Giáo án các môn Lớp 2 - Tuần 14 - Năm học 2019-2020 - Trần Thị Nhài

Hoạt động của GV

1. Kiểm tra bài cũ:

 - GV gọi 2 HS lên bảng viết, cả lớp viết bảng con.

 - Nhận xét HS.

2. Bài mới:

 a) Giới thiệu:

b)Hướng dẫn viết chính tả:

Ÿ Hướng dẫn HS chuẩn bị:

 * GV đọc đoạn văn cuối trong bài Câu chuyện bó đũa.

* Giúp HS nắm nội dung và nhận xét:

+ Đây là lời của ai nói với ai?

+ Người cha nói gì với các con?

+ Lời người cha được viết sau dấu câu gì?

* Hướng dẫn viết từ khó.

 - GV đọc, HS viết các từ khó theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho HS.

Ÿ Viết chính tả.

 - GV đọc, chú ý mỗi cụm từ đọc 3 lân.

Ÿ GV đọc cho HS soát lỗi

Ÿ Chấm bài.

 c) Hướng dẫn làm bài tập chính tả.

Bài 2 (c)

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.

- Yêu cầu HS làm bài vào Vở bài tập, 1 HS làm bài trên bảng lớp.

- Gọi HS nhận xét bài bạn trên bảng.

- Yêu cầu cả lớp đọc các từ trong bài tập sau khi đã điền đúng.

Bài 3: HS lên bảng làm

-Nhận xét.

3. Củng cố – Dặn dò:

*Trò chơi: “ Thi tìm tiếng có i/iê”.

- Cách tiến hành: GV chia lớp thành 4 đội, cho các đội thi tìm. Đội nào tìm được nhiều từ hơn là đội thắng cuộc.

- Nhận xét tiết học:

- Chuẩn bị: Tiếng võng kêu.

 

 

