Giáo án Các môn Lớp 2 - Tuần 17 - Năm học 2020-2021

Tự nhiên xã hội

PHÒNG TRÁNH NGÃ KHI Ở TRƯỜNG

I.Mục tiêu:

- Kể tên những hoạt động dễ gây ngã, nguy hiểm cho bản thân và cho người khác khi ở trường.

- Dành cho HS có năng khiếu: Biết cách xử lí khi bản thân hoặc người khác bị ngã.

*GDKNS : Kĩ năng ra quyết định: Nên và không nên làm gì để phòng tránh ngã.

II.Đồ dùng :

- Tranh SGK.

III.Hoạt động dạy học:

A.Bài cũ:(3’)

- Tiết trước ta học bài gì?.

- Hãy kể các thành viên trong trường?

- HS trả lời.

- GV nhận xét.

B.Bài mới:

1.Giới thiệu bài:(2’)

2.Hoạt động1:

- Làm việc với SGK để nhận biết được các hoạt động nguy hiểm cần tránh: (10’)

*Mục tiêu:

- Kể tên các hoạt động hay trò chơi dễ bị ngã và nguy hiểm cho bản thân và cho người khác khi ở trường.

Bước 1: Động nảo

- Hãy kể tên những hoạt động dễ gây nguy hiểm ở trường?

- HS trả lời: Đuổi bắt, chạy, nhảy.

Bước 2: Làm việc theo cặp.

GV: Các em hãy quan sát các hình 1,2,3,4 ở SGK.

- Chỉ và nói các hoạt động của các bạn trong từng hình .

- Những hoạt động nào dễ gây nguy hiểm cho bạn và cho người khác?

-1 em hỏi, 1 em trả lời.

Bước 3: Làm việc cả lớp.

- GV gọi 1 số HS trình bày.

- GV kết luận:Những hoạt động: Chạy đuổi nhau trong sân trường, chạy và xô đẩy nhau ở cầu thang, trên cây, với cành cây qua cựa sổ trên gác.là rất nguy hiểm không chỉ cho bản thân mầ đôi khi còn gây nguy hiểm cho các bạn khác.

*Hoạt động2: Thảo luận lựa chọn trò chơi bổ ích: (15’)

Mục tiêu:

+HS có ý thức trong việc lựa chọnvà chơi những trò chơi để phòng tránh ngã khi ở trường.

*Cách tiến hành:

Bước 1: Làm việc theo nhóm.

- Mỗi nhóm tự chọn trò chơi và chơi.

- GV theo dỏi

Bước 2: Làm việc cả lớp.

- Nhóm em chơi trò chơi gì ?

- Em cảm thấy thế nào khi chơi trò chơi này?

- Theo em trò chơi này có gây tai nạn cho bản thân và các bạn khi chơi không ?

- Em cần lưu ý điều gì khi chơi trò chơi này để khỏi gây tai nạn?.

- GV nhận xét bổ sung.

Hoạt động 3:(7’) Nên và không nên làm gì để phòng tránh tai nạn khi ở trường?

- Hãy nêu các hoạt động nên làm khi ở trường để phòng tránh tai nạn?

- Hãy nêu các hoạt động không nên tham gia?

- HS trả lời.

C.Củng cố, dặn dò:(2’)

- Em đã làm gì để phòng tránh ngã khi ở trường ?

- GV nhận xét giờ học.

- Về nhà nhớ xem lại bài sau.

 

