Giáo án các môn Lớp 5 - Tuần 21 - Năm học 2014-2015

A. Mục tiêu:

 - Củng cố cho học sinh về tính được diện tích một số hình được cấu tạo từ các hình đã học.

 - Giáo dục ý thức học tập cho học sinh.

B. Chuẩn bị:

 - GV: Nội dung bài ôn

 - HS: Đồ dùng cho tiết học

C. Phương pháp và hình thức:

 - Phương pháp; Luyện tập - thực hành

 - Hình thức: Cá nhân; nhóm đôi ; lớp

D. Các hoạt động dạy học:

 I. Kiểm tra:

- HS nêu quy tắc và công thức tính diện tích hình tam giác; hình thang.

 II. Bài ôn luyện

 

doc39 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 517 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án các môn Lớp 5 - Tuần 21 - Năm học 2014-2015, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 viết trong đoạn văn
- Lớp bổ sung 
3. Củng cố- dặn dò
- GV nhận xét tiết học
- Về nhà ôn lại bài
Điều chỉnh - bổ sung 
Tiết 3: Hoạt động ngoài giờ lên lớp (GV chuyên) 
Trò chơi “Kéo co”
Thứ tư ngày 21 tháng 1 năm 2014
Chiều:
Tiết 2: Tập đọc
TIẾNG RAO ĐÊM
A. Mục đích yêu cầu
 - Biết đọc nhấn giọng ở những từ thể hiện sự dũng cảm của người thương binh, biết đọc diễn cảm văn.Giọng đọc thay đổi linh hoạt thể hiện được nội dung truyện. 
 - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi hành động dũng cảm của anh thương binh.
 - Cảm động và kính trọng những người dũng cảm vì việc nghĩa.
B. Chuẩn bị:
 - Kế hoạch bài dạy; Đồ dùng phục vụ tiết học
 - HS: Đồ dùng cho tiết học.
C. Phương pháp và hình thức:
 - Phương pháp: Trực quan, vấn đáp; Luyện tập 
 - Hình thức: Cá nhân; nhóm 4; lớp 
D. Các hoạt động dạy và học :
 I. Kiểm tra bài cũ: 
 - Đọc bài Trí dũng song toàn và trả lời các câu hỏi về nội dung bài
 II. Dạy bài mới:
 1.Giới thiệu bài: 
 2.Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
a.Luyện đọc:
- Chia đoạn. 4 đoạn
- Đ 1: Từ đầu đến não ruột.
- Đ 2: Tiếp cho đến bụi mịt mù
- Đ 3: Tiếp cho đến cái chân gỗ!
- Đ 4: Đoạn còn lại.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b.Tìm hiểu bài:
- Tác giả nghe thấy tiếng rao của người bán bánh giò vào những lúc nào?
- Nghe tiếng rao, tác giả có cảm giác như thế nào?
- Đám cháy xảy ra lúc nào? Được tả như thế nào?
- Người đã dũng cảm cứu em bé là ai? 
- Chi tiết nào trong câu chuyện gây bất ngờ cho người đọc?
- Câu chuyện trên, em thấy trách nhiệm của người công dân trong cuộc sống như thế nào ?
(Là một thương binh nặng, rời quân ngũ, làm nghề bán bánh giò, anh có hành động cao đẹp, dũng cảm)
c) Hướng dẫn luyện đọc diễn cảm:
- Giọng đọc: Biết thay đổi ở mỗi nhân vật, giọng xúc động khi kiểm tra giấy tờ của người thương binh.
- HD đọc diễn cảm đoạn trong bài “rồi ..chân gỗ''.
3. Củng cố, dặn dò:
 - Nội dung bài?
- Về chuẩn bị bài sau.
- 1 HS giỏi đọc.
