Giáo án các môn Lớp 5 - Tuần 2 - Năm học 2014-2015 - Trần Đức Tuấn
I/ Mục tiêu:
-HS biết: HS lớp 5 là HS của lớp lớn nhất trường, cần phải gương mẫu cho các em lớp dưới học tập.
-Rèn cho HS ý thức tự học tập, rèn luyện. Biết nhắc nhở các bạn ý thức học tập rèn luyện.
-Giáo dục HS thái độ học tập rèn luyện xứng đáng với vị trí của mình, vui và tự hào vì mình là HS lớp 5.
*Giáo dục kĩ năng sống:
-Kĩ năng tự nhận thức (tự nhận thức được mình là học sinh lớp 5)
-Kĩ năng xác định (xác định được gia trị của học sinh lớp)
-Kĩ năng ra quyết định (biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp trong một số tình huống để xứng đáng là học sinh lớp 5)
*Tích hợp :
-Tích cực tham gia các hoạt động giáo dục tài nguyên môi trường biển, hải đảo do lớp, trường, địa phương tổ chức.
II/ Đồ dùng dạy học:
III/ Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
+Theo bạn, học sinh lớp 5 cần phải làm gì ?
+Bạn cảm thấy như thế nào khi là HS lớp 5 ?
- GV nhận xét cho điểm.
B. Dạy bài mới:
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài.
-GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
Hoạt động 2 :Thảo luận về kế hoạch phấn đấu
ng vẫn còn nhiều gia đình còn có những quan niệm sai về phụ nữ Quan niệm này cần thây đổi cho phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội. Hoạt động 4 :Củng cố, dặn dò: -HS nhắc lại vai trò của nam và nữ trong gia đình và ngoài xã hội. -GDHS ý thức học tập nghiêm túc, tôn trọng người cùng giới và khác giới. -Giao việc về nhà, nhận xét tiết học. Toán Tiết 7: ÔN TẬP PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ HAI PHÂN SỐ I/ Mục tiêu: -HS biết cách cộng, trừ hai phân số cùng mẫu số; hai phân số khác mẫu số. -Rèn kỹ năng cộng trừ phân số nhanh, chính xác. -GDHS ý thứ học tập nghiêm túc, ôn bài chu đáo để nắm vững kiến thức và vận dụng vào làm bài đạt kết quả cao. II/ Đồ dùng dạy học: III/ Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: - Cho HS làm bài tập: So sánh : + Phân số thập phân là những phân số như thế nào ? - GV nhận xét cho điểm. B. Dạy bài mới: Hoạt động 1 : Giới thiệu bài. - GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học. Hoạt động 2 :Ôn tập phép cộng, phép trừ hai phân số. - GV ghi 2 phép tính lên bảng và gọi HS lên làm. +Muốn cộng (hoặc trừ) hai phân số cùng mẫu số ta làm như thế nào? - GV ghi bảng 2 phép tính sau và cho HS lên bảng làm. +Muốn cộng (hoặc trừ) hai phân số khác mẫu số ta làm như thế nào? - HS nhắc lại quy tắc. Hoạt động 3 :Luyện tập Bài 1: -HS đọc yêu cầu -HS làm bảng -HS nhận xét -GV kết luận Bài 2 (Ý c dành cho HS khá giỏi) -HS đọc nêu yêu cầu. -HS làm bảng câu a,b -HS dán bảng, trình bày -HS nhận xét -GV kết luận Bài 3: -HS đọc đề và nêu yêu cầu. -HS khá nêu cách làm. -HS làm vở. -GV chấm điểm và nhận xét. - HS nêu như SGK Bài 1: Bài 2: a. 3+ b. 4 – c. 1- =1- Bài 3: Tóm tắt 1 hộp bóng có: Đỏ : số bóng Xanh: số bóng Vàng : ? số bóng Giải Phân số chỉ tổng số bóng màu đỏvà màu xanh là : ( số bóng ) Phân số chỉ số bóng màu vàng là : 1 – ( số bóng ) ĐS : ( số bóng ) Hoạt động 