Giáo án Các môn Khối 5 - Tuần 5 - Năm học 2020-2021

KỂ CHUYỆN

TIẾT 5. KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC

I.Mục tiêu:

 - Biết kể một câu chuyện đã nghe hay đã đọc ca ngợi hoà bình, chống chiến tranh.

 - Biết trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.

II. Đồ dùng dạy- học:

 Sách, báo, truyện gắn với chủ điểm Hoà bình.

III. Hoạt động dạy- học:

 1. Kiểm tra bài cũ. (5/)

- Hai HS kể lại tranh 2- 3 đoạn của câu chuyện Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai.

- GV nhận xét.

2. Giới thiệu bài(1/)

 GV nêu MĐ, YC tiết học

3. Hướng dẫn HS kể chuyện. (27/)

a) Hướng dẫn HS hiểu đúng yêu cầu của giờ học

- Một HS đọc đề bài. GV gạch dưới từ quan trọng của đề bài mà GV viết sẵn trên bảng: Kể một câu chuyện em đã nghe, đã đọc ca ngợi hoà bình, chống chiến tranh.

 - GV lưu ý HS: Khuyến khích tìm và kể câu chuyện ngoài SGK; chỉ khi không tìm được thì mới kể những câu chuyện trong SGK.

- Một số HS giới thiệu câu chuyện mình sẽ kể.

b) HS thực hành kể và trao đổi về nội dung câu chuyện.

- HS kể theo cặp và thi kể trước lớp.

- GV cùng cả lớp bình chọn người có câu chuyện và kể hay nhất, hiểu truyện nhất.

4. Củng cố, dặn dò: (2/)

- GV nhận xét tiết học.

- Chuẩn bị tiết kể chuyện sau.

 

