Giáo án Các môn Lớp 4 - Tuần 15 - Năm học 2020-2021

Khoa học

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT CÓ KHÔNG KHÍ ?

I.MỤC TIÊU

 - Làm thí nghiệm để nhận biết xung quanh mọi vật và chỗ rỗng bên trong vật đó đều có không khí

 -HS có ý thức bảo vệ không khí .

 II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Hình trang 62,63 SGK

- Chuẩn bị các đồ dùng thí nghiệm theo nhóm : các túi ni lông, dây chun, kim khâu, chậu nước, bình thuỷ tinh, chai, bông .

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A.Kiểm tra (5’)

GVyêu cầu HS trả lời câu hỏi Nêu những việc nên và không nên làm để tiết kiệm nước

B.Dạỵ bài mới

1.Giới thiệu bài (2’)

2.Hoạt động 1: Thí nghiệm chứng minh không khí có ở quanh mọi vật (15’)

Bước 1 : Tổ chức và hướng dẫn

- GV chia nhóm và đề nghị nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị các đồ dùng để quan sát và làm thí nghiệm

- GV yêu cầu HS đọc mục Thực hành trang 62 để biết cách làm

Bước 2 : HS làm thí nghiệm theo nhóm.GV đi tới các nhóm để giúp đỡ

Bước 3 : Trình bày

GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày báo cáo kết quả thí nghiệm và giải thích về cách nhận biết không khí có ở xung quanh ta

3.Hoạt động2: Thí nghiệm chứng minh không khí có trong những chỗ rỗng của mọi vật ( 10’ )

Bước 1 : Tổ chức và hướng dẫn

- GV chia nhóm và đề nghị nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị các đồ dùng để quan sát và làm thí nghiệm này

- GV yêu cầu HS đọc mục Thực hành trang 63 để biết cách làm

Bước 2 : HS làm thí nghiệm theo nhóm.GV đi tới các nhóm để giúp đỡ

Bước 3 : Trình bày

GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày báo cáo kết quả thí nghiệm và giải thích tại sao các bọt khí lại nổi lên trong cả hai thí nghiệm kể trên

 KL; Xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng bên trong vật đều có không khí

4.Hoạt động 3 : Hệ thống hoá kiến thức về sự tồn tại của không khí (5’ )

- GV nêu câu hỏi HS thảo luận :

+ Lớp không khí bao quanh Trái Đất được gọi là gì ? ( Khí quyển )

+ Tìm ví dụ chứng tỏ không khí có ở xung quanh ta và không khí có trong những chỗ rỗng của mọi vật ?

5. Củng cố, dặn dò (3’)

HS đọc mục bạn cần biết .

 

