dung bài tập đọc
2. Bài mới: 	
- GV đọc toàn bài.	
- Theo dõi SGK
- Nêu nội dung đoạn viết chính tả.
- 2 HS đọc đoạn 1 của bài tập đọc.
- Nhắc lại cách viết từ khó, cách trình bày đoạn 1.
- GV đọc cho HS viết bài
- Tìm, viết ra giấy nháp từ, tiếng khó viết.
- HS viết bài sạch, đẹp.
- Đọc lại bài cho HS soát lỗi.	
- Thu 1/2 số vở chấm. Nhận xét chung.
- Tuyên dương HS đạt điểm 10, động viên
 HS viết chưa đạt.
- HS soát lại bài.
3. Củng cố: - Nhận xét tiết học
HĐNG 
Tập nghi thức đội
I. Mục tiêu:
	- Rèn kĩ năng luyện tập nghi thức Đội đều đẹp.
II. Các hoạt động dạy - học:
1. Luyện tập nghi thức Đội:
	- Lớp trưởng điều khiển các tổ tập nghi thức Đội: Báo cáo, chào, đi đều, quay phải, trái, đằng sau (3 lần).
	- Các tổ tự luyện tập (tổ trưởng điều khiển).
2. Thi nghi thức Đội:
	- GV tổ chức thi đua giữa các tổ.
	- Bình chọn tổ tập nghi thức Đội đều, đẹp.
	- GV tuyên dương tổ tập tốt, động viên tổ tập chưa đều.
3. Củng cố.
	- Nhận xét tiết học.
Thứ tư, ngày 21 tháng 3 năm 2007
Tập làm văn
Ôn tập về tả cây cối
I. Mục tiêu:
- Củng cố hiểu biết về tả cây cối: cấu tạo của bài văn tả cây cối, trình tự miêu tả. Những giác quan được sử dụng để quan sát . Những biện pháp tu từ được sử dụng trong bài văn.
- Nâng cao kĩ năng làm bài văn tả cây cối.
II. Chuẩn bị: - VBTTV. Dàn bài tả cây cối 
III .Hoạt động dạy và học 
1.Kiểm tra bài cũ : GV kiểm tra đoạn văn đã viết ở tiết trước.
2. Dạy bài mới: 
HĐ1: Giới thiệu bài :
 GV nêu mục đích, y/c tiết học. 
HĐ2:Hướng dẫn HS luyện tập
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập số 1,xác định yêu cầu của bài 1 ?
GV treo bảng phụ nhắc lại dàn bài tả cây cối-gọi 1,2 HS đọc 
- Tổ chức hoạt động nhóm
- Gọi đại diện nhóm nêu kết quả 
Câu a ?
Câu b ?
Câu c ?
GV nhấn mạnh: t/g nhân hoá cây chuối 
- Chỉ đặc điểm, phẩm chất của người.
- Chỉ hoạt động của người.
- Chỉ những bộ phận đặc trưng của người.
*Lưu ý:
Cây chuối con, cây chuối mẹ, cây mẹ không phải là nhân hoá mà chỉ là sự chuyển nghĩa từ vựng thông thường 
Bài 2:
- Gọi 1 HS đọc đề bài tập số 2 ,xác định yêu cầu của bài ?
*Lưu ý:
Khi tả, sử dụng các biện pháp tu từ
HS làm việc cá nhân
Gọi nhiều HS trình bày nối tiếp nhau 
HĐ4: củng cố ,dặn dò
- NX tiết học, về nhà tiếp tục hoàn thành đoạn văn.
Lớp đọc thầm theo
Cả lớp đọc thầm lần 2
+ từng thời kì phát triển của cây: cây chuối concây chuối tocây chuối mẹ.
Tả từ bao quát đến chi tiết.
+Theo ấn tượng của thị giác-thấy hình dáng của cây, lá, hoa,
Còn có thể bằng xúc giác, thị giác, vị giác, khứu giác.
+dài như lưỡi mác..,..ngả ra..như những cái quạt lớn,.
đĩnh đạc, ..thành mẹ.,..đánh động cho mọi người biết..,.
+Viết 1 đoạn văn ngắn tả một bộ phận của cây(lá, hoa quả, rễ thân) 
HS có thể quan sát tranh, ảnh, tham khảo 1 số bài văn
Lớp NX, sửa sai
Kể chuyện
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
I. Mục tiêu:
- HS kể được một câu chuyện có thực trong cuộc sống nói về truyền thống tôn sư trọng đạo của người VN hoặc về một kỉ niệm với thầy, cô giáo. Biết sắp xếp các sự kiện thành một câu chuyện.