doc27 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 12/03/2024 | Lượt xem: 46 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Các môn Lớp 2 - Tuần 17 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 = 14
- GV ghi kết quả, HS đọc bài .
Bài 2: - Dành cho HS có năng khiếu: ( cột 3,4) .- Cho HS nêu yêu cầu: Đặt tính rồi tính.
- HS làm vào vở, 2HS lên bảng làm.
 28 73 53 90
 + - + -
 19 35 47 42
- GV cùng HS nhận xét.
Bài 3:- Dành cho HS có năng khiếu: ( c). Cho HS nêu yêu cầu bài . Tìm x ( HS có năng khiếu).
 a. x + 18 = 62 ; b.x – 27 = 37; c. 40 – x = 8
- HS có năng khiếu làm miệng, GV cùng HS nhận xét.
Bài 4: HS đọc bài toán ( HĐ nhóm 4) rồi giải vào vở. 
- Bài toán cho biết gì ?.
- Bài toán hỏi gì ?.
- HS giải vào vở, 1HS lên bảng làm.
Bài giải
Con lợn bé cân nặng là:
92 – 16 = 76 (kg)
Đáp số : 76 kg .
- GV chữa bài. 
Bài 5 : - Dành cho HS có năng khiếu . Thi nối nhanh đúng (HS có năng khiếu làm) 
- GV gọi 2 HS lên bảng thi vẽ.
 . . . .
 . . . .
- HS dưới lớp cổ vũ.
- GV nhận xét, công bố thắng bại
- GV nhận xét,chữa bài.
3.Củng cố, dặn dò:(2’)
- GV nhận xét giờ học.
- Về nhớ ôn lại bài.
Luyện từ và câu
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 (TIẾT 5)
I.Mục tiêu:
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như Tiết 1. - Đọc rõ ràng, trôi chảy bài tập đọc đã học ở kì I (phát âm rõ ràng, biết ngưng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ; tốc độ đọc khoảng 40 tiếng / phút); hiểu ý chính của đoạn, nội dung của bài; trả lời được câu hỏi về ý đoạn dã đọc. Thuộc 2 đoạn thơ đã học.
-Tìm từ chỉ hoạt động theo tranh vẽ và đặt câu với từ đó (BT2).
- Biết nói lời mời, nhờ, đề nghị phù hợp với tình huống cụ thể (BT3).
II.Đồ dùng:
- Phiếu tập đọc ghi bài tập đọc.
- Tranh SGK.
III.Hoạt động dạy- học: 33’
1.Giới thiệu bài.
2.Kiểm tra tập đọc.
- GVgọi 5 em lên bảng bốc thăm và đọc.
- 5 HS lần lượt lên đọc bài.
- HS đọc bài theo cá nhận.
- GV nhận xét.
3.Tìm từ ngữ chỉ hoạt động, đặt câu (HĐ nhóm đôi)
- HS quan sát tranh ở SGK và trả lời, từ chỉ hoạt động trong mỗi tranh.
- HS hỏi đáp nhóm đôi.
 - GV chốt ý: Tập thể dục, vẽ, học (học bài) cho gà ăn,..
- HS tiếp nối nhau đặt câu với mỗi từ vừa nêu.
- GV ghi bảng: Chúng em tập thể dục.
4.Ghi lại lời của em: lời mời, nhờ, đề nghị (viết).
- 1HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài vào vở: Lớp em kính mời cô hiệu trưởng đến dự lễ 20 – 11 với lớp em.
- GV theo dỏi, nhận xét.
5.Củng cố, dặn dò: 2’
- Luyện từ và câu hôm nay ta ôn về chủ đề gì?
- Về nhà tiếp tục xem bài sau.
Thủ công
GẤP, CẮT, DÁN BIỂN BÁO GIAO THÔNG CẤM ĐỔ XE 
I. Mục tiêu
Biết gấp, cắt biển báo giao thông cấm đỗ xe. 
Gấp, cắt, dán biển báo giao thông cấm đỗ xe . Đường cắt có thể mấp mô . Biển báo tương đối cân đối 
Gấp, cắt, dán biển báo giao thông cấm đỗ xe . Đường cắt ít mấp mô . Biển cân đối ( HSKT )
II, Đồ dùng dạy học
Hình mẫu biển báo 
Quy trình gấp, cắt, dán biển báo cấm đỗ xe
Giấy màu, kéo , hồ, dán, thước 
III. Hoạt động dạy học 	
- Kiểm tra đồ dùng học tập 
- Khởi động :Tổ chức cho hs chơi một trò chơi 
- Gv giới thiệu và nêu mục tiêu bài học 
A . Hoạt động cơ bản 
- HS ngồi theo nhóm 
1. Quan sát mẫu và nhận xét ( 10’ ) ( HĐ1)	
- GV treo mẫu, HD HS nhận xét
2. Cùng nhau kiểm tra lại kết quả hoạt động 1 