- 4 HS đọc nối tiếp đoạn trong bài.
- Đọc nói tiếp - sửa lỗi phát âm.
- Đọc - hiểu một số từ (chú giải SGK)
- Đọc nâng cao 
- Vào các đêm khuya tĩnh mịch.
- Buồn não ruột.
- Vào nửa đêm, Ngôi nhà bốc lửa phừng phừng, tiếng kêu cứu thảm thiết, khung cửi ập xuống, khói mù mịt 
- Người bán bánh giò.
- Phát hiện ra một cái chân gỗ. Kiểm tra giấy tờ thì biết anh là một thương binh.
- Mỗi công dân cần có ý thức giúp đỡ mọi người, cứu người khi gặp nạn.
- Anh thương binh bán bánh giò đã dũng cảm cứu một gia đình thoát khỏi hoả hoạn.
- 4 HS đọc nối tiếp đoạn trong bài, nêu giọng đọc của mỗi đoạn.
- HS luyện đọc diễn cảm.
- Đọc trong nhóm cặp 
- HS thi đọc.
- Ca ngợi hành động dũng cảm của anh thương binh.
Điều chỉnh - bổ sung:
Tiết 3: Toán
$103: LUYỆN TẬP CHUNG
A. Mục tiêu: 
 Biết: - Tìm một số yếu tố chưa biết của các hình đã học.
 - Vận dụng giải các bài toán có nội dung thực tế.
 - Say mê học tập bộ môn.
B. Chuẩn bị:
 - GV: SGK, kế hoạch bài dạy.
 - HS: Đồ dùng cho tiết học 
C. Phương pháp và hình thức:
 - Phương pháp; Luyện tập - thực hành 
 - Hình thức: Cá nhân; nhóm đôi ; lớp 
D. Các hoạt động dạy học:
 I. Kiểm tra: 
 - Cách tính diện tích hình tam giác; hình thoi, tính chu vi; diện tích hình tròn?
 II. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài: 
 2. Luyện tập:
Bài 1 (106): 
 Vở ô li + bảng lớp
 - Cá nhân làm - chữa bài 
 Bài giải:
 Độ dài đáy của hình tam giác là:
 ( x 2) : = (m)
 Đáp số: m
 Bài giải: 
Bài 2 (106): HS năng khiếu
- HS tự làm bài.
- GV theo dõi, hướng dẫn thêm
- Chữa bài.
 Diện tích khăn trải bàn là:
 2 x 1,5 = 3 (m2)
 Diện tích hình thoi:
 (2 x 1,5) : 2 = 1,5 (m2)
 Đáp số: 3 m2 ; 1,5 m2
Bài 3 (106): 
- GV hướng dẫn HS phân tích bài toán.
 Vở ô li + bảng lớp.
 Bài giải: 
Chu vi của hình tròn có đường kính 0,35 m là:
 0,35 x 3,14 = 1,099 (m)
Độ dài sợi dây là:
 1,099 + 3,1 x 2 = 7,299 (m)
 Đáp số: 7,299 m.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Tóm tắt lại bài 
- GV nhận xét giờ học. 
- Chuẩn bị bài sau.
Điều chỉnh - bổ sung:
Tiết 3: Ngoại ngữ (GV chuyên)
Unit 12 - Lesson 2: Part 3. 4. 5
	Tiết 4: Tập làm văn
LẬP CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG
A. Mục đích yêu cầu
 - Lập được một chương trình cho một hoạt động tập thể theo 5 gợi ý trong SGK(hoặc một hoạt động đúng chủ điểm đang học, phù hợp với thực tế địa phương).
 - Giáo dục ý thức học tập bộ môn.
B. Chuẩn bị:
 - Kế hoạch bài dạy; Đồ dùng phục vụ tiết học
 - HS: Đồ dùng cho tiết học.
C. Phương pháp và hình thức:
 - Phương pháp: Luyện tập - thực hành
 - Hình thức: Cá nhân; nhóm 3; lớp 
D. Các hoạt động dạy và học :
 I. Kiểm tra bài cũ: 
 HS nói lại tác dụng của việc lập chương trình hoạt động 
 và cấu tạo của một CTHĐ
 II. Bài mới:
 1.Giới thiệu - ghi đề bài ( Theo SGK ) 
 2. Hướng dẫn HS lập chương trình hoạt động:
a.Tìm hiểu yêu cầu của đề bài
- Một chương trình hoạt động gồm có những phần nào? 
b.Thực hành lập CTHĐ:
- HS tự lập CTHĐ và vở. 
- 3 HS lập CTHĐ khác nhau làm vào bảng nhóm.
( Ghi vắn tắt ý chính - sau trình bày)
- GV nhận xét từng CTHĐ. 
3. Củng cố, dặn dò: 
- Tóm tắt lại bài 
- Dặn dò: Chuẩn bị bài sau.
- Một HS đọc yêu cầu của đề bài. Cả lớp theo dõi SGK.
- HS nói tên hoạt động chọn để lập CTHĐ.
- 3 HS nêu.
- Cá nhân thực hành lập CTHĐ vào vở.
- Một số em trình bày - lớp bổ sung.
*VD: Chương trình cắm trại tại sân vận động thành phố ngày 26/3/2014.
 Lớp 5A1
I. Mục đích:
 Vui chơi, nghỉ ngơi, gắn bó thêm tình cảm cô trò, bạn bè, nâng cao tinh thần tập thể.
II. phân công chuẩn bị:
1. Ban tổ chức. Cô giáo chủ nhiệm, lớp trưởng, và các lớp phó.
2. Chuẩn bị chung cho lớp: 
Cờ, trại, hàng rào ,
3. Chuẩn bị của từng tổ: 
Tổ 1; dây thừng, cọc ghim
Tổ 2; sách báo, bàn ghế, lọ hoa.
Tổ 3; cuốc, một số cây con, 
III. Chương trình cụ thể:
6h30: Tập trung tại trường.
7h- 8h lên xe và đi ra sân vận đông thị xã.
8h-9h cắm trại, trang trí,..
9h -13h vui chơi, ăn uống,
14h-16h chấm trại đẹp, 
16hh30 tổng kết hội trại,
16h30- 17h lên xe về trường.
hhh
Điều chỉnh - bổ sung:
Chiều: 
Tiết 1: Kỹ thuật
VỆ SINH PHÒNG BỆNH CHO GÀ
Tiết 2: Thể dục (GV chuyên)
Tung và bắt bóng - Nhảy dây - Bật cao
Tiết 3: Toán (ôn)
LUYỆN TẬP VỀ TÍNH DIỆN TÍCH
A. Mục tiêu: 
 - Củng cố cho học sinh về tính được diện tích một số hình được cấu tạo từ các hình đã học.
 - Giáo dục ý thức học tập cho học sinh.
B. Chuẩn bị:
 - GV: Nội dung bài ôn
 - HS: Đồ dùng cho tiết học 
C. Phương pháp và hình thức:
 - Phương pháp; Luyện tập - thực hành 
 - Hình thức: Cá nhân; nhóm đôi ; lớp 
D. Các hoạt động dạy học:
 I. Kiểm tra: 
- HS nêu quy tắc và công thức tính diện tích hình tam giác; hình thang.
 II. Bài ôn luyện
1. Thực hành làm và chữa bài trong VBT
Bài 2 ( Tr 21 ) 
- Tính diện tích nền căn phòng
- Tính diện tích thảm 
- Lấy diện tích nền căn phòng trừ đi diện tích thảm
Bài 3 ( tr 21 ) 
- Chu vi của sân vận động bằng độ dài chu vi hình tròn 
(2 nửa hình tròn) + 2 lần chiều dài hình chữ nhật.
 - Cá nhân làm - chữa bài 
 Diện tích nền căn phòng là 
 5,6 x 5 = 28 ( m2 ) 
 Diện tích tấm thảm đó là 
 4 x 4 = 16 ( m2 ) 
 Diện tích nền không được trải thảm là 
 28 - 16 = 12 ( m2 ) 
 Đáp số: 12 m2 
	 Bài giải
 Độ dài 2 lần chiều dài sân vận động là 
 110 x 2 = 220 ( m )
 Độ dài 2 nửa đường tròn là 
 50 x 3,14 = 157 (m ) 
 Chu vi của sân vận động đó là 
 220 + 157 = 377 ( m ) 
 Đáp số: 377 m 
2. Bài làm thêm:
Bài 1:
- Tính diện tích mảnh đất có kính thước như hình vẽ? 
 4m 4 m 
 6m
 4 m
12 m 
HS năng khiếu 
Bài 2 
