Giáo án Các môn Lớp 4 - Tuần 18 - Năm học 2020-2021

Đạo đức

KÍNH TRỌNG, BIẾT ƠN NGƯ¬ỜI LAO ĐỘNG (TIẾT 1)

I. Mục tiêu:

- Biết vì sao cần phải kính trọng, biết ơn ngư¬ời lao động.

- Bước đầu biết cư xử lễ phép với những ngư¬ời lao độngvà biết trân trọng, giữ gìn thành quả lao động của họ.

* KNS: Kĩ năng thể hiện sự tôn trọng, lễ phép với người lao động.

II. Đồ dùng dạy học:

 SGK Đạo đức 4 và VBT Đạo đức 4.

III. Hoạt động dạy và học:

1. Hoạt động 1: Giới thiệu nghề nghiệp của bố mẹ em. (7')

Yêu cầu mỗi HS đứng lên giới thiệu về nghề nghiệp của bố mẹ mình cho cả lớp nghe. GV nhận xét, giới thiệu: Bố mẹ của mỗi bạn trong lớp ta đều là những ngư¬ời lao động. Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu xem bố mẹ của các bạn HS lớp 4A làm những công việc gì qua câu chuyện “Buổi học đầu tiên” d¬ưới đây.

2. Hoạt động 2: Phân tích truyện: “ Buổi học đầu tiên” (10')

- GV kể lại câu chuyện đó cho HS nghe từ đầu đến “rơm rớm n¬ớc mắt”.

- Chia lớp thành các nhóm 6 và thảo luận các câu hỏi sau:

+ Vì sao một số bạn trong lớp lại cư¬ời khi nghe Hà giới thiệu về nghề nghiệp của bố mẹ mình?

+ Nếu là bạn cùng lớp với Hà, em sẽ làm gì trong tình huống đó? Vì sao?

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả. Nhóm khác nhận xét cho nhóm bạn.

- GV nhận xét, tổng hợp ý kiến của các nhóm

- GV kể nốt phần còn lại của câu chuyện sau đó kết luận: Tất cả ngư¬ời lao động, kể cả những người lao động bình th¬ờng nhất, cũng cần được tôn trọng.

- 1 HS nhắc lại.

3. Hoạt động 3: Kể tên nghề nghiệp. (8')

+ Chia lớp thành 2 dãy. Yêu cầu mỗi dãy kể tên một số nghề nghiệp của ngư¬ời lao động trong 2’( không đ¬ược trùng lặp).GV ghi nhanh các ý đó lên bảng.

+ HS dư¬ới lớp nhận xét, bổ sung. GV kết luận.

- Trò chơi: “ Tôi làm nghề gì?”

+ Chia lớp thành 2 dãy: Dãy 1 lần l¬ượt từng em làm động tác diễn tả hành động của một ngư¬ời đang làm việc gì đó. Dãy 2 căn cứ vào đó nói nghề nghiệp hay công việc tương ứng với động tác mà bạn vừa làm.

+ Cả lớp nhận xét, tổng kết trò chơi.

GV kết luận: Trong xã hội, chúng ta bắt gặp hình ảnh ng¬ười lao động ở khắp mọi nơi, ở nhiều lĩnh vực khác nhau và nhiều ngành nghề khác nhau.

4. Hoạt động 4: Bày tỏ ý kiến. (8')

- HS thảo luận theo nhóm 4: Quan sát tranh trong SGK để trả lời (mỗi nhóm 1 tranh)

+ Ng¬ười lao động trong tranh làm nghề gì?

+ Công việc đó có ích cho xã hội như¬ thế nào?

- Đại diện nhóm trình bày kết quả, nhóm khác nhận xét, bổ sung.

*KNS: Cơm ăn, áo mặc, sách vở học hành và mọi của cải khác trong xã hội có được đều nhờ những ng¬ười lao động. Vì vậy cúng ta cần thể hiện sự tôn trọng, lễ phép với người lao động.

5. Hoạt động 5: Hoạt động tiếp nối (2’)

- GV yêu cầu mỗi HS về nhà s¬ưu tầm các câu ca dao, tục ngữ, các bài thơ, câu chuyện có nội dung ca ngợi ngư¬ời lao động.

