Giáo án Các môn Khối 5 - Tuần 31 - Năm học 2020-2021

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

TIẾT 62. ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU ( DẤU HAI CHẤM)

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức, kĩ năng:

- Hiểu tác dụng của dấu hai chấm ( BT1)

- Biết sử dụng đúng dấu hai chấm ( BT2)

2. Năng lực:

 - Góp phần hình thành ý thức tự học tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực hợp tác,.

- Góp phần hình thành năng lực ngôn ngữ , năng lực văn học.

3. Phẩm chất: Góp phần hình thành và phát triển chăm chỉ học tập, yêu nước , có trách nhiệm

II. Đồ dùng dạy học:

- Bảng phụ viết nội dung cần ghi nhớ về dấu hai chấm .

- Bảng học nhóm.

III. Hoạt động dạy học:

1. Khởi động(5/)

- GV gọi 2 HS đọc đoạn văn nói về các hoạt động trong giờ ra chơi ở sân trường và nêu tác dụng của mỗi dấu phẩy được dùng trong đoạn văn.

- GV cùng cả lớp nhận xét .

- GV Giới thiệu bài- GV nêu nhiệm vụ học tập.

2. Luyện tập(25/)

Bài 1: GV gọi 1 HS nêu yêu cầu bài .

GV treo bảng phụ viết nội dung cần ghi nhớ về dấu hai chấm

Dấu hai chấm báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của một nhân vật hoặc là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.

Khi báo hiệu lời nói của nhân vật, dấu hai chấm được dùng phối hợp với dấu ngoặc kép hay dấu gạch đầu dòng.

- GV gọi 2 HS đọc nội dung ghi nhớ trên

- GV hướng dẫn HS làm bài - HS làm bài vào vở bài tập

- GV chữa bài - HS đổi chéo vở kiểm tra bài bạn .

Bài 2: GV gọi HS nêu yêu cầu bài

3 HS nối tiếp nhau đọc nội dung bài tập .

GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 - xác định chổ dẫn lời nói trực tiếp hoặc báo hiệu bộ phận đứng sau là lời giải thích để đặt dấu hai chấm .

Đại diện nhóm trình bày - lớp nhận xét bổ sung

Bài 3: GV gọi HS nêu yêu cầu bài

GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp

Cả lớp đọc thầm mẩu chuyện vui “ Chỉ vì quên một dấu câu”. HS làm bài vào vở bài tập.

GV gọi 3 HS lên thi làm vào bảng nhóm. Cả lớp và GV nhận xét chốt lại lời giải đúng.

GV lưu ý HS: Khi viết dùng dấu hai chấm phải phù hợp, tránh sai lầm như mẩu chuyện vui trên.

- GV chấm bài - nhận xét

3. Vận dụng(5/)

- 2 HS nhắc lại tác dụng của dấu hai chấm .

- Viết đoạn văn về cảnh đẹp quê hương có sử dụng dấu hai chấm

- GV nhận xét tiết học.

––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

 

