Giáo án Lớp 4 - Thứ 6 Tuần 7

Tập làm văn

Luyện tập phát triển câu chuyện

I/ Mục tiêu:

- Bước đầu làm quen với thao tác phát triển câu chuyện dựa theo trí tưởng tượng; biết sắp xếp các sự việc theo trình tự thời gian.

II/ Đồ dùng dạy-học:

- Một tờ giấy khổ to viết sẵn đề bài và các gợi y.

 

doc12 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 872 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 4 - Thứ 6 Tuần 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ.., ngày. tháng.. năm 20
Tốn
TÍNH CHẤT KẾT HỢP CỦA PHÉP CỘNG
I. Mục tiêu:
 - Biết tính chất kết hợp của phép cộng.
 - Bước đầu sử dụng được tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng trong thực hành tính. (HS làm Bài 1: a) dịng 2, 3; b) dịng 1, 3, Bài 2).
II. Đồ dùng dạy học:
 -Bảng phụ hoặc băng giấy kẻ sẵn bảng có nội dung như sau:
a
b
c
(a + b) + c
a + (b + c)
5
4
6
35
15
20
28
49
51
III.Hoạt động trên lớp: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định:
2.KTBC: -GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập 2b,3b của tiết 34, đồng thời kiểm tra VBT về nhà của một số HS khác.
- GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
3.Bài mới : 
 a. Giới thiệu bài:
- GV: Chúng ta đã học được tính chất nào của phép cộng, hãy phát biểu quy tắc về tính chất này ?
- Bài học hôm nay sẽ giớiù thiệu với các em một tính chất khác của phép cộng, đó là tính chất kết hợp của phép cộng. 
b .Giới thiệu tính chất kết hợp của phép cộng :
- GV treo bảng số như đã nêu ở phần đồ dùng dạy – học.
- GV yêu cầu HS tính giá trị của các biểu thức 
(a + b) +c và a + (b + c) trong từng trường hợp để điền vào bảng.
- GV: Hãy so sánh giá trị của biểu thức (a + b) + c với giá trị của biểu thức a + (b + c) khi 
a = 5, b = 4, c = 6 ?
 -GV: Hãy so sánh giá trị của biểu thức (a + b) + c với giá trị cảu biểu thức a + (b + c) khi a = 35, b = 15 và c = 20 ?
 -GV: Hãy so sánh giá trị của biểu thức (a + b) + c với giá trị cảu biểu thức a + (b + c) khi 
a = 28, b = 49 và c = 51 ?
 -Vậy khi ta thay chữ bằng số thì giá trị của biểu thức (a + b) + c luôn như thế nào so với giá trị cảu biểu thức a + (b + c) ?
 -Vậy ta có thể viết : (a + b) + c = a + (b + c) -GV ghi bảng.
 -GV vừa ghi bảng vừa nêu:
 * (a + b) được gọi là một tổng hai số hạng, biểu thức (a + b) + c có dạng là một tổng hai số hạng cộng với số thứ ba, số thứ ba ở đây là c.
 * Xét biểu thức a + (b + c) thì ta thấy a là số thứ nhất của tổng (a + b), còn (b + c) là tổng của số thứ hai và số thứ ba trong biểu thức (a + b) +c.
 * Vậy khi thực hiện cộng một tổng hai số với số thứ ba ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của số thứ hai và số thứ ba.
 -GV yêu cầu HS nhắc lại kết luận, đồng thời ghi kết luận lên bảng.
 c.Luyện tập, thực hành :
 Bài 1
 -GV hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- GV viết lên bảng biểu thức:
4367 + 199 + 501
GV yêu cầu HS thực hiện.
- GV hỏi: Theo em, vì sao cách làm trên lại thuận tiện hơn so với việc chúng ta thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải ?