- GV nhận xét chung tiết học và dặn dò.

 

doc21 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 16/03/2024 | Lượt xem: 5 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Các môn Lớp 4 - Tuần 18 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọc thầm đoạn văn, chú ý những chữ cần viết hoa, những từ ngữ mình dễ viết sai và cách trình bày.
- HS trả lời câu hỏi: Đoạn văn đã cho chúng ta biết điều gì?
- HS luyện viết các từ sau vào giấy nháp: nhằng nhịt, chuyên chở, vận chuyển.
- GV nhắc HS cách trình bày bài, cách viết hoa, tư thế ngồi viết.
3. Hoạt động 3: HS viết bài: (15')
- GV đọc - HS nghe, viết có thể đọc từng cụm từ, mỗi câu đọc 2- 3 lượt 
- GV đọc - HS soát bài.
- HS đổi chéo vở soát lỗi cho nhau.
- GV chấm bài - nhận xét chung.
4. Hoạt động 4: Hướng dẫn HS làm BT chính tả ( VBT). (8')
- Yêu cầu HS làm BT 3 ở VBT. 
+ 1 HS nêu yêu cầu của bài - GV có thể hướng dẫn thêm học sinh yếu 
+ HS làm bài vào vở 1 HS làm trên bảng phụ 
+ Hướng dẫn HS nhận xét, chữa bài.
C. Củng cố dặn dò: (2')
 - GV nhận xét tiết học.
 - Nhắc HS ghi nhớ những từ ngữ đã luyện tập để không viết sai chính
___________________________
Đạo đức 
KÍNH TRỌNG, BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG (TIẾT 1)
I. Mục tiêu: 
- Biết vì sao cần phải kính trọng, biết ơn người lao động. 
- Bước đầu biết cư xử lễ phép với những người lao độngvà biết trân trọng, giữ gìn thành quả lao động của họ.
* KNS: Kĩ năng thể hiện sự tôn trọng, lễ phép với người lao động.
II. Đồ dùng dạy học:
 SGK Đạo đức 4 và VBT Đạo đức 4.
III. Hoạt động dạy và học:
1. Hoạt động 1: Giới thiệu nghề nghiệp của bố mẹ em. (7')
Yêu cầu mỗi HS đứng lên giới thiệu về nghề nghiệp của bố mẹ mình cho cả lớp nghe. GV nhận xét, giới thiệu: Bố mẹ của mỗi bạn trong lớp ta đều là những người lao động. Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu xem bố mẹ của các bạn HS lớp 4A làm những công việc gì qua câu chuyện “Buổi học đầu tiên” dưới đây.
2. Hoạt động 2: Phân tích truyện: “ Buổi học đầu tiên” (10')
- GV kể lại câu chuyện đó cho HS nghe từ đầu đến “rơm rớm nớc mắt”.
- Chia lớp thành các nhóm 6 và thảo luận các câu hỏi sau:
+ Vì sao một số bạn trong lớp lại cười khi nghe Hà giới thiệu về nghề nghiệp của bố mẹ mình?
+ Nếu là bạn cùng lớp với Hà, em sẽ làm gì trong tình huống đó? Vì sao?
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả. Nhóm khác nhận xét cho nhóm bạn.
- GV nhận xét, tổng hợp ý kiến của các nhóm
- GV kể nốt phần còn lại của câu chuyện sau đó kết luận: Tất cả người lao động, kể cả những người lao động bình thờng nhất, cũng cần được tôn trọng.
- 1 HS nhắc lại.
3. Hoạt động 3: Kể tên nghề nghiệp. (8')
+ Chia lớp thành 2 dãy. Yêu cầu mỗi dãy kể tên một số nghề nghiệp của người lao động trong 2’( không được trùng lặp).GV ghi nhanh các ý đó lên bảng.
+ HS dưới lớp nhận xét, bổ sung. GV kết luận.
- Trò chơi: “ Tôi làm nghề gì?”
+ Chia lớp thành 2 dãy: Dãy 1 lần lượt từng em làm động tác diễn tả hành động của một người đang làm việc gì đó. Dãy 2 căn cứ vào đó nói nghề nghiệp hay công việc tương ứng với động tác mà bạn vừa làm.
+ Cả lớp nhận xét, tổng kết trò chơi.
GV kết luận: Trong xã hội, chúng ta bắt gặp hình ảnh người lao động ở khắp mọi nơi, ở nhiều lĩnh vực khác nhau và nhiều ngành nghề khác nhau.
4. Hoạt động 4: Bày tỏ ý kiến. (8')
- HS thảo luận theo nhóm 4: Quan sát tranh trong SGK để trả lời (mỗi nhóm 1 tranh)
+ Người lao động trong tranh làm nghề gì?
+ Công việc đó có ích cho xã hội như thế nào?
- Đại diện nhóm trình bày kết quả, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
*KNS: Cơm ăn, áo mặc, sách vở học hành và mọi của cải khác trong xã hội có được đều nhờ những người lao động. Vì vậy cúng ta cần thể hiện sự tôn trọng, lễ phép với người lao động.
5. Hoạt động 5: Hoạt động tiếp nối (2’)