doc37 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 407 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án các môn Lớp 2 - Tuần 14 - Năm học 2019-2020 - Trần Thị Nhài, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 câu: 
3. Củng cố – Dặn dò:
- Yêu cầu HS thi nhau tìm những câu ca dao, tục ngữ nói lên tình cảm anh em.
- Gio dục HS qua bài học:
- Nhận xét tiết học.
- Đọc lại câu chuyện ở nhà.
- Cả lớp theo dõi và đọc thầm theo.
- HS nối tiếp câu.
- Các nhóm thi đua đọc.
- Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 2.
- HS thi đọc lại câu chuyện.
- Nhận xét.
* Tìm từ chỉ hoạt động trong câu sau:
 Người cha cởi bó đũa ra rồi thong thả bẻ gãy một cách dễ dàng.
* VD:
+ Môi hở răng lạnh.
+ Anh em như thể tay chân.
Tiết 2
Môn: Toán 
Bài: ÔN BÀI 65 – 38; 46 – 17; 57 – 28; 78 – 29
I. Mục tiêu:
 - Biết cách thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 65 – 38; 
46 – 17; 57 – 28; 78 – 29.
 - Biết giải bài toán có một phép tính trừ dạng trên.
 - Làm thêm bài 1 cột 4, 5; bài 2 cột 2/ SGK/ T 67
II. Chuẩn bị:
- GV: Bộ thực hành Toán, bảng phụ.
- HS: Vở, bảng con.
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới:
 a)Giới thiệu: Ôn bài 65 – 38; 46 – 17; 57 – 28; 78 – 29
 - Bài 1: HS làm thêm cột 4, 5/ SGK/ T67:
 - Làm bảng con, bảng lớp
- Gọi HS dưới lớp nhận xét bài của các bạn trên bảng.
Bài 2: Làm thêm cột 2/ SGK/ T 67
- Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?
- Viết lên bảng.
+ Số cần điền vào là số nào? Vì sao?
+ Điền số nào vào ? Vì sao?
+ Vậy trước khi điền số chúng ta phải làm gì?
- Yêu cầu HS làm bài tiếp, gọi 3 HS lên bảng làm bài.
- Yêu cầu HS nhận xét bài của các bạn trên bảng.
- Nhận xét HS.
Bài 3: Gọi 1 HS đọc đề bài.
+ Bài toán thuộc dạng gì? Vì sao con biết?
+ Muốn tính tuổi mẹ ta làm thế nào?
- Yêu cầu HS tự giải bài toán vào Vở bài tập.
* Nâng cao: HS nêu miệng kết quả
3. Củng cố – Dặn dò:
 - HS đặt tính rồi tính
Nhận xét tiết học
Chuẩn bị: Luyện tập
- HS lên bảng làm bài, mỗi HS thực hiện một phép tính.
	a)	
 45 65 95 75
 - 16 - 27 - 58 - 39
 29 38 37 36
 b) 96 56 66 77
 -77 - 18 - 29 - 48
 19 38 37 29
c) 57 68 88 55
 - 49 - 39 - 29 - 19
 8 19 59 36
- Điền số thích hợp vào ô trống.
- Điền số 70 vào vì 79 – 9 = 70
- Điền số 60 vì 70 – 10 = 60
- Thực hiện tính nhẩm tìm kết quả của phép tính.
- Làm bài
- Nhận xét bài của bạn và tự kiểm tra bài của mình.
- Đọc đề bài.
+ Bài toán thuộc dạng bài toán về ít hơn, vì “kém hơn” nghĩa là “ít hơn”.
+Lấy tuổi bà trừ đi phần hơn.
Tóm tắt
Bà : 65 tuổi
Mẹ kém bà : 29 tuổi
Mẹ : tuổi?
Bài giải
Tuổi của mẹ là:
65 – 29 = 36 (tuổi)
 Đáp số: 36 tuổi
Hai số có hiệu bằng 45, nếu giữ nguyên số trừ và giảm số bị trừ 18 đơn vị thì hiệu mới bằng bao nhiêu?
 Hiệu mới bằng: 45 – 18 = 27
55 – 8 ; 46 – 7; 67 – 9; 58 – 9 
Tiết 3
Môn: Luyện viết 
 Bài: CHỮ HOA M
I-Mục tiêu: 
-Biết viết chữ hoa M heo cỡ chữ vừa và nhỏ.