doc112 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 15/03/2024 | Lượt xem: 26 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Các môn Lớp 4 - Tuần 15 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 : Khi thực hiện phép chia hai số có tận cùng là các chữ số 0, ta có thể cùng xoá một hai, ba, ...chữ số 0 ở tận cùng của số chia và số bị chia, rồi chia như thường 
4.Hoạt động 4 : Thực hành ( 18 ')
Bài1 :
- HS tự làm bài 
- HS lên bảng làm rồi chữa bài.Kết quả là : a, 7 , 9 b, 170 , 230 
Bài 2:
HS đọc yêu cầu bài, suy nghĩ làm bài vào vở, sau dó đổi chéo vở kiểm tra kết quả 
Đáp án : a, x = 640 b, x = 420 
Bài 3 - HS đọc đề, HS làm bài vào vở 
Giải :
Nếu mỗi toa xe chở được 20 tấn hàng thì cần số toa xe là
180 : 20 = 9 ( toa )
Nếu mỗi toa xe chở được 20 tấn hàng thì cần số toa xe là
180 : 30 = 6 ( toa )
Đáp số : a, 9 toa b, 6 toa
5.Củng cố - dặn dò (1’)
- GV Nhận xét tiết học
__________________________________________________________
Thể dục
 Ôn bài thể dục phát triển chung.
 Trò chơi: Thỏ nhảy
I. MỤC TIÊU:
* Kiến thức :
- Thực hiện cơ bản đúng các động tác đã học của bài thể dục phát triển chung. 
- Biết cách chơi và tham gia chơi được.
* Kĩ năng :
HS thực hiện được các động tác của bài thể dục phát triển chung .
* Thái độ :
HS có thói quen tập thể dục để rèn luyện sức khỏe .
II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP:
Phần mở đầu
- Giáo viên ổn định tổ chức lớp phổ biến nội dung và yêu cầu giờ học.
- Chạy nhẹ nhàng trên địa hình nơi tập.
- Đi thường 1 vòng và hít thở sâu.
2 Phần cơ bản
a, Bài thể dục phát triển chung:
Lần 1 : Giaó viên hô lần lượt các động tác cho học sinh tập . 
- Ôn 8 động tác đã học. Mỗi động tác 2 lần x 8 nhịp.
 Lần 2 ; 3 Do cán sự lớp hô cho cả lớp cùng tập. Giáo viên nhận xét sau mỗi lần tập. 
- Hửoc sinh tập theo tổ của mình. Thi biểu diễn giữa các tổ 
b,Trò chơi vận động: Trò chơi : “Thỏ nhảy ”
Giáo vên cho học sinh khởi động lại các khớp . Giáo viên yêu cầu nêu tên trò chơi ,nhắc lại cách chơi , cho chơi thử sau đó giáo viên nhận xét rồi cho chơi chính thức .
 Kết thúc trò chơi , đội nào thắng cuộc được tuyên dương. 
3.Phần kết thúc:
- Đứng tại chỗ vỗ tay và hát - làm động tác thả lỏng toàn thân.
Giáo viên nhận xét và đánh giá giờ học.
Thứ tư, ngày 7tháng 12 năm 2011
Buổi sáng
Kĩ thuật
Cắt khâu thêu sản phẩm tự chọn .
I, MỤC TIÊU:
*Kiến thức :
      -Sử dụng 1 số dụng cụ, vật liệu cắt khâu thêu để  tạo thành sản phẩm đơn giản. Có thể vận dụng 2 trong 3 kĩ năng cắt khâu thêu đă học.
      -Không bắt buộc HS nam thêu.
      - Với HS khéo tay: Vận dụng kiến thức, kĩ  năng cắt khâu thêu để  làm được đồ dùng đơn giản, phù hợp với HS.
* Kĩ năng :
HS có thể khâu hoặc thêu được 1 sản phẩm phục vụ bản thân .
* Thái độ :
HS yêu thích học khâu , thêu .
II, ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Tranh quy trình của các bài trong chương.
Mẫu khâu, thêu đã học.
II, CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
 Tiết1:
 Ôn tập các bai đã học trong chương 1.
