Giáo án Các môn Khối 5 - Tuần 30 - Năm học 2020-2021

Thứ năm, ngày 22 tháng 4 năm 2021

TẬP ĐỌC

TIẾT 61. CÔNG VIỆC ĐẦU TIÊN

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức, kĩ năng:

 - Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn phù hợp với nội dung và tính cách nhân vật.

 - Hiểu nội dung bài: Nguyện vọng và lòng nhiệt tình của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho Cách mạng.( Trả lời được các câu hỏi trong SGK)

2. Năng lực:

- Góp phần hình thành ý thức tự học tự giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác,.

- Góp phần hình thành năng lực ngôn ngữ , năng lực văn học.

3. Phẩm chất: Góp phần hình thành và phát triển chăm chỉ học tập, yêu nước , có trách nhiệm

II. Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh họa bài đọc trong SGK

III. Hoạt động dạy học:

1. Khởi động: (5/)

+ Em có cảm nhận gì về vẻ đẹp của phụ nữ khi họ mặc áo dài?

- HS nêu- GV nhận xét .

- Cho Hs quan sát ảnh về bà Nguyễn Thị Định - GV giới thiệu về bà Nguyễn Thị Định- Giới thiệu bài

2. Khám phá (27/)

HĐ1. Luyện đọc

Mục tiêu: Đọc lưu loát bài văn .

Cách tiến hành:

- 2 HS khá đọc toàn bài

- 1 HS đọc chú giải ở SGK

- GV cho hS quan sát tranh minh họa

- GV chia đoạn ( Bài đọc chia làm 3 đoạn)

- HS nối tiếp nhau đọc bài: GV chỉ định 1 HS đọc , HS đó đọc xong được chỉ định bạn khác và cứ tiếp tục như thế đọc hết bài 1 lượt.- HS khác theo dõi nhận xét bạn đọc. Tiếp tục với đọc lần 2.

- HS luyện đọc theo cặp

- Một hS đọc cả bài

- GV đọc diễn cảm toàn bài

HĐ2. Tìm hiểu bài

Mục tiêu: Hiểu nội dung bài: Nguyện vọng và lòng nhiệt tình của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho Cách mạng.( Trả lời được các câu hỏi trong SGK)

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS thảo luận đọc bài và trả lời câu hỏi N2.

- Công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị út là gì? (Rải truyền đơn)

- Những chi tiết nào cho thấy chị út rất hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên này?(Út bồn chồn, thấp thỏm, ngủ không yên, nửa đêm dậy ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn)

- Chị Út đã nghĩ ra cách gì để rải truyền đơn?( Ba giờ sáng, chị giả đi bán cá như mọi bận. )

- Vì sao út muốn được thóat li?(Vì Út yêu nước, ham hoạt động, muốn làm được thật nhiều việc cho Cách mạng)

GV chốt lại nội dung sau khi HS trình bày.

- Lớp điều hành trả lời các câu hỏi

- GV nhận xét và yêu cầu HS đọc lại toàn bài một lần, cả lớp suy nghĩ nêu nội dung bài

- HS thảo luận về nội dung bài - HS nêu nội dung của bài

- GV nhận xét chốt lại ý đúng - HS nêu lại nội dung bài .

- HS nghe - ghi nội dung bài vào vở.

HĐ3. Luyện đọc diễn cảm

Mục tiêu: Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn phù hợp với nội dung và tính cách nhân vật.

Cách tiến hành:

-3 HS đọc diễn cảm bài văn theo cách phân vai. Gv giúp các em đọc thể hiện đúng lời nhân vật

- GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm một đoạn

- HS luyện đọc diễn cảm theo nhóm

- Các nhóm thi đọc diễn cảm

3. Vận dụng (5/)

- HS nhắc lại nội dung bài đọc.

- Viết cảm nhận của em về bà Nguyễn Thị Định

- GV nhận xét tiết học và dặn chuẩn bị bài sau.