- Lời kể rõ ràng, tự nhiên. Hiểu và trao đổi vời bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện
- Nghe bạn kể, nhận xét lời kể của bạn .
II .Đồ dùng học tập: Tranh, ảnh với nội dung trên
III .Hoạt động dạy và học 
1.Kiểm tra bài cũ: Gọi HS kể 1 câu chuyện đã được nghe, hoặc đọc về truyền thống hiếu học, truyền thống đoàn kết cảu dân tộc ta. 
2. Dạy bài mới: 
HĐ1: Giới thiệu bài 
- GVnêu yêu cầu tiết học,kiểm tra chuẩn bị của HS.
- Gọi HS đọc đề bài, xác định y/c đề bài.
HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài
HS đọc gợi ý SGKtr 93
HS có thể tìm theo ý của mình 
Lưu ý không phải là truyện đọc, mà là truyện tận mắt chứng kiến, nhìn trên ti vi, phim ảnh hoặc của chính em.
- Em chọn đề nào?
HĐ3: HS tập kể chuyện, trao đổi với nhau về nội dung , ý nghĩa câu chuyện 
- Tổ chức hoạt động nhóm.
 GV đến từng nhóm hướng dẫn, uốn nắn. 
- Gọi đại diện nhóm kể nối tiếp
- Nhân vật chính trong câu chuyện là ai?
- ý nghĩa câu chuyện ?
HĐ5: Liên hệ thực tế, củng cố, dặn dò.
- NX tiết học 
- Đọc và chuẩn bị bài tuần 29 Lớp trưởng lớp tôi.
HS đọc thầm đề bài ,gạch chân y/c của đề.
Đề 1:.trong cuộc sống..tôn sư trọng đạo..
Đề 2:..kỉ niệmthầy (cô)giáo..lòng biết ơn.
+
Kể chuyện trong nhóm 
Nhóm khác NX
.
Cả lớp bình chọn bài hay nhất,sát với y/c đề bài
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp HS:
	- Củng cố cách tính quãng đường.
	- Rèn luyện kĩ năng tính toán.
II. Chuẩn bị:
III. Các hoạt động dạy học:
Bài 1. - GV gọi HS độc đề bài, nêu yêu cầu của bài.
	- Cho HS làm bài vào vở (không cần kẻ bảng). Hướng dẫn HS ghi theo cách:
	Với v = 32,5 km/giờ; t = 4 giờ thì s = 32,5 x 4 = 130 (km).
	- GV lưu ý HS đổi đơn vị ở cột 3 trước khi tính:
	36 km/giờ = 0,6 km/phút hoặc 40 phút = giờ.
	- GV gọi HS đọc kết quả và nhận xét bài làm của HS.
Bài 2. 
	- GV hướng dẫn HS tính thời gian đi của ô tô:
	12 giờ 15 phút - 7 giờ 30 phút = 4 giờ 45 phút.
	4 giờ 45 phút = 4,75 giờ.
	- GV cho HS làm tiếp rồi chữa bài.
Bài 3. - GV cho HS lựa chọn một trong hai cách đổi đơn vị:
	8 km/giờ = ..................... km/phút.
	hoặc 15 phút = .............. giờ.
	- GV phân tích, chọn cách đỏi 15 phút = 0,25 giờ.
	- GV cho HS làm bài vào vở.
Bài 4.
	- GV giải thích kăng - gu - ru vừa chạy vừa nhảy có thể được từ 3m đến 4m một bước.
	- GV gọi HS đọc đề bài, gọi 1 HS làm bài tập trên bảng, cả lớp làm bài vào vở.
	- Lưu ý HS đổi 1 phút 15 giây = 75 giây.
	- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn, nêu kết quả đúng.
* Củng cố: Nhận xét tiết học, dặn dò.
Chỉnh tả
(n- v): Cửa sông
I. Mục đích:
- Nhớ-viết đúng chính tả 4 khổ thơ cuối của bài Cửa sông. 
- Tiếp tục ôn tập qui tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài; làm đúng các bài tập thực hành, khắc sâu qui tắc
II. Chuẩn bị: - VBTTV. Bảng phụ BT 2.
III .Hoạt động dạy và học 
1.Kiểm tra bài cũ : 
Gọi HS lên bảng nhắc lại qui tắc viết hoa, lấy VD chứng minh? 
2. Dạy bài mới :
HĐ1 : Giới thiệu bài
 GV nêu mục đích, y/c tiết học. 