 Một mảnh đất hình thang vuông có đáy bé là 10 m, chiều cao 12 m. Người ta mở rộng mảnh đất hình thang về phía cạnh bên để có hình chữ nhật( hình vẽ) 
 Biết diện tích phần đất mở rộng là 60 m2. Tính diện tích mảnh đất hình thang vuông đó?
 Bài giải
Ta có thể tích theo nhiều cách khác nhau
 Diện tích hình vuông bao trùm 
 12 x 12 = 144 ( m2 ) 
 Diện tích phần bị khuyết 
 6 x 4 = 24 ( m2 ) 
 Diện tích mảnh đất là 
 144 - 24 = 120 ( m2 ) 
 Đáp số : 120 m2 
 ( HS có thể giải theo cách khác)
 10m 
 12 m 
 Bài giải
Phần mở rộng của mảnh đất chính là tam giác vuông. Đáy của tam giác là 
 60 x 2 : 12 = 10 ( m ) 
 Chiều dài của mảnh đất là 
 10 + 10 = 20 ( m ) 
Diện tích mảnh đất hình thang là 
 20 x 12 - 60 = 180 ( m2 ) 
 Đáp số: 180 m2
3. Củng cố, dặn dò: 
- Tóm tắt lại bài 
- Chuẩn bị bài sau.
Điều chỉnh - bổ sung:
 Thứ năm ngày 22 tháng 1 năm 2015 
Sáng 
Tiết 1: Luyện từ và câu
NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ
A. Mục đích yêu cầu 
 - Nhận biết được một số từ hoặc cặp quan hệ từ thông dụng chỉ nguyên nhân - kết quả (ND ghi nhớ).
 - Tìm được vế câu chỉ nguyên nhân, chỉ kết quả và quan hệ từ, cặp quan hệ từ nối các vế câu(BT1mục III); thay đổi vị trí của các vế câu để tạo ra một câu ghép mới (BT2); chọn được quan hệ từ thích hợp(BT3); biết thêm vế câu tạo thành câu ghép chỉ nguyên nhân- kết quả(chọn 2 trong số 3 câu ở BT4).
 - HS năng khiếu: giải thích được vì sao chọn quan hệ từ ở BT3; làm được toàn bộ bài tập 4.
B. Chuẩn bị:
 - GV: Kế hoạch bài dạy
 - HS: Đồ dùng cho tiết học 
C. Phương pháp và hình thức:
 - Phương pháp; Vấn đáp - Luyện tập - thực hành 
 - Hình thức: Cá nhân; nhóm đôi ; lớp 
D. Các hoạt động dạy học:
 I. Kiểm tra bài cũ:
 - Theo em thế nào là công dân ?
 II. Dạy bài mới:
 1. Giới thiệu bài: 
 2.Hướng dẫn tìm hiểu bài.
a. Phần nhận xét:
- Đánh dấu phân cách các vế câu tìm và nêu cách nối các vế câu giữa hai câu ghép, so sánh cách sắp xếp giữa hai câu ghép ?
- GV gọi HS trả lời.
- Cả lớp và GV nhận xét. Chốt lời giải đúng.
- Để thể hiện quan hệ nguyên nhân-kết quả giữa hai vế câu ghép người ta dùng các quan hệ từ và cặp quan hệ từ nào ?
b. Ghi nhớ: SGK
c. Luyện tâp:
Bài tập 1: nhóm đôi.
Tìm các vế câu chỉ nguyên nhân- kết quả và quan hệ từ, cặp quan hệ từ nối các vế câu này .
- Chữa bài
Bài tập 2: Nhóm 4.
Tạo câu ghép mới bằng cách thay đổi vị trí các vế câu từ câu ghép ở BT1 
- Thảo luận - bảng nhóm 
- Cả lớp và GV nhận xét.
Bài tập 3: cá nhân.
- Chọn quan hệ từ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống 
Bài tập 4: HS năng khiếu
- Cá nhân làm bài 
- Thảo luận cặp - trình bày
- Câu a: Vì con khỉ này rất nghịch / nên các anh bảo vệ thường phải cột dây.
 ( có hai vế câu được nối với nhau bằng cặp quan hệ từ : vì- nên)