- GV yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại của bài.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
 Bài 2
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- Muốn biết cả ba ngày nhận được bao nhiêu tiền, chúng ta như thế nào ?
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
 Bài 3
- GV hướng dẫn HS. Yêu cầu học sinh về nhà làm vào vở bài tập.
4.Củng cố- Dặn dò:
- GV tổng kết giờ học.
- Dặn HS về nhà làm bài tập 1b, 3 và chuẩn bị bài sau: Luyện tập.
- Hát.
-3 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
Bài 2b: Nếu a = 15, b = 0 và c = 37 thì a x b x c = 15 x 0 x 37 = 0
Bài 3b: m - n - p = 10 - 5 -2 = 3
 m – (n + p) = 10 – (5 + 2) = 3
(K,G)
-Đã học tính chất giao hoán của phép cộng.
-HS phát biểu.
-HS đọc bảng số.
- 3 HS lên bảng thực hiện, mỗi HS thực hiện tính một trường hợp để hoàn thành bảng như Sgk
- Giá trị của hai biểu thức đều bằng 15.
(TB,Y)
- Giá trị của hai biểu thức đều bằng 70.
(TB,Y)
- Giá trị của hai biểu thức đều bằng 128.
(TB,Y)
- Luôn bằng giá trị của biểu thức a + (b +c).
(TB,Y)
- HS đọc.
- HS nghe giảng.
- Một vài HS đọc trước lớp.
-Tính giá trị của biểu thức bằng cách thuận tiện nhất.
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
 4367 + 199 + 501
= 4367 + (199 + 501)
= 4367 + 700
= 5067 (TB,K)
-Vì khi thực hiện 199 + 501 trước chúng ta được kết quả là một số tròn trăm, vì thế bước tính thứ hai là 4367 + 700 làm rất nhanh, thuận tiện.
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
4400 + 2148 + 252 = 4400 + 2400 = 6600
3254 + 146 + 1698 = 3400 + 1698=5098
-HS đọc.
-Chúng ta thực hiện tính tổng số tiền của cả ba ngày với nhau.
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
Bài giải
Số tiền cả ba ngày quỹ tiết kiệm đó nhận được là:
75 500 000 +86 950 000 +14 500 000 =
176 950 000(đồng)
Đáp số: 176 950 000 đồng (Nộp vở)
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
- Lắng nghe.
- HS cả lớp.
Thứ.., ngày. tháng.. năm 20
Địa lí 
 Một số dân tộc ở Tây Nguyên 
A. Mục tiêu :
- Biết Tây Nguyên có nhiều dân tộc cùng sinh sống ( Gia rai , Ê –đê , Ba – na , Kinh  ) nhưng lại là nơi thưa dân nhất nước ta . 
- Sử dụng được tranh ảnh để mô tả trang phục của một số dân tộc Tây Nguyên : 
 Trang phục truyền thống : nam thường đóng khố , nữ thường quấn váy . 
HS khá giỏi : Quan sát tranh , ảnh mô tả nhà rông . 
B. Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ địa lí tự nhiên VN 
- Tranh ảnh về nhà , buôn làng , trang phục ở Tây Nguyên .
C. Hoạt động dạy học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trị
I/ Kiểm tra bài cũ:
- Tây Nguyên có những cao nguyên nào? Chỉ vị trí các cao nguyên trên bản đồ Việt Nam?
- Khí hậu ở Tây Nguyên có mấy mùa? Đó là những mùa nào?
- GV nhận xét.
II / Bài mới 
1/ Giơùi thiệu bài 
- GV ghi tựa bài 
2 / Bài giảng
Hoạt động 1: Làm việc cá nhân
Bước 1 
- Kể tên một số dân tộc sống ở Tây Nguyên?
- Trong các dân tộc kể trên, những dân tộc nào sống lâu đời ở Tây Nguyên?
- Những dân tộc nào từ nơi khác đến ?
- Mỗi dân tộc ở Tây Nguyên có những đặc điểm gì riêng biệt ?
