Giáo án các môn Lớp 4 - Tuần 6
1/ .Kiểm tra bài cũ :
- Yêu cầu 3 HS lên bảng trả lời câu hỏi:
=> Thế nào là thực phẩm sạch và an toàn ?
=> Chúng ta cần làm gì để thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm ?
=> Vì sao hàng ngày cần ăn nhiều rau và quả chín ?
- GV nhận xét và cho điểm HS.
2/ Dạy bài mới :
a) Giới thiệu bài :
=> Muốn giữ thức ăn lâu mà không bị hỏng gia đình em làm thế nào ?
- GV nêu : Đó là các cách thông thường để bảo quản thức ăn. Nhưng ta phải chú ý điều gì trước khi bảo quản thức ăn và khi sử dụng thức ăn đã bảo quản, các em cùng học bài hôm nay để biết được điều đó.
Hoạt động 1: Các cách bảo quản thức ăn.
Cách tiến hành:
- GV chia HS thành các nhóm và tổ chức cho HS thảo luận nhóm.
- Yêu cầu các nhóm quan sát các hình minh hoạ trang 24, 25 / SGK và thảo luận theo các câu hỏi sau:
=> Hãy kể tên các cách bảo quản thức ăn trong các hình minh hoạ ?
=> Gia đình các em thường sử dụng những cách nào để bảo quản thức ăn ?
=> Các cách bảo quản thức ăn đó có lợi ích gì ?
- GV nhận xét các ý kiến của HS.
em. -1 HS đọc thành tiếng. HS cả lớp theo dõi bài trong SGK. - Đọc bài, tìm ra cách đọc như đã hướng dẫn. - 2 HS đọc toàn bài. - Nhiều lượt HS tham gia. => HS trả lời . Hai chị em. Cô bé ngoan. Cô chị biết hối lỗi. Cô em giúp chị tỉnh ngộ. Rút kinh nghiệm : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Môn : Luyện từ và câu Tiết : 11 ( Chương trình ) Danh từ chung và danh từ riêng A./ Mục tiêu : - Hiểu được khái niệm DT chung và DT riêng ( ND ghi nhớ ) . - Nhận biết được DT chung và DT riêng dựa trên dấu hiệu về ý nghĩa khái quát của chúng ( BT 1 , mục III ); nắm được qui tắt viết hoa DT riêng và bước đầu vận dụng quy tắc đó vào thực tế ( BT 2 ) . B./ Đồ dùng dạy học: - Bản đồ tự nhiên Việt Nam (có sông Cửu Long), tranh, ảnh vua Lê Lợi. - Giấy khổ to kẻ sẵn 2 cột danh từ chung và danh từ riêng và bút dạ. - Bài tập 1 phần nhận xét viết sẵn trên bảng lớp. C./ Các hoạt động trên lớp : Hoạt động dạy của Thầy Hoạt động học của Trò 1/ Kiểm tra bài cũ : - Gọi 1 HS lên bảng trả lời câu hỏi : => Danh từ là gì ? Cho ví dụ. -Yêu cầu HS đọc đoạn văn viết về con vật và tìm các danh từ có trong đoạn văn đó. => Tìm các danh từ trong đọan thơ sau: Vua Hùng một sáng đi săn,, Trưa tròn bóng nắng nghỉ chân chốn này. Dân dâng một quả xôi đầy Bánh chưng mấy cặp bánh giầy mấy đôi. - Nhận xét, cho điểm HS . 2/. Dạy bài mới : a). Giới thiệu bài : => Em có nhận xét gì về cách viết các danh từ vưà tìm được trong đoạn thơ ? -Tại sao có danh từ viết hoa, có danh từ lại không viết hoa? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời câu hỏi đó. b). Tìm hiểu ví dụ : Bài 1: - Gọi 1 HS đọc yêu cầu và nội dung. -Yêu cầu HS thảo luận cặp đội và tìm từ đúng. - Nhận xét và giới thiệu bằng bản đồtự nhiên Việt Nam (vừa nói vừa chỉ vào bản đồ một số sông đặc bịêt là sông Cửu Long) và giới thiệu vua Lê Lợi, người đã có công đánh đuổi giặc Minh, lập ra nhà Hậu Lê ở nước ta. Bài 2: - Yêu cầu HS đọc đề bài. - Yêu cầu HS trao đổi cặp đôi và trả lời câu hỏi. => Nghĩa của các từ tìm được ở bài tập 1 khác nhau như thế nào ? GV kết Luận : -Những từ chỉ tên chung của một loại sự vật như sông, vua được gọi là danh từ chung. -Những tên riêng của một sự vật nhất định như Cửu Long, Lê Lợi gọi là danh từ riêng. Bài 3: - Gọi