doc24 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 12/03/2024 | Lượt xem: 36 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Các môn Khối 5 - Tuần 5 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
động 2: Tìm hiểu bài (8/)
Mục tiêu: Hiểu ý nghĩa của bài thơ: Ca ngợi hành động dũng cảm của một công dân Mĩ, dám tự thiêu để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.( Trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4 )
Cách tiến hành:
- HS đọc diễn cảm khổ thơ đầu để gợi hình ảnh và tâm trạng hai cha con- GV hướng dẫn HS đọc.
- HS đọc khổ thơ 2- TLCH:
+ Vì sao chú Mo- ri- xơn lên án cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mĩ? ( ... vì 
đó là cuộc chiến tranh phi nghĩa; ...). GV giúp HS thấy được sự tàn phá, huỷ hoai môi trường do chiến tranh gây ra.
- HS đọc khổ thơ 3, TLCH:
+ Chú Mo- ri- xơn nói với con điều gì khi từ biệt? ( Chú nói trời sắp tối, không bế Ê- mi- li về được. Chú dặn con:...)
+ Vì sao chú Mo- ri- xơn nói với con: “ Cha đi vui...” ?( Cú muốn động viên vợ con bớt đau buồn,...)
+ Em có suy nghĩ gì về hành động của chú Mo- ri- xơn? ( Cảm phục và xúc động trước hành động cao cả đó; ...)
GV: Quyết định tự thiêu, chú Mo- ri- xơn mong muốn ngọn lửa mình đốt lên sẽ thức tỉnh mọi người, làm mọi người nhận ra sự thật về cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa, tàn bạo của chính quyền Giô- xơn ở Việt Nam, làm mọi người cùng nhau hợp sức ngăn chặn tội ác.
Hoạt động 3: Đọc diễn cảm và HTL(10/)
Mục tiêu: Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài đọc đúng các tên riêng nước ngoài ( Ê- mi- li, Mo- ri- xơn, Giôn- xơn, Pô- tô- mác, Oa- sinh- tơn), nghỉ hơi đúng giữa các cụm từ, các dòng thơ trong bài thơ viết theo thể thơ tự do.
 - Thuộc lòng 1 khổ thơ trong bài.
Cách tiến hành:
- GV HD HS đọc diễn cảm.
- HS luyện đọc theo nhóm 
- Bốn HS đọc diễn cảm 4 khổ thơ;
HS thi đọc diễn cảm và đọc thuộc lòng.
4. Củng cố, dặn dò: (2/) 
- Nờu nội dung chính của bài.
- GV nhận xét tiết học; 
- Dặn HS tiếp tục HTL bài thơ. Chuẩn bị bài sau.
––––––––––––––––––––––––––––––––––
Buổi 2
TẬP LÀM VĂN
TIẾT 9. LUYỆN TẬP LÀM BÁO CÁO THỐNG KÊ
I.Mục tiêu: 
- Biết thống kê theo hàng ( BT1) và thống kê bằng cách lập bảng ( BT2) để trình bày kết quả điểm học tập trong tháng của từng thành viên và cả tổ.
- Nêu được tác dụng của bảng thống kê kết quả học tập của cả tổ ( K- G) 
 KNS: Tìm kiếm và xử lí thông tin.
II. Đồ dùng day- học.
Bảng nhóm.
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ(5/)
? Trong bài tập đọc Nghìn năm văn hiến có đặc điểm gì khác với những bài tập đọc khác? ( Có bảng thống kê)
? Bảng thống kê có tác dụng gì?
 GV nhận xét.
2.Giới thiệu bài(1/)
 GV nêu MĐ, YC của tiết học.
3. Hướng dẫn HS luyện tập(27/)
Bài tập 1( Làm việc theo nhóm ) 
GV HD HS đổi yêu cầu đề: Thống kê các bạn trong tổ em theo các yêu cầu : 
A, Số HS nam.
B, Số học sinh nữ 
C, Số bạn hoàn thành tốt các môn học
- GV: Đây là thống kê đơn giản nên không cần lập bảng thống kê mà chỉ chỉ cần trình bày theo hàng. Chẳng hạn: 
 Tổ 2:
- Số HS nam: 5
- Số HS nữ : 3
- Số bạn hoàn thành tốt các môn học: 2
- HS làm vào vở nháp, trình bày.
Bài tập 2: GV trưng bày kết quả BT 1 ở bảng lớp .
Yêu cầu HS làm việc cá nhân 
Thống kê các bạn trong lớp theo các yêu cầu : 
A, Số HS nam.
B, Số học sinh nữ 
C, Số bạn hoàn thành tốt các môn học
- Để làm được BT này, yêu cầu HS 
- HS cần kẻ bảng thống kê có đủ cột và số hàng phù hợp .
 Hai HS làm vào bảng nhóm. 
Cả lớp và GV nhận xét, thống nhất mẫu đúng. 
- HS kẻ vào vở LTC
Tổ
Số HS
Số HS nam
Số HS nữ
Số HS được khen
1
...
...
...
...
2
...
...
...
...
3
...
...
...
...
Lớp Tổng cộng
...
...
...
...