doc18 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 12/03/2024 | Lượt xem: 29 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Các môn Khối 5 - Tuần 31 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lại ý nghĩa của bài thơ.
- Viết đoạn văn cảm nhận về mẹ của em.
- GV nhận xét tiết học, yêu cầu HS về nhà tiếp tục HTL bài thơ.
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 60. MỞ RỘNG VỐN TỪ: NAM VÀ NỮ
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Biết được một số từ ngữ chỉ phẩm chất đáng quý của phụ nữ VN.
- Hiểu ý nghĩa 3 câu tục ngữ ( BT2) và đặt được một câu với các tục ngữ đó.
2. Năng lực:
 - Góp phần hình thành ý thức tự học tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực hợp tác,..
- Góp phần hình thành năng lực ngôn ngữ , năng lực văn học.
3. Phẩm chất: Góp phần hình thành và phát triển chăm chỉ học tập, yêu nước , có trách nhiệm 
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ kẻ sẵn nội dung bài tập 1a; để khoảng trống cho HS làm bài tập 1b
III. Hoạt động dạy học:
1. Khởi động(5’)
- HS nối tiếp nhau nói về các tính cách của bạn nam, bạn nữ.
- Nhận xét 
- GV dẫn dắt giới thiệu vào bài.
2. Khám phá và luyện tập(27/)
Bài tập 1:
- HS đọc yêu cầu của BT1
- HS làm bài vào VBT, 4 HS làm bài vào bảng phụ
- HS làm ở bảng xong trình bày. Cả lớp và GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
Bài tập2:
- HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ thảo luận N2 và phát biểu ý kiến. 
Gv nhận xét và chốt lại câu trả lời đúng:
+ Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo con lăn (Lòng thương con, đức hi sinh, nhường nhịn của người mẹ).
+ Nhà khó cậy vợ hiền, nước loạn nhờ tướng giỏi (Phụ nữ rất đảm đang, giỏi giang, là người giữ gìn hạnh phúc, giữ gìn tổ ấm gia đình).
+ Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh (Phụ nữ dũng cảm, anh hùng).
- HS nhẩm thuộc lòng các câu tục ngữ. Một vài HS thi đọc TH
4. Củng cố, dặn dò(2/)
- Viết vẽ về các bạn nam hay nữ và nhắn gửi vài lời với bạn mà em yêu quí.
- Nhận xét giờ học
- Dặn HS hiểu đúng và ghi nhớ các câu tục ngữ đã học
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Thứ ba ngày 27 tháng 4 năm 2021
TOÁN
 Tiết 156. LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Thực hành phép chia.
- Viết kết quả phép chia dưới dạng số thập phân và phân số.
- Tìm tỉ số phần trăm của hai số.( BT cần làm: BT1 (a, b dòng 1), BT2 (cột1, 2), BT3)
2. Năng lực: 
- Góp phần hình thành ý thức tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác,.. 
- Năng lực tư duy và lập luận toán học. Năng lực giải quyết vấn đề toán học.
Năng lực giao tiếp toán học.
3. Phẩm chất: 
- Góp phần hình thành và phát triển tính chăm chỉ học tập, có trách nhiệm.
II. Hoạt động dạy học
1. Khởi động(5’)
- GV nêu mục tiêu yêu cầu của giờ học. 
2. Luyện tập (25’)
Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1 a, b dòng 1:
- Cho HS tự làm bài vào vở.
- GV theo dõi, giúp đỡ thêm các HS yếu. Chấm một số vở.
- Chữa bài: 3 HS lên bảng làm (mỗi em làm 2 bài nhỏ)
- Nhận xét, thống nhất KQ đúng.
- Chốt lại:
+ Quy tắc chia phân số cho phân số.
+ Chia số tự nhiên cho số tự nhiên thương là số thập phân.
+ Chia số thập phân cho số tự nhiên.
+ Chia số thập phân cho số thập phân.
Bài 2 (cột 1, 2)
- HS thảo luận N2.
- Chữa bài: tổ chức trò chơi: Ai nhẩm giỏi.
- GV chia lớp thành 2 nhóm thi đua nhẩm và ghi kết quả vào bảng nhóm.
- Đội nào xong sớm và đúng thì được cả lớp khen thưởng
- Chốt lại cách chia nhẩm cho 0,1; 0,01; 0,25; 0,5.