-Biết viết ứng dụng cụm từ: "Miệng nói tay làm" theo cỡ nhỏ, viết chữ đúng mẫu, đẹp.
-Viết đúng kiểu chữ, khoảng cách giữa các chữ, viết đẹp.
II- Chuẩn bị: 
-Mẫu chữ viết hoa M, cụm từ ứng dụng và vở TV.
III-Các hoạt động dạy học: 
1-Kiểm tra bài cũ: Cho HS viết: L, Lá lành. Nhận xét.
Bảng. Nhận xét.
2. Bài mới
a-Giới thiệu bài: 
b-Hướng dẫn viết chữ hoa: 
-GV gắn chữ hoa M.
Quan sát.
-Hướng dẫn HS viết bảng con.
Quan sát.
c-Hướng dẫn HS viết chữ Miệng:
-Cho HS quan sát và nhận xét chữ Miệng.
Quan sát.
d-Hướng dẫn cách viết cụm từ ứng dụng:
-Giới thiệu cụm từ ứng dụng.
-GV giải nghĩa cụm từ: Miệng nói tay làm.
-Chia nhóm thảo luận về nội dung cấu tạo và độ cao các con chữ.
-GV viết mẫu.
HS đọc.
4 nhóm. Đại diện trả lời. Nhận xét.
e-Hướng dẫn HS viết vào vở TV:
g-Chấm bài: 5 - 7 bài. Nhận xét.
3-Củng cố - Dặn dò
-Gọi HS viết lại chữ M – Miệng.
Bảng 
-Về nhà luyện viết thêm - Nhận xét. 
Thứ tư, ngày 27 tháng 11 năm 2019
BUỐI SÁNG
Tiết 1
Môn: Tập đọc (Tiết 42)
Bài: NHẮN TIN
I-Mục tiêu:
-Đọc trơn 2 mẫu nhắn tin. Ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, giọng đọc thân mật.
-Hiểu nội dung các mẫu nhắn tin. Nắm được cách viết nhắn tin.
-HS viết được tin nhắn.
II. Chuẩn bị:
Giấy viết nhắn tin
III-Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 HS lên bảng kiểm tra bài Câu chuyện bó đũa và trả lời câu hỏi.
+ Tại sao bốn người con không bẻ gãy được bó đũa? 
+ Người cha bẻ gãy bó đũa bằng cách nào? 
+ Nêu nội dung của bài.
- Nhận xét HS.
2. Bài mới: 
 a)Giới thiệu: Trong bài tập đọc này, các em sẽ đọc được 2 mẩu tin nhắn. Qua đó, các em sẽ hiểu tác dụng của tin nhắn và biết cách viết một mẩu tin nhắn.
 b) Luyện đọc:
Ÿ GV đọc mẫu lần 1 sau đó yêu cầu HS đọc lại. Chú ý giọng đọc thân mật, tình cảm.
ŸHướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ:
 * Đọc từng câu: 
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp từng câu trong từng mẫu tin nhắn.
- GV cho HS đọc các từ cần chú ý phát âm đã ghi trên bảng.
 * Đọc từng mẩu nhắn tin trước lớp:
- Yêu cầu đọc lần lượt từng tin nhắn trước lớp.
- Hướng dẫn ngắt giọng, 2 câu dài trong 2 tin nhắn đã ghi trên bảng phụ.
* Đọc trong nhóm:
- Chia nhóm và yêu cầu luyện đọc trong nhóm.
* Thi đọc giữa các nhóm.
c)Hướng dẫn tìm hiểu bài:
Ÿ Yêu cầu HS đọc bài và trả lời các câu hỏi:
+ Những ai nhắn tin cho Linh? Nhắn tin bằng cách nào?
+ Vì sao chị Nga và Hà nhắn tin cho Linh bằng cách ấy?
* GV tóm ý: Vì chị Nga và Hà không gặp trực tiếp Linh lại không nhờ được ai nhắn tin cho Linh nên phải viết tin nhắn để lại cho Linh.
- Yêu cầu đọc lại mẩu tin thứ nhất.
+ Chị Nga nhắn tin Linh những gì?
+ Hà nhắn tin Linh những gì?
-Yêu cầu HS đọc bài tập 5.
 + Bài tập yêu cầu các em làm gì?
 + Vì sao em phải viết tin nhắn.
 + Nội dung tin nhắn là gì?
- Yêu cầu HS thực hành viết tin nhắn sau đó gọi một số em đọc. Nhận xét, khen ngợi các em viết ngắn gọn, đủ ý.