HĐ2 : Hướng dẫn HS viết chính tả
- Gọi 1-2 HS đọc thuộc 4 khổ thơcủa bài Cửa sông
 - Em hãy nêu nội dung chính của 4 khổ thơ
 đó ? 
- 4khổ thơ này thuộc thể thơ gì?
- Em hãy tìm những từ dễ viết sai ?
- GV đọc từ khó 
- GV đọc bài
- GV đọc bài – lưu ý từ khó 
HĐ3 : Chấm ,chữa bài 
- GV chấm. nhanh 1 số bài –NX trước lớp
Rút kinh nghiệm 
HĐ4 : Hướng dẫn HS làm bài tập 
Bài 2
- Gọi HS đọc bài 2
HS làm việc cá nhân
Gọi HS nối tiếp trình bày
Giải thích bằng miệng cách viết hoa
HĐ5 : Củng cố, dặn dò: 
- NX tiết học.
- Ghi nhớ qui tắc viết hoa tên người và tên địa lí nước ngoài
Cả lớp đọc thầm theo
+
+khổ thơ 6 chữ
+Nước nợ, tôm rảo, lưỡi sóng, lấp loá,
HS viết bảng con (giấy nháp )
HS viết vào vở
HS soát lỗi
HS đổi chéo bài soát lỗi
Đọc ,nêu yêu cầu của đề bài
+tên người:Cri-xtô-phô-rô Cô- lôm-bô,
A-mê-ri-gô Ve-xpu-xi, 
(viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên riêngđó.Cáctiếng trong từng bộ phận ngăn cách bằng dấu gạch nối).
..
Tên địa lí:I-ta-li-a, Lo-ren, A-mê-ri-ca,
Toán (BS)
Ôn quãng đường
I. Mục tiêu:
	- Củng cố về quãng đường.
	- Vận dụng kiến thức đã học về quãng đường.
II. Chuẩn bị:
	Hệ thống bài tập.
III. Các hoạt động dạy học:
Bài 1. 
Ô tô đi với vận tốc v, trong thời gian t, tính quãng đường s ô tô đi được, biết:
	a. v = 60 km/giờ, t = 2 giờ 15 phút.
	b. v = 48 km/giờ, t = 1 giờ 10 phút.
	c. v = 900 km/ phút, t = 1,2 giờ
Bài 2.
 Bạn Hoa đi học lúc 7 giờ và đến trường lúc 7 giờ 15 phút, với vận tốc 3,6 km/giờ. Hỏi quãng đường từ nhà bạn Hoa đến trường dài bao nhiêu km?
- HS tự làm bài tập (HS khá hướng dẫn HS trung bình).
	- HS lên bảng làm, lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung (lớp trưởng điều khiển).
	- GV nhận xét, chốt kiến thức.
* Củng cố: Nhận xét tiết học, dặn dò.
Thứ năm ngày 22 tháng 3 năm 2007
Khoa học
Cây con có thể mọc lên từ
 một số bộ phận của cây mẹ
I. Mục tiêu: Sau bài học, giúp HS:
	- Quan sát, tìm vị trí chồi ở một số cây khác nhau.
	- Kể tên một số cây được mọc ra từ bộ phận của cây mẹ.
	- Thực hành trồng cây bằng một bộ phận cây mẹ.
II. Chuẩn bị:
	- Hình trang 110, 111 SGK.
	- Chuẩn bị theo nhóm:
	+ Vài ngọn mía, củ khoa tây, lá bỏng (sống đời), củ gừng, củ riềng, hành, tỏi.
	+ Một thùng giấy (hoặc gỗ) to đựng đất (nếu nhà trường không có vườn trường hoặc chậu để trồng cây).
III. Hoạt động dạy - học:
1. Hoạt động 1. Quan sát:
	* Mục tiêu: Giúp HS:
	- Quan sát, tìm vị trí chồi ở một số cây khác nhau.
	- Kể tên một số cây được mọc ra từ bộ phận của cây mẹ.
	* Cách tiến hành:
	Bước 1. Làm việc theo nhóm.
	- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm việc theo chỉ dẫn ở trang 110 SGK. HS vừa kết hợp quan sát các hình vẽ trong SGK vừa quan sát vật thật các em mang đến lớp:
	+ Tìm chồi trên vật thật (hoặc hình vẽ): ngọn mía, củ khoai tây, lá bỏnh, củ gừng, hành, tỏi.
	+ Chỉ vào từng hình 1 trang 110 SGK và nói về cách trồng mía.
	- GV kiểm tra và giúp đỡ các nhóm làm việc.