Bài 3: Cho HS tự phân tích mẫu và dựa vào mẫu để làm các bài còn lại.
- GV theo dõi, giúp đỡ thêm HS yếu.
- Chữa bài: 2 HS lên bảng làm (mỗi em làm 2 bài)
- Nhận xét, thống nhất kết quả đúng.
Bài 4: Khuyến khích HS khá, giỏi làm. (KQ: Khoanh vào D)
3. Vận dụng (5’)
- Nêu cách tìm tỉ số phần trăm của 2 số?
- Lớp 5A có 20 em, trong đó có 5 bạn nữ. Hỏi số bạn nữ chiếm bao nhiêu phần trăm số HS cả lớp ?
- Nhận xét giờ học. 
_____________________________________________
CHÍNH TẢ ( Nghe- viết )
 TIẾT 31. TÀ ÁO DÀI VIỆT NAM
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Nghe- viết đúng chính tả bài Tà áo dài Việt Nam.
- Viết hoa đúng tên các danh hiệu, giải thưởng, huy chương và kỉ niệm chương( BT2, BT3a hoặc b).
2. Năng lực:
 - Góp phần hình thành ý thức tự học tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực hợp tác,..
- Góp phần hình thành năng lực ngôn ngữ , năng lực văn học.
3. Phẩm chất: Góp phần hình thành và phát triển chăm chỉ học tập, yêu nước , có trách nhiệm 
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ kẻ sẵn nội dung bài tập 2
- 3 bảng nhóm để viết các tên in nghiêng ở BT3
III. Hoạt động dạy học:
1. Khởi động(5’)
- 1 HS đọc lại từng cụm từ cho các bạn viết bảng lớp, HS còn lại viết vào nháp các từ sau:
Huân chương Sao vàng, Huân chương Quân công, Huân chương Lao động.
- HS viết xong, GV hỏi thêm: Đó là những Huân chương như thế nào, dành tặng ai?
- Nhận xét .
GV Giới thiệu bài
2. Khám phá 
a. Hướng dẫn HS nghe-viết: (20/)
Mục tiêu: Nghe- viết đúng chính tả bài Tà áo dài Việt Nam.
Cách tiến hành:
- GV đọc đoạn viết. Cả lớp theo dõi SGK
 ? Đoạn văn kể điều gì? (HS nêu - GV nhận xét)
- HS đọc thầm lại đoạn văn. GV nhắc các em chú ý các dấu câu, cách viết các chữ số (30, XX), những chữ HS dễ viết sai chính tả.
- HS gấp SGK, GV đọc từng câu cho HS viết bài
- Chấm chữa bài. Nêu nhận xét
b. Hướng dẫn HS làm bài chính tả(7/)
Mục tiêu: Viết hoa đúng tên các danh hiệu, giải thưởng, huy chương và kỉ niệm chương( BT2, BT3a hoặc b).
Cách tiến hành:
Bài tập 2:
- Một HS đọc nội dung BT2. Cả lớp theo dõi SGK.
- GV lưu ý HS về yêu cầu của bài tập
- HS làm việc cá nhân vào vở BT, 2 HS làm việc vào bảng phụ
- HS treo bảng phụ trình bày. Cả lớp và GV nhận xét .
Bài tập 3:
- Một HS đọc yêu cầu của bài
- Một HS đọc tên các danh hiệu, giải thưởng, huy chương và kỉ niệm chương.
- Cả lớp suy nghĩ, sữa lại tên các danh hiệu, giải thưởng, huy chương và kỉ niệm chương. Ba HS làm bài vào bảng phụ
- Nhận xét và chữa bài
3. Củng cố, dặn dò: (2/)
- Viết tên 2-3 danh hiệu giải thưởng mà em biết.
- Nhận xét giờ học
- Dặn ghi nhớ cách viết hoa các danh hiệu, giải thưởng, huy chương và kỉ niệm chương.
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TIẾT 61. ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU (Dấu phẩy)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Nắm được 3 tác dụng của dấu phẩy( BT1), biết phân tích và sửa những dấu phẩy dùng sai.
- Viết được đoạn văn khoảng 5 câu nói về hoạt động của HS trong giờ ra chơI và nêu được tác dụng của dấu phẩy ( BT2 )
2. Năng lực:
 - Góp phần hình thành ý thức tự học tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực hợp tác,..
- Góp phần hình thành năng lực ngôn ngữ , năng lực văn học.
3. Phẩm chất: Góp phần hình thành và phát triển chăm chỉ học tập, , có trách nhiệm 
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ ghi 3 tác dụng của dấu phẩy
- Một số tờ giấy khổ to chuẩn bị cho bài tập 1, 3.
III. Hoạt động dạy học:
1. Khởi động(5’)
- HS nối tiếp đặt câu với một trong các câu tục ngữ thuộc chủ điểm đã học.