3. Củng cố – Dặn dò:
- Tin nhắn dùng để làm gì?
- Nhận xét chung về tiết học. Dặn dò HS khi viết tin nhắn phải viết ngắn gọn đủ ý.
- Chuẩn bị tiết sau:
- HS 1: Đọc đoạn 1, 2 và trả lời câu hỏi. 
- HS 2: Đọc đoạn 2, 3 và trả lời câu hỏi. 
- HS 3: Đọc cả bài.
- 2 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm.
- Mỗi HS đọc 1 câu. Lần lượt đọc hết tin nhắn thứ 1 đến tin nhắn thứ 2.
- Đọc từ khó, dễ lẫn 3 đến 5 em đọc cá nhân. Lớp đọc đồng thanh.
- 2HS tiếp nối nhau đọc bài.
- 5 đến 7 HS đọc cá nhân. Cả lớp đọc đồng thanh các câu:
+	Em nhớ quét nhà,/ học thuộc 2 khổ thơ/ và làm 3 bài tập toán/ chị đã đánh dấu.//
	+ Mai đi học/ bạn nhớ mang quyển bài hát cho tớ mượn nhé.//
- HS đọc theo nhóm đôi.
- Đại diện nhóm thi đọc. Bình chọn nhóm đọc hay nhất.
+ Chị Nga và bạn Hà nhắn tin cho Linh. Nhắn bằng cách viết lời nhắn vào 1 tờ giấy.
+ Vì lúc chị Nga đi Linh chưa ngủ dậy. Còn lúc Hà đến nhà Linh thì Linh không có nhà.
- 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm.
+ Chị nhắn Linh quà sáng chị để trong lồng bàn và dặn Linh các công việc cần làm.
+ Hà đến chơi nhưng Linh không có nhà, Hà mang cho Linh bộ que chuyền và dặn Linh mang cho mượn quyển bài hát.
- Đọc bài.
+ Viết tin nhắn.
 +Vì bố mẹ đi làm, chị đi chợ chưa về. Em sắp đi học.
 + Nội dung tin nhắn là: Em cho cô Phúc mượn xe đạp.
- Viết tin nhắn.
- Đọc tin nhắn. Bạn nhận xét.
- HS trả lời.
Tiết 2
Môn: Tự nhiên xã hội (Tiết 14)
Bài: PHÒNG TRÁNH NGỘ ĐỘC KHI Ở NHÀ
I-Mục tiêu:
 - Nhận biết một số thứ sử dụng trong gia đình có thể gây ngộ độc.
 - Phát hiện được một số lý do khiến chúng ta có thể bị ngộ độc qua đường ăn uống.
 - Ý thức được những việc bản thân và người lớn trong gia đình có thể làm đẻ phòng tránh ngộ độc cho mình và cho mọi người.
 - Biết cách ứng xử khi bản thân và người nhà khi bị ngộ độc.
 - KNS: Biết ứng phó với các tình huống ngộ độc.
II- Chuẩn bị:
-Hình vẽ trang 30, 31/SGK.
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
+ Để môi trường xung quanh bạn sạch sẽ, bạn đã làm gì?
- GV nhận xét.
2. Bài mới 
 a)Giới thiệu:
 b) Các hoạt động:
* Hoạt động 1: Làm việc với SGK.
Ÿ Mục tiêu: Biết được một số thứ sử dụng trong gia đình có thể gay ngộ độc.
Ÿ Cách tiến hành:
- Yêu cầu :Thảo luận nhóm để chỉ và nói tên những thứ có thể gây ngộ độc cho mọi người trong gia đình
- Yêu cầu: Trình bày kết quả theo từng hình:
+ Hình 1:
+ Hình 2:
+ Hình 3:
+ Những thứ trên có thể gây ngộ độc cho tất cả mọi người trong gia đình, đặc biệt là em bé. Các em có biết vì sao lại như thế không?
* GV chốt kiến thức: 
 + Một số thứ trong nhà có thể gây ngộ độc là: thuốc tây, dầu hoả, thức ăn bị ôi thiu,.
 + Chúng ta dễ bị ngộ độc qua đường ăn, uống.
* Hoạt động 2: Phòng tránh ngộ độc.
Ÿ Mục tiêu:Ý thức được những việc bản thân và người lớn trong gia đình có thể làm để phòng tránh ngộ độc cho mình và cho mọi người.