- Đại diện nhóm trình bày ý kiến của nhóm 
- HS khác bổ sung ý kiến 
-Nhận xét 
* Gv tập hợp ý kiến và kết luận 
- Các nhóm kiểm tra lại kết quả hoạt động của nhóm mình .
3 . Đọc tài liệu và làm thử .
- Mở vở thủ công 3 ra xem hư ớng dẫn cách kẻ, cắt, dán .
- Làm thử cá nhân có thể trao đổi với bạn bên cạnh . 
 - Làm thử 
Hướng dẫn từng bước
Bước 1: Gấp, cắt biển báo cấm đỗ xe
Gấp cắt hình tròn màu đỏ (6 ô 1 cạnh)
Gấp cắt hình tròn màu xanh có cạnh 4 ô
Cắt hình chữ nhật màu đỏ có chiều dài 4 ô, rộng 1 ô - cắt dài 10 ô, rộng 1 ô làm chân màu khác
Bước 2: Dán biển báo cấm đỗ xe
Dán chân biển báo lên tờ giấy trắng
GV vừa thao tác vừa nói cho hs thực hành theo
Dán hình tròn đỏ vào chân biển báo
Dán hình tròn màu xanh ở giữa
Dán hình chữ nhật đổ chéo giữa hình tròn xanh
GV đưa cho từng bàn các em quan sát
 b, Thực hành gấp :	HS tập gấp 
GV theo dõi và uốn nắn cho các em
Cho 1 em lên gấp mẫu 
* Dặn dò : Chuẩn bị cho tiết học sau
Tập đọc:
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 (TIẾT 6)
I.Mục tiêu:
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như Tiết 1. - Đọc rõ ràng, trôi chảy bài tập đọc đã học ở kì I (phát âm rõ ràng, biết ngắt, nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ; tốc độ đọc khoảng 40 tiếng / phút); hiểu ý chính của đoạn, nội dung của bài; trả lời được câu hỏi về ý đoạn dã đọc. Thuộc 2 đoạn thơ đã học.
- Dựa vào tranh kể lại câu chuyện ngắn khoảng 5 câu và đặt được tên cho câu chuyện (BT2); viết được tin nhắn theo tình huống cụ thể (BT3).
II.Đồ dùng:
- Phiếu học tập ghi bài
- Tranh ở SGK (bài tập 2)
III.Hoạt động dạy-học: 33’
1.Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu.
2.Kiểm tra học thuộc lòng:
- GV gọi 10 em lần lượt bốc thăm và đọc bài.
- HS lần lượt đọc bài.
- GV nhận xét.
- HS đọc bài.
- GV nhận xét.
3.Kể chuyện theo tranh, rồi đặt tên cho câu chuyện (miệng)
-1HS đọc yêu cầu bài.
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh và nối kết nội dung 3 bức tranh ấy thành 1 câu.
- HS làm việc theo cặp.
- Đại diện một số nhóm kể chuyện.
Tranh 1: Một bà cụ chống gậy đứng bên hè phố. Cụ muốn sang đường, Nhưng đường đang đông xe cộ qua lại. Cụ lúng túng không biết làm cách nào qua đường.
Tranh 2: Một bạn HS đi tới. Thấy bà cụ, bạn hỏi:
 Bà ơi! Bà muốn sang đường phải không?
 Bà lão đáp. Ừ ! nhưng đường đông xe quá bà sợ.
 Bà đừng sợ! Cháu sẽ giúp bà.
Tranh 3: Nói rồi bạn nắm lấy tay bà cụ, đưa bà qua đường.
- HS đặt tên truyện: Qua đường; Giúp đỡ người già.
4.Viết nhắn tin: (viết) Em đến nhà bạn để báo cho bạn đi dự Tết Trung thu nhưng cả gia đình bạn đi vắng. Hãy viết lại lời nhắn tin cho bạn.
-1HS đọc yêu cầu của bài.
- HS viết nhắn tin và đọc lên.
- GV nhận xét.
5.Củng cố, dặn dò: 2’
- Nhận xét giờ học.
- Về ôn lại các bài tập đọc để tiết sau học. 
 Thứ năm ngày 14 tháng 1 năm 2021
Tập viết
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 (TIẾT7)
I.Mục tiêu:
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như Tiết 1. - Đọc rõ ràng, trôi chảy bài tập đọc đã học ở kì I (phát âm rõ ràng, biết ngưng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ; tốc độ đọc khoảng 40 tiếng / phút); hiểu ý chính của đoạn, nội dung của bài; trả lời được câu hỏi về ý đoạn dã đọc. Thuộc 2 đoạn thơ đã học.