 

doc15 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 12/03/2024 | Lượt xem: 61 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Các môn Khối 5 - Tuần 30 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ranh, ảnh phụ nữ áo tứ thân...
- HS nối tiếp nhau đọc bài: GV chỉ định 1 HS đọc , HS đó đọc xong được chỉ định bạn khác và cứ tiếp tục như thế đọc hết bài 1 lượt.- HS khác theo dõi nhận xét bạn đọc. Tiếp tục với đọc lần 2.
- HS luyện đọc theo cặp .
- Một hai HS đọc lại cả bài.
- GV đọc diễn cảm bài văn.
HĐ2. Tìm hiểu bài: (8/)
Mục tiêu: Hiểu ND Chiếc áo dài Việt Nam thể hiện vẻ đẹp dịu dàng của người phụ nữ và truyền thống của dân tộc Việt Nam.( Trả lời được các câu hỏi 1,2,3)
Cách tiến hành:
HS thảo luận N2, trả lời các câu hỏi: 
+ Chiếc áo dài có vai trò như thế nào trong trang phục của phụ nữ Việt Nam xưa?
(Phụ nữ VN xưa hay mặc áo dài thẫm màu, phủ ra bên ngoài ...)
+ Chiếc áo dài tân thời có gì khác chiếc áo dài cổ truyền?
- áo dài cổ truyền có hai loại...
+ Vì sao áo dài được coi là biểu tượng cho y phục truyền thống của VN?
(Vì chiếc áo dài thể hiện phong cách tế nhị, kín đáo của phụ nữ VN...)
+ Em có cảm nhận gì về vẽ đẹp của người phụ nữ VN trong tà áo dài ?
(HS có thể giới thiệu người thân trong tà áo dài...)
Lớp điều hành tìm hiểu bài 
Nội dung bài ? HS thảo luận trả lời 
GV nhận xét , kết luận
HS nghe- ghi vào vở.
HĐ3. Đọc diễn cảm(9/)
Mục tiêu: Đọc đúng từ ngữ, câu văn, đoạn văn dài; biết đọc diễn cảm bài văn với giọng tự hào 
Cách tiến hành:
- 4 HS tiếp nối nhau đọc diễn cảm bài văn.
- GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm 1 đoan văn tiêu biểu.
3. Vận dụng (5/)
- HS nhắc lại ND của bài văn.
- Viết cảm nhận của em về tà áo dài Việt Nam,
- GV nhận xét tiết học.
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
CHÍNH TẢ (Nghe - viết)
TIẾT 30. CÔ GÁI CỦA TƯƠNG LAI
I. Mục tiêu
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Nghe - viết đúng chính tả bài Cô gái của tương lai. Viết đúng những từ ngữ dễ viết sai, tên riêng nước ngoài , tên tổ chức.
- Biết viết hoa tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng, tổ chức ( BT2, BT3).
2. Năng lực: 
- Góp phần hình thành ý thức tự học tự giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác,..
- Góp phần hình thành năng lực ngôn ngữ.
3. Phẩm chất: Góp phần hình thành và phát triển chăm chỉ học tập, yêu nước , có trách nhiệm. 
II. Đồ dùng dạy - học
- Bảng phụ viết ghi nhớ về cách viết hoa tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng.
- Bút dạ và một số tờ phiếu chuẩn bị cho BT 2,3.
III. Hoạt động dạy - học
1. Khởi động: (5/)
- Một HS đọc cho 2 bạn viết trên bảng lớp, cả lớp viết vào giấy nháp tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng .
- GV Giới thiệu bài - GV nêu MĐ, YC của tiết học.
2. Khám phá 
a.. Hướng dẫn HS nghe - viết(20/)
Mục tiêu: Nghe - viết đúng chính tả bài Cô gái của tương lai. Viết đúng những từ ngữ dễ viết sai, tên riêng nước ngoài , tên tổ chức.
Cách tiến hành:
- GV đọc bài chính tả Cô gái của tương lai. HS theo dõi trong SGK.
- GV hỏi nội dung về bài chính tả.
- HS đọc thầm bài chính tả. GV nhắc các em chú ý những từ ngữ dễ viết sai: in-tơ-nét, Ốt-xtrây-li-a
- GV đọc bài cho HS viết.
- GV đọc lại bài cho HS khảo bài.
- GV chấm một số bài - Chữa lỗi.
b. Hướng dẫn HS làm BT chính tả.(5/)
Mục tiêu: Biết viết hoa tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng, tổ chức ( BT2, BT3).
Cách tiến hành:
 GV hướng dẫn HS làm BT trong VBT.
 - HS làm bài GV theo dõi, giúp đỡ- Chữa bài
3. Vận dụng (5/)
- HS viết đoạn về các bạn gái