Ÿ Cách tiến hành:
- Yêu cầu :Quan sát các hình vẽ 4, 5, 6 và nói rõ:
+ Những người trong hình đang làm gì? Làm thế có tác dụng gì?
- Yêu cầu :Trình bày kết quả theo từng hình:
+ Hình 4:
+ Hình 5 :
+ Hình 6 :
* GV kết luận: Để phòng tránh ngộ độc khi ở nhà, chúng ta cần: 
+ Xếp gọn gàng, ngăn nắp những thứ thường dùng trong gia đình.
+ Thực hiện ăn sạch, uống sạch.
+ Thuốc và những thứ độc, phải để xa tầm với của trẻ em.
+ Không để lẫn thức ăn, nước uống với các chất tẩy rửa hoặc hoá chất khác.
* Hoạt động3: Đóng vai.
Ÿ Mục tiêu: Xử lí tình huống khi bản thân hoặc người nhà bị ngộ độc.
Ÿ Cách tiến hành:
* GV giao nhiệm vụ cho HS:
- Nhóm 1 và 3: nêu và xử lí tình huống bản thân bị ngộ độc.
- Nhóm 2 và 4: nêu và xử lí tình huống
người thân khi bị ngộ độc.
* GV chốt kiến thức:
+ Khi bản thân bị ngộ độc, phải tìm mọi cách gọi người lớn và nói mình đã ăn hay uống thứ gì.
+ Khi người thân bị ngộ độc, phải gọi ngay cấp cứu hoặc người lớn; thông báo cho nhân viên y tế biết người bệnh bị ngộ độc bởi thứ gì.
3. Củng cố – Dặn dò: 
 - KNS: Biết ứng phó với các tình huống ngộ độc.
- Giáo dục Hs qua bài học:
- Nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Trường học.
- HS trả lời. 
- Nhận xét.
- HS thảo luận nhóm .
- Đại diện 3 nhóm nhanh nhất sẽ lên trình bày kết quả theo lần lượt 3 hình.
+ Thứ gây ngộ độc là bắp ngô. Bởi vì bắp ngô đó bị nhiều ruồi đậu vào, bắp ngô đó bị thiu.
+ Thứ gây ngộ độc là lọ thuốc.Bởi nếu em bé tưởng là kẹo, em bé ăn nhiều thì sẽ bị ngộ độc thuốc.
+ Thứ gây ngộ độc ở đây là lọ thuốc trừ sâu.Bởi vì người phụ nữ có thể nhằm thuốc trừ sâu như lọ nước mắm, cho vào đun nấu.
+ Bởi vì em bé chưa biết đọc nên không phân biệt được mọi thứ, dễ nhầm lẫn.
- HS đọc ghi nhớ .
- 1, 2 HS nhắc lại ý chính .
- HS thảo luận nhóm .
- Đại diện 1, 2 nhóm nhanh nhất sẽ lên trình bày 
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến.
+ Cậu bé đang vứt những bắp ngô đã bị ôi thiu đi. Làm như thế đễ không ai trong nhà ăn nhằm, bị ngộ độc nữa.
+ Cô bé đang cất lọ thuốc lên tủ cao, để em mình không với tới được và ăn nhầm vì tưởng là kẹo ngọt.
+ Anh thanh niên đang cất riêng thuốc trừ sâu, dầu hoả với nước mắm. Làm thế để phân biệt, không dùng nhằm lẫn giữa 2 loại.
- HS đọc ghi nhớ .
- HS nêu.
- Các nhóm thảo luận, sau đó lên trình diễn.
- HS dưới lớp nhận xét, bổ sung cách giải quyết tình huống của nhóm bạn.
- HS nghe, ghi nhớ.
Tiết 3
Môn: Toán (Tiết 68) 
Bài: LUYỆN TẬP 
I. Mục tiêu:
 - Thuộc bảng 15, 16, 17, 18 trừ đi một số.
 - Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng đã học.
 - Biết giải bài toán về ít hơn.
 - Làm được các bài tập: 1; 2 (cột 1, 2); 3 & 4.
 - Giảm bài 2 cột 3 (dạy vào buổi chiều)
II. Chuẩn bị:
 - GV: 4 mảnh bìa hình tam giác như bài tập 5.
 - HS: Vở, bảng con.
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
- Luyện tập.