- Tìm được từ chỉ đặc điểm trong câu (BT2).
- Viết được một bưu thiếp chúc mừng thầy cô giáo (BT3).
II.Đồ dùng:
- Phiếu ghi các bài tập đọc.
- Bưu thiếp viết lời chúc mừng.
III.Hoạt động dạy-học: 33’
1.Giới thiệu bài.
2.Kiểm tra học thuộc lòng: 
- GV gọi lần lượt HS lên bốc thăm.
- HS đọc bài.
- GV theo dỏi, nhận xét.
3.Tìm các từ chỉ đặc điểm của người và vật:
- HS đọc yêu cầu của bài tập và làm vào vở.
- HS lên bảng làm.
- GV nhận xét chốt lại ý đúng: Lạnh giá, sáng trưng, xanh mát, siêng năng, cần cù.
4.Viết bưu thiếp : Chúc mừng thầy (cô) giáo. 
- 1HS đọc yêu cầu bài. 
- HS viết lời chúc theo yêu cầu của bài tập vào bưu thiếp.
- HS đọc lên, GV nhận xét. 
- HS ngồi tại chỗ,GV nhận xét.
C. Củng cố, dặn dò :5’.
- Tiết học hôm nay ta ôn lại nội dung gì?
Chính tả
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 (TIẾT8)
I. Mục tiêu:
-Kiểm tra (Đọc) theo mức độ cần đạt nêu ở tiêu chí ra đề kiểm tra môn Tiếng việt lớp 2, HKI (Bộ giáo dục và Đào tạo - Đề kiểm tra học kì cấp tiểu học, Lớp 2, NXB Giáo dục, 2008).
II.Đồ dùng:
- Phiếu học tập ghi tên bài tập đọc.
III.Hoạt động dạy-học:
1.Giới thiệu bài: (2’) Nêu mục đích, yêu cầu.
2.Kiểm tra học thuộc lòng: (10’)
- GV gọi số HS còn lại lần lượt lên bốc thăm.
- HS lần lượt lên bốc thăm và đọc bài.
- GV nhận xét.
3.Nói lời đáp của em : (5’) (miệng): 
-HS đọc yêu cầu bài.
- GV gợi ý: Nói đồng ý, không đồng ý phù hợp với tình huống trên.
-HS làm việc theo cặp.
VD: 1HS đóng(vai bà) : Cháu đang làm gì thế? xâu kim giúp bà nào!
 1HS đóng (vai cháu) Dạ! Cháu làm ngay đây ạ!
- GV cùng lớp nhận xét.
4.Viết khoảng 5 câu nói về một bạn trong lớp: (10’)
GV: Các em nhớ viết một bạn trong lớp và viết ngắn gọn, chân thật.
VD: Vũ là tổ trưởng của em. Bạn ấy đẹp trai, học giỏi, hay giúp người. Em rất thân với bạn. Ngày nào chúng em củng đi học cùng nhau. Em rất hài lòng về bạn Vũ.
-HS viết bài vào vở, GV theo dỏi.
- GV nhận xét, chữa bài.
5.Củng cố, dặn dò: (3’)
-Tiết này ta ôn lại những nội dung gì?
- GV nhận xét giờ học.
-Về nhà ôn lại các bài đã học tiết sau kiểm tra..
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I.Mục tiêu:
- Biết làm tính cộng, trừ có trong phạm vi 100.
- Biết tính giá trị biểu thức số có hai dấu phép tính cộng, trừ trong trường hợp đơn giản.
- Biết tìm một thành phần trong phép cộng hoặc phép trừ.
- Biết giải bài toán về nhiều hơn một số đơn vị.
- Các bài tập cần làm: Bài 1( cột 1,3,4), bài 2( cột 1,2) , bài 3( b), bài 4.
- Dành cho HS có năng khiếu: Bài 1( cột 2,5), bài 2( cột 3) , bài 3( a), Bài 5.
II.Đồ dùng:
- Bảng phụ chép sẵn bài tập 3.
III.Hoạt động dạy-học:
1.Giới thiệu bài: (2’)
- Nêu mục đích yêu cầu.
2.Hướng dẫn HS làm bài tập: (25’)
Bài 1: - Dành cho HS có năng khiếu: ( cột 2,5). Cho HS đọc yêu cầu bài. Tính.
 35 84 40
 + - +
 35 26 60
- HS làm vào vở nháp, 1HS lên bảng làm.
- GV cùng lớp nhận xét.
Bài 2: - Dành cho HS có năng khiếu: ( cột 3) .
Cho nêu yêu cầu bài . Tính.
HS làm vào bảng con.
GV giải thích mẫu.
 14 – 8 + 9 = 6 + 9 ; 16 – 9 + 8 = ; 5 + 7 – 6 =
 	= 15.
- HS nêu cách thực hiện: Từ trái sang phải.
Bài 3:- Dành cho HS có năng khiếu: ( a).
- HS nêu yêu cầu: Viết số thích hợp vào ô trống.
- GV treo bảng phụ lên, lớp trả lời miệng.
Số hạng
 32
 12
25