- Câu b: Thầy phải kinh ngạc / vì chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường.
 ( hai vế câu được nối với nhau bằng một quan hệ từ vì chỉ nguyên nhân- kết quả như nhưng nhấn mạnh kết quả).
- Các quan hệ từ: vì, bởi vì, nên, cho nên
- Các cặp quan hệ từ: Bởi vì - cho nên, tại vì- cho nên, 
- 3 HS nêu. 
- 1 HS nêu yêu cầu.- trao đổi nhóm 2.
- Một số học sinh trình bày.
a) Bởi chưngtôi nghèo (nguyên nhân.)
cho nênthái khoai ( kết quả.)
b) Vì nhà(nguyên nhân.)
 chú phải ( kết quả.)
c) Lúa gạo .(kết quả.)
 Vì ta ..(nguyên nhân.)
 Vàng cũng quý..(kết quả.)
 Vì nó rất ( nguyên nhân.)
- HS trình bày.
a) Tôi phải băm bèo, thái khoai bởi chưng (bởi vì) bác mẹ tôi nghèo.
b) Chú phải bỏ học vì nhà nghèo quá.
c) Vì người ta phải đổ bao mồ hôi mới làm ra được lúa gạo, vàng bạc nên nó rất đắt.
a) Nhờ thời tiết thuận lợi nên lúa tốt.
b) Tại thời tiết không thuận lợi nên lúa xấu..
a) Vì bạn Dũng không học thuộc bài nên bị điểm kém.
b) Do nó chủ quan nên nó thi trượt .
3. Củng cố- dặn dò
- GV nhận xét tiết học
- Về nhà ôn lại bài
Điều chỉnh - bổ sung:
Tiết 2: Toán
HÌNH HỘP CHỮ NHẬT - HÌNH LÂP PHƯƠNG
A. Mục tiêu: 
 - Có biểu tượng về hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
 - Nhận biết được các đồ vật trong thực tế có dạng hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
 - Biết các đặc điểm của các yếu tố của hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
 - Giáo dục ý thức học tập bộ môn.
B. Chuẩn bị:
 - GV: SGK, kế hoạch bài dạy, hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
 - HS: Đồ dùng cho tiết học 
C. Phương pháp và hình thức:
 - Phương pháp: Quan sát - giảng giải - Luyện tập - thực hành 
 - Hình thức: Cá nhân; nhóm đôi ; lớp 
D. Các hoạt động dạy học:
 I. Kiểm tra:
 Sự chuẩn bị của HS.
 II. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài: 
 2. Nội dung: 
Hoạt động 1: Giới thiệu hình hộp chữ nhật:
- GV giới thiệu các mô hình trực quan về hình hộp chữ nhật.
- HS quan sát các đồ vật có dạng hình hộp chữ nhật; Bao diêm, viện gạch, hộp bánh...
- Hình hộp chữ nhật có mấy mặt? Đặc điểm? các mặt bằng nhau?
- Có 6 mặt, các mặt đều là hình chữ nhật, các mặt đối diện thì bằng nhau.
- Có 2 mặt đáy và 4 mặt bên.
- HS chỉ
- Có mấy đỉnh? Mấy cạnh?
- Có 8 đỉnh, 12 cạnh.
- Các đồ vật có dạng hình HCN?
- Hình hộp CN có mấy kích thước? 
- Hộp phấn, hộp bút...
- có 3 kích thước: Chiều dài, chiều rộng và chiều cao.
Hoạt động 2: Giới thiệu về hình lập phương
 Giới thiệu con xúc xắc.
- Nhận xét về các mặt, đỉnh, cạnh của hình lập phương?
Hoạt động 3: Luyện tập
Bài tập 1 (108) Viết số thích hợp vào ô trống:
 Vở nháp + bảng phụ
Bài tập 2 (108): HS năng khiếu.
 Vở nháp + Bảng lớp
- HS quan sát.