Để Tây Nguyên ngày càng giàu đẹp , nhà nước cùng các dân tộc ở đây đã và đang làm gì?
Bước 2 :
- GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trả lời. 
2 / Nhà rông ở Tây Nguyên
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
- Mỗi buôn ở Tây Nguyên thường có ngôi nhà gì đăc biệt ?
- Nhà rông được dùng để làm gì? 
- Sự to đẹp của nhà rông biểu hiện cho điều gì?
- GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
- Hãy mô tả nhà Rông ( quan sát tranh ảnh SGK ) ? 
Hoạt động 3: Thảo luận nhóm đôi
- Người dân ở Tây Nguyên nam , nữ thường mặc như thế nào?
Lễ hội ở Tây Nguyên thường được tổ chức khi nào? 
- Kể tên một số lễ hội đặc sắc ở Tây Nguyên?
- Người dân ở Tây Nguyên sử dụng những loại nhạc cụ độc đáo nào?
- GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
D . CŨNG CỐ - DẶN DÒ :
- GV yêu cầu HS trình bày tóm tắt lại những đặc điểm tiêu biểu về dân cư, buôn làng & sinh hoạt của người dân ở Tây Nguyên .
- Dặn HS về nhà học thuộc bài xem bài sau: Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên.
- Tây Nguyên cĩ 5 cao nguyên: Kon Tum, Đắc Lắk, Lâm Viên, Di Linh.(TB,Y)
- Cĩ 2 mùa rõ rệt. Mùa khơ và mùa mưa
(TB,Y)
- 2 HS nhắc lại
- HS đọc SGK và trả lời câu hỏi .
- Gia rai , Ê đê , Ba Na , Xơ đăng ..và một số dân tộc khác đến đây xây dựng kinh tế. (TB,Y)
- Gia rai , Êđê, Ba Na , 
(TB,Y)
- Các dân tộc từ nơi khác đến là : Kinh ,Tày, Nùng Mông .
- ( HS khá , giỏi ) - Tiếng nói, tập quán, sinh hoạt 
- Đang ra sức xây dựng vùng đất này .
- HS trả lời câu hỏi.
- Thường có ngôi nhà Rông đặc biệt 
(TB,Y)
- Để sinh hoạt tập thể hội họp , tiếp khách , là ngôi nhà to làm bằng tre , Có máy rất cao .
- Chứng tỏ buôn làng giàu có thịnh vượng 
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả làm việc trước lớp
- ( HS khá , giỏi ) 
- Nam đóng khố , nữ thường mặc váy.
- Vào mùa xuân hoặc sau vụ mùa thu hoạch .
- Lễ hội cồng chiêng , hội đua voi mùa xuân .
- ( HS khá , giỏi ) - Đàn tơ - rưng , đàn krông – pút , cồng , chiêng 
- HS trình bày.
- Lắng nghe.
Thứ.., ngày. tháng.. năm 20
Tập làm văn 
Luyện tập phát triển câu chuyện
I/ Mục tiêu:
- Bước đầu làm quen với thao tác phát triển câu chuyện dựa theo trí tưởng tượng; biết sắp xếp các sự việc theo trình tự thời gian.
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Một tờ giấy khổ to viết sẵn đề bài và các gợi y.ù
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trị
A/ KTBC: Gọi hs lên bảng đọc đoạn văn hoàn chỉnh của truyện vào nghề
- Nhận xét, cho điểm hs.
B. Dạy-học bài mới:
1. Giới thiệu bài: Tiết trước các em xây dựng câu chuyện dựa vào cốt truyện. Hôm nay, các em sẽ học cách phát triển câu chuyện theo đề tài, gợi ý.
2. HD làm bài tập:
- Gọi 1 hs đọc đề bài và gợi ý
- GV đọc lại và gạch chân các từ: giấc mơ, bà tiên cho ba điều ước, trình tự thời gian.
- Các em hãy đọc thầm 3 gợi ý
- Hỏi: Em mơ thấy mình gặp bà tiên trong hoàn cảnh nào? Vì sao bà tiên lại cho em 3 điều ước?
- Em thực hiện từng điều ước như thế nào?
- Em nghĩ gì khi thức giấc?
- Y/c hs kể chuyện trong nhóm 4.
- Tổ chức cho hs thi kể chuyện trước lớp