 - GV kiểm tra một số HS ; nhận xét
 - Dựa vào số liệu trong bảng thống kê, GV đánh giá kết quả học tập của các tổ tuyên dương những cá nhân, tổ và kết quả học tập tốt trong tháng 9; nhắc nhở các tổ, HS có kết quả chưa tốt.
4. Củng cố, dặn dò: (2/)
- GV nhận xét tiết học
- Dặn dò: Chuẩn bị bài sau.
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
LỊCH SỬ
 TIẾT 5. PHAN BỘI CHÂU VÀ PHONG TRÀO ĐÔNG DU
I. Mục tiêu
* Kiến thức: Biết Phan Bội Châu là một trong những nhà yêu nước tiêu biểu đầu thế kỉ XX (giới thiệu đôi nét về cuộc đời, hoạt động của Phan Bội Châu):
+ Phan Bội Châu sinh năm 1867 trong một gia đình nhà nho nghèo thuộc tỉnh Nghệ An. Phan Bội Châu lớn lên khi đất nước bị thực dân Pháp đô hộ, ông day dứt lo tìm con đường giải phóng dân tộc.
+ Từ năm 1905 - 1908 ông vận động thanh niên Việt Nam sang Nhật học để trở về đánh Pháp cứu nước. Đây là phong trào Đông du.
*Hs NK: 
Biết được vì sao phong trào Đông du thất bại: do sự cấu kết của thực dân Pháp với chính phủ Nhật.
* Kĩ năng: Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu phục vụ bài học.
* Định hướng thái độ: Biết ơn và tự hào về nhân vật lịch sử Phan Bội Châu 
* Định hướng năng lực:
+ Năng lực nhận thức lịch sử: Kể được đôi nét về cuộc đời, hoạt động của Phan Bội Châu.
+ Năng lực tìm tòi khám phá lịch sử: Quan sát, nghiên cứu tài liệu học tập (kênh hình, kênh chữ,)
+ Năng lực vận dụng kiến thức: -Kể tên những trường học, con đường mang tên Phan Bội Châu.
-Viết 3 – 5 dòng nói về nhà yêu nước Phan Bội Châu .( Có thể cho về nhà viết)
II.Đồ dùng dạy học
GV: 	- Hình trong sgk phóng to, chuẩn bị máy chiếu.
	- Bản đồ thế giới (để xác định vị trí Nhật Bản)
	- Tranh ảnh tư liệu về Phan Bội Châu và phong trào Đông du.
HS: - Sưu tầm tranh ảnh tư liệu về Phan Bội Châu và phong trào Đông du.
III.Hoạt động dạy học
1.Khởi động (5p)
- GV tổ chức cho hs chơi trò chơi: Đi tìm nhân vật lịch sử ( Trình chiếu)
Nếu các câu hỏi để hoc sinh tìm ra các nhân vật LS: Nguyễn Trường Tộ, Trương Đinh, Tôn Thất Thuyết, vua Hàm Nghi.
- Giáo viên trình chiếu chân dung Phan Bội Châu và hỏi: Em có biết nhân vật lịch sử này tên là gì, có đóng góp gì cho lịch sử nước nhà không?
HS trả lời và GV dẫn vào bài mới: Phan Bội Châu và phong trào Đông du
2. Khám phá ( 25P)
* Hoạt động 1: Tìm hiểu đôi nét về tiểu sử Phan Bội Châu(10p)
Mục tiêu: Biết đôi nét về tiểu sử Phan Bội Châu
Cách tiến hành:
GV: Bằng sự hiểu biết của mình và đọc thông tin trong sách giáo khoa, em hãy chia sẻ với các bạn những hiểu biết của mình về Phan Bội Châu.
* Thảo luận nhóm 2 trong thời gian 4p
+ HS Chia sẽ với các bạn trong nhóm thông tin, tư liệu em tìm hiểu được về Phan Bội Châu?
+ Cả nhóm cùng thảo luận, chọn lọc thông tin để viết thành tiểu sử của Phan Bội Châu?
- Nhóm trưởng điều hành nhóm mình làm việc.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả tìm hiểu trước lớp.
- GV nhận xét phần báo cáo của HS và Trình chiếu một số hình ảnh liên quan đến Phan Bội Chấu và một số nét chính về tiểu sử Phan Bội Châu.
* Hoạt động 2: Nêu sơ lược về phong trào Đông Du(15p)
Mục tiêu: 
- Biết Phan Bội Châu là một trong những nhà yêu nước tiêu biểu ở Việt Nam đầu thế kỉ XX.
- Phong trào Đông du là một phong trào yêu nước, nhằm mục đích chống thực dân Pháp.
Cách tiến hành:
- Gv yêu cầu hs nói lên hiểu biết của mình về nghĩa của từ “ Đông Du” 