HS đọc yêu cầu. - Yêu cầu HS thảo luận cặp đội và trả lời câu hỏi. => Cách viết các từ trên có gì khác nhau ? - Gọi HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung. GV kết luận : - Danh từ riêng chỉ người địa danh cụ thể luôn luôn phải viết hoa. c). Ghi nhớ: => Thế nào là danh từ chung, danh từ riêng? Lấy ví dụ. => Khi viết danh từ riêng, cần chú ý điều gì ? - Gọi HS đọc phần Ghi nhớ. Nhắc HS đọc thầm để thuộc ngay tại lớp. d). Luyện tập : Bài 1: - Yêu cầu HS đọc yêu cầu và nội dung. - Phát giấy + bút dạ cho từng nhó. Yêu cầu HS thảo luận trong nhóm và viết vào giấy. -Yêu cầu nhóm xong trước dán phiếu lên bảng, các nhóm khác nhận xét. Bổ sung. - Kết luận để có phiếu đúng. => Tại sao em xếp từ dãy vào danh từ chung? => Vì sao từ Thiên Nhẫn được xếp vào danh từ riêng? -Nhận xét, tuyên dương những HS hiểu bài. Bài 2: - Yêu cầu HS đọc yêu cầu. - Yêu cầu HS tự làm bài. - Gọi HS nhận xét bài của bạn trên bảng. => Họ và tên các bạn ấy là danh từ chung hay danh từ riêng? Vì sao? -Nhắc HS luôn viết hoa tên người, tên địa danh, tên người viết hoa cả họ và tên đệm. 3/. Củng cố- dặn dò : - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà học bài và viết vào vở: 10 danh từ chung chỉ đồ dùng, 10 danh từ riêng chỉ người hoặc địa danh. -1 HS lên bảng thực hiện yêu cầu. => Danh từ là những từ chỉ sự vật ( người , vật , hiện tượng , khái niệm hoặc đơn vị ) Ví dụ : Ông , cha , sông , núi cuộc ,sống - 2 HS đọc bài. => vua / Hùng/một /sáng /trưa/ bóng/ nắng /chân/ chốn / này/ dân/ một / quả/ xôi / bánh chưng/ bánh giầy/ mấy/ cặp/ đôi.. => Danh từ Hùng được viết hoa, còn các danh từ khác không viết hoa. - HS lắng nghe. - 2 HS đọc thành tiếng. -Thảo luận, tìm từ. a/ sông b/. Cửu Long c/. vua d/. Lê Lợi - HS lắng nghe . - 1 HS đọc thành tiếng. - Thảo luận cặp đôi. => Trả lời : +Sông : Tên chung để chỉ những dòng nước chảy tương đối lớn, trên đó thuyền bè đi lại được. +Cửu Long: Tên riêng của một dòng sông có chín nhánh ở đồng bằng sông Cửu Long. +Vua :Tên chung của người đứng đầu nhà nước phong kiến. +Lê Lợi: tên riêng của vị vua mở đầu nhà Hậu Lê. - HS lắng nghe. - 1 HS đọc thành tiếng. - Thảo luận cặp đôi. => Tên chung để chỉ dòng nước chảy tương đối lớn: sông không viết hoa. Tên riêng chỉ một dòng sông cụ thể Cửu Long viết hoa. -Tên chung để chỉ người đứng đầu nhà nước phong kiến: vua không viết hoa. Tên riêng chỉ một vị vua cụ thể Lê Lợi viết hoa. - HS lắng nghe. => Danh từ chung là tên của một loại vật: sông, núi, vua, chúa, quan, cô giáo, học sinh, +Danh từ riêng là tên riêng của một sự vật: sông Hồng, sông Thu Bồn, núi Thái Sơn, cô Nga, => Danh từ riêng luôn luôn được viết hoa. - 2 đến 3 HS đọc thành tiếng. - 2 HS đọc thành tiếng. - Hoạt động trong nhóm. - Chữa bài. Danh từ chung Danh từ riêng Núi/ dòng/ sông/ dãy / mặt/ sông/ ánh / nắng/ đường/ dây/ nhà/ trái/ phải/ giữa/ trước. Chung/Lam/Thiên Nhẫn/ Trác/ Đại Huệ/ Bác Hồ. => Vì dãy là từ chung chỉ những núi nối tiếp, liền nhau. =>Vì Thiên Nhẫn là tên riêng của một dãy núi và được viết hoa. - 1 HS đọc yêu cầu. - Viết tên bạn vào vở bài tập (nếu có) hoặc vở nháp. 3 HS lên bảng viết. => Họ và tên người là danh từ riêng vì chỉ một người cụ thể nên phải viết hoa. - HS lắng nghe. Rút kinh nghiệm : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Môn : Toán