* Có 6 mặt là hình vuộng bằng nhau, có 12 cạnh bằng nhau, có 8 đỉnh.
- HS nhắc lại các yếu tố của hình lập phương.
Hình
Số mặt
Số cạnh
Số đỉnh
Hình hộp CN
6
12
 8
Hình lập phương
6
12
 8
 Bài giải:
a, AB = DC = QP = MN ; AD = BC = NP = MQ 
 AM = BN = CP = DQ
b, Diện tích mặt đáy MNPQ: 
 6 x 3 = 18 (cm2)
Diện tích của mặt bên ABNM :
 6 x 4 = 24 (cm2)
Diện tích của mặt bên BCPN:
 4 x 3 = 12 (cm2)
Bài tập 3 (108)
 Vở nháp + nêu miệng.
 * Trong các hình: 
- Hình hộp chữ nhật là hình A.
- Hình lập phương là hình C.
3. Củng cố- dặn dò
- GV nhận xét tiết học
- Về nhà ôn lại bài
Điều chỉnh - bổ sung :
Tiết 3: Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA.
A. Mục đích, yêu cầu
 - Kể được một câu chuyện về việc làm của những công dân nhỏ thẻ hiện ý thức bảo vệ công trình công cộng, các di tích lịch sử - văn hoá, hoặc một việc làm thể hiện ý thức chấp hành luật Giao thông đường bộ hoặc một việc làm thể hiện lòng biết ơn các thương binh, liệt sĩ.
 - Giáo dục ý thức công dân cho học sinh.
B. Chuẩn bị:
 - GV: Kế hoạch bài dạy. SGK.
 - HS: câu chuyện có nội dung theo yêu cầu của đề bài, SGK, vở ghi.
C. Phương pháp và hình thức:
 - Phương pháp: kể chuyện - vấn đáp; thực hành 
 - Hình thức: Cá nhân; nhóm đôi ; lớp 
D. Các hoạt động dạy học:
 I. Kiểm tra: 
 - HS kể lại một đoạn (một câu) chuyện đã nghe, đã đọc về những tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh.
 II. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài: 
 2. Hướng dẫn học sinh hiểu yêu cầu của đề bài:
- 3 HS nối tiếp đọc đề bài.
- GV gạch chân những từ ngữ quan trọng trong đề bài đã viết trên bảng lớp.
1. Kể một việc làm của những công dân nhỏ thể hiện ý thức bảo vệ các công trình công cộng các di tích lịch sử - văn hoá.
2. Kể một việc làm thể hiện ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ.
3. Kể một việc làm thể hiện lòng biết ơn các thương binh liệt sĩ.
- Đọc gợi ý SGK.
- Em chọn kể ? 
- 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 gợi ý trong SGK. Cả lớp theo dõi SGK.
- Nêu đề mình chọn kể.
- GV yêu cầu HS đọc kĩ gợi ý cho đề các em đã chọn
- HS giới thiệu câu chuyện sẽ kể. 
- HS lập dàn ý câu truyện định kể. 
3. Thực hành kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện:
a. Kể theo nhóm đôi
- GV đến từng nhóm giúp đỡ, hướng dẫn.
- HS kể chuyện trong nhóm và trao đổi với bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
b. Thi kể chuyện trước lớp:
- Các nhóm cử đại diện lên thi kể và trao đổi về nội dung, chi tiết, ý nghĩa của câu chuyện.
- Cả lớp và GV nhận xét:
+ Bạn có câu chuyện thú vị nhất.
+ Bạn đặt câu hỏi hay nhất tiết học.
3. Củng cố, dặn dò: 
-Tóm tắt lại bài 
- GV nhận xét giờ học. 
- Chuẩn bị bài sau.
Điều chỉnh - bổ sung :