Số hạng
 8

25
 35
Tổng

 62

 85

- GV ghi kết quả vào ô trống.
Bài 4: HS tóm tắt và giải toán vào vở.( HĐ nhóm đôi)
- Các em có thể tóm tắt bằng lời hoặc sơ đồ đoạn thẳng.
Can bé : 14 l
 8 l
Can lớn : 
	 ? l
-1HS lên bảng chữa bài: Số lít dầu ở thùng to là: 14 + 8 = 22(l)
 Đáp số: 22 l
Bài 5: - Dành cho HS có năng khiếu:
- HS có năng khiếu đọc bài toán và làm vào vở nháp
 1dm
- GV nhận xét, chữa bài.
3. Củng cố - Dặn dò: (1’)
-Về ôn lại bài sau để tiết sau học.
Tự nhiên xã hội
PHÒNG TRÁNH NGÃ KHI Ở TRƯỜNG
I.Mục tiêu:
- Kể tên những hoạt động dễ gây ngã, nguy hiểm cho bản thân và cho người khác khi ở trường.
- Dành cho HS có năng khiếu: Biết cách xử lí khi bản thân hoặc người khác bị ngã.
*GDKNS : Kĩ năng ra quyết định: Nên và không nên làm gì để phòng tránh ngã.
II.Đồ dùng :
- Tranh SGK.
III.Hoạt động dạy học:
A.Bài cũ:(3’)
- Tiết trước ta học bài gì?.
- Hãy kể các thành viên trong trường?
- HS trả lời. 
- GV nhận xét.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài:(2’)
2.Hoạt động1:
- Làm việc với SGK để nhận biết được các hoạt động nguy hiểm cần tránh: (10’)
*Mục tiêu:
- Kể tên các hoạt động hay trò chơi dễ bị ngã và nguy hiểm cho bản thân và cho người khác khi ở trường.
Bước 1: Động nảo
- Hãy kể tên những hoạt động dễ gây nguy hiểm ở trường?
- HS trả lời: Đuổi bắt, chạy, nhảy.
Bước 2: Làm việc theo cặp.
GV: Các em hãy quan sát các hình 1,2,3,4 ở SGK.
- Chỉ và nói các hoạt động của các bạn trong từng hình .
- Những hoạt động nào dễ gây nguy hiểm cho bạn và cho người khác?
-1 em hỏi, 1 em trả lời.
Bước 3: Làm việc cả lớp.
- GV gọi 1 số HS trình bày.
- GV kết luận:Những hoạt động: Chạy đuổi nhau trong sân trường, chạy và xô đẩy nhau ở cầu thang, trên cây, với cành cây qua cựa sổ trên gác...là rất nguy hiểm không chỉ cho bản thân mầ đôi khi còn gây nguy hiểm cho các bạn khác.
*Hoạt động2: Thảo luận lựa chọn trò chơi bổ ích: (15’)
Mục tiêu: 
+HS có ý thức trong việc lựa chọnvà chơi những trò chơi để phòng tránh ngã khi ở trường.
*Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- Mỗi nhóm tự chọn trò chơi và chơi.
- GV theo dỏi
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Nhóm em chơi trò chơi gì ?
- Em cảm thấy thế nào khi chơi trò chơi này?
- Theo em trò chơi này có gây tai nạn cho bản thân và các bạn khi chơi không ?
- Em cần lưu ý điều gì khi chơi trò chơi này để khỏi gây tai nạn?.
- GV nhận xét bổ sung.
Hoạt động 3:(7’) Nên và không nên làm gì để phòng tránh tai nạn khi ở trường?
- Hãy nêu các hoạt động nên làm khi ở trường để phòng tránh tai nạn?
- Hãy nêu các hoạt động không nên tham gia?
- HS trả lời.
C.Củng cố, dặn dò:(2’)
- Em đã làm gì để phòng tránh ngã khi ở trường ?
- GV nhận xét giờ học.