Tiết : 28 ( Chương trình ) Luyện tập chung A./ Mục tiêu : - Viết , đọc , so sánh được các số tự nhiên ; nêu được giá trị của chữ số trong một số . - Chuyển đổi được đơn vị đo khối lượng , thời gian . - Đọc được thông tin trên biểu đồ cột. – Tìm được số trung bình cộng . B./ Đồ dùng dạy học : - Chuẩn bị sẵn đề bài ( giấy kiểm tra ) B. Các hoạt động dạy học : Hoạt động dạy của Thầy Hoạt động học của Trò 1/ Kiểm tra bài cũ : - GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 27. - GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 2/ Dạy bài mới : a) Giới thiệu bài : - Trong giờ học toán hôm nay các em sẽ được luyện tập về các nội dung đã học từ đầu năm chuẩn bị cho bài kiểm tra giữa học kì I. b) .Hướng dẫn luyện tập : - GV yêu cầu HS tự làm các bài tập trong thời gian 35 phút, sau đó chữa bài và hướng dẫn HS cách chấm điểm. Bài 1 (2,5 điểm) Mỗi ý đúng 0,5 điểm. a) Số gồm năm mươi triệu, năm mươi nghìn và năm mươi viết là: Đáp án đúng D. 50 050 050 b) Giá trị của chữ số 8 trong số 548762 là: Đáp án đúng B. 8000 c) Số lớn nhất trong các số 684257, 684275, 684752, 684725 là: Đáp án đúng C. 684752 d) 4 tấn 85 kg = kg Số thích hợp để viết vào chỗ chấm là: Đáp án đúng C.4085 đ) 2 phút 10 giây = giây Số thích hợp viết vào chỗ chấm là: Đáp án đúng C. 130 Bài 2 : ( 3,5 điểm ) mỗi ý đúng 0,5 điểm a) Hiền đã đọc được 33 quyển sách. b) Hòa đã đọc được 40 quyển sách. c) Số quyển sách Hòa đọc nhiều hơn Thục là: 40 – 25 = 15 (quyển sách) d) Trung đọc ít hơn Thục 3 quyển sách vì: 25 – 22 = 3 (quyển số) e) Bạn Hòa đọc được nhiều sách nhất. g) Bạn Trung đọc được ít sách nhất. h) Trung bình mỗi bạn đọc được số quyển sách là: ( 33 + 40 + 22 + 25 ) : 4 = 30 (QS) Bài 3 : ( 4 điểm ) Tóm tắt Ngày đầu : 120 mét vải . Ngày thứ hai : ½ ngày đầu . 0,5 điểm Ngày thứ ba : gấp đôi ngày đầu . Hỏi trung bình 1 ngày bán được ? . . .m vải Bài giải ( 3 ,5 điểm ) Số mét vải ngày thứ hai cửa hàng bàn là: 120 : 2 = 60 (m) Số mét vải ngày thứ ba cửa hàng bán là: 120 x 2 = 240 (m) Trung bình mỗi ngày cửa hàng bán được là: (120 + 60 + 240) : 3 = 140 (m) Đáp số: 140 m 3/ Củng cố- Dặn dò: - GV nhận xét bài làm của HS, dặn các em về nhà ôn tập các kiến thức đã học trong chương một để chuẩn bị kiểm tra cuối chương. - 3 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn. - HS nghe GV giới thiệu bài. - HS làm bài, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra và chấm điểm cho nhau. Bài 1 a) Số gồm năm mươi triệu, năm mươi nghìn và năm mươi viết là: A. 505050 B. 5050050 C. 5005050 D. 50 050 050 b) Giá trị của chữ số 8 trong số 548 762 là : A. 80000 B. 8000 C. 800 D. 8 c) Số lớn nhất trong các số 684257, 684275, 684752, 684725 là: A. 684 257 B. 684 275 C. 684 752 D. 684 725 d) 4 tấn 85 kg = kg Số thích hợp để viết vào chỗ chấm là: A. 485 B. 4850 C. 4085 D. 4058 đ) 2 phút 10 giây = giây Số thích hợp viết vào chỗ chấm là: A. 30 B. 210 C. 130 D. 70 Bài 2 : a)Hiền đã đọc được bao nhiêu quyển sách? b) Hòa đã đọc được bao nhiêu quyển sách? c) Hòa đã đọc nhiều hơn Thục bao nhiêu quyển sách ? d) Ai đọc ít hơn Thục 3 quyển sách ? e) Ai đọc nhiều sách nhất ? g) Ai đọc ít sách nhất ? h) Trung bình mỗi bạn đọc được bao nhiêu quyển sách ? Bài 3 : HS tự làm bài . Tóm tắt . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Bài giải . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Rút kinh nghiệm : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Môn : Kỹ thuật Tiết : 6 ( Chương trình ) Khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường A./ Mục tiêu : - Biết cách khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường . - Khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường. Các mũi khâu có thể chưa đều nhau . đường khâu có thể bị dúm . B./ Đồ dùng dạy học : - Mẫu đường khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường có kích thước đủ lớn để HS quan sát được ( nên khâu trên vải hoa có mặt trái và mặt phải phân biệt rõ ) và một số sản phẩm có đường khâu ghép hai mép vải ( áo , quần , vỏ gối . . . ) - Vật liệu và dụng cụ cần thiết : + Vải hoa 2 mảnh giống nhau ( 20 cm x 30 cm ) , len , chỉ khâu , kéo thước . . . + Len ( sợi ) ,chỉ khâu . + Kim khâu len và khâu chỉ , kéo , thước , phấn vạch . C./ Các hoạt dộng dạy học : TIẾT 1 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1/ Kiểm tra bài cũ : - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS . - GV nhận xét sự chuẩn bị . 2/ Dạy bài mới : a) Giới thiệu bài : - GV giới thiệu bài và nêu MĐ bài học . * Hoạt động 1 : GV hướng dẫn quan sát và nhận xét mẫu . - GV giới thiệu mẫu khâu hai máp vải bằng mũi khâu thường và cho HS nhận xét . - GV giới thiệu moat số sản phẩm có đường khâu ghép hai mép vải, yêu cầu HS ứng dụng . GV kết luận : Khâu ghep hai mép vải được ứng dụng nhiều trong khâu may các sản phẩm như : ( áo , cổ áo , túi đựng . . . ) Hoạt động 2 : GV hướng dẫn thao tác kỹ thuật . - Cho HS quan sát H 1 ,2,3 ( SGK ) . - GV hướng dẫn HS cần lưu ý : + Vạch dấu trên vải. + Xếp cho mép vải bằng nhau mới khâu . + Cần vuốt cho phẳng sau rút kim . - Cho HS thực hiện các thao tác GV vừa hướng dẫn . - GV nhận xét và chỉ ra những thao tác chưa đúng và uốn nắn . - Gọi HS đọc phần ghi nhớ . - GV cho HS xâu chỉ vào kim , vê nút và tập khâu hai mép vải bằng mũi thường . 3/ Củng cố dặn dò : - Nhận xét sự chuẩn bị , thái độ học tập và kết quả học tập của HS . - Chuẩn bị tiết sau thực hành . - HS tự kiểm tra . - HS lắng nghe . - HS quan sát nhận xét mũi khâu . ( đường khâu và các mũi khâu cách đều nhau . Mặt phải của vải úp vào nhau.Đường khâu ở mặt trái của hai mép vải ). - HS đọc và ghi nhớ . - HS quan sát hình mẫu SGK . - HS nhắc lại những đều cần lưu ý . - 2 HS lên bảng thực hiện , cả lớp theo dõi nhận xét . - 3 – 4 HS đọc nối phần ghi nhớ . - HS tập khâu . - HS chú ý lắng nghe . - HS về nhà thực hiện . Rút kinh nghiệm : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Thứ năm ngày . . . . tháng . . . . năm . . . . . . . . Môn : Tập làm văn Tiết : 12 ( Chương trình ) Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện A./ Mục tiêu : - Dựa vào 6 tranh minh hoạ truyện ( ba lười rìu ) và lời dẫn giải dưới tranh để kể lại được cốt truyện ( BT1 ) . - Biết phát triển ý nêu dưới 2 , 3 tranh để tạo thành 2 , 3 đoạn văn kể chuyện ( BT2 ) . B./ Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ cho truyện trang 46, SGK (phóng to từng tranh nếu có điều kiện). Bảng lớp kẻ sẵn các cột: Đoạn Hành động của nhân vật Lời nói của nhân vật Ngoại hình nhân vật Lưỡi rìu Vàng, bạc, sắt C./ Các hoạt động trên lớp : Hoạt động dạy của Thầy Hoạt động học của Trò 1/. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 1 HS đọc phần Ghi nhớ Tiết trước (trang 54). - Gọi 2 HS kể lại phần thân đoạn. - Gọi 1HS kể lại toàn truyện Hai mẹ con và bà tiên. - Nhận xét và cho điểm HS . 2/. Dạy bài mới : a). Giới thiệu bài : - Muốn kể câu chuyện hay, hấp dẫn phải có từng đoạn truyện hay gộp thành. Bài học hôm nay giúp các em xây dựng những đoạn văn kể chuyện hay, hấp dẫn. b). Hướng dẫn làm bài tập : Bài 1: - Yêu cầu HS đọc đề. - Dán 6 tranh minh hoạ theo đúng thứ tự như SGK lên bảng. Yêu cầu HS quan sát, đọc thầm phần lời dưới mỗi bức tranh và trả lời câu hỏi: => Truyện có những nhân vật nào? => Câu chuyện kể lại chuyện gì? => Truyện có ý nghĩa gì? - Câu chuyện kể lại việc chàng trai được tiên ông thử thách tính thật thà, trung thực qua những lưỡi rìu. -Yêu cầu HS đọc lời gợi ý dưới mỗi bức tranh. -Yêu cầu HS dựa vào tranh minh hoạ, kể lại cốt truyện Ba lưỡi rìu. - GV chữa cho từng HS , nhắc HS nói ngắn gọn, đủ nội dung chính. - Nhận xét, tuyên dương những HS nhớ cốt truyện và lơiø kể có sáng tạo. Bài 2 : - Gọi HS đọc yêu cầu. GV giảng : - Để phát triển ý thành một đoạn văn kể chuyện, các em cần quan sát kĩ tranh minh hoạ, hình dung mỗi nhân vật trong tranh đang làm gì, nói gì, ngoại hình nhân vật như thế nào, chiếc rìu trong tranh là rìu sắt, rìu vàng hay rìu bạc. Từ đó tìm những từ ngữ để miêu tả cho thích hợp và hấp dẫn người nghe. - GV làm mẫu tranh 1. -Yêu cầu HS quan sát tranh, đọc thầm ý dưới bức tranh và trả lời câu hỏi. GV ghi nhanh câu trả lời lên bảng. => Anh chàng tiều phu làm gì ? => Khi đó chành trai nói gì ? => Hình dáng của chàng tiều phu như thế nào? => Lưỡi rìu của chàng trai như thế nào? - Gọi HS xây dựng đoạn 1 của chuyện dựa vào các câu trả lời. - Gọi HS nhận xét. Ví dụ: Có một chàng tiều phu nghèo đang đốn củi thì lưỡi rìu bị tuột khỏi cán, văng xuống sông. Chàng chán nản nói: “Cả gia tài nhà ta chỉ có lưỡi rìu này. Nay mất rìu không biết làm gì để sống đây.”. - Yêu cầu HS hoạt động trong nhóm với 5 tranh còn lại. Chia lớp thành 3 nhóm, 2 nhóm cùng 1 nội dung. - Gọi 2 nhóm có cùng nội dung đọc phần câu hỏi của mình.GV nhận xét, ghi những ý chính lên bảng lớp. - 4 HS lên bảng thực hiện yêu cầu. - HS kể phần thân đoạn . - HS kể - HS lắng nghe. - 1 HS đọc thành tiếng cả lớp đọc thầm . - Quan sát tranh minh hoạ, đọc thầm phần lời. Tiếp nối nhau trả lời câu hỏi. => Truyện có 2 nhân vật : chàng tiều phu và cụ già (ông tiên). => Câu truyện kể lại việc chàng trai nghèo đi đốn củi và được ông tiên thử thách tính thật thà, trung thực qua việc mất rìu. => Truyện khuyên chúng ta hãy trung thực, thật thà trong cuộc sống sẽ được hưởng hạnh phúc. - HS lắng nghe. - 6 HS tiếp nối nhau đọc, mỗi HS đọc một bức tranh. -3 đế 5 HS kể cốt truyện. Ví dụ về lời kể: Ngày xưa có một chàng tiều phu sống bằng nghề chặt củi. Cả gia tài của anh cỉ là một chiếc rìu sắt. Một hôm, chàng đang đốn củi thì lưỡi rìu bị văng xuống sông. Chàng đang không biết làm cách nào để vốt lên thì một cụ già hiện lên hứa giúp chàng. Lần thứ nhất, cụ vớt lên bằng một lưỡi rìu bằng vàng, nhưng chàng bảo không phải của mình. Lần thứ hai, cụ vớt lên bằng một lưỡi rìu bằng bạc, nhưng chàng không nhận là của mình. Lần thứ ba, cụ vớt lên bằng một lưỡi rìu bằng sắt, anh sung sướng nhận r
File đính kèm:
- giao_an_cac_mon_lop_4_tuan_6.doc