- GV yêu cầu mỗi HS về nhà sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ, các bài thơ, câu chuyện có nội dung ca ngợi người lao động.
- GV nhận xét chung tiết học và dặn dò.
________________________________________________
Thứ 4 ngày 20 tháng 1 năm 2021
Toán
HÌNH BÌNH HÀNH
I. Mục tiêu: 
 - Nhận biết được hình bình hành và một số đặc điểm của nó.
- Bài tập cần làm: Bài 1; 2
II. Đồ dùng dạy học:
 Bảng phụ đã vẽ sẵn một số hình vuông, hình chữ nhật, hình bình hành, hình tứ giác. 
III.Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:(5’)
 - GV đưa ra các hình: hình vuông, hình chữ nhật, hình tứ giác. Yêu cầu HS chỉ từng hình và nói đó là hình gì?
 - Gv nhận xét và ghi điểm cho HS
B. Dạy bài mới:
1. Hoạt động 1: Hình thành biểu tượng về hình bình hành ( 5’)
- HS quan sát hình vẽ trong phần bài học của SGK
- Yêu cầu HS nhận xét hình dạng của hình, từ đó hình thành biểu tượng về hình bình hành.
- GV giới thiệu tên gọi của hình, đó là hình bình hành
2. Hoạt động 2: Nhận xét một số đặc điểm của hình bình hành (8’)
- Yêu cầu HS dùng thước đo độ dài của các cặp cạnh đối diện để giúp HS thấy hình bình hành có hai cặp cạnh đối diện bằng nhau.
- Hướng dẫn HS phát biểu thành lời đặc điểm của hình bình hành
 A B
 D C
Hình bình hành ABCD có : AB và CD là hai cặp cạnh đối diện 
AD và CB là hai cặp cạnh đối diện 
Cạnh AB // với cạnh CD 
Cạnh AD// với cạnh CB 
Cạnh AB = cạnh CD 
Cạnh AD = cạnh CB 
GVKL: Hình bình hành có hai cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau.
- HS nhắc lại (nhiều em)
- HS nêu một số ví dụ về các đồ vật trong thực tiễn có hình dạng là hình bình hành và nhận dạng một số hình vẽ trên bảng phụ.
3. Hoạt động 3: Thực hành (15’) 
Bài 1: Viết tên mỗi hình vào chỗ chấm.
- HS đọc yêu cầu, quan sát từng hình, kiểm tra các cặp cạnh và kết luận.
Hình 1 ; Hình2; Hình 5 là hình bình hành 
- GV theo dõi và giúp đỡ học sinh yếu.
Bài 2 Kiểm tra đặc điểm về góc, cạnh của các hình
- HS tự kiểm tra và điền vào bảng. GV chữa bài.
Bài 3: Vẽ thêm hai đoạn thẳng để được một hình bình hành hoặc hình chữ nhật. (Dành cho HS có năng khiếu).
HS tự đọc yêu cầu, suy nghĩ làm bài. Sau đó, GV gọi HS lên thực hành vẽ trên bảng (mỗi HS vẽ một hình). GV và cả lớp nhận xét.
4. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò: (2’)
- HS chỉ và nói tên các hình (ở bảng phụ mà GV đã chuẩn bị).
- HS nhắc lại đặc điểm của hình bình hành.
- GV nhận xét tiết học
_________________________________
Luyện từ và câu
CHỦ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI LÀM GÌ?
I. Mục tiêu: 
- Hiểu cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận chủ ngữ (CN) trong câu kể: Ai làm gì?
- Nhận biết được câu kể Ai làm gì ?, xác định bộ phận CN trong câu, biết đặt câu với bộ phận CN cho sẵn hoặc gợi ý bằng tranh vẽ.
II. Đồ dùng dạy học:
- Viết đoạn văn ở phần “nhận xét”; đoạn văn ở BT1, vào bảng phụ.
- VBT Tiếng Việt 4, tập 2.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài: (1') 
GV nêu nội dung học tập 
2. Hoạt động 2: Phần nhận xét: (7')
- Một HS đọc to trước lớp đoạn văn ở phần nhận xét - Cả lớp đọc thầm.
- GV phát phiếu học tập - Thảo luận theo nhóm 4, trả lời 3 câu hỏi trong SGK 
- Đại diện các nhóm trình bày: Dán kết quả của nhóm mình lên bảng
- Yêu cầu HS đánh kí hiệu vào đầu những câu kể, gạch một gạch dưới bộ phận CN trong câu, trả lời miệng các câu hỏi 3 và 4. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải.
Các câu kể Ai làm gì ?
ý nghĩa của chủ ngữ 
Loại từ ngữ tạo thành chủ ngữ 
- Một đàn ngỗng vươn dài cổ , chúi mỏ về phía trước định đố bọn trẻ 
- Hùng đút vội khẩu súng vào túi quần , chạy biến 
- Thắng mếu máo nấp vào sau lưng Tiến 
- Em liền nhặt một cành xoan, xua đàn ngỗng ra xa .
- Đàn ngỗng kêu quàng quạc , vươn cổ chạy miết .