3 : Củng cố dặn dò -HS nhắc lại cách cộng trừ hai phân số. -GDHS ý thức học tập nghiêm túc, ôn bài chu đáo. -Giao việc về nhà, nhận xét tiết học. Kể chuyện Tiết 2: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC I/ Mục tiêu: - HS chọn được một chuyện kể về anh hùng, danh nhân của nước ta và kể lại được rõ ràng, đủ ý. - Hiểu được nội dung chính và biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện; kể chuyện một cách tự nhiên, sinh động. - GDHS ý thức học tập nghiêm túc, lòng yêu nước, tự hào về dân tộc Việt Nam anh hùng. II/ Đồ dùng dạy học: III/ Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: - Cho HS kể lại chuyện: Lí Tự Trọng + Câu chuyện giúp em hiểu điều gì ? - GV nhận xét cho điểm. B. Dạy bài mới: Hoạt động 1 : Giới thiệu bài. - GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học. Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS kể chuyện -HS đọc đề bài; GV dùng phấn gạch dưới những từ quan trọng. + Những người như thế nào gọi là anh hùng, danh nhân ? -HS đọc phần gợi ý. -GV giới thiệu một số câu chuyện đã học -HS nối tiếp giới thiệu câu chuyện mình chọn -HS đọc kỹ phần 3 và nêu các tiêu chí. -GV nhận xét, kết luận và ghi tiêu chí lên bảng. -Kể trong nhóm: -HS hoạt động nhóm 4 kể và thảo luận về ý nghĩa, nội dung. -GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu. -Kể trên lớp: -HS thi kể trên lớp -HS nhận xét theo các tiêu chí đã nêu. -Hướng dẫn HS bình chọn. +Tổ có các câu chuyện hay nhất, bạn kể chuyện hấp dẫn nhất. -GV tuyên dương những HS kể chuyện hay và hiểu chuyện. -Đã nghe, đã đọc, anh hùng, danh nhân -Anh hùng: người lập nên công trạng đặc biệt, lớn lao đối với nhân dân đất nước. -Danh nhân: người có danh tiếng, có công trạng với đất nước, tên tuổi được mọi người ghi nhớ. TIÊU CHÍ -Nội dung câu chuyện đúng chủ đề: 4đ -Câu chuyện ngoài SGK: 1đ -Cách kể hay, có phối hợp với giọng điệu, cử chỉ: 3đ -Nêu đúng ý nghĩa: 1đ -Trả lời được câu hỏi của bạn hoặc đặt được câu hỏi cho bạn: 1đ HS kể hỏi: + Bạn thích nhất hành động nào của người anh hùng trong câu chuyện vừa kể ? + Bạn thích nhất chi tiết nào trong chuyện ? Tại sao ? + Qua câu chuyện bạn hiểu được điều gì ? + Chúng ta cần làm điều gì để noi gương người anh hùng này ? HS nghe hỏi: + Qua câu chuyện bạn muốn nói với mọi người điều gì ? + Hành động nào của người anh hùng khiến bạn hâm mộ nhất ? + Theo bạn, chúng ta cần làm gì để noi gương bậc anh hùng này ? Hoạt động 3 :Củng cố, dặn dò: + Câu chuyện giúp em hiểu thêm điều gì về con người Việt Nam ? - GDHS lòng yêu nước căm thù giặc xâm lược, niềm tự hào về dân tộc Việt Nam. - Nhận xét tiết học, giao việc về nhà. Kĩ thuật Tiết 2: ĐÍNH KHUY HAI LỖ (tiết 2) Mục tiêu: HS cần phải: - Biết cách đính khuy hai lỗ. - Đính được ít nhất một khuy hai lỗ. Khuy đính tương đối chắc chắn. - Rèn luyện tính cẩn thận. II. Đồ dùng dạy - học: GV: -Mẫu đính khuy hai lỗ. -Một số sản phẩm may mặc được đính khuy hai lỗ. * Vật liệu và dụng cụ cần thiết: -Một số khuy hai lỗ được làm bằng các vật liệu khác nhau (như vỏ con trai, nhựa gỗ,... ) với