- HS làm việc theo nhóm 4 cùng đọc sgk, thảo luận câu hỏi theo phiếu học tập
PHIẾU HỌC TẬP
Nhóm .....
Câu 1: Phong trào Đông Du diễn ra vào thời gian nào? Ai là người lãnh đao?
...................................................................................................................................................................................................................................................................
.
Câu 2: Mục đích của phong trào là gì?
...................................................................................................................................................................................................................................................................
Câu 3: Nhân dân trong nước, đặc biệt là các thanh niên yêu nước đã hưởng ứng phong trào Đông Du như thế nào?
...................................................................................................................................................................................................................................................................
Câu 4: Nêu kết quả và ý nghĩa của phong trào Đông Du?
...................................................................................................................................................................................................................................................................
- Nhóm làm việc trong thời gian 8p.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc trong phiếu học tập.
- Nhóm bạn nhận xét.
- Gv tiểu kết kết quả báo cáo của hs. Sau đó hỏi cả lớp:
H: Tại sao trong điều kiện khó khăn thiếu thốn, nhóm thanh niên Việt Nam vẫn hăng say học tập?
H: - Phong trào Đông du kết thúc như thế nào?
- HS suy nghĩ và trả lời.
- GV chốt ý kiến.	
- Trình chiếu bản đồ TG và cho hs xác định vị trí nước Nhật. 
- GV trình chiếu cho một số hình ảnh về Phan Bội Châu và phong trào Đông Du
3. Hoạt động nối tiếp:(7p)
* Luyện tập
- HS đọc ghi nhớ sgk.
- Trò chơi: Ô chữ kì diệu ( Trình chiếu)
1
1
1
1
1
* Vận dụng:
+ Kể được tên đường phố, trường học mang tên Phan Bội Châu .
+ Nêu và ghi lại những suy nghĩ của em về Phan Bội Châu khoảng 3 đến 5 dòng.
- GV chốt lại kiến thức bài.
- Nhận xét tiết học
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
ĐẠO ĐỨC
TIẾT 5. CÓ CHÍ THÌ NÊN ( TIẾT1)
I.Mục tiêu: 
- Biết được một số biểu hiện cơ bản của người sống có ý chí .
- Biết được người có ý chí có thể vượt qua được khó khăn trong cuộc sống .
- Cảm phục và noi theo những tấm gương có ý chí vượt lên khó khăn trong cuộc sống để trở thành những người có ích cho gia đình, cho xã hội.
KNS: Kĩ năng đặt mục tiêu vượt khó khăn trong cuộc sống và trong học tập.
II. Đồ dùng dạy học
Một số mẫu chuyện về những tấm gương vượt khó.
Thẻ màu.
III. Hoạt động dạy học
1. Bài cũ(5/)
Nêu những vệc nên làm để thể hiện có trách nhiệm về việc làm của mình.
2. Giới thiệu bài(1/)
- GV nêu Yc tiết học
3. Bài mới 
Hoạt động1: HS tìm hiểu thông tin về tấm gương vượt khó Trần Bảo Đồng. (8/)
Mục tiêu: HS biết được hoàn cảnh và những biểu hiện vượt khó của Trần Bảo Đồng.
Cách tiến hành:
- HS tự đọc thông tin về Trần Bảo Đồng( SGK)
- HS thảo luận theo 3 câu hỏi trong SGK
- GV kết luận: Từ tấm gương Trần Bảo Đồng ta thấy: Dù gặp phải hoàn cảnh khó khăn, nhưng nếu có quyết tâm cao và biết sắp xếp thời gian hợp lí thì vẫn có thể vừa học tốt, vừa giúp được gia đình.