Chỉ con người
Chỉ người
Chỉ người
Chỉ người
Chỉ con vật
Cụm danh từ
Danh từ
Danh từ
Danh từ
Cụm danh từ

3. Hoạt động 3: Phần ghi nhớ: (3') 
- Ba đến bốn HS đọc nội dung ghi nhớ trong SGK.
- GV mời 1 HS phân tích 1 ví dụ minh hoạ nội dung ghi nhớ.
4. Hoạt động 4: Phần luyện tập: ( 22’)
Bài tập 1: Đọc lại đoạn văn trong SGK (Cả thung lũng .....ché rượu cần).
a. Tìm các câu kể Ai làm gì? Trong đoạn văn trên.
b. Xác định CN của từng câu vừa tìm được.
- HS đọc yêu cầu, của bài.
- Cả lớp đọc thầm đoạn văn, từng cặp trao đổi và viết vào vở.
- GV chữa bài.
Câu 3 : Trong rừng , chim chóc hót véo von.
Câu 4:Thanh niên lên rẫy 
Câu 5: Phụ nữ giặt giũ bên những giếng nước 
Câu 6: Em nhỏ đùa vui trước sàn nhà 
Câu 7: Các cụ già chụm đầu bên những ché rượu cần 
Bài tập 2: Đặt câu với các từ ngữ sau làm chủ ngữ: Các chú công nhân, mẹ em, chim sơn ca.
 - HS đọc yêu cầu của bài.
 - Mỗi em tự đặt 3 câu với các từ ngữ đã cho làm chủ ngữ. Từng cặp HS đổi bài chữa lỗi cho nhau.
Ví dụ :
Các chú công nhân đang khai thác than trong hầm sâu 
Mẹ em luôn dậy sớm lo bữa sáng cho cả nhà 
Chim sơn ca bay vút lên bầu trời xanh thẳm
- HS tiếp nối nhau đọc những câu văn đã đặt. Cả lớp và GV nhận xét.
Bài tập 3: Đặt câu nói về hoạt động của từng nhóm người hoặc vật được miêu tả trong bức tranh (ở SGK).
- HS đọc yêu cầu của bài tập, quan sát tranh minh hoạ.
- Một HS có năng khiếu làm mẫu: Nói 2-3 câu về hoạt động của mỗi người và vật được miêu tả trong tranh.
- Cả lớp suy nghĩ, làm việc cá nhân.
- HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn. Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn HS có đoạn văn hay nhất.
C.Củng cố, dặn dò: (2') 
- HS nhắc lại nội dung phần ghi nhớ.
- Yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh đoạn văn (BT3), viết lại vào vở.
____________________________________________
Thứ 5 ngày 21 tháng 1 năm 2021
Toán: (4A, 4B)
DIỆN TÍCH HÌNH BÌNH HÀNH
I. Mục tiêu: 
 - Biết cách tính diện tích hình bình hành.
- Bài tập cần làm: Bài 1; 3a.(HS có năng khiếu làm được tất cả các bài tập)
II. Đồ dùng dạy học:
 - Mỗi HS chuẩn bị 2 hình bình hành bằng giấy nh nhau, kéo, giấy ô li, ê-ke.
 - GV: phấn màu, thước kẻ.
III. Hoạt động dạy học:
A.Kiểm tra bài cũ: ( 4')
- GV nêu yêu cầu: Hãy nêu lại đặc điểm của hình bình hành.
 - Các nhóm trưởng kiểm tra các bạn trong nhóm.
 - Các nhóm báo cáo trước lớp.
 - GV nhận xét.
B.Bài mới:
1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài ( 1')
2. Hoạt động 2: Hình thành công thức tính diện tích hình bình hành: ( 10' )
 - Tổ chức trò chơi: Cắt ghép hình
 + Mỗi HS suy nghĩ để tự cắt ghép hình bình hành thành 2 mảnh sao cho khi ghép lại với nhau thì đợc 1 hình chữ nhật.