 b)Luyện tập: Các phép trừ có nhớ.
Bài 1:
- Yêu cầu HS tự nhẩm và ghi kết quả vào Vở bài tập.
- Yêu cầu HS thông báo kết quả.
- Nhận xét.
Bài 2: Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?
- Yêu cầu HS nhẩm và ghi ngay kết quả vào bài.
+ Hãy so sánh kết quả của 15 – 5 – 1 và 
15 – 6.
+ So sách 5 + 1 và 6
+ Hãy giải thích vì sao 15 –5 –1 = 15 – 6.
*Kết luận: Khi trừ 1 số đi 1 tổng số thì cũng bằng số đó trừ đi từng số hạng. Vì thế khi biết 15 – 5 – 1 = 9 có thể ghi ngay kết quả 15 – 6 = 9.
Bài 3: Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài bạn trên bảng.
- Yêu cầu 4 HS lên bảng lần lượt nêu lên cách thực hiện phép tính của 4 phép tính.
- Nhận xét HS.
Bài 4: Gọi 1 HS đọc đề bài.
 + Bài toán thuộc dạng gì?
- Yêu cầu HS tự tóm tắt và làm bài.
3. Củng cố – Dặn dò:
- HS lên bảng tính
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị: Bảng trừ
- Nhẩm và ghi kết quả.
- HS nối tiếp nhau thông báo kết quả (theo bàn hoặc theo tổ). Mỗi HS chỉ đọc kết quả 1 phép tính.
 15 – 6 = 9 14 – 8 = 6 15 – 8 = 7 
 16 – 7 = 9 15 – 7 = 8 14 – 6 = 8
 17 – 8 = 9 16 – 9 = 7 17 – 9 = 8 
 18 – 9 = 9 13 – 6 = 7 13 – 7 = 6 
 15 – 9 = 6 
 16 – 8 = 8
 14 – 5 = 9
 13 – 9 = 4 
+ Tính nhẩm.
15 – 5 – 1 = 9 16 – 6 – 3 = 7
15 – 6 = 9 16 – 9 = 7
- HS làm bài và đọc chữa. Chẳng hạn: 15 trừ 5 trừ 1 bằng 9. 15 trừ 6 bằng 9.
+ Bằng nhau và cùng bằng 9.
+ 5 + 1 = 6.
+ Vì 15 – 5 = 5, 5 + 1 = 6 nên 15 – 5 –1 bằng 15 – 6 
- Đặt tính rồi tính.
 35 72 81 50
 - 7 - 36 - 9 - 17
 28 36 72 33
- Nhận xét bài của bạn cả về cách đặt tính và thực hiện phép tính.
- Trả lời
- Đọc đề bài
 + Bài toán về ít hơn.
Tóm tắt
Mẹ vắt : 50 l
 Chị vắt ít hơn : 18 l
 Chị vắt : . . .l ?
Bài giải
Số lít sữa chị vắt được là:
50 – 18 = 32 ( l )
 Đáp số: 32 lít
 45 – 37; 60 – 45 
Tiết 4
Môn: Thể dục 
Giáo viên bộ môn soạn 
 BUỔI CHIỀU
Tiết 1
Môn: Tập viết 
Bài: CHỮ HOA M
I-Mục tiêu: 
-Biết viết chữ hoa M heo cỡ chữ vừa và nhỏ.
-Biết viết ứng dụng cụm từ: "Miệng nói tay làm" theo cỡ nhỏ, viết chữ đúng mẫu, đẹp.
-Viết đúng kiểu chữ, khoảng cách giữa các chữ, viết đẹp.
II-Chuẩn bị: 
-Mẫu chữ viết hoa M, cụm từ ứng dụng và vở TV.
III-Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra vở viết.
- Yêu cầu viết: L
- Hãy nhắc lại câu ứng dụng.
- Viết: Lá lành đùm lá rách. 
- GV nhận xét.
2. Bài mới:
 a)Giới thiệu: 
- GV nêu mục đích và yêu cầu tiết học.
b)Hướng dẫn viết chữ cái hoa:
ŸHướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
- Gắn mẫu chữ M
 + Chữ M cao mấy li? 
 + Gồm mấy đường kẻ ngang?
 + Viết bởi mấy nét?
 - GV chỉ vào chữ M và miêu tả: 
 + Gồm 4 nét: móc ngược trái, thẳng đứng, thẳng xiên và móc ngược phải.
- GV viết bảng lớp.
- GV hướng dẫn cách viết: 
 + Nét 1: Đặt bút trên đường kẽ 2, viết nét móc từ dưới lên lượn sang phải, dừng bút ở đường kẽ 6.
 + Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, đổi chiều bút viết 1 nét thẳng đứng xuống đường kẽ 1.
 + Nét 3: Từ điểm dừng bút của nét 2 đổi chiều bút viết 1 nét thẳng xiên (hơi lượn ở 2 đầu) lên đường kẽ 6.
 + Nét 4: Từ điểm dừng bút của nét 3 đổi chiều bút, viết nét móc ngược phải. Dừng bút trên đường kẽ 2
- GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết.
Ÿ HS viết bảng con.
- GV yêu cầu HS viết 2, 3 lượt.
- GV nhận xét uốn nắn.
c) Hướng dẫn viết câu ứng dụng.
ŸHướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
- Treo bảng phụ
- Giới thiệu câu: Miệng nói tay làm.
+ Nêu độ cao các chữ cái.
 + Cách đặt dấu thanh ở các chữ.
 + Các chữ viết cách nhau khoảng chừng nào?
- GV viết mẫu chữ: Miệng lưu ý nối nét M và iêng.
Ÿ HS viết bảng con
 - Viết: Miệng 
- GV nhận xét và uốn nắn.
d) Viết vở
- GV nêu yêu cầu viết.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS.- Chấm, chữa.
 -GV nhận xét chung.
3. Củng cố – Dặn dò:
- GV cho 2 dãy thi đua viết chữ đẹp.
- GV nhận xét tiết học.
- Nhắc HS hoàn thành bài viết.
- Chuẩn bị: Chữ hoa N – Nghĩ trước nghĩ sau.
- HS viết bảng con.
- HS nêu câu ứng dụng.
- 3 HS viết bảng lớp. Cả lớp viết bảng con.
- HS quan sát
 + 5 li
 + 6 đường kẻ ngang.
 + 4 nét
- HS quan sát
- HS quan sát.
- HS tập viết trên bảng con
- HS đọc câu
- M:5 li
- g, y, l : 2,5 li
- t: 2 li
- i, e, n, o, a, m : 1 li
- Dấu nặng(.) dưới ê
- Dấu sắc (/) trên o
- Dấu huyền (`) trên a
- Khoảng chữ cái o
- HS viết bảng con
- HS viết vở
- Mỗi đội 3 HS thi đua viết chữ đẹp trên bảng lớp.
Tiết 2
Môn: Tập đọc 
Bài: ÔN BÀI CÂU CHUYỆN BÓ ĐŨA
I-Mục tiêu:
 - Đọc trơn toàn bài. Nghỉ hơi hợp lý sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài. Biết đọc phân biệt giọng kể và giọng nhân vật.
 - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh. Anh chị em trong nhà phải đoàn kết thương yêu nhau.
 - Ôn luyện từ và câu.
II- Chuẩn bị: SGK.
III-Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới:
 a) Giới thiệu: 
 b) Luyện đọc:
* HS đọc mẫu.
* Hướng dẫn HS luyện đọc.
Ÿ Đọc tiếp nối từng câu: 
- HS chia nhóm và luyện đọc trong nhóm.
Ÿ Đọc đồng thanh
c) Hướng dẫn tìm hiểu bài:
 HS đọc từng đoạn và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
d) Luyện đọc lại:
- GV đọc bài lần 2.
- Tổ chức cho HS thi đọc lại câu chuyện.
* Nâng cao: Ôn luyện từ và câu: 
3. Củng cố – Dặn dò:
- Yêu cầu HS thi nhau tìm những câu ca dao, tục ngữ nói lên tình cảm anh em.
- Gio dục HS qua bài học:
- Nhận xét tiết học.
- Đọc lại câu chuyện ở nhà.
- Cả lớp theo dõi và đọc thầm theo.
- HS nối tiếp câu.
- Thực hành đọc theo nhóm.
- Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 2.
- HS thi đọc lại câu chuyện.
- Nhận xét.
* Điền từ chỉ công việc gia đình vào các chỗ chấm sau cho thích hợp.
a. Em thường quét nhà mỗi buổi sáng.
b. Cha thường giúp mẹ tưới cây trên sân thượng.
c. Chiều nào em cũng giúp mẹ bón phân cho mấy luống rau.
* VD:
+ Môi hở răng lạnh.