Hoạt động 2: Xử lí tình huống. (10/)
Mục tiêu: HS chọn được cách giải quyết tích cực nhất, thể hiện ý chí vượt khó trong các tình huống.
Cách tiến hành:
- GV chia lớp thành 6 nhóm nhỏ và giao mỗi nhóm giải quyết một tình huống.
 + Tình huống 1: Đang học lớp 5, một tai nạn bất ngờ đã cướp đi của 
Khôi đôi chân khiến em không thể đi lại được. Trong tình huống đó, Khôi có thể sẽ như thế nào?
 + Tình huống 2: Nhà Mai rất nghèo. Vừa qua lại bị lũ lụt cuốn trôi hết nhà cửa, đồ đạc. Theo em, trong hoàn cảnh đó, Mai có thể làm gì để tiếp tục đi học?
- HS thảo luận nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- GVkết luận: Trong những tình huống như trên, người ta có thể tuyệt vọng, chán nản, bỏ học,... Biết vượt mọi khó khăn để sống và tiếp tục học tập mới là người có chí.
Hoạt động3: Làm BT 1, 2 SGK. (9/)
Mục tiêu: HS phân biệt được những biểu hiện của ý chí vượt khó và những ý kiến phù hợp với nội dung bài học.
Cách tiến hành:
- GV lần lượt nêu từng trường hợp, HS giơ thẻ màu thể hiện sự đánh giá của mình.
- GV khen những HS biết đánh giá đúng.
- GV kết luận: Các em đã phân biệt rõ đâu là biểu hiện của những người có ý chí. Những biểu hiện đó thể hiện trong cả việc nhỏ và việc lớn, trong cả học tập và đời sống.
- HS đọc phần ghi nhớ.
4. Hoạt động tiếp nối: (2/)
 Sưu tầm một vài mẩu chuyện nói về những gương HS “ Có chí thì nên »
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Thứ sáu ngày 23 tháng 10 năm 2020
TOÁN
TIẾT 23. LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
Giúp HS: - Biết tính diện tích một hình qui về tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông.
 - Biết giải bài toán với các số đo độ dài, khối lượng .
II. Hoạt động dạy học
1. Bài cũ. (5/)
HS Đọc bảng đơn vị đo độ dài, bảng đơn vị đo khối lượng và nêu mối quan hệ giữa chúng .
2. Giới thiệu bài (1/)
- GV nêu YC tiết học
3. Luyện tập(27/)
* GV tổ chức cho HS làm và chữa các BT trong SGK
+ Bài 1: - HS đọc đề toán.
 - GV hướng dẫn HS nêu các bước giải. GV nhận xét
 - Cả lớp làm vào vở; 1 HS làm ở bảng phụ. GV cùng cả lớp chữa bài
 Bài giải
 Đổi: 1tấn 300kg = 1300kg ; 2tấn 700kg = 2700kg
 Số giấy vụn cả hai trường thu gom được là:
 1300 + 2700 = 4000 ( kg)
 Đổi: 4000kg = 4tấn
 Với số giấy vụn từ hai trường thu gom được, có thể sản xuất được số cuốn vở là:
 5000 x ( 4 : 2) = 100 000 ( cuốn vở)
 Đáp số: 100 000 cuốn vở.
 + Bài 2: ( K- G)- HS đọc đề toán và tự làm bài ( Chỉ ghi phép tính).
 Đổi: 120kg = 120 000g
 Đà điểu nặng gấp chim sâu số lần là:
 120 000 : 60 = 2000 ( lần)
 Đáp số: 2000 lần.
 + Bài 3:- GV vẽ hình lên bảng.
 - HS nêu cách tính( Tính diện tích hình chữ nhật và diện tích hình vuông)
 - HS làm và chữa bài. GV nhận xét.
 + Bài 4: ( K- G)- GV hướng dẫn ( Trước hết phải tính diện tích hình chữ nhật ABCD, sau đó phân tích số chỉ diện tích đó thành tích hai số)
 - HS làm và chữa bài 
 - Diện tích hình chữ nhật ABCD là: 4 x 3 = 12( cm2)
 - Nhận xét: 12 =6 x 2 = 2 x 6 = 12 x 1 = 1 x 12. 
Từ đó vẽ các hình chữ nhật có cạnh tương ứng.
 GV chấm bài và nhận xét
4. Củng cố dặn dò: (2/)
- Ghi nhớ cách tính chu vi, diện tích các hình đã học và mối quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng, đo độ dài.
- Gv nhận xét tiết học.
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
 TIẾT 10. TỪ ĐỒNG ÂM
I.Mục tiêu: 
- Hiểu thế nào là từ đồng âm.( Nội dung ghi nhớ )