- Về nhà nhớ xem lại bài sau.
Thứ sáu ngày 15 tháng 1 năm 2021
Tự nhiên và xã hội
THỰC HÀNH : GIỮ TRƯỜNG HỌC SẠCH , ĐẸP.
I.Mục tiêu:
- Biết thực hiện một số hoạt động làm cho trường, lớp sạch, đẹp
- Nêu được cách tổ chức các bạn tham gia làm vệ sinh trường, lớp một cách an toàn.
*GDKNS : - Kĩ năng ra quyết định : Nên và không nên làm gì để giữ trường học sạch đẹp.
II.Đồ dùng:
- Hình vẽ trong SGK trang 38, 39
- Một số dụng cụ: chổi có cán, sọt rác, xúc rác.
II.Hoạt động dạy học:
1.Bài cũ: (3’)
- Kiểm tra dụng cụ học tập của HS.
- GV nhận xét.
2.Bài mới:
a.Giới thiệu bài: (1’)
Hoạt động 1: (10’) Biết nhận xét thế nào là trường học sạch, đẹp.
Mục tiêu: Biết nhận xét thế nào là trường học sạch, đẹp và biết giữ trường học sạch, đẹp.
Cách tiến hành: 
Bước 1: Làm việc theo cặp.
- GV hướng dẫn HS quan sát các hình ở SGK và trả lời với các bạn các câu hỏi.
- Các bạn trong hình đang làm gì ?.
- Các bạn đã sử dụng những dụng cụ gì ?.
- Việc làm đó có tác dụng gì ?.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Một số HS trả lời trước lớp.
- GV hỏi thêm một số câu hỏi sau.
- Trên sân trường và xung quanh lớp học sạch hay bẩn?.
- Xung quanh sân trường có cây xanh không ? Cây tốt hay xấu ?.
- Khu vực vệ sinh đặt ở đâu ? Có sạch không?.
- Trường học của em đã sạch, đẹp chưa ?.
- Theo em làm thế nào để giữ trường học sạch, đẹp ?.
- Em đã làm gì để giữ trường học sạch, đẹp ?.
- HS trả lời.
- GV kết luận: Để trường học sạch, đẹp mỗi HS phải có ý thức giữ gìn trường học như: không viết, vẽ bậy lên tường , không vứt rác hay khạc nhổ bừa bãi, đại tiện đúng nơi quy định, không trèo cây, bẻ cành, ngắt hoa.Tham gia tích cực vào hoạt động như vệ sinh trường lớp, tưới và chăm sóc cây.
Hoạt động 2:(20’) Biết sử dụng một số dụng cụ làm vệ sinh.
Mục tiêu: Biết sử dụng một số dụng cụ để làm vệ sinh trường, lớp học sạch, đẹp.
Cách tiến hành:
Bước 1: Làm vệ sinh theo nhóm .
- GV giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm và giao dụng cụ cho từng nhóm.
- HS nhận việc và dụng cụ.
Bước 2: Các nhóm tiến hành thực hiện công việc được phân công.
- Nhóm 1: Quét sân và nhặt rác.
- Nhóm 2: Nhổ cỏ vườn hoa.
- Nhóm 3: Quét lớp học.
- GV theo dỏi và hướng dẫn : Khi làm vệ sinh các em nên đeo khẩu trang vào, vẩy nước lên nền nhà quét cho đỡ bụi.
Bứơc 3: GV cho cả lớp đi xem các nhóm đã làm và nhận xét.
- Các nhóm nhận xét lẫn nhau.
- GV nhận xét chung 
- GV kết luận: Trường lớp sạch ,đẹp giúp cho chúng ta khoẻ mạnh và học tập tốt hơn.
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
- Biết làm tính cộng, trừ có trong phạm vi 100.
- Biết tính giá trị biểu thức số có hai dấu phép tính cộng, trừ trong trường hợp đơn giản.
- Biết giải toán về ít hơn một số đơn vị.