HĐ1: GV tổ chức hS ôn tập .
GV yêu cầu HS nhắc lại các loại mũi khâu , thêu đã học .
GV đặt câu hỏi và gọi một số HS nhắc lại quy trình và cách cắt vải theo đường vạch dấu : khâu thường và khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường ; khâu đột thưa; khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột ; thêu móc xích.
 Các HS khác nhận xét và nêu ý kiến .
 GV nhận xét.
* Củng cố , dặn dò :
HS tự chọn sản phẩm để thêu tiết sau .
GV dặn dò HS chuẩn bị tiết sau 
Lấy
Luyện Tiếng Việt :
Ôn tập : Mở rộng vốn từ : Đồ chơi - Trò chơi 
I. MỤC TIÊU :
Củng cố và mở rộng vốn từ về đồ chơi - Trò chơi .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Vở Luyện từ và câu 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Bài 1 : Ghi tên các trò chơi mà em thường tham gia cùng các bạn ở sân trường .
M : đá cầu 
Gv phát bảng nhóm cho các nhóm .
Thi nhóm nào tìm được nhiều từ nhất .
Các nhóm làm xong đính lên bảng , GV cùng cả lớp nhận xét tuyên dương nhóm thắng cuộc .
Ví dụ : trồng nụ trồng hoa , bịt mắt bắt dê , bắn bi , mèo đuổi chuột , nhảy lò cò 
Bài 2 : Kể tên một số đồ chơi thường được trẻ em dùng trong ngày tết trung thu .
M : Đầu sư tử 
HS tự làm bài vào vở . Gọi HS tiếp nối nhau đọc tên đồ chơi theo cách truyền điện .
Chơi đến khi không có HS nào tìm được từ thì kết thúc .
GV ghi một số trò chơi lên bảng .
Ví dụ : mặt nạ , đèn kéo quân , trống ếch , đèn xếp , kèn nhựa 
Bài 3 : a, Gạch một gạch dưới động từ , 2 gạch dưới tính từ dùng để miêu tả đồ chơi ( quả cầu giấy ) , trò chơi ( đá cầu ) có trong đoạn thơ sau :
 Quả câu giấy xanh xanh
Qua chân tôi chân anh
Bay lên rồi lộn xuống
 Đi từng vòng quanh quanh .
 Anh nhìn cho tinh mắt
Tôi đá thật dẻo chân
Cho cầu bay trên không
Đừng để rơi xuống đất .
 Trong nắng vàng tươi mát
 Cùng chơi cho khỏe người
 Tiếng cười xen tiếng hát
Chơi vui học càng vui.
HS tự làm bài vào vở . Gọi một em lên bảng gạch . Lớp nhận xét , thống nhất kết quả .
HS gạch dưới các động từ là : qua , bay , lên , lộn , xuống , đi , nhìn , đá , rơi , chơi , xen , học . 
HS gach dưới các tính từ là : quanh quanh, xanh xanh , tinh , dẻo khỏe ,vui , 
b, ( HS khá , giỏi ) Câu Chơi vui học càng vui ý nói gì ? 
Câu này ý nói : Chơi vui vẻ làm cho tinh thần sảng khoái , đầu óc minh mẫn , giúp cho việc học càng thêm nhẹ nhàng , hứng thú và đạt kết quả đáng phấn khởi .
Bài 4 : ( HS khá , giỏi ) Hãy viết một đoạn văn ngắn miêu tả một đồ chơi hoặc trò chơi mà em yêu thích .
HS viết bài vào vở 
Gọi lần lượt HS khá giỏi đọc bài .
GV nhận xét ghi điểm .
* Củng cố , dặn dò :
GV nhận xét giờ học .
Dặn HS về nhà hoàn chỉnh thành bài văn miêu tả 1 đồ chơi hoặc trò chơi .
----------------------------------------------------------
Bài 4 : ( Dành cho HS khá giỏi ) : Tìm hai số có tổng bằng 1149 và nếu gấp số bé lên ba lần và giữ nguyên số lớn thì được tổng mới bằng 2061 . 
HS nêu cách làm và tự làm vào vở .
Gọi HS lên chữa bài .
Bài giải :
Khi số bé được gấp ba lần thì số bé đã được thêm vào một số bằng hai lần bản thân nó và khi đó tổng mới sẽ hơn tổng ban đầu một số bằng hai lần số bé :