- Y/c hs nhận xét nhóm nào có nội dung truyện và cách thể hiện hay.
Nhận xét, tuyên dương.
3. Củng cố, dặn dò:
- Về nhà viết câu chuyện em tưởng tượng vào vở và kể cho người thân nghe
- Bài sau: Luyện tập phát triển câu chuyện.
- Nhận xét tiết học.
- 3 hs lên bảng thực hiện y/c
(K,G)
- Lắng nghe, lặp lại.
- 1 hs đọc to trước lớp.
- HS đọc thầm.
- Mẹ đi công tác xa. Bố ốm nặng phải nằm viện. Ngoài giờ học, em vào bệnh viện chăm sóc bố. Một buổi trưa, bố em đã ngủ say. Em mệt quá cũng ngủ thiếp đi. Em bỗng thấy bà tiên nắm lấy tay em, khen em là đứa con hiếu thảo và cho em 3 điều ước. (K,G)
- Đầu tiên em ước cho bố em khỏi bệnh. điều thứ hai em mong con người thoát khỏi bệnh tật. điều thứ ba em ước mình có một cái máy vi tính để học, tức thì cả 3 điều ước ứng nghiệm ngay. (K,G)
- Em tỉnh giấc và thật tiếc đó chỉ là giấc mơ. Nhưng em vẫn tin trong cụôc sống sẽ có nhiều tấm lòng nhân ái đến với những người chẳng may gặp khó khăn hoạn nạn.
- HS làm việc trong nhóm 4.
- 2 nhóm thi kể chuyện.
- 2 hs thi kể trước lớp. (TB,K)
- Lắng nghe.
Thứ.., ngày. tháng. năm 20.
Kĩ thuật
 Khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường 
(Tiết 2 ) 
A. Mục tiêu :
 - Biết cách khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường .
 - Khâu ghép được hai mép vải bằng mũi khâu thường . các mũi khâu cĩ thể chưa đều nhau . Đường khâu cĩ thể bị dúm .
Với học sinh khéo tay :
- Khâu ghép được hai mép vải bằng mũi khâu thường . Các mũi khâu tương đối đều nhau . Đường khâu ít bị dúm .
B. Đồ dùng dạy – học :
- Mẫu đường khâu ghép hai mép vải bằng các mũi khâu thường
- Sản phẩm có đường khâu ghép hai mép vải (áo, quần).
C. Hoạt động dạy học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trị
1. Kiểm tra : 
- Nêu các chi tiết cần lưu ý khi khâu ghép 2 mép vải bằng mũi khâu thường.
- GV nhận xét.
2. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài: 
 b. Hướng dẫn:
+ Hoạt động 1: GV hướng dẫn thực hành khâu thường .
- Giới thiệu mẫu khâu thường và giải thích khâu thường còn được gọi là gì ? 
- Nhắc lại về kĩ thuật khâu thường ? 
- GV + lớp nhận xét thao tác của HS và sử dụng tranh minh họa nhắc lại kĩ thuật khâu thường . 
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- Nêu thời gian vàyêu cầu thực hành các mũi khâu thường từ đầu đến cuối đường vạch dấu .
- GV quan sát, uốn nắn những thao tác chưa đúng hướng dẫn những em cón lúng túng . 
+ Hoạt động 2: Đánh giá kết quả học tập của HS.
- Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm.
- Nêu các tiêu chuẩn đánh giá.
- Khâu ghép 2 mép vải theo cạnh dài của mảnh vải. Đường khâu cách đều mảnh vải.
- Đường khâu ở mặt trái của 2 mảnh vải tương đối thẳng.
- Các mũi khâu tương đối bằng nhau và cách đều nhau.
- Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy định.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của học sinh . 
D. Củng cố - dặn dị:
- GV nhận xét sự chuẩn bị tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành của Hs 
- Hướng dẫn về nhà đọc trước bài và chuẩn bị vật liệu.
- HS nhắc lại quy trình khâu ghép 2 mép vải bằng mũi khâu thường. (K,G)