- Các bài tập cần làm: Bài 1, bài 2, bài 3.
- Dành cho HS có năng khiếu: Bài 1, bài 5.
II. Hoạt động dạy- học:
A.Bài cũ:(3’)
- Tiết toán trước ta học bài gì?
- HS trả lời, GV nhận xét. 
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài:(2’)
2.Hướng dẫn HS làm bài tập:(25’)
Bài 1: - Cho HS nêu yêu cầu: Đặt tính rồi tính.
- HS làm vào vở: 38 61 54 70 
 + - + -
 27 28 19 32
- 1 HS lên bảng làm, lớp nhận xét.
Bài 2: - Cho HS nêu yêu cầu bài. Tính.
- HS làm miệng: 12 + 8 + 6 = 26 ; 36 + 19 – 19 = 36
- GV cùng HS nhận xét.
Bài 3: ( HĐ nhóm đôi)
- HS thảo luận nhóm đôi nêu cách giải, giải vào vở.
- 1HS lên bảng làm.
	Bài giải
 Năm nay bố có số tuổi là:
 70 – 32 = 38 (tuổi)
 Đáp số: 38 tuổi
- GV cùng HS nhận xét.
Bài 4: - Dành cho HS có năng khiếu. Cho HS đọc yêu cầu bài. Viết số thích hợp vào ô trống.
 75 + 18 = 18 + 
- HS có năng khiếu trả lời, GV ghi kết quả.
Bài 5: - Dành cho HS có năng khiếu . Cho HS đọc yêu cầu bài : Xem lịch rồi cho biết.
- Hôm nay là thứ mấy? Ngày bao nhiêu của tháng nào?.
- HS có năng khiếu trả lời.
- GV nhận xét, chữa bài
C.Củng cố, dặn dò:(1’)
- GV nhận xét giờ học.
-Về ôn lại bài tiết sau kiểm tra
Tập làm văn
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 (TIẾT 9)
I.Mục tiêu:
- Kiểm tra (Viết) theo mức độ cần đạt nêu ở tiêu chí ra đề kiểm tra môn Tiếng việt lớp 2, HKI (Bộ giáo dục và Đào tạo - Đề kiểm tra học kì cấp tiểu học, Lớp 2, NXB Giáo dục, 2008).
II.Hoạt động dạy học:
1.Đề bài:
Bài 1: GV đọc một lượt bài chính tả trên.
- GV đọc, HS viết vào vở kiểm tra: 2 khổ thơ cuối bài “Đàn gà mới nở”.
Bài 2: Hãy viết từ 1 đến 3 câu trên tấm bưu thiếp chúc mừng sinh nhật bạn.
- HS làm vào vở.
3.Thu bài:
 Biểu chấm : Bài 1: 7 điểm ; Bài 2: 3 điểm
Hoạt động tập thể
SINH HOẠT LỚP
I.Mục tiêu:
- Đánh giá hoạt động của lớp trong tuần qua: về nề nếp, học tập, vệ sinh.
- Kế hoạch tuần tới.
- Hoạt động theo chủ đề
II.Nội dung:
1.Đánh giá:
- GV cho lớp trưởng điều khiển.
- Các tổ trưởng điều khiển tổ mình thảo luận ý kiến cuỉa các thành viên.
- Tổ trưởng từng tổ lên báo cáo trước lớp. 
- Các tổ nhận xét.
- GV nhận xét chung: 
* Về vệ sinh, nề nếp: Tuần qua vệ sinh sạch sẽ, mặc dù trời mưa nhưng các em vẫn có ý thức làm vệ sinh tốt.
* Về học tập: Nhìn chung các bạn đều chăm chỉ học tập và có ý thức xây dựng bài trong giờ học.Tuy nhiên có một số bạn chưa thật sự cố gắng. Cô đã nhắc nhiều nhưng tiến bộ còn chậm.
2.Kế hoạch tuần tới:
- Nề nếp: Tiếp tục duy trì nề nếp và sĩ số 100%.
- Học tập: Đi học đều và đúng giờ, giữ vững nề nếp, vệ sinh
 +Rèn đọc, viết cho cho em : Hiếu, Hoàng Công, San.
- Vệ sinh: Luôn làm sạch sẽ.
- Chăm sóc bồn hoa của lớp.
3.Hoạt động theo chủ đề
- GV nêu nhiệm vụ cụ thể cho từng tổ.