- GV nhận xét.
- GV Giới thiệu bài
3. Hướng dẫn HS làm bài tập(27/)
BT1: - 1học sinh đọc to yêu cầu bài tập 1 lớp đọc thầm.
- học sinh nhắc lại 3 tác dụng của dấu phẩy
- Mở bảng phụ - 1 học sinh đọc lại
- HS làm bài theo nhóm 2.
- HS nên ý kiến
- Nhận xét bài bạn ở phiếu - CN chốt lời giải đúng.
BT2: ( HD HS hoàn thành ở nhà)
Bài 2:
GV yêu cầu 1 HS đọc trứơc lớp yêu cầu của bài tập:
+ GV hướng dẫn HS viết đoạn văn ngắn - HS viết đoạn văn vào vở nháp
+ GV chia lớp thành các nhóm ( Nhóm 4 )
Các thành viên trong nhóm nghe từng bạn đọc đoạn văn và góp ý cho bạn.
Tự trao đổi trong nhóm về tác dụng của từng dấu phẩy trong đoạn văn.
+ GV mời đại diện nhóm trình bày đoạn văn, nêu tác dụng của từng dấu phẩy trong đoạn văn.
+ HS các nhóm nhận xét bài làm của nhóm bạn.
+ GV chốt lại ý đúng, khen ngợi những nhóm HS làm bài tốt.
4. Củng cố, dặn dò: (2/)
- GV nhận xét tiết học, nhắc nhở HS ghi nhớ kiến thức đã học về dấu phẩy, có ý thức sử dụng đúng dấu phẩy.
- Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
TẬP LÀM VĂN
TIẾT 61. ÔN TẬP VỀ TẢ CẢNH
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Lập được dàn ý một bài văn miêu tả 
- Trình bày miệng bài văn dựa trên dàn ý đã lập tương đối rõ ràng.
2. Năng lực:
 - Góp phần hình thành ý thức tự học tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực hợp tác,..
- Góp phần hình thành năng lực ngôn ngữ , năng lực văn học.
3. Phẩm chất: Góp phần hình thành và phát triển chăm chỉ học tập, yêu nước , có trách nhiệm 
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng lớp viết 4 đề văn
- Tranh ảnh gắn với các cảnh ở 4 đề
- Giấy khổ to, bút dạ
III. Hoạt động dạy học:
1. Khởi động(5’)
- HS chơi trò chơi bắn tên: Nói 1 câu về cảnh đẹp quê hương
- HS- Gv nhận xét .
- Gv dẫn dắt giới thiệu vào bài
3. Hướng dẫn HS luyện tập(25/)
* Chọn đề bài
- 1 học sinh đọc nội dung BT1
- GV nhắc lại yêu cầu BT1.
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS nhận xét
- HS chọn cho mình một trong 4 đề bài dể làm bài
* Lập dàn ý
- 2 học sinh đọc gợi ý ở SGK
- GV nhắc nhở HS.
- 4 HS làm 4 đề ở giấy khổ to - lớp viết dàn ý
- 4 HS dẫn bài lớp và GV nhận xét, bổ sung, hoàn chỉnh dàn ý
- HS tự sữa bài viết của mình
* Trình bày miệng:
- HS theo nhóm 4 trình bày nhận xét lẫn nhau
- Đại diện các nhóm thi trình bày - lớp nhận xét - bình chọn người trình bày hay nhất.
3.Vận dung(5/)
- HS trong nhóm hoàn thành đoạn văn 3-5 câu tả cảnh trường em
- GV nhận xét tiết học dặn HS chỉnh sữa dàn ý chuẩn bị viết bài 
–––––––––––––––––––––––––––––––––––
Thứ tư, ngày 28 tháng 4 năm 2021
TOÁN
Tiết 157. LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Tìm tỉ số phần trăm của hai số.
- Thực hiện các phép tính cộng, trừ các tỉ số phần trăm.
- Giải toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
* BT cần làm: BT1 (c,d), BT2, BT3
2. Năng lực: 
- Góp phần hình thành ý thức tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác,.. 
- Năng lực tư duy và lập luận toán học. Năng lực giải quyết vấn đề toán học.
Năng lực giao tiếp toán học.
3. Phẩm chất: 
- Góp phần hình thành và phát triển tính chăm chỉ học tập, có trách nhiệm.
II.Hoạt động dạy học
1. Khởi động(5’)
- Trò chơi truyền điện về cách thực hiện 4 phép tính với STN, PS, STP
- GV giới thiệu bài - nêu mục tiêu bài học.
2. Luyện tập (25’)
Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1 (c, d):
- 1 HS nêu lại cách tìm tỉ số phần trăm của hai số.
- GV: Nếu tỉ số là số thập phân thì chỉ lấy đến 2 chữ số sau dấu phẩy.