Hai lần số bé bằng :
2061 - 1149 = 912
Số bé bằng :
912 : 2 = 456
Số lớn bằng : 1149 - 456 = 693
Đáp số : 456 , 693
Luyện Toán :
Luyện về một số chia cho một tích 
 một tích chia cho một số .
I. MỤC TIÊU:
Củng cố cho HS về chia một số cho một tích và một tích chia cho một số .
Giải một số bài toán có liên quan .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Vở thực hành Toán và Tiếng Việt , vở BT bổ trợ và nâng cao .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1 . Bài cũ :
+ Khi chia một số cho một tích hai thừa số , ta có thể làm thế nào ?
+ Khi chia một tích hai thừa số cho một số , ta có thể làm bằng cách nào ?
HS nêu quy tắc - GV nhận xét .
2. Ôn luyện :
Bài 1 : Tính giá trị của biểu thức :
a, 56 : ( 2 x 4 ) b, 552 : ( 8 x 3 ) c , 336 : ( 7 x 2 ) 
272 : ( 4 x2 ) ( 234 x 5 ) : 9 
HS tự giải vào vở .
Gọi 3 HS lên bảng chữa bài , GV cùng cả lớp nhận xét sửa sai .
Bài 2 : Tính bằng cách thuận tiện nhất :
a, ( 7700 + 140 ) : 7 b, ( 72 x 35 ) : 8 c, 480 : ( 8 x 3 ) 
HS nêu cách tính thuận tiện .
Cả lớp làm bài vào vở , 1 em làm bảng phụ rồi chữa bài chung .
a, ( 7700 + 140 ) : 7 b, ( 72 x 35 ) : 8 c, 480 : ( 8 x 3 ) 
= 7700 : 7 + 140 : 7 = 72 : 8 x 35 = 480 : 8 : 3 
= 1100 + 20 = 9 x 35 = 60 : 3 
= 1120 = 315 = 20 
Bài 3 : Có 720 quyển sách và 540 quyển truyện được chia đều cho 6 trường tiểu học để xây dựng tủ sách dùng chung . Hỏi mỗi trường được chia bao nhiêu quyển sách ?
- HS đọc yêu cầu bài tập .Gọi HS nêu cách làm .
- HS chọn cách giải và tự giải vào vở .
- 1 em giải trên bảng phụ rồi chữa bài chung .
Bài giải :
Có tất cả số quyển sách là :
720 + 540 = 1260 ( quyển )
Mỗi trường được chia số quyển sách là :
1260 : 6 = 210 ( quyển )
Đáp số : 210 quyển sách
Bài 4 : ( Dành cho HS khá giỏi ) : Tìm hai số có tổng bằng 1149 và nếu gấp số bé lên ba lần và giữ nguyên số lớn thì được tổng mới bằng 2061 . 
HS nêu cách làm và tự làm vào vở .
Gọi HS lên chữa bài .
Bài giải :
Khi số bé được gấp ba lần thì số bé đã được thêm vào một số bằng hai lần bản thân nó và khi đó tổng mới sẽ hơn tổng ban đầu một số bằng hai lần số bé :
Hai lần số bé bằng :
2061 - 1149 = 912
Số bé bằng :
912 : 2 = 456
Số lớn bằng : 1149 - 456 = 693
Đáp số : 456 , 693
Tập đọc
Kéo co
I. MỤC TIÊU: 
 - Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn diễn tả trò chơi kéo co sôi nỗi trong bài.
 - Hiểu nội dung bài: Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc ta cần được gìn giữ, phát huy. (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 - Tranh ảnh minh hoạ trong bài đọc .
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
A.Bài cũ: Gọi 3HS đọc nối tiếp bài: "Tuổi ngựa"và trả lời câu hỏi theo nội dung bài.
- GV nhận xét, cho điểm.
B. Dạy bài mới:
1.Giới thiệu bài học: GV giới thiệu bài 
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
a, Luyện đọc. 
- Gọi HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài. 
* Đoạn 1: 5 dòng đầu.
* Đoạn 2: 4 dòng tiếp theo.
* Đoạn 3: 6 dòng còn lại
GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS.
- Gọi HS đọc chú giải.
- HS luyện đọc theo cặp .
- HS thi đọc đoạn giữa các nhóm .
- Gọi HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu, chú ý cách đọc. 
b, Tìm hiểu bài: 
- Gọi 1 HS đọc đoạn1, trao đổi và trả lời câu hỏi:
 Phần đầu bài văn giới thiệu với ta điều gì ?
 Em hiểu cách chơi kéo co như thế nào?
- GV ghi ý chính đoạn 1.
- Đoạn 2, 3 
 Hãy giới thiệu cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp?
 Cách chơi kéo co ở làng Tích Sơn có gì đặc biệt?
 Vì sao , trò chơi kéo co bao giờ cũng vui?( ... có rất đông người tham gia,không khí ganh đua rất sôi nổi, những tiếng hò reo khích lệ của rất nhiều người xem)
 Ngoài kéo co em còn biết những trò chơi dân gian nào khác ?
- Gọi HS đọc toàn bài.
 Nội dung chính của bài tập đọc này là gì?
- GV ghi ý chính của câu chuyện .
c, Đọc diễn cảm. 
- Gọi HS đọc từng đoạn, hướng dẫn HS đọc đúng giọng của bài văn 
GV dán đoạn văn cần luyện đọc.
- Tổ chức thi đọc diễn cảm..
3. Củng cố, dặn dò:
-Hỏi: Trò chơi kéo co có gì vui ?
- Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
_____________________________________________________
Mỹ thuật
(Giáo viên bộ môn dạy)
Toán
Luyện tập
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
- Thực hiện được phép chia số có nhiều chữ số cho số có hai chữ số..
- Áp dụng phép chia cho số có hai chữ số để giải các bài toán có liên quan. 
- Bài tập cần làm : BT1 (dòng 1,2); BT 2 . 
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: - Bảng phụ 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
A, Bài cũ: - Gọi HS lên bảng làm bài tập 2 tiết 75 SGK 
- GV nhận xét, chữa bài và cho điểm.
B.Bài mới: 
1, Giới thiêu, ghi mục bài.
2, Luyện tập 
Bài 1: Đặt tính rồi tính .
 HS tự làm bài rồi chữa bài .
Bài 2: HS đọc bài toán GV tóm tắt BT lên bảng :
 25 viên gạch : 1m2 
 1050 viên gạch : ..m2.
 HS tự giải vào vở , Một HS lên bảng chữa bài .
GV và HS nhận xét .
Bài 3: Các bước giải 
Tính tổng số SP của đội làm trong ba tháng .
 Tính số SP trung bình mỗi người làm .
 ĐS: 125 sản phẩm.
Bài 4: a, Sai ở lần chia thứ 2.
 b, Sai ở lần chia cuối .
 ( Tổ chức cho HS thực hiện cả hai lần chia .)
 3, Cũng cố , dặn dò 
 Nhận xét tiết học .
_________________________________________________
Chính tả (Nghe - viết)
Kéo co
I. MỤC TIÊU:
 - Nghe - viết đúng bài chính tả ; trình bày đúng đoạn văn.
 - Làm đúng BT (2) a/b 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Một số đồ chơi phục vụ cho BT 2, 3.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A/ Kiểm tra bài cũ: GV gọi 1 HS đọc cho 3HS viết: trốn tìm, nơi chốn, thả diều, .
 GV nhận xét, cho điểm.
B/ Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài. Giới thiệu bài chính tả Nghe - viết: Kéo co
2. Hướng dẫn HS nghe- viết.
 Một HS đọc thầm lại đoạn văn cần viết . GV nhắc HS cách trình bày bài , tên riêng viết hoa, một số từ ngữ dễ viết sai.
 - HS gấp SGK , GV đọc bài HS viết 
 - Chấm chữa bài ,
 HS đổi vở cho nhau kiểm tra lỗi chính tả.