- Biết phân biệt nghĩa của các từ đồng âm ( BT1). đặt được câu để phân biệt các từ đồng âm( 2 trong số 2 từ ở BT2) , bước đầu hiểu tác dụng của từ đồng âm qua mẫu chuyện vui và các câu đố.
- Làm được đầy đủ BT3, nêu được tác dụng của từ đồng âm qua BT3, BT4. ( K- G)
II.Đồ dùng dạy- học 
 Một số tranh, ảnh về các sự vật, hiện tượng, hoạt động, ... có tên gọi giống nhau.
III. Hoạt động dạy- học 
1.Kiểm tra bài cũ(5/)
 - Hai HS đọc đoạn văn miêu tả cảnh thanh bình của một miền quê hoặc thành phố( Tiết LTVC trước)
 - GV nhận xét.
2. Giới thiệu bài(1/)
GV nêu MĐ, YC của tiết học
3. Bài mới 
Hoạt động 1: Nhận xét. (12/)
Mục tiêu: Biết thế nào là từ đồng âm.
Cách tiến hành:
 - HS làm việc cá nhân, chọn dòng nêu đúng nghĩa của mỗi từ câu
 - HS trình bày ý kiến; GV nhận xét, bổ sung và chốt lại lời giải đúng:
 + Câu(cá): bắt cá, tôm,... bằng móc sắt nhỏ( thường có mồi)...
 + Câu( văn): đơn vị của lời nói diễn đạt một ý trọn vẹn,...
GV chốt lại: Hai từ câu ở hai câu văn trên phát âm hoàn toàn giống nhau( đồng âm) song nghĩa rất khác nhau. Những từ như thế được gọi là những từ đồng âm.
Hoạt động 2: Ghi nhớ (5/)
Mục tiêu: Hiểu thế nào là từ đồng âm.( Nội dung ghi nhớ )
Cách tiến hành:
- Nhiều HS nhắc lại khái niệm về từ đồng âm.
4.Luyện tập(10/)
Mục tiêu:
- Biết phân biệt nghĩa của các từ đồng âm ( BT1). đặt được câu để phân biệt các từ đồng âm( 2 trong số 2 từ ở BT2) , bước đầu hiểu tác dụng của từ đồng âm qua mẫu chuyện vui và các câu đố.
- Làm được đầy đủ BT3, nêu được tác dụng của từ đồng âm qua BT3, BT4. ( K- G)
Cách tiến hành:
 Bài tập 1:
- HS làm việc theo cặp.
- Lần lượt các cặp trình bày kết quả
- GV nhận xét, chốt lại lời giải
 + Đồng trong cánh đồng: khoảng đất rộng và bằng phẳng, dùng để cày cấy, trồng trọt. Đồng trong tượng đồng: kim loại có màu đỏ, dễ dát mỏng và kéo sợi, thường dùng làm dây điện và chế hợp kim. Đồng trong một nghìn đồng: đơn vị tiền Việt Nam.
 + Đá trong hòn đá: chất rắn cấu tạo nên vỏ trái đất, kết thành từng tảng, từng hòn. Đá trong đá bóng: đưa nhanh chân và hất mạnh bóng cho xa ra hoặc đưa bóng vào khung thành đối phương.
 + Ba trong ba và má: bố( cha, thầy, tía,...). Ba trong ba tuổi: số tiếp theo số 2 trong dãy số tự nhiên.
 Bài tập 2: - HS làm việc cá nhân
 - Lần lượt HS đọc câu mình vừa đặt
 - GV nhận xét, sửa sai.
 Bài tập 3( K-G):- HS làm việc cá nhân
- Một số em giải thích. GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng
+ Nam nhầm lẫn từ tiêu trong cụm từ tiền tiêu( tiền để chi tiêu) với tiếng tiêu trong từ đồng âm: tiền tiêu( vị trí quan trọng, nơi có bố trí canh gác ở phía trước khu vực trú quân, hướng về phía địch)
 Bài tập 4 ( K- G) - Thi giải đố nhanh.
 - Lời giải: a) Con chó thui.
 b) Cây hoa súng và khẩu súng.
5. Củng cố, dặn dò: (2/)
- GV nhận xét tiết học.
- HS ghi nhớ thế nào là từ đồng âm; tác dụng của từ đồng âm.
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Buổi 2.
TOÁN
TIẾT 24. ĐỀ- CA- MÉT VUÔNG. HÉC- TÔ- MÉT VUÔNG
I.Mục tiêu
- Biết tên gọi , kí hiệu và quan hệ của các đơn vị đo diện tích : dam2 và hm2.
- Biết đọc, viết các số đo diện tích theo đơn vị đề- ca- mét vuông, héc- tô- mét vuông.
- Biết mối quan hệ giữa đề- ca- mét vuông và mét vuông, giữa héc- tô- mét vuông và đề- ca- mét vuông;
- Biết chuyển đổi đơn vị đo diện tích ( trường hợp đơn giản).
II. Đồ dùng dạy học
 Hình vẽ biểu diễn hình vuông có cạnh dài 1 dam, 1 hm.