	Bước 2. Làm việc cả lớp.
	- Đại diện mỗi nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình, các nhóm khác bổ sung.
	- Tiếp theo, GV có thể yêu cầu HS kể tên một số cây khác có thể trồng bằng một bộ phận của cây mẹ.
	* Kết luận: ở thực vật cây con có thể mọclên từ hạt hoặc mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ.
2. Hoạt động 2. Thực hành.
	* Mục tiêu: HS thực hành trồng cây bằng một bộ phận của cây mẹ.
	* Cách tiến hành:
	GV phân khu vực trong vườn trường cho các nhóm. Nhóm trưởng cùng nhóm mình trồng cây bằng thân hoặc cành lá của cây mẹ (do nhóm tự lựa chọn).
3. Củng cố: Nhận xét tiết học, dặn dò.
Luyện từ và câu
Liên kết các câu trong bài bằng từ ngữ nối
I. Mục tiêu:
- Hiểu thế nào là liên kết câu bằng từ ngữ nối.
- Biết tìm các từ ngữ có tác dụng nối trong đoạn văn; biết sử dụng các từ ngữ nối để liên kết câu. 
II. Chuẩn bị: Bảng phụ cho BT1, 2.
III.Hoạt động dạy và học 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- HS làm BT 3 của tiết trước.Đọc nối tiếp các câu ca dao, tục ngữ
- Bảng nhóm
2. Dạy bài mới: 
HĐ1: Giới thiệu bài :
 GV nêu mục đích, y/c tiết học. 
HĐ2: Hình thành khái niệm
Bài 1
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập số 1, xác định yêu cầu của bài 1 ?
Thảo luận nhóm
Đại diện nhóm nêu kết quả 
GV:Cụm từ “vì vậy”ở VD trên là biện pháp dùng từ ngữ nối để liên kết câu.
Vậy thế nào là liên kết câu trong bài bằng từ ngữ nối.?
- Em hãy lấy VD?
Bài 2
- Tổ chức hoạt động nhóm
- Gọi đại diện nhóm nêu kết quả 
GV có thể giới thiệu 1 số từ thường dùng
Rút ra ghi nhớ SGK
HĐ3: Hướng dẫn HS thực hành
Bài 1
- Gọi 1 HS đọc đề bài tập số 1, xác định yêu cầu của bài ?
GV phân công từng dãy làm ở phần nào
HS làm việc cá nhân
Gọi HS trình bày nối tiếp
Bài 2
- Gọi 1 HS đọc đề bài tập số 1 , xác định yêu cầu của bài ?
Thảo luận nhóm
Đại diện nhóm nêu kết quả 
HĐ4: Củng cố: NX tiết học, dặn dò.
Lớp đọc thầm theo
Cả lớp đọc thầm lần 2
+Từ “hoặc ”có t/d nối từ “em bé” với “ chú mèo” 
 Từ “vì vậy”có t/d nối câu 1 và câu 2
+Để thể hiện mối quan hệ về nội dung giữa các câu trong bài ....
 Nhiều HS nhắc lại 
VD: nhưng, tuy nhiên, thậm chí, ...
- Hoạt động nhóm. 1 HS đại diện nhóm lên trình bàykết quả.
HS làm việc theo yêu cầu của GV.
Toán
Thời gian
I. Mục tiêu:
	Giúp HS: 
	- Hình thành cách tính thời gian của một chuyển động.
	- Thực hành tính thời gian của một chuyển động.
II. Chuẩn bị:
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Hình thành cách tính thời gian:
a. Bài toán 1. 
	- GV cho HS đọc bài toán, trình bày lời giải bài toán.
	- GV cho HS rút ra quy tắc tính thời gian của chuyển động.
	- GV cho HS phát biểu rồi viết công thức tính thời gian.
b. Bài toán 2.
	- GV cho HS đọc, nói cách làm và trình bày lời giải bài toán.
	- Gọi HS nhận xét bài giải của bạn.
	- GV giải thích, trong bài này số đo thời gian viết dưới dạng hỗn số là thuận tiện nhất.
	- GV giải thích lí do đổi số đo thời gian thành 1 giờ 10 phút cho phù hợp với cách nói thông thường.
c. Củng cố:
	- GV gọi HS nhắc lại cách tính thời gian, nêu công thức tính thời gian: 
	t = s: v.
	- GV viết sơ đồ lên bảng.
	v = s : t
	s = v x t	t = s : v
	GV lưu ý HS, khi biết hai trong ba đại lượng: vận tốc, quãng đường, thời gian ta có thể tính được đại lượng thứ 3.