nhiều màu sắc, kích cỡ, hình dạng khác nhau - 2-3 chiếc khuy hai lỗ có kích thước lớn (có trong bộ dụng cụ khâu thêu lớp 5 của GV) + Một mảnh vải có kích thước 20cm x 30cm. + Chỉ khâu, len hoặc sợi. + Kim khâu len và kim khâu thường. + Phấn vạch, thước (có vạch chia thành từng xăng-ti-mét), kéo. III. Các hoạt động dạy - học: A. Kiểm tra bài cũ: - Em hãy nêu cách đính khuy hai lỗ trên vải ? B. Bài mới. Hoạt động 1: Giới thiệu bài. - GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học. Hoạt động 2: HS thực hành. -GV nhận xét và nhắc lại một số điểm cần lưu ý khi đính khuy hai lỗ. -GV kiểm tra kết quả thực hành ở tiết 1(vạch dấu các điểm đính khuy) và sự chuẩn bị dụng cụ,vật liệu thực hành đính khuy hai lỗ của HS. -GV nêu yêu cầu và thời gian thực hành: Mỗi HS đính 2 khuy. -GV theo dõi, hướng dẫn thêm cho những HS còn lúng túng. - HS nhắc lại cách đính khuy hai lỗ. - GV đọc yêu cầu cần đạt của sản phẩm ở cuối bài để các em theo đó thực hiện cho đúng - HS thực hành đính khuy theo nhóm. Hoạt động 3: Củng cố- dặn dò. - GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần, thái độ học tập của HS. - Dặn HS tiết sau tiếp tục thực hành thêu dấu nhân. Thứ tư ngày 10 tháng 9 năm 2014 Tập đọc Tiết 4: SẮC MÀU EM YÊU I/ Mục tiêu: -HS đọc trôi chảy lưu loát, diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tha thiết. -HS hiểu nội dung: Tình yêu quê hương, đất nướcvới những sắc màu, những con người và sự vật đáng yêu của bạn nhỏ ( Trả lời được câu hỏi trong SGK; thuộc những khổ thơ em thích. -GDHS ý thức học tập nghiêm túc, rèn luyện đạo đức tốt để góp phần xây dựng đất nước giàu đẹp -HS khá giỏi đoc lưu loát, diễn cảm bài thơ. II/ Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ chép sẵn đoạn văn cần luyện đọc, tranh minh hoạ. III/ Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: - HS lên bảng nối tiếp đọc bài Nghìn năm văn hiến + Đến thăm Văn Miếu, khách nước ngoài ngạc nhiên vì điều gì ? + Bài văn giúp em hiểu điều gì về truyền thống văn hoá Việt Nam ? - GV nhận xét cho điểm. B. Dạy bài mới: Hoạt động 1 : Giới thiệu bài. -GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học. Hoạt động 2 :Luyện đọc -1 HS khá giỏi đọc cả bài -HS quan sát và miêu tả tranh. -GV giới thiệu chủ điểm, giới thiệu bài -HS đọc nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ -Hướng dẫn HS đọc từ khó. -HS đọc nối tiếp lần 2 -HS giải nghĩa từ -HS đọc theo cặp -HS đọc cả bài -GV đọc mẫu lần 1 Hoạt động 3 :Tìm hiểu bài -HS đọc thầm thảo luận theo nhóm các câu hỏi cuối bài, đại diện nhóm trả lời trước lớp. -HS nhận xét và bổ sung ý kiến. -GV nhận xét kết luận. -HS nhắc lại + Bạn nhỏ yêu những sắc màu nào ? +Mỗi sắc màu gợi ra những hình ảnh nào? + Mỗi sắc màu đều gắn với những hình ảnh rất đổi thân thuộc đối với bạn nhỏ. Tại sao mỗi sắc màu ấy bạn nhỏ lại liên tưởng đến những hình ảnh cụ thể ấy ? Vì sao bạn nhỏ lại nói: em yêu tất cả sắc màu Việt Nam ? +Bài thơ nói lên điều gì về tình cảm của bạn nhỏ đối với quê hương đất nước ? + Em hãy nêu nội dung của bài thơ. + Với