 GV chấm một số vở nhận xét.
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
 GV nêu yêu cầu BT 2a.
HS đọc thầm yêu cầu của bài , suy nghĩ và làm bài vào vở 
HS nối tiếp đọc kết quả bài làm 
Cả lớp và Gv nhận xét kết quả làm bài chốt lại lời giải đúng.
 C/ Củng cố, dặn dò: .Nhận xét tiết học.
___________________________________________________________________
Thứ sáu, ngày 17 tháng 12 năm 2010
Thể dục 
Thể dục rèn luyện tư thế và kĩ năng vận động cơ bản .
Trò chơi : Lò cò tiếp sức
I. MỤC TIÊU: 
- Thực hiện cơ bản đúng đi theo vạch kẻ thẳng, hai tay chống hông và đi theo vạch kẻ thẳng hai tay dang ngang.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi.
II. ĐỊA ĐIỂN , PHƯƠNG TIỆN :
Trên sân trường giáo viên kẻ sẵn các vạch tập đi theo vạch kẻ thẳng,
 một cái còi.	 
II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
Phần mở đầu:
- Giáo viên ổn định tổ chức lớp phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học, chỉnh đốn đội ngũ trang phục luyện tập.
- Đứng tại chổ xoay các khớp cổ tay, cổ chân, đầu gối, hông, vai.
Phần cơ bản:
a.Bài tập rèn luyện thân thể cơ bản :
- Ôn đi theo vạch kẻ thẳng hai tay chông hông và đi theo vạch kẻ thẳng hai tay dang ngang . Yêu cầu thực hiện động tác cơ bản đúng , dưới sự hướng dẫn của giáo viên. 
- Ôn tập theo lớp dưới sự hướng dẫn của lớp trưởng. 
- Ôn tập theo tổ dưới sự hướng dẫn của lớp trưởng. 
- Ôn tập theo nhóm dưới sự hướng dẫn của lớp trưởng. 
b. Trò chơi vận động: Lò cò tiếp sức. 
-Giaó viên nêu luật chơi và cách chơi .Cho học sinh chơi thử một lần .Yêu cầu tham gia chơi một cách tự giác.
- Giáo viên cho học sinh chơi chính thức. 
 3. Phần kết thúc
 - Đứng tại chổ vỗ tay hát 1 bài.
- Giáo viên cùng học sinh hệ thống lại bài học.
_______________________________________________
Toán
 Thương có chữ số 0
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
 - Biết thực hiện phép chia cho số có hai chữ số trong trường hợp có chữ số 0 ở thương. 
- BT 1(dòng 1,2)
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: - Bảng phụ 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
A) Bài cũ : KT bài làm ở nhà của HS chưa hoàn thành tiết trước.
+ GV nhận xét, cho điểm.
B) Bài mới: 
 1: Giới thiệu bài và ghi mục bài lên bảng. 
 2: a) Trường hợp thương có chữ số 0 ở hàng đơn vị. 9450 : 35 
- GV viết lên bảng phép tính trên yêu cầu HS đặt tính rồi tính.
- GV hướng dẫn HS lại cách đặt tính và tính như SGK.
Luư ý : ở lần chia thứ 3 ta có 0 chia cho 35 được 0 . phải viết chữ số 0 ở vị trí thứ ba của thương.
- Hỏi: Phép chia 9450 : 35 là phép chia hết hay là phép chia có dư?
b) Trường hợp có chữ số 0 ở hàng chục của thương. 
- GV nêu phép tính: 2448 : 24 yêu cầu HS đặt tính và tính. GV theo dõi HS làm.
- GV hướng dẫn lại cách đặt tính và thực hiện phép tính như SGK.
Lưu ý : ở lần chia thứ 2 ta có 4 chia 24 được 0 ; phải viết 0 ở vị trí thứ 2 của thương.
- Hỏi: Phép chia 2448 : 24 là phép chia hết hay là phép chia có dư?
 3: Thực hành
Bài1: - Yêu cầu HS tự đặt tính và tính, trình bày