- Các tổ thực hiện , tổ trưởng điều khiển, GV theo dõi.
Buổi chiều
Thứ hai ngày 11 tháng 1 năm 2021
Toán
ÔN TẬP VỀ ĐO LƯỜNG.
I.Mục tiêu:
- Biết xác định khối lượng qua sử dụng cân.
- Biết xác định để xác định số ngày trong tháng nào đó và xác định một ngày nào đó là ngày thứ mấy trong tuần.
- Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ 12.
- Các bài tập cần làm: Bài 1, bài 2(a,b) , bài 3(a) ,bài 4.
- Dành cho HS có năng khiếu: Bài 2 (c) , bài 3 (b,c).
II.Đồ dùng:
-Lịch, đồng hồ.
III.Hoạt động dạy-học:
A.Bài cũ: 5’
-Tiết trước ta học bài gì?
- HS lên bảng vẽ một hình tam giác, 1 tứ giác.
- GV cùng HS nhận xét.
B.Bài mới: 33’
1.Giới thiệu bài.
2.Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1: (miệng)
- 2HS nêu yêu cầu: a. Con vịt nặng mấy ki lô gam? (3 kg)
 b. Gói đường nặng mấy ki lô gam?
 c. Lan cân nặng mấy ki lô gam?
- HS quan sát tranh ở SGK và trả lời.
 a. 3kg b. 4 kg c. 30 kg
- GV nhận xét.
Bài 2: - Dành cho HS có năng khiếu: (c) (miệng). 
- HS nêu yêu cầu : Xem lịch rồi cho biết.
- Tháng 10 có mấy ngày ? Có mấy ngày chủ nhật ? Đó là những ngày nào?.
- Tháng 11 có mấy ngày ? có mấy ngày chủ nhật ? Có mấy ngày thứ năm
- HS quan sát lịch và trả lời.
- GV nhận xét.
Bài 3:- Dành cho HS có năng khiếu: bài 3 (b,c). Viết 
- HS nêu yêu cầu : Xem lịch ở bài tập 2 và cho biết.
a. Ngày 1 tháng 10 là thứ mấy ? Ngày 10 tháng 10 là thứ mấy ?.
b. Ngày 20 tháng 11 là thứ mấy ? Ngày 30 tháng 11 là thứ mấy?.
- HS làm vào vở, 1HS lên bảng làm.
- GV cùng HS nhận xét.
Bài 4: (miệng)
- HS nêu yêu cầu : 
a.Các bạn chào cờ lúc mấy giờ?
- HS quan sát đồng hồ rồi trả lời (7 giờ)
b.Các bạn tập thể dục lúc mấy giờ? (9 giờ)
- HS nộp bài GV nhận xét.
4.Củng cố, dặn dò. 2’
- GV hệ thống lại bài học.
- GV nhận xét giờ học.
-Về nhà xem lại bài. 
Tự học
HOÀN THÀNH NỘI DUNG MÔN TIẾNG VIỆT
I. Mục tiêu :
 Hướng dẫn HS tự chọn nội dung học tập các môn học mà mình yêu thích, các môn học hoặc nội dung mà mình chưa hoàn thành hoặc các môn học mà mình hoàn thành chưa tốt .
II. Các hoạt động dạy học :
 1.Kiểm tra sự chuẩn bị của HS . (2’)
 GV kiểm tra, nhận xét .
 2.Nội dung bài : (31’)
a.Giới thiệu bài .
b. Hướng dẫn HS tự học:
- GV chia các nhóm theo các phân môn đã học. HS tự tìm về các nhóm ngồi để hoàn thành các môn mà mình chưa hoàn thành hoặc hoàn thành chưa tốt ở các môn học gồm các môn học: (Lưu ý hs nếu bạn nào có nhiều môn chưa hoàn thành thì lần lượt làm xong và tự giác chuyển chỗ ngồi để hoàn thành tiếp môn khác ).
c.GV định hướng: 
- Trong tiết học này các em có thể luyện lại các kiến thức mà mình đang cần luyện ví dụ: Đọc bài tập đọc, đặt 

File đính kèm:

  • docgiao_an_cac_mon_lop_2_tuan_17_nam_hoc_2020_2021.doc
Giáo án liên quan