+ Anh em như thể tay chân.
Tiết 3
Môn : Toán
Bài: ÔN BÀI LUYỆN TẬP
I-Mục tiêu:
-Giúp HS củng cố về 15, 16, 17, 18 trừ đi một số và về kỹ thuật thực hiện phép tính trừ có nhớ.
- Củng cố về giải toán.
-HS làm thêm bài tập 2 cột 3/ SGK/ T68
II. Chuẩn bị:
 - GV: 4 mảnh bìa hình tam giác như bài tập 5.
 - HS: Vở, bảng con.
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
- Luyện tập.
 b)Luyện tập: Ôn bài Luyện tập
Bài 1: Làm thêm bài 2 cột 3/ SGK/ T68
- Yêu cầu HS tự nhẩm và ghi kết quả vào Vở bài tập.
- Yêu cầu HS thông báo kết quả.
- Nhận xét.
Bài 2: Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài bạn trên bảng.
- Yêu cầu 4 HS lên bảng lần lượt nêu lên cách thực hiện phép tính của 4 phép tính.
- Nhận xét HS.
Bài 3: Gọi 1 HS đọc đề bài.
 + Bài toán thuộc dạng gì?
- Yêu cầu HS tự tóm tắt và làm bài.
Bài 4: HS xếp hình theo mẫu
* Nâng cao: HS trả lời miệng
3. Củng cố – Dặn dò:
- HS đọc thuộc lại các bảng trừ.
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị: Bảng trừ
- Nhẩm và ghi kết quả.
- HS nối tiếp nhau thông báo kết quả (theo bàn hoặc theo tổ). Mỗi HS chỉ đọc kết quả 1 phép tính.
a)15 – 6 = 9 16 – 7 = 9 17 – 8 = 7 
 15 – 7 = 8 16 – 8 = 8 17 – 9 = 8 
 15 – 8 = 7 16 – 9 = 7 18 – 9 = 9 
 15 – 9 = 6 
b) 18 – 8 – 1 = 9 15 – 5 – 2 = 8 
 18 – 9 = 9 15 – 7 = 8
 16 – 7 – 2 = 7
 16 – 9 = 7
- Đặt tính rồi tính.
 76 55 88 47
- - - -
 28 7 59 8
 48 48 29 39
- Nhận xét bài của bạn cả về cách đặt tính và thực hiện phép tính.
- Trả lời
- Đọc đề bài
 + Bài toán về ít hơn.
Tóm tắt
 Mẹ vắt : 58 l
 Chị vắt ít hơn : 19 l
 Chị vắt : . . .l ?
Bài giải
Số lít sữa chị vắt được là:
58 – 19 = 39 ( l )
 Đáp số: 39 lít
* Tìm một số biết rằng số đó cộng với 28 thì bằng 76.
 Số cần tìm là: 76 – 28 = 48
Thứ năm, ngày 28 tháng 11 năm 2019
BUỔI SÁNG
Tiết 1
Môn: Chính tả (TC) (Tiết 28)
Bài: TIẾNG VÕNG KÊU
I. Mục tiêu:
- Chép lại chính xác bài chính tả, trính bày đúng 2 khổ thơ đầu của bài Tiếng võng kêu.
- Làm được bài tập 2c.
II. Chuẩn bị:
 - GV: Bảng phụ ghi nội dung bài tập 2 trên bảng.
 - HS: Vở, bảng con.
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng đọc cho HS viết các từ đã mắc lỗi, cần chú ý phân biệt của tiết trước.
- Nhận xét HS.
2. Bài mới:
 a)Giới thiệu: 
- Trong giờ học chính tả này, các em sẽ nhìn bảng, chép khổ thơ 2 trong bài Tiếng võng kêu. Sau đó sẽ làm các bài tập chính tả phân biệt i/iê; ăt/ăc.
 b)Hướng dẫn viết chính tả:
Ÿ Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- GV đọc khổ thơ.
+ Bài thơ cho ta biết điều gì?
 + Mỗi câu thơ có mấy chữ?
 + Để trình bày khổ thơ đẹp, ta phải viết ntn, viết khổ thơ vào giữa trang giấy, viết sát lề phải hay viết sát lề trái?
 + Các chữ đầu dòng viết thế nào?
- Hướng dẫn viết từ khó.
Ÿ Tập chép.
Ÿ Soát lỗi
Ÿ Chấm bài.
 c)Hướng dẫn làm bài tập c

File đính kèm:

  • docgiao_an_cac_mon_lop_2_tuan_14_nam_hoc_2019_2020_tran_thi_nha.doc