2. Thực hành:
	- Bài 1. 
	- GV cho HS từ làm vào vở theo hướng dẫn (không cần kẻ bảng).
	- Lưu ý HS có thể làm chẳng hạn:
	81: 36 = giờ = giờ.
	hoặc 81 : 36 = 2,25 (giờ).
Bài 2 và bài 3: GV cho HS tự làm bài rồi gọi 2 HS lên bảng làm, cho lớp nhận xét bài làm của bạn.
3. Củng cố: Nhận xét tiết học, dặn dò.
Tiếng việt (BS)
Ôn: Liên kết các câu trong bài bằng từ ngữ nối
I. Mục tiêu: Củng cố cách liên kết các câu trong bài bằng từ nối.
II. Chuẩn bị: Hệ thống bài tập.
III. Các hoạt động dạy - học:
	- GV chép bài tập lên bảng.
	Chọn từ ngữ trong ngoặc đơn điền vào từng chỗ trống để nối các câu văn trong đoạn sau:
	Dế Trũi gan góc, một chống với đôi mà địch thủ vẫn luôn luôn bị cú đòn đau. (1) ............................ hai mụ Bọ Muỗm cứ vừa đánh vừa kêu, làm cho họ nhà Bọ Muỗm ở ruộng lúa gần đấy nghe tiếng chạy ra. (2) ......................... cả một bọn Bọ Muỗm lốc nhốc chạy ra, (3) ............................ Dế Trũi lủi thủi khỏi vòng chiến nhảy bòm xuống nước, bơi sang bên này.
	(thì ra, thế là, nhưng, thấy vậy, ngoài ra).
	- HS tự làm, trình bày miệng.
	- Lớp cùng GV nhận xét, bổ xung và chốt kiến thức.
Toán (BS)
Ôn thời gian
I. Mục tiêu:
	- Củng cố kiến thức về thời gian.
	- Vận dụng kiến thức đã học về thời gian để giải toán.
II. Chuẩn bị:
	Hệ thống bài tập.
Bài 1:
	Một người đi xe máy từ nhà lên huyện với vận tốc 24km/ giờ trong thời gian 45 phút. Sau đó quay về nhà với vận tốc 30 km/ giờ. Tính thời gian người đó đi từ huyện về nhà.
Bài 2. 
	Hai ô tô cùng xuất phát từ A để đi đến B. Xe thứ nhất đi với vận tốc 45 km/giờ, xe thứ hai đi với vận tốc bằng 4/5 vận tốc của xe thứ nhất. Tính thời gian mỗi xe đi từ A đến B, biết độ dài quãng đường AB là 108 km.
- HS tự làm bài tập (HS khá hướng dẫn HS trung bình).
	- HS lên bảng làm, lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung (lớp trưởng điều khiển).
	- GV nhận xét, chốt kiến thức.
* Củng cố: Nhận xét tiết học, dặn dò
Thứ sáu, ngày 23 tháng 3 năm 2007
Tập làm văn
Tả cây cối
(Kiểm tra viết)
I. Mục tiêu:
- HS viết được 1 bài văn tả cây cối có bố cục rõ ràng, đủ ý, thể hiện được những quan sát riêng; dùng từ, đặt câu đúng; câu văn có hình ảnh, cảm xúc.
II . Chuẩn bị:
- Giấy KT.Tranh vẽ hay ảnh chụp 1 số loài cây.
III .Hoạt động dạy và học 
HĐ1: Giới thiệu bài :
GV nêu mục đích, y/c tiết học. 
HĐ2:Hướng dẫn HS làm bài
- Gọi 1 HS đọc 5 đề bài SGK
Và gợi ý SGK
- Em sẽ chọn đề bài nào ?
 GV giải đáp thắc mắc của HS ( nếu có)
HĐ3: HS làm bài
HĐ4: Củng cố, dặn dò
 - NX tiết học.
 -Ôn các bài HTLtừ tuần 19 đến 27
Lớp đọc thầm theo
Cả lớp đọc thầm lần 2
HS nối tiếp nhau nói tên đề bài mà các em chọn:
VD:
Địa lý
Châu Mĩ 
I. Mục tiêu: Học bài này HS:
	- Xác định và mô tả sơ lược được vị trí địa lí, giới hạn của châu Mĩ trên quả Địa cầu hoặc trên Bản đồ Thế giới.
	- Có một số hiểu biết về thiên nhiên 

File đính kèm:

  • docgiao_an_cac_mon_lop_5_tuan_27_bo_sung.doc
Giáo án liên quan