nội dung bài này, chúng ta nên đọc giọng như thế nào ? Hoạt động 3 :Luyện đọc diễn cảm -HS đọc nối tiếp. -HS nhận xét giọng đọc. -GV nhận xét, nêu giọng đọc từng đoạn, treo bản phụ. -Hướng dẫn HS đọc câu, đọc đoạn, đọc mẫu. -HS thi đọc diễn cảm -GV nhận xét cho điểm -HS thi đọc thuộc lòng -GV nhận xét, cho điểm. -óng ánh, bát ngát, sắc màu, rực rỡ, sờn. - Màu đỏ, xanh, vàng, trắng, đen, tím - Tổ quốc, biển, màu vàng, rực rỡ, màu đen, bé ngoan, yên tĩnh, óng ánh, chín rộ - Màu đỏ: máu, cờ Tổ quốc, khăn quàng đội viên Màu xanh: đồng bằng, rừng núi, biển cả,bầu trời. Màu vàng : lúa chín, hoa cúc, nắng Màu trắng: trang giấy, đóa hoa hồng bạch, mái tóc bà. Màu đen : hòn than óng ánh, đôi mắt em bé, màn đêm yên tĩnh. Màu tím : hoa cà, hoa sim, chiếc khăn của chị, màu mực. -Bạn nhỏ yêu tất cả các sắc màu của Việt Nam.. -Màu đỏ:chúng ta luôn ghi nhớ công ơn, sự hi sinh của cha ông để giành được độc lập tự do dân tộc. -Màu xanh: gợi một cuộc sống thanh bình êm ả. -Màu vàng: sự tươi đẹp, giàu có, trù phú, đầm ấm. -. -Mỗi màu sắc đều gắn liền với những cảnh vật, sự vật, con người gần gũi thân quen với bạn nhỏ. -Bạn nhỏ rất yêu quê hương, đất nước, cảnh vật, con người xung quanh mình. Tình yêu quê hương, đất nướcvới những sắc màu, những con người và sự vật đáng yêu của bạn nhỏ -Giọng nhẹ nhàng, dàn trải, tha thiết ở khổ thơ cuối. -Nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ màu sắc và sự vật có mùa sắc ấy. Hoạt động 5 :Củng cố dặn dò -HS đọc diễn cảm toàn bài. + Bài thơ nói lên điều gì về tình cảm của bạn nhỏ đối với quê hương đất nước ? - GDHS lòng yêu quê hương đất nước - Giao việc về nhà, nhận xét tiết học. Lịch sử Tiết 2: NGUYỄN TRƯỜNG TỘ MONG MUỐN CANH TÂN ĐẤT NƯỚC I/ Mục tiêu: - HS nắm được một vài đề nghị chính về cải cách của Nguyễn Trường Tộ với mong muốn làm cho đất giàu mạnh: +Đề nghị mở rộng quan hệ ngoại giao với nhiều nước. +Thông thương với thế giới, thuê người nước ngoài đến giúp nhâ dân ta khai thác các nguồn lợi về rừng, biển, đất đai, khoáng sản. +Mở các trường dạy đóng tàu, đúc súng, sử dụng máy móc - GDHS ý thức học tập nghiêm túc, niềm tự hào về truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc II/ Đồ dùng dạy học: III/ Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: - HS lên bảng trả lời câu hỏi: +Nêu những băn khoăn của Trương Định khi nhận được lệnh vua? +Tình cảm của nhân dân ta dối với Trương Định? +Phát biểu cảm nghĩ của em về Trương Định? - GV nhận xét, cho điểm B. Dạy bài mới: Hoạt động 1 : Giới thiệu bài. - GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học. Hoạt động 2 :Tìm hiểu về Nguyễn Trường Tộ -HS đọc SGK HĐ nhóm trao đổi thông tin tranh ảnh về Nguyễn Trường Tộ : + Kể tên những nhà nho yêu nước chủ trương canh tân đất nước ? + Em biết gì về Nguyễn Trường Tộ ? -HS phát biểu -HS nhận xét, bổ sung -GV nhận xét, kết luận Hoạt động 3 :Tình hình đất nước ta trước sự xâm lược của thực dân Pháp. -HS hoạt động nhóm 4 thảo luận các câu hỏi: + Tại sao thực dân Pháp có thể dễ dàng xâm lược nước ta ? Điều đó cho thấy tình