- HS làm bài, GV hướng dẫn kĩ cho HS yếu .
- Gọi HS chữa bài và nhận xét.
Bài 2: 
- HS đọc yêu cầu bài tập, làm bài vào vở.
- GV theo dõi HS làm, giúp đỡ thêm các HS yếu.
- Chữa bài: 3 HS chữa 3 bài nhỏ.
- Nhận xét, thống nhất KQ.
Bài 3:
- Cho HS tự nêu tóm tắt bài toán và giải vào vở.
- GV theo dõi HS làm, HD thêm các HS yếu. Chấm một số vở.
- Chữa bài: 2 HS lên bảng giải 2 ý: a), b)
- Nhận xét, thống nhất bài giải đúng:
Bài giải
a/ Tỉ số phần trăm của diện tích đất trồng cây cao su và diện tích đất trồng cây cà phê là:
	480 : 320 = 1,5
	1,5 = 150%
b/ Tỉ số phần trăm của diện tích đất trồng cây cà phê và diện tích đất trồng cây cao su là:
	320 : 480 = 0,6666
	0,6666 = 66,66%
	Đáp số: a/ 150%; b/ 66,66%
Bài 4: Khuyến khích HS khá, giỏi làm. (Đáp số: 99 cây)
3.Vận dụng (5’)
- Trường TH có 185 HS, trong đó có 60 % HS được khen. Tính số HS được khen
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà ôn tập các phép tính với số đo thời gian.
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TIẾT 62. ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU ( DẤU HAI CHẤM)
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Hiểu tác dụng của dấu hai chấm ( BT1)
- Biết sử dụng đúng dấu hai chấm ( BT2)
2. Năng lực:
 - Góp phần hình thành ý thức tự học tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực hợp tác,..
- Góp phần hình thành năng lực ngôn ngữ , năng lực văn học.
3. Phẩm chất: Góp phần hình thành và phát triển chăm chỉ học tập, yêu nước , có trách nhiệm 
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết nội dung cần ghi nhớ về dấu hai chấm .
- Bảng học nhóm.
III. Hoạt động dạy học:
1. Khởi động(5/)
- GV gọi 2 HS đọc đoạn văn nói về các hoạt động trong giờ ra chơi ở sân trường và nêu tác dụng của mỗi dấu phẩy được dùng trong đoạn văn. 
- GV cùng cả lớp nhận xét .
- GV Giới thiệu bài- GV nêu nhiệm vụ học tập.
2. Luyện tập(25/)
Bài 1: GV gọi 1 HS nêu yêu cầu bài .
GV treo bảng phụ viết nội dung cần ghi nhớ về dấu hai chấm
Dấu hai chấm báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của một nhân vật hoặc là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.
Khi báo hiệu lời nói của nhân vật, dấu hai chấm được dùng phối hợp với dấu ngoặc kép hay dấu gạch đầu dòng.
- GV gọi 2 HS đọc nội dung ghi nhớ trên
- GV hướng dẫn HS làm bài - HS làm bài vào vở bài tập
- GV chữa bài - HS đổi chéo vở kiểm tra bài bạn .
Bài 2: GV gọi HS nêu yêu cầu bài
3 HS nối tiếp nhau đọc nội dung bài tập .
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 - xác định chổ dẫn lời nói trực tiếp hoặc báo hiệu bộ phận đứng sau là lời giải thích để đặt dấu hai chấm .
Đại diện nhóm trình bày - lớp nhận xét bổ sung
Bài 3: GV gọi HS nêu yêu cầu bài
GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp
Cả lớp đọc thầm mẩu chuyện vui “ Chỉ vì quên một dấu câu”. HS làm bài vào vở bài tập.
GV gọi 3 HS lên thi làm vào bảng nhóm. Cả lớp và GV nhận xét chốt lại lời giải đúng.
GV lưu ý HS: Khi viết dùng dấu hai chấm phải phù hợp, tránh sai lầm như mẩu chuyện vui trên.
- GV chấm bài - nhận xét
3. Vận dụng(5/)
- 2 HS nhắc lại tác dụng của dấu hai chấm .
- Viết đoạn văn về cảnh đẹp quê hương có sử dụng dấu hai chấm
- GV nhận xét tiết học.
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
ĐẠO ĐỨC
 Tiết 31. BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN (Tiết 2)
I-Mục tiêu
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Kể được một vài tài nguyên thiên nhiên ở nước tavà ở địa phương.
- Biết vì sao cần phải bảo vệ tài nguyên thiên thiên nhiên .