 - GV kiểm tra HS cắt ghép.
HS thực hành cắt ghép hình như sau:
- Hỏi: Diện tích hình chữ nhật ghép được như thế nào so với diện tích của hình bình hành lúc đầu?
- Yêu cầu HS nêu qui tắc tính diện tích hình chữ nhật.
- 2HS nêu qui tắc.
Rút ra :- Diện tích hình chữ nhật bằng diện tích hình bình hành.
- Yêu cầu HS lấy hình bình hành thứ 2 (bằng hình ban đầu) giới thiệu cạnh đáy của hình bình hành.
 - Hướng dẫn HS kẻ đường cao hình bình hành.
- Yêu cầu HS đo chiều cao, cạnh đáy của hình bình hành rồi so sánh với chiều rộng, chiều dài của hình chữ nhật.
- HS đo và báo cáo kết quả:
 + Chiều cao = chiều rộng
 + đáy = chiều dài
- Hỏi: Vậy ngoài cách cắt ghép hình để tính diện tích của hình bình hành, chúng ta còn có thể tính theo cách nào khác?( Lấy chiều cao nhân với đáy.)
- GV kết luận: Diện tích hình bình hành bằng độ dài đáy nhân với chiều cao.
- GV: Gọi diện tích là S, chiều cao là h, đáy là a ta có công thức tính như thế nào?
HS phát biểu qui tắc tính diện tích hình bình hành.
 HS nêu công thức:
 S = a x h
3. Hoạt động 3: Luyện tập ( 18' )
Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - 1HS đọc, cả lớp đọc thầm.
- Tính diện tích hình bình hành 
- Hỏi: Bài tập yêu cầu gì?
 GV: Vận dụng qui tắc tính diện tích hình bình hành vừa học để làm bài tập.
- HS làm VBT; 3em lần lượt lên làm ở bảng phụ.
- HS nhận xét, sửa sai (nếu có)
- Nhận xét bài làm trên bảng
Bài 2: (Dành cho HS khá-giỏi).
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. 1em đọc, cả lớp theo dõi
- 1em làm bảng phụ, còn lại làm vào vở.
- Yêu cầu HS tự làm bài tập.
- Nhận xét bài làm ở bảng phụ.
- Lớp nhận xét.
Bài 3:(Bài 3b, dành cho HS có năng khiếu).
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập, cả lớp đọc thầm. 
- Hỏi: Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
 HS: Bài toán cho biết độ dài đáy 14cm, chiều cao 7cm.Tính diện tích.
- 1em làm bảng phụ, cả lớp làm VBT
- HS nhận xét bài ở bảng.
- Yêu cầu HS tự làm bài; GV giúp đỡ HS chưa hoàn thành.
- Chữa bài ở bảng phụ.
4. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò ( 2' )
 Gọi HS nhắc lại qui tắc, công thức tính diện tích hình bình hành.
 Dặn về nhà học thuộc qui tắc, công thức tính diện tích hình bình hành.
_______________________________
Địa lí: (4A, 4B)
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
I. Mục tiêu: 
 - Nêu đợc một số đặc điểm chủ yếu của Hải Phòng:
 + Vị trí: ven biển, bên bờ sông Cấm.
 + Thành phố cảng, trung tâm công nghiệp đóng tàu, trung tâm du lịch,.
 - Chỉ đợc Hải Phòng trên bản đồ (lợc đồ)