hình đất nước ta lúc đó như thế nào ? + Theo em tình hình đất nước như trên đã đặt ra yêu cầu gì để khỏi bị lạc hậu ? -Đại diện nhóm trình bày -HS nhận xét, bổ sung -GV nhận xét, kết luận Hoạt động 4: Những đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ. -HS đọc SGK lần lược trả lời câu hỏi của GV: + Ngyễn Trường Tộ đưa ra những đề nghị gì để canh tân đất nước ? + Nhà vua và triều đình nhà Nguyễn có thái độ như thế nào với những đề nghị đó của ông ? Vì sao? + Việc vua quan nhà Nguyễn phản đối đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ cho thấy họ là người như thế nào ? -GV nhận xét, kết luận TÌM HIỂU VỀ NGUYỄN TRƯỜNG TỘ -Nguyễn Lộ Trạch, Phạm Phú Thứ, Nguyễn Trường Tộ. -Nguyễn Trường Tộ sinh năm 1830 mất năm 1871 xuất thân trong một gia đình công giáo ở làng Bùi Chu - Hưng Nguyên - Nghệ An. Từ bé, ông nổi tiếng là người thông minh, học giỏi được nhân dân gọi là Trạng Tộ. Năm 1860, ông sang Pháp, ông đã tìm hiểu sự văn minh giàu có của nước Pháp. Ông suy nghĩ rằng phải canh tân đất nước. Tình hình đất nước ta trước sự xâm lược của thực dân Pháp. -Vào cuối thế kỷ XIX, khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, triều đình nhà Nguyễn nhượng bộ chúng, trong khi đó, nước ta cũng rất nghèo nàn lạc hậu không dủ sức tự lực, tự cường. -Yêu cầu tất yếu đối với hoàn cảnh nước ta lúc bấy giờ là phải thực hiện đổi mới đất nước. Hiểu được điều đó, Nguyễn Trường Tộ đã gửi lên vua Tự Đức và triều đình nhà Nguyễn bản điều trần về đề nghị canh tân đất nước. Những đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ. - Mở rộng quan hệ ngoại giao buôn bán với nhiều nước. Thuê chuyên gia nước ngoài giúp ta phát triển kinh tế. Xây dựng đội quân hùng mạnh. Mở trường dạy cách sử dụng máy móc, đóng tàu, đúc súng. - Triều đình bàn luận không thống nhất vua Tự Đức cho rằng không cần nghe theo Nguyễn Trường Tộ. - Họ quá bảo thủ và lạc hậu. -Với mong muốn canh tân đất nước, phụng sự quốc gia, Nguyễn Trường Tộ đã gửi đến nhà vua và triều đình nhiều bản điều trần đề nghị cải cách những điều trên. Tuy nhiên, những nội dung hết sức tiến bộ đó của ông không được nhà vua và triều đình chấp nhận vì họ quá bảo thủ và lạc hậu. Chính điều đó đã làm cho đất nước ta thêm suy yếu, chịu sự đô hộ của thực dân Pháp. Hoạt động 3 : Củng cố, dặn dò - HS nhắc lại những nội dung đề nghị canh tân đất nước của NTT - GV tổng kết, tuyên dương các HS tích cực, nhận xét tiết học Toán Tiết 8: ÔN TẬP PHÉP NHÂN, PHÉP CHIA HAI PHÂN SỐ I/ Mục tiêu: - HS biết thực hiện phép nhân phép chia hai phân số. - Thực hành vận dụng - GDHS ý thức học tập nghiêm túc, ôn bài chu đáo II/ Đồ dùng dạy học: III/ Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: - HS nhắc lại cách công trừ hai phân số - HS lên bảng làm bài tập: - GV nhận xét cho điểm. B. Dạy bài mới: Hoạt động 1 : Giới thiệu bài. - GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học. Hoạt động 2 : Ôn tập về phép nhân và phép 2 phân số. -GV ghi bài tập sau lên bảng và gọi HS lên làm. -HS nhận xét bài làm của bạn. + Muốn nhân 2 phân