- Biết giũ gìn bảo vệ tài nguyên thiên nhiên phù hợp với khả năng.
- Đồng tình, ủng hộ những hành vi, việc làm để giữ gìn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
2. Năng lực:
 - Góp phần hình thành ý thức tự học tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực hợp tác,..
3. Phẩm chất: Góp phần hình thành và phát triển chăm chỉ học tập, yêu nước , có trách nhiệm 
II-Hoạt động dạy học
1. Khởi động(5’)
- HS nêu bài tuyên truyền về bảo vệ TNTN?
- GV- HS nhận xét.
- GV giới thiệu bài
2. Khám phá(25’)
* Hoạt động 1: Giới thiệu về tài nguyên thiên nhiên ( BT 2) 
Mục tiêu: HS có thêm hiểu biết về tài nguyên thiên nhiên của đất nước 
Cách tiến hành
- HS giới thiệu về một tài nguyên mà mình biết 
- Lớp nhận xét bổ sung
- GVKL: Tài nguyên thiên nhiên của nước ta không nhiều . Do đó chúng ta càng cần phải sử dụng tiết kiệm, hợp lí và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên 
Hoạt động 2: Làm bài tập 4 SGK
Mục tiêu: HS nhận biết được những việc làm đúng để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên 
Cách tiến hành 
- GV chia nhóm , giao nhiệm vụ 
- Đại diện nhóm trình bày 
- GVKL: a, đ, e là các việc làm đúng để bảo vệ thiên nhiên 
 b, c, d Là việc làm không phải là bảo vệ tài nguyên thiên nhiên 
GV: Con người cần biết cách sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho cuộc sống, không làm tổn hại đến thiên nhiên 
Hoạt động 3: Làm bài tập 5 SGK
Mục tiêu: HS biết đưa ra các giải pháp, ý kiến để tiết kiệm tài nguyên thiên hiên 
Cách tiến hành 
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ 
- Đại diện nhóm trình bày 
- Các nhóm khác nhận xét
GVKL: Có nhiều cách bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, các em cần thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên phù hợp với khả năng của mình 
4. Vận dụng (5’)
- HS thực hiện việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên theo điều kiện và khả năng của mình .
- Nhận xét giờ học
- Dặn HS học bài và chuẩn bị bài sau 
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Thứ năm, ngày 29 tháng 4 năm 2021
TOÁN
Tiết 158: ÔN TẬP CÁC PHÉP TÍNH VỚI SỐ ĐO THỜI GIAN
I. Mục tiêu
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Biết thực hành tính với số đo thời gian và vận dụng giải toán và vận dụng trong giải toán.(BT cần làm: BT1, BT2, BT3)
2. Năng lực: 
- Góp phần hình thành ý thức tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác,.. 
- Năng lực tư duy và lập luận toán học. Năng lực giải quyết vấn đề toán học.
Năng lực giao tiếp toán học.
3. Phẩm chất: 
- Góp phần hình thành và phát triển tính chăm chỉ học tập, có trách nhiệm.
II. Hoạt động dạy học
1. Khởi động(5’)
- Trò chơi truyền điện nói về số đo thời gian
- GV- HS nhận xét.
- GV Giới thiệu bài, nêu mục tiêu yêu cầu của giờ học.
2. Luyện tập (25’)
Bài 1: Cho HS làm bài N2 rồi chữa bài.
* Khi chữa bài GV lưu ý HS về đặc điểm của mối quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian.
Bài 2: CN.
* Khi chữa bài lưu ý HS: Khi lấy số dư của hàng đơn vị lớn hơn để chia tiếp phải đổi sang hàng đơn vị bé hơn. Chẳng hạn:
38 phút 18 giây 	6
 2 phút = 120 giây	6 phút 23 giây
	 138 giây
	18
	 0
Bài 3: N4
- HS tóm tắt bài toán và làm bài vào vở.
- GV giúp đỡ thêm HS yếu. Chấm một số vở.
- Chữa bài: 1 HS chữa ở bảng lớp.
- Nhận xét, thống nhất bài giải đúng.
Bài giải
Thời gian người đi xe đạp đã đi là:
18 : 10 = 1,8 (giờ)
1,8 giờ = 1 giờ 48 phút
Đáp số: 1 giờ 48 phút
Bài 4: Khuyến khích HS khá, giỏi làm.
Đáp số: 102 km
3. Vận dụng (5’)