 - HS có năng khiếu: Kể một số điều kiện để Hải Phòng trở thành cảng biển, một trung tâm du lịch lớn của nước ta (Hải phòng nằm ven biển, bên bờ sông Cấm thuận tiện cho việc ra, vào, neo đậu của tàu thuyền, nơi đây có nhiều cầu tàu, .; có các bãi biển Đồ Sơn, Cát Bà với nhiều cảnh đẹp,.)
 - Nội dung tích hợp: 
 + HS biết được vai trò của biển, đảo đối với đời sống con người: xây dựng hải cảng, phát triển giao thông đờng biển, công nghiệp đóng tàu, phát triển du lịch.
 + Các hoạt động khai thác biển, hải đảo như trên cũng là một nhân tố gây ô nhiễm môi trờng biển.
 + Giáo dục tình yêu thiên nhiên môi trờng biển đảo, ý thức trách nhiệm bảo vệ tài nguyên môi trường biển.
II. Đồ dùng dạy học: Các bản đồ: hành chính, giao thông Việt Nam. Bản đồ Hải Phòng (nếu có). Tranh, ảnh về Hải Phòng (do GV và HS sưu tầm)
III. Hoạt động dạy học: 
1. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- GV nờu yờu cầu: Vì sao nói Hà Nội là trung tâm chính trị, văn hoá, khoa học,và kinh tế lớn của cả nước?
- Các nhóm trưởng kiểm tra 
- Cỏc nhúm bỏo cỏo
- GV nhận xột
2. Giới thiệu bài mới. (1’)
- GV giới thiệu bài và ghi mục bài lờn bảng
- HS đọc tờn bài và viết vào vở
- HS đọc thầm mục tiờu bài học, 1 HS đọc to mục tiờu
3.Bài mới. (27’)
a. Hải Phòng – Thành phố cảng
Hoạt động 1: làm việc theo nhóm
Bớc 1: Các nhóm dạ vào SGK, bản đồ hành chính và giao thông Việt Nam, tranh, ảnh thảo luận :
 - Thành phố Hải Phòng nằm ở đâu?
 - Hải Phòng có những thuận lợi nào để trở thành một cảng biển?
 - Mô tả về hoạt động của cảng Hải Phòng?
Bớc 2: Đại diện nhóm trình bày
 GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời
 GV kết luận
b. Đóng tàu là ngành công nghiệp quan trọng của Hải Phòng
Hoạt động 2: Làm việc cả lớp
HS đọc SGK và trả lời câu hỏi:
- So với các ngành công nghiệp khác, công nghiệp đóng tàu Hải Phòng có vai trò nh thế nào?
- Kể tên các nhà máy đóng tàu ở Hải Phòng mà em biết? (Bạch đằng,)
- Kể tên các sản phẩm của ngành đóng tàu Hải Phòng? (xà lan, tàu đánh cá, tàu du lịch, tàu chở khách, tàu chở hàng,)
GV bổ sung: Các nhà máy đóng tàu ở Hải Phòng đã đóng đợc những chiếc tàu biển lớn không chỉ phục cho nhu cầu trong nớc mà còn xuất khẩu. Hình 3 SGK thể hiện chiếc tàu biển có trọng tải lớn của nhà máy đang hạ thuỷ.
GV kết luận: Như SGK
HS nhắc lại
c. Hải Phòng là trung tâm du lịch
Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm
Bớc 1: Dựa vào SGK, tranh, ảnh và vốn hiểu biết của bản thân thảo luận câu hỏi:
Hải Phòng có điều kiện nào để phát triển ngành du lịch? (Bãi biển Đồ Sơn, đảo Cát Bà với nhiều cảnh đẹp và hang động kì thú, các lễ hội, di tích lịch sử, thắng cảnh nổi tiếng, hệ thống khách sạn đủ tiện nghi,..)
Bớc 2: Đại diện nhóm trình bày
 GV nhận xét và kết luận:
 Đến Hải Phòng ta có thể tham gia đợc nhiều hoạt động lí thú: nghỉ mát, tắm biển, tham quan các danh lam thắng cảnh, lễ hội, vườn quốc gia Cát Bà,
 Biển có vai trò gì đối với đời sống con người? (xây dựng hải cảng, phát triển giao thông đường biển, công nghiệp đóng tàu, phát triển du lịch)
 GV bổ sung: Các hoạt động khai thác biển, hải đảo như trên cũng là một nhân tố gây ô nhiễm môi trường biển. Vì vậy các em cần có tình yêu thiên nhiên môi trờng biển đảo, ý thức trách nhiệm bảo vệ tài nguyên môi trường biển.
4. Củng cố - Dặn dò: (2’)
 - Nờu nội dung bài: 
 - HS nhận xét tinh thần thái độ học tập của các bạn.
 - Ứng dụng các biện pháp bảo vệ môi trường vào thực tế ở gia đỡnh. Chuẩn bị bài tiết sau.
________________________________________________
Chiều, thứ 5 ngày 21 tháng 1 năm 2021
Tập làm văn
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG MỞ BÀI TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT. 
I. Mục tiêu: 
 Giúp học sinh:
 - Nắm vững hai cách mở bài( trực tiếp và gián tiếp) trong bài văn miêu tả đồ vật.(BT1)
 - Viết được đoạn mở bài cho bài văn miêu tả đồ vật theo hai cách đã học.(BT2)
II. hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ.(5'):
 - GV nêu yêu cầu:+ Có mấy cách mở bài trong bài văn miêu tả đồ vật? Đó là những cách nào?
 +Thế nào là mở bài trực tiếp, mở bài gián tiếp?
 - Các nhóm trưởng kiểm tra các bạn trong nhóm.
 - Các nhóm báo cáo trước lớp.
 - GV nhận xét.
B. Bài mới
1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài.(1')
- ở cuối học kì I các em được học về kiểu bài văn miêu tả, được luyện tập viết các đoạn văn trong bài văn miêu tả. Tiết học hôm nay các em sẽ được thực hành viết đoạn mở bài của bài văn miêu tả đồ vật với hai tính cách mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp
- GV ghi mục bà: Luyện tập xây dựng mở bài trong bài văn miêu tả đồvật 
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập.(27')
Bài tập 1: - 1 học sinh đọc yêu cầu bài tập, lớp theo dõi SGK.
- Cả lớp đọc thầm lại bài tập 1( T 10/ SGK).
- Làm theo cặp và trao đổi.
- Lớp nhận xét.
- GV giao nhiệm vụ: Nêu điểm giống nhau và khác nhau giữa các đoạn mở bài ở bài tập.
- Cho học sinh làm bài.
- Cho học sinh trình bày.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
+ Điểm giống: Đều có mục đích giới thiệu đồ vật cần tả.
+ Điểm khác: Đoạn a, b là điểm mở bài trực tiếp: Giới thiệu ngay đồ vật cần tả
Đoạn c là kiểu mở bài gián tiếp: Nói chuyện khác để dẫn vào giới thiệu đồ vật định tả.
Bài tập 2. 
- 1 học sinh đọc yêu cầu bài tập 2, lớp theo dõi SGK.
- Bài tập yêu cầu em là gì?
- GV nhắc học sinh: 
+ Chỉ viết đoạn mở bài tả cái bàn học của em( ở trường hoặc ở nhà).