- Khâu thường còn được gọi là khâu tới ,khâu luôn . (K,G)
- 1- 2 ( HS khéo tay ) lên bảng thực hiện khâu vài mũi khâu thường .
- Các bước khâu ghép 2 mép vải bằng mũi khâu thường. (TB,Y)
 + Bước 1: Vạch dấu đường khâu
+ Bước 2: Khâu lược.
+ Bước 3: Khâu ghép 2 mép vải.
- HS thực hành
- HS trưng bày sản phẫm đã làm xong của mình .
- Không yêu cầu bằng nhau và cách đều đối với HS nam .
- HS tự đánh giá các sản phẩm theo các tiêu chí trên 
- Lắng nghe.
Thứ sáu, ngày 7 tháng 10 năm 2011
An tồn giao thơng
Bài 2 VẠCH KẺ ĐƯỜNG, CỌC TIÊU VÀ RÀO CHẮN
I. Mục tiêu:
1. kiến thức:
- HS hiểu ý nghĩa , tác dụng của vạch kẻ đường, cọ tiêu và rào chắn trong giao thơng.
2. Kĩ năng:
- HS nhận biết các loại cọc tiêu , rào chắn, vạch kẻ đường và xác định đúng nơi cĩ vạch kẻ đường, cọc tiêu, rào chắn. Biết thực hiện đúng quy định.
3. Thái độ:
- Khi đi đường luơn biết quan sát đến mọi tín hiệu giao thơng để chấp hành đúng luật GTĐB đảm bảo ATGT.
II. Chuẩn bị:
GV: các biển báo
Tranh trong SGK.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Hoạt động 1: Ơn bài cũ và giới thiệu bài mới.
* Mục tiêu: HS nhớ lại đúng tên, nộid ung 23 biển báo đã học.
- HS nhận biết và ứng xử nhanh khi gặp biển báo.
* Cách tiến hành:
- GV cho HS kể tên các biển báo hiệu giao thơng được học. Nêu đặc điểm của biển báo ấy.
- GV nhận xét, giới thiệu bài
* Hoạt động 2: Tìm hiểu vạch kẻ đường.
* Mục tiêu: HS hiểu ý nghĩa sự cần thiết của vạch kẻ đường.
- HS biết vị trí của vạch kẻ khác nhau để thực hiện cho đúng.
* Cách tiến hành:
- GV lần lượt nêu các câu hỏi cho HS nhớ lại và trả lời:
+ Những ai đã nhìn thấy vạch kẻ trên trên đường?
+ Em nào cĩ thể mơ tả các loại vạch kẻ trên đường em đã nhìn thấy ( vị trí, màu sắc, hình dạng)
+ Em nào biết, người ta kẻ những vạch trên đường để làm gì?
- GV giải thích các dạng vạch kẻ , ý nghĩa của một số vạch kẻ đường.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu về cọc tiêu và rào chắn.
* Mục tiêu: HS nhận biết được thế nào là rào chắn, cọc tiêu trên đườngvà tác dụng ATGT của cọc tiêu, rào chắn.
* Cách tiến hành:
* Cọc tiêu:
- GV đưa tranh ảnh cọc tiêu trên đường. giải thích từ cọc tiêu: Cọc tiêu là cọc cắm ở mép đoạn đường nguy hiểm để nggười lái xe biết phạm vi an tồn của đường.
- GV giới thiệu các dạng cọc tiêu hiện đang cĩ trên đường (GV dùng tranh trong SGK)
- GV hỏi: Cọc tiêu cĩ tác dụng gì trong giao thơng?
* Rào chắn
- GV: Rào chắn là để ngăn cho người và xe qua lại.
- GV dùng tranh và giới thiêụ cho HS biết cĩ hai loại rào chắn:
+ Rào chắn cố định ( ở những nơi đường thắt hẹp, đường cấm , đường cụt)
+ Rào chắn di động (cĩ thể nâng lên hạ xuống, đẩy ra, đẩy vào)
IV. Củng cố, dặn dị:
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV dặn dị, nhận xét.
- HS trả lời.
- HS lên bảng chỉ và nĩi.
- HS trả lời theo hiểu biết của mình.
- Để phân chia làn đường, làn xe, hướng đi, vị trí dừng lại.
- HS theo dõi. 
- Cọc tiêu là cọc cắm ở mép đoạn đường nguy hiểm để người lái xe biết phạm vi an tồn của đường, hướng đi của đường.
- HS theo dõi.
- Lắng nghe.

File đính kèm:

  • docthu 6 -7.doc