Tiết 4: Ngoại ngữ (GV chuyên)
Unit 12 - Lesson 3: Part 1. 2 
Chiều:
Tiết 1: Hát
HỌC HÁT BÀI: TRE NGÀ BÊN LĂNG BÁC
A. Mục tiêu
 - Biết hát theo giai điệu và lời ca .
 - Biết hát kết hợp với vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
 - Qua bài hát học sinh biết thêm 1 bài hát hay viết về đề tài Bác Hồ kính yêu .
B. Chuẩn bị 
 - Băng mẫu
 - Thanh phách, sách âm nhạc 5 
C. Các hoạt động 
 I. Kiềm tra bài cũ.
 - Gọi 1 đến 2 học sinh lên bảng trình bày bài hát: Hát mừng .
 - Nhận xét của bạn.
 - Nhận xét và đánh giá của giáo viên.
 II. Bài mới.
Giới thiệu - ghi bài 
Các hoạt động 
Hoạt động 1: Học hát bài " Tre ngà bên lăng Bác ".
- Giáo viên cho học sinh nghe băng mẫu bài hát 1 đến 2 lần cho học sinh nghe và cảm nhận.
- Giáo viên chia câu hát và yêu cầu học sinh đọc lời ca.
- Cho học sinh luyện thanh theo mẫu từ 1 đến 2 phút để khởi động giọng.
- Dạy hát từng câu theo lối móc xích cho đến hết bài. 
- Cho lớp ôn tập bài hát theo nhiều hình thức.
- Nhận xét và đánh giá của giáo viên.
- Giáo viên cho cả lớp hát lại bài hát 
 Hoạt động 1: Hát kết hợp với gõ đệm theo bài hát.
- Giáo viên làm mẫu trước lớp. 
- Giáo viên yêu cầu lớp làm theo
- Khi đã làm tốt giáo viên cho lớp thực hiện theo nhiều hình thức.
- Nhận xét và đánh giá của giáo viên.
3. Củng cố - dặn dò: 
 - Nhận xét tiết học.
 - Chuẩn bị bài giờ sau .
.-Lắng nghe và cảm nhận.
- Theo dõi và đọc lời ca.
- Lớp thực hiện.
- Lớp, tổ, cá nhân thực hiện hát nối tiếp từng câu 
- Ôn theo tổ - lớp 
- Theo dõi 
- Thực hiện hát kết hợp gõ đệm 
Bên lăng Bác Hồ có đôi khóm tre ngà 
 * * * * * * * * *
- Lớp, tổ, cá nhân thực hiện.
- Nhận xét của bạn.
Điều chỉnh - bổ sung :
Tiết 2: Toán ( ôn )
LUYỆN TẬP VỀ TÍNH CHU VI , DIỆN TÍCH CÁC HÌNH
A. Mục tiêu: 
 - Củng cố cho học sinh về tính chu vi, tính được diện tích một số hình được cấu tạo từ các hình đã học.
 - Giáo dục ý thức học tập cho học sinh.
B. Chuẩn bị:
 - GV: Nội dung bài ôn
 - HS: Đồ dùng cho tiết học 
C. Phương pháp và hình thức:
- Phương pháp; Luyện tập - thực hành 
- Hình thức: Cá nhân; nhóm đôi ; lớp 
D. Các hoạt động dạy học:
 I. Kiểm tra: 
 Cách tính chu vi, diện tích hình chữ nhật; hình bình hành?
 II. Bài ôn luyện
Bài 1: Tính chu vi và diện tích của hình sau 
 7 cm
 5 cm 
 9cm 	 
 7 cm 
 16 cm
Bài 2 : Hình vẽ có hình chữ nhật ABCD và hình bình hành ABEG . Biết chu vi hình chữ nhật là 120 cm , chiều dài hơn chiều rộng là 10 cm . Tính diện tích hình bình hành ABEG
 Bài giải
* Chu vi của hình chính bằng chu vi của hình chữ nhật có chiều dài 16 cm và chiều rộng 9 cm
 Vậy chu vi của hình là 
 ( 16 + 9 ) x 2 = 50 ( cm ) 
* Để tính diện tích ta chia thành 2 hình chữ nhật (1) và (2) 
 Diện tíc

File đính kèm:

  • docTuần 21.doc
Giáo án liên quan