+ Viết 2 đoạn mở bài theo 2 cách mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp
- GV giao việc.
- Cho học sinh làm bài.
- Cho học sinh trình bày.
- GV nhận xét, chốt lại, khen những học sinh viết hay.
C. Củng cố, dặn dò: (2').
- Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu những học sinh viết bài chưa đạt về nhà viết lại 2 đoạn văn mở bài vào vở và chuẩn bị bài học sau. 
_________________________________
Khoa học 
 GIÓ NHẸ, GIÓ MẠNH, PHÒNG CHỐNG BÃO. 
I. Mục tiêu: 
 - Nêu được 1 số tác hại của bão: Thiệt hại về người và của.
 - Nêu cách phòng chống:
 + Theo dõi bản tin thời tiết.
 + Cắt điện, tàu thuyền không ra khơi.
 + Đến nơi trú ẩn an toàn.
 * THGDMT ở mức độ liên hệ . 
 * Giáo dục DBVMTBHĐ: Bão biển đe dọa cuộc sống của con người cần tích cực phòng chống bão biển và thiên tai do biển gây ra. ( HĐ3)
II. Đồ dùng dạy học:
 Hình 76, 77 SGK; Phiếu học tập( nội dung như trang 76 SGK).
III. Hoạt động dạy học:
A: Kiểm tra bài cũ: (4')
- GV nêu yêu cầu: Tại sao có gió?
 - Các nhóm trưởng kiểm tra các bạn trong nhóm.
 - Các nhóm báo cáo trước lớp.
 - GV nhận xét.
 B: Bài mới:
1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài. (1')
 GV giới thiệu và ghi mục bài lên bảng.
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu về một số cấp gió. (10')
 - HS đọc mục cần biết trang76.
Chia nhóm 4.
Phát phiếu học tập cho các nhóm.
Yêu cầu HS thảo luận với nội dung là điền cấp gió ứng với tác động của cấp gió đã cho như ở SGK/ 76.
 - Các nhóm nhận nhiệm vụ, thảo luận, ghi kết quả vào phiếu.
 - Đại diện các nhóm nêu ý kiến trước lớp, nhóm khác nhận xét, bổ xung.
Chốt ý: Cấp 0(không có gió)
 Cấp 2(Gió nhẹ) 
 Cấp 5( Gió khá mạnh)
 Cấp7 (Gió to, bão)
 Cấp 9( Gió dữ, bão to)
 - 1 em nhắc lại các cấp gió theo thứ tự từ bé đến cấp lớn.
3. Hoạt động 3: Sự thiệt hại do bão và cách chống bão: (10') 
 - 1 em đọc to mục cần biết SGK, lớp đọc thầm.
 - Lớp quan sát H5, 6 SGK. Trả lời câu hỏi.
Nêu những dấu hiệu đặc trng của bão?
Tác hại do bão gây ra?( Cây cối đỗ nát làm tắc nghẽn giao thông, nhà cửa đỗ sập... thiệt hại đến kinh tế, người.)
 - Ta có thể phòng chống bão cách nào? ( Theo dõi bản tin thời tiết, tìm cách bảo vệ nhà cửa, sản xuất, đề phòng khan hiếm thức ăn và nước uống, đề phòng tai nạn do bão gây ra, đến nơi trú ẩ an toàn, cắt điện; nếu là ngư dân thì không nên ra khơi lúc gió to.)
 * Tích hợp GDMTBHĐ
 - HS liện hệ qua cơn bão vừa rồi.
 - Khi dự báo thời tiết sắp có bão em đã làm gì cho gia đình? Có giúp được cho ai việc gì không?
4. Hoạt động 4: Trò chơi ghép hình vào chữ:(8')
Vẽ 4 hình(SGK) ở 4 tấm bìa rồi treo ở bảng.
 - Ghi 4 lời ứ

File đính kèm:

  • docgiao_an_cac_mon_lop_4_tuan_18_nam_hoc_2020_2021.doc