- Gọi HS nêu những nội dung chính mà mình học được trong tiết học.
- HS hệ thống lại bài .
- Một ngày em học ở trường buổi sáng từ 7 giờ đến 10 giờ, buổi chiều từ 14 giờ đến 16 giờ 30 phút. Một tuần em học 5 ngày . Hỏi thời gian em học ở trường là bao nhiêu?
- GV nhận xét tiết học.
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––
TẬP ĐỌC
 TIẾT 61. ÚT VỊNH
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn.
- Hiểu ý nghĩa truyện: Ca ngợi Út Vịnh có ý thức của một chủ nhân tương lai, thực hiện tốt nhiệm vụ gìn giữ an toàn đường sắt, dũng cảm cứu em nhỏ.( Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
2. Năng lực:
 - Góp phần hình thành ý thức tự học tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực hợp tác,..
- Góp phần hình thành năng lực ngôn ngữ , năng lực văn học.
3. Phẩm chất: Góp phần hình thành và phát triển chăm chỉ học tập, yêu nước , có trách nhiệm 
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ bài đọc SGK
III. Hoạt động dạy – học:
1. Khởi động (5/)
- Gv cho HS nghe bài hát Tự hào đường sắt Việt Nam
- GV dẫn dắt vào bài 
- GV giới thiệu chủ điểm cuối cùng của sách TV5 “ Những chủ nhân tương lai” và bài tập đọc “ Út Vịnh”
2. Khám phá
Hoạt động1: Luyện đọc(9/)
Mục tiêu : Đọc lưu loát bài văn.
Cách tiến hành :
- 1 HS khá đọc bài – Cả lớp đọc thầm.
- GV phân đoạn:
Đoạn 1: Từ đầu. lên tàu
Đoạn 2: Từ tháng trước. như vậy nữa
Đoạn 3: Từ một buổi chiều.. tàu hoả đến
Đoạn 4: Còn lại
- HS nối tiếp nhau đọc bài: GV chỉ định 1 HS đọc , HS đó đọc xong được chỉ định bạn khác và cứ tiếp tục như thế đọc hết bài 1 lượt.- HS khác theo dõi nhận xét bạn đọc. Tiếp tục với đọc lần 2.
- HS đọc từ khó.
- HS đọc thầm chú giải và giải nghĩa từ: sự cố, thanh ray, thuyết phục, chuyền thẻ.
+ Hướng dẫn HS luyện đọc theo cặp - Gọi đại diện 2 cặp đọc lại cả bài
+ GV đọc diễn cảm bài văn: Chậm rãi, thong thả, nhấn giọng ở những từ chềnh ềnh, tháo cả ốc, ném đá, lao ra như tên bắn
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài(8/)
Mục tiêu : Hiểu ý nghĩa truyện: Ca ngợi Út Vịnh có ý thức của một chủ nhân tương lai, thực hiện tốt nhiệm vụ gìn giữ an toàn đường sắt, dũng cảm cứu em nhỏ.( Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
Cách tiến hành :
GV yêu cầu HS đọc thầm từng đoạn, thảo luận theo từng đôi và trả lời câu hỏi:
- Đoạn đường sắt gần nhà Út Vịnh mấy năm gần đây thường xảy ra sự cố gì?
- Út Vịnh đã làm gì để thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt?
- Khi nghe thấy tiếng còi tàu vang lên từng hồi giục giã, Út Vịnh nhìn ra đường sắt và đã thấy gì?
- Em học tập được Út Vịnh điều gì?
GV gọi HS các nhóm trả lời - Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- 1 HS đọc toàn bài - nêu nội dung chính của bài: Ca ngợi Út Vịnh có ý thức của một chủ nhân tương lai, thực hiện tốt nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt, dũng cảm cứu 
em nhỏ.
Lớp điều hành tìm hiểu bài 
Nội dung bài ? HS thảo luận trả lời 
GV nhận xét , kết luận
HS nghe- ghi vào vở.
Hoạt động3: Đọc diễn cảm (9/)
Mục tiêu : Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn.
Cách tiến hành :
- GV tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn 3, 4
- GV treo bảng phụ có đoạn văn - đọc diễn cảm đoạn văn
- HS theo dõi tìm chỗ nhấn giọng: Chuyền thẻ, lao ra như tên bắn, la lớn.
- HS luyện đọc diễn cảm theo nhóm 2
- Đại diện các nhóm lên thi đọc: GV nhận xét, ghi điểm những nhóm đọc hay
3.Vận dụng(5/)
- HS nêu nội dung, ý nghĩa của bà

File đính kèm:

  • docgiao_an_cac_mon_khoi_5_tuan_31_nam_hoc_2020_2021.doc
Giáo án liên quan