- GV nhận xét cho điểm.
-Bài2 (nếu còn thời gian GVHD thêm cho HS làm)
 Gọi 1HS đọc đề bài
- Yêu cầu HS tự tóm tắt và giải vào vở 
Tóm tắt : 1 giờ 12 phút.: 97 200 lít.
 1 phút : .. lít.
- Gọi HS lên bảng làm ĐS: 1350 lít.
- GV theo dõi, chấm chữa bài
Bài 3 (HS khá ,giỏi ): Yêu cầu HS đọc yêu cầu nội dung bài tập và tự làm vào vở.
- Gọi HS lên bảng làm
- GV nhận xét, chữa bài 
 ĐS: a, 614 m
 b, 21 210 m2
3)Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học. 
_____________________________________________________
Âm nhạc
Giáo viên bộ môn dạy
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ : Đồ chơi - Trò chơi
I. MỤC TIÊU: 
 - Biết dựa vào mục đích, tác dụng để phân loại một số trò chơi quen thuộc(BT1);tìm được vài thành ngữ, tục ngữ có nghĩa cho trước liên quan đế chủ điểm (BT2); bước đầu biết sử dụng một vài thành ngữ, tục ngữ ở BT 2 trong tình huống cụ thể(BT3)
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
 - 1 số tờ phiếu to kẻ bảng để làm bài tập 1. Một số tờ để học sinh làm bài tập 2 
 - Tranh ảnh về trò chơi ô ăn quan, nhảy lò cò. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
A. Kiểm tra: 
 Một HS nói nội dung ghi nhớ tiết 30.
B. Bài mới: 
1. GV giới thiệu bài .
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập 
Bài 1: Học sinh đọc yêu cầu bài.
 - Giáo viên yêu cầu các nhóm làm bài.
nhóm nào làm xong trước dán lên bảng lớp. Cả lớp và GV nhận xét chốt lại lời giả đúng.
 - GV và học sinh nói cách chơi 1 số trò chơi các em có thể chưa biết .
Bài 2: Yêu cầu đọc yêu cầu bài, học sinh làm bài cá nhân
 - Một số HS lên bảng làm bài , GV và HS nhận xét lời giải đúng.
 - Một số HS đọc lại các câu tục ngữ, thành ngữ. 
Bài 3: Yêu cầu đọc yêu cầu bài. suy nghĩ chọn câu b thành ngữ , tục ngữ thích hợp đễ khuyên bạn .
 - HS tiếp nối nhau nói lời khuyên bạn - GV nhận xét .
 - HS viết vào vở.
C. Củng cố dặn dò: - Nhận xét tiết học 
_____________________________________________________
Tập đọc
 Cánh diều tuổi thơ 
I. MỤC TIÊU: 
- Biết đọc với giọng hồn nhiên, vui; bước đầu biết đọc diễn cảm 1 đoạn trong bài.
-Nội dung: Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trũ chơi thả diều mang lại cho lứa tuổi nhỏ.( TLCH trong SGK) 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 - Tranh, ảnh minh hoạ trong bài đọc .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A.Bài cũ: Gọi 2HS đọc nối tiếp bài: "Chú Đất Nung"và trả lời câu hỏi theo nội dung bài. 
- GV nhận xét, cho điểm. 
B. Dạy bài mới:
1.Giới thiệu bài học: GV giới thiệu bài 
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
a, Luyện đọc. 
- GV chia bài làm 2 đoạn .
- Gọi HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn 2, 3 lượt GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS.
- Giúp HS hiểu nghĩa những từ ngữ được chú giải cuối bài.
 - HS luyện đọc theo nhóm.
GV bao quát lớp 
- Gọi HS đọc thi giữa cỏc nhúm
- GV đọc mẫu 
b, Tìm hiểu bài: 
 - Gọi 1 HS đọc đoạn1, trao đổi và trả lời câu hỏi:
- Tác giả đã chọn chi tiết nào để tả cánh diều?( Cánh diều mếm mại như cánh bướm...) 
- Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em niềm vui như thế nào ?(Các bạn hò hét nhau thả diều thi, vui sướng đến phát dại nhìn lên trời.)
- Qua câu mở bài và câu kết bài tác giả muốn nói gì về cánh diều tuổi thơ ?
Gọi HS đọc toàn bài.
 - Nội dung chính của câu chuyện này là gì?
 - GV ghi ý chính của câu chuyện .
c, Đọc diễn cảm. 
 - Gọi Hs đọc từng đoạn, hướng dẫn HS đọc đúng giọng của bài văn 
GV dán đoạn văn cần luyện đọc.
 - Tổ chức thi đọc diễn cảm..
3. Củng cố, dặn dò:
- Gọi HS đọc toàn bài.
-Hỏi: Câu chuyện giúp em hiểu điều gì ?
- Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
Chính tả (Nghe - viết)
Cánh diều tuổi thơ
I. MỤC TIÊU:
 - HS nghe - viết  đúng CT; tŕnh bày đúng đoạn văn.
 -. Làm đúng bài tập(2) a/ b.
  II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Một số đồ chơi phục vụ cho BT 2, 3.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A/ Kiểm tra bài cũ. GV đọc 5- 6 từ có ât/ âc.
 Gọi 2 HS lên bảng viết các từ đó. 
 GV nhận xét, cho điểm.
B/ Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài. Giới thiệu bài chính tả Nghe - viết: Cánh diều tuổi thơ
2. Hướng dẫn HS nghe- viết.
a, GV đọc bài viết , HS theo dõi SGK.
b, HS tập viết từ ngữ dễ viết sai vào vở nháp.
 - HS gấp SGK GV đọc HS viết 
c, Viết chính tả
 - GV đọc cho HS viết.
d, Thu và chấm , chữa bài
 - GV chấm một số bài, nhận xét.
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
Bài 2 : - Lựa chọn . HS đọc yêu cầu BT 2a.
 - GV nhăc HS tỡm tờn cả đồ chơi và trũ chơi.
 -Cả lớp làm bài vào vở,
 - Cho 2 nhúm hs thi làm bài ở phiếu, Mỗi nhúm viết khoảng 8 từ.
 - Cả lớp và GV nhận xột , 
 Bài tập 3 : HS đọc yêu cầu và tự làm bài.
- Một số HS miêu tả đồ chơi 
- Cả lớp và GV nhận xột.
- GV nhận xét, cho điểm
 C/ Củng cố, dặn dò: 
Giỏo dục HS ý thức yờu thiờn nhiờn, yờu thích tṛ chơi, đồ chơi dân gian của dân tộc.   
- Nhận xét tiết học.
- Dặn chuẩn bị bài sau.
______________________________________________
TUẦN 16 + 17
Thứ hai, ngày 20 tháng 12 năm 2010
 ( Dạy bài thứ tư Tuần 16)
Âm nhạc
Giáo viên bộ môn dạy
Toán
Chia cho số có 3 chữ số (tiết 78)
I. MỤC TIÊU 
Giúp học sinh biết thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có 3 chữ.(chia hết chia có dư)
- Bài tập cần làm ; BT1(a), BT 2(b).
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
Bảng phụ. 
II. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
A. Kiểm tra:
Gọi học sinh lên bảng chữa bài tập 3 .
Giáo viên nhận xét cho điểm.
B. Bài mới.
1. Trường hợp chia hết. 
 Yêu cầu đặt tính: 1994: 162 .
 a, Đặt tính .
 b, Tính từ trái sang phải .
 HDHS 2 lần chia.
 Giúp HS tập ước lượng thương trong mỗi lần chia.
2. Trường hợp chia có dư. 
 8469: 241 =?
 Tiến hành tương tự như trên.
3, Thực hành 
Bài 1(a): Học sinh đặt tính và tính 
 GV hướng dẫn thêm cho HS yếu,
* Ra bài tập riêng cho HS khuyết tật. Phép chia cho số có 1 chữ số : chẳng hạn 
 

File đính kèm:

  • docgiao_an_cac_mon_lop_4_tuan_15_nam_hoc_2020_2021.doc