số ta làm như thế nào? + Muốn nhân 1 số tự nhiên với 1 phân số ta làm như thế nào ? -GV ghi bài tập sau lên bảng và gọi HS lên làm. -HS nhận xét bài làm của bạn. + Muốn chia 1 phân số cho 1 phân số ta làm như thế nào ? + Muốn chia 1 số tự nhiên cho 1 phân số ta làm như thế nào ? -HS nhận xét, bổ sung -GV nhận xét, kết luận -HS đọc lại cách nhân chia phân số trong SGK Hoạt động 3: Luỵên tập Bài 1: (Cột 3,4,5 dành cho HS khá giỏi ) -HS nêu yêu cầu bài -HS làm bảng lớp. -HS nhận xét, bổ sung -GV nhận xét, kết luận -HS nhắc lại cách làm Bài 2: -HS nêu yêu cầu -HS làm bảng lớp -HS nhận xét bài của bạn. -HS nhắc lại cách làm Bài 3: -HS đọc, nêu yêu cầu bài -HS nêu cách làm -HS làm vở -GV thu chấm -HS sửa bài Bài 1: x= :=x= x= :=x= x= 3:=6 :3= Bài 2: b. :=x== = c. x===16 d. :=x== = Bài 3: Tóm tắt : Hình CN có : Chiều dài : m Chiều rộng : m diện tích : ? m2 Giải Diện tích của tấm bìa là: x = (m2) Diện tích mỗi phần là: : 3 = (m2) ĐS: m2 Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò - HS nhắc lại cách nhân chia phân số - GDHS ý thức học tập nghiêm túc, ôn bài chu đáo - Giao việc về nhà, nhận xét tiết học Tập làm văn Tiết 3: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH I/ Mục tiêu: - HS phát hiện những hình ảnh đẹp trong bài: Rừng trưa và chiều tối (BT1) - Dựa vào dàn ý của bài văn tả cảnh một buổi trong ngày đã lập trong tiết học trước, viết được một đoạn văn có các chi tiết và hình ảnh hợp lí (BT2). - GDHS tình yêu quê hương đất nước, ý thức học tập nghiêm túc. II/ Đồ dùng dạy học: -Bảng phụ chép sẵn dàn ý bài văn tả một buổi trong ngày, bảng phụ cho HS làm bài tập. III/ Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: -Kiểm tra việc HS chuẩn bị dàn ý miêu tả một buổi trong ngày -GV nhận xét. B. Dạy bài mới: Hoạt động 1 : Giới thiệu bài. - GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học. Hoạt động 2: Luyện tập Bài 1: -HS đọc và nêu yêu cầu bài tập -HS đọc lại bài văn và phần chú giải. -GV nhấn mạnh yêu cầu bài tập -HS hoạt động nhóm đôi làm bảng phụ -HS nối tiếp trình bày kết quả -HS nhận xét bổ sung ý kiến -GV nhận xét, kết luận Bài 2: -HS đọc và nêu yêu cầu bài tập -GV nhấn mạnh yêu cầu bài tập -HS giới thiệu cảnh mình định tả -HS tự làm bài vào vở, phiếu -HS dán phiếu, trình bày. -HS nhận xét bổ sung. -GV nhận xét, kết luận -HS dưới lớp đọc bài -GV nhận xét, cho điểm những bài làm khá -HS đọc bài trên bảng Bài 1: -Những thân tràm..lá phủ rất phơ.Tác giả đã quan sát rất kỹ để so sánh cây tràm thân trắng như cây nế. -Từ trong biển lá xanh rờndưới ánh mặt trời.Tác giả quan sát rất tinh tế để thấy lá tràm bắt đầu ngả sang màu úa .thơm ngát -Trong các bụi cây.vòm lá xanh rậm rạp. Tác giả đã bóng tối đến rất nhanhcành lá vàng -Bóng tối nhưmọi vật. Tác giả so sánh bóng tối với bức màn mỏng xốp. -Trong im ắng.những thân cành. Tác giả nhân hoá hương thơm trong vườn như con người, như một em bé trốn mẹ đi chơi: rón rén bước ra, tung tăng, nhảy.. Bài 2: Buổi sáng ở xóm em thật yên bình. Khi ông mặt trời còn ngái ngủ, đằng đông, chân mới ửng hồng, từ các khe cửa ánh đèn điện đã bật sang. Ở một số nhà cửa đã mở toang, ánh đèn chiếu sáng cả khoảng sân rộng. Tiếng chân bước nhè nhẹ tiếng nói chuyện rì rầm cho thấy đã nhiều người thức giấc. Tiếng nói càng lúc càng rõ và to hơn. Mặt trời từ từ nhô lên, ánh sáng lan toả dần, bóng đêm chìm dần xuống. Cảnh vật tươi tỉnh hẳn. Cả xóm hiện rõ dần dưới những vườn cây xanh tốt. Từ các ngả đường, người qua lại tấp nập. Các bà nội trợ đang vội vã ra chợ để bán cá tôm, rau, quả hoặc mua thức ăn cho gia đình. Các cô bác nông dân ra đồng làm việc. Các bạn học sinh tung tăng đến trường. Xóm làng ồn ào và sôi động hẳn lên nhưng vẫn mang đậm vẻ đẹp yên bình của một làng quê Nam Bộ. Hoạt động 3 :Củng cố, dặn dò - HS nhắc lại cấu tạo bài văn tả cảnh, dàn bài tả một buổi trong ngày. - GDHS ý thức học tập nghiêm túc, chuẩn bị bài chu đáo. - Giao việc về nhà, nhận xét tiết học. Thứ năm ngày 11 tháng 9 năm 2014 Chính tả (Nghe – viết) Tiết 2: LƯƠNG NGỌC QUYẾN I/ Mục tiêu: - HS nghe - viết đúng bài chính tả; không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng hình thức văn xuôi. - Ghi lại đúng phần vần của tiếng từ 8- 10 tiếng trong BT2 ; chép đúng vào mô hình theo yêu cầu của (BT3) - GD học sinh ý thức luyện chữ để viết đúng chính tả và viết đẹp góp phần giữ gìn sự trong sáng của ngôn ngữ dân tộc. II/ Đồ dùng dạy học: -Bảng phụ chép bài tập 3 III/ Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: - HS viết bảng các từ: ghê gớm, gồ ghề, kiên quyết, cái kéo, cây cọ, kì lạ, ngô nghê... - GV nhận xét. B. Dạy bài mới: Hoạt động 1 : Giới thiệu bài. - GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học. Hoạt động 2 : Viết chính tả -GV đọc mẫu. -HS đọc lại, cả lớp đọc thầm. + Em biết gì về Lương Ngọc Quyến ? + Ông được giải thoát khỏi nhà giam khi nào ? -HS nêu những từ ngữ khó, dễ lẫn khi viết chính tả. -HS viết bảng. -HS nhận xét, bổ sung. -GV nhận xét, kết luận. -GV đọc mẫu lần 2. -GV đọc cho HS viết, nhắc HS viết hoa các tên riêng. -GV đọc cho HS soát lỗi. -GV thu bài chấm, HS soát lỗi. Hoạt động 3 : Luyện tập Bài 2: -HS đọc và nêu yêu cầu. -GV nhấn mạnh yêu cầu. -HS làm bài theo cặp. -HS trình bày kết quả. -HS nhận xét, bổ sung. -GV kết luận. -HS đọc lại bài đã hoàn chỉnh. Bài 3: -HS đọc, nêu yêu cầu. -GV nhận mạnh yêu cầu. -HSHĐ nhóm 4 làm bảng phụ -HS dán bảng trình bày kết quả -HS nhận xét, bổ sung. -GV nhận xét, kết luận. -HS đọc lại bài đã hoàn chỉnh. + Nhìn vào mô hình cấu tạo vần em thấy bộ phận nào bắt buộc phải có để tạo vần bộ phận nào có thể thiếu ? -Lương Ngọc Quyến nhà yêu nước. Ông tham gia chống thực dân Pháp -Ông được giải thoát vào ngày 30/8/1917 khi cuộc khởi nghĩa -Thái Nguyên do Đội Cấn lãnh đạo bùng nổ. -Lương Ngọc Quyến, Lương Văn Can, lực lượng, khoét, xích sắt, mưu, giải thoát, Bài 2: a/ trạng-ang b/ làng-ang Nguyên-uyên Mộ-ô Nguyễn –uyên Trạch-ach Hiền-iên huyện-uyên Khoa-oa Bình-inh Thi-i Giang-ang Tiếng Vần Âm đệm Âm chính Âm cuối Trạng a ng Nguyên u yê n Nguyễn u
File đính kèm:
- giao_an_cac_mon_lop_5_tuan_2_nam_hoc_2014_2015_tran_duc_tuan.doc