III. Hoạt động dạy học
1.Kiểm tra bài cũ(5/)
? Nhắc lại các đơn vị đo diện tích đã học( Mét vuông, ki- lô- mét vuông)
- GV nhận xét.
2. Giới thiệu bài: (1/)
 GV nêu MĐ, YC của tiết học.
3. Bài mới
Hoạt động 1: Giới thiệu đơn vị đo diện tích đề- ca- mét vuông(8/)
Mục tiêu: - Biết tên gọi , kí hiệu và quan hệ của đơn vị đo diện tích : dam2 
- Biết đọc, viết số đo diện tích theo đơn vị đề- ca- mét vuông
- Biết mối quan hệ giữa đề- ca- mét vuông và mét vuông
Cách tiến hành:
a) Hình thành biểu tượng về đề- ca- mét vuuông
- GV: ? Mét vuông là đơn vị đo diện tích của hình vuông có cạnh dài bao nhiêu? ( cạnh dài 1 m)
 ? Ki- lô- mét vuông là diện tích hình vuông có cạnh dài bao nhiêu? ( cạnh dài 1 km).
- Vậy hình vuông có cạnh dài 1 dam thì diện tích là gì? ( là đề- ca- mét vuông)
- Đề- ca- mét vuông được viết tắt là: dam2 ; HS đọc.
b) Phát hiện mối quan hệ giữa đề- ca- mét vuông và mét vuông.
- GV chỉ vào hình vuông có cạnh dài 1 dam, giới thiệu: Chia mỗi cạnh của hình vuông thành 10 phần bằng nhau. Nối các điểm chia để tạo thành các hình vuông nhỏ. - HS quan sát hình vẽ, tự xác định số đo diện tích mỗi hình vuông nhỏvà rút ra nhận xét: Hình vuông 1 dam2 gồm 100 hình vuông 1m2. Như vậy: 1 dam2= 100 m2; HS nhắc lại mối quan hệ này.
Hoạt động 2: Giới thiệu đơn vị đo diện tích héc- tô- mét vuông(8/)
Mục tiêu: - Biết tên gọi , kí hiệu và quan hệ của đơn vị đo diện tích : hm2.
- Biết đọc, viết số đo diện tích theo đơn vị héc- tô- mét vuông.
- Biết mối quan hệ giữa héc- tô- mét vuông và đề- ca- mét vuông;
Cách tiến hành:
 ( Tương tự giới thiệu đề- ca- mét vuông)
4. Luyện tập(11/)
Mục tiêu: - Biết đọc, viết các số đo diện tích theo đơn vị đề- ca- mét vuông, héc- tô- mét vuông.
- Biết mối quan hệ giữa đề- ca- mét vuông và mét vuông, giữa héc- tô- mét vuông và đề- ca- mét vuông;
- Biết chuyển đổi đơn vị đo diện tích ( trường hợp đơn giản).
Cách tiến hành:
Bài 1:- GV viết các số đo diện tích lên bảng- HS đọc
 - GV nhận xét, sửa sai
Bài 2:- HS tự làm vào vở
 - GV đọc các số đo- HS viết vào vở các số đo tương ứng, sau đó đọc các số đo đó.
 - GV nhận xét.
Bài 3a, cột 1: 
HS làm vào vở
Gọi 1 HS lên bảng chữa bài 
 - GV nhận xét, sửa sai
 2 dam2 = 200 m2
 30 hm2 = 3000 dam2
 * GV chấm bài.
5. Củng cố, dặn dò:(5/) 
- GVnhận xét tiết học 
- Ghi nhớ mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích đã học.
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––
KHOA HỌC
TIẾT 9. THỰC HÀNH: NÓI “ KHÔNG !” ĐỐI VỚI CHẤT GÂY NGHIỆN
I.Mục tiêu: 
- Nêu được một số tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma tuý và trình bày những thông tin đó.
 KNS : Kĩ năng phân tích và xử lí thông tin một các hệ thống từ các tư liệu ở SGK, của GV cung cấp về tác hại của các chất gây nghiện.
II. Đồ dùng dạy- học
- Thông tin và hình trang 20, 21 SGK
- Các hình ảnh và thông tin tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma tuý sưu tầm được.
- Phiếu theo mẫu bảng trong SGK
III. Hoạt động day- học.
1.Bài cũ (5/)
- HS trong nhóm: Nêu cách vệ sinh ở tuổi dậy thì?
- Các nhóm thực hiện.
- Nhóm trưởng báo cáo kết quả 
- GV kết luận.
2. Giới thiệu bài mới (1/)
3. Bài mới
Hoạt động 1: Thực hành xử lí thông tin (15/)
Mục tiêu: HS lập được bảng tác hại của rượu, bia; thuốc lá, ma tuý.
Cách

File đính kèm:

  • docgiao_an_cac_mon_khoi_5_tuan_5_nam_hoc_2020_2021.doc
Giáo án liên quan