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS ghi nhớ tên và cách viết các danh hiệu, huân chương ở BT 2,3.
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
 Thứ hai, ngày 19 tháng 4 năm 2021
TOÁN
TIẾT 151: PHÉP TRỪ
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Biết thực hiện phép trừ các số tự nhiên, các số thập phân, phân số, tìm thành phần chưa biết trong phép tính cộng và trừ; giải toán có lời văn. (BT cần làm: BT1, BT2, BT3.)
2. Năng lực: 
- Góp phần hình thành ý thức tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác,.. 
- Năng lực tư duy và lập luận toán học. Năng lực giải quyết vấn đề toán học.
Năng lực giao tiếp toán học.
3. Phẩm chất: 
- Góp phần hình thành và phát triển tính chăm chỉ học tập, có trách nhiệm.
II. Hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (5/)
- 1 HS làm lại BT4 tiết trước.
- Nhận xét.
- GV Giới thiệu bài - nêu mục tiêu, yêu cầu tiết học.
2. Khám phá và luyện tập
a. Ôn kiến thức (6’)
- GV hướng dẫn HS tự ôn tập những hiểu biết chung về phép trừ: tên gọi các thành phần và kết quả, dấu phép tính, một số tính chất của phép trừ,  (như trong SGK)
b. Luyện tập (26’)
Bài 1: Cho HS tự tính rồi thử lại vào vở.
- Chữa bài: gọi 3 HS lên bảng làm 3 ý a), b), c).
- Nhận xét , thống nhất kết quả đúng.
- Chốt lại cách thực hiện phép trừ đối với từng loại số: số tự nhiên, số thập phân, phân số (chốt sau mỗi phần chữa)
Bài 2: Cho HS thảo luận N2, làm bài rồi chữa bài. Khi chữa bài cho HS củng cố về cách tìm số hạng, số bị trừ chưa biết.
(HS xác định thành phần chưa biết trong phép tính.
- Nêu cách tìm thành phần chưa biết?)
Bài 3: Cho HS tự giải rồi chữa bài.
- GV hướng dẫn cho các HS yếu. Chấm một số vở.
- Chữa bài: Gọi 1HS lên bảng làm. Cả lớp và GV nhận xét, thống nhất bài giải đúng.
Bài giải
 Diện tích đất trồng hoa là:
540,8 - 395,5 = 155,3 (ha)
Diện tích đất trồng hoa và trồng lúa là:
540,8 + 155,3 = 696,1 (ha)
Đáp số : 696,1 ha
3. Vận dụng (5/)
- HS làm bài : Bạn A cao 1,52 m , bạn B cao 1,43 m. Hỏi bạn A cao hơn bạn B bao nhiêu ?
- GV nhận xét tiết học. 
- Dặn HS: Ôn lại quy tắc và tính chất của phép trừ.
_____________________________________
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TIẾT 59. MỞ RỘNG VỐN TỪ : NAM VÀ NỮ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Biết một số phẩm chất quan trọng của nam và của nữ ( BT1, BT2). 
- Biết và hiểu được nghĩa một số câu thành ngữ, tục ngữ ( BT3).
2. Năng lực: Góp phần hình thành ý thức tự học tự giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác,..
- Góp phần hình thành năng lực ngôn ngữ.
3. Phẩm chất: Góp phần hình thành và phát triển chăm chỉ học tập, nhân ái , có trách nhiệm 
II. Đồ dùng
- Bảng phụ viết những phẩm chất quan trọng của nam giới và nữ giới.
- Vài trang phô tô từ điển HS có từ cần tra cứu cho BT1. 
III. Hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (5/)
- 2 HS làm lại BT2,3 của tiết LTVC (Ôn tập về dấu câu) .
- HS khác nhận xét, GV nhận xét.
- Giới thiệu bài- GV nêu mục đích, y/c tiết học.
2. Khám phávà luyện tập(27/)
Bài 1: - 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
- Cả lớp đọc thầm, suy nghĩ, thảo luận N2, trả lời lần lượt từng câu hỏi a- b- c
- HS lần lượt phát biểu ý kiến, trao đổi, tranh luận lần lượt theo từng câu hỏi.
- HS khác nhận xét, GV nhận xét, chốt ý đúng.
- Đáp án (Câu c):	
+Dũng cảm: Dám đương đầu với sức chống đối, với nguy hiểm để làm những việc nên làm.
+ Cao thượng: cao cả, vượt lên trên những cái tầm thường, nhỏ nhen.
+ Năng nổ: Ham hoạt động, hăng hái và chủ động trong mọi công việc chung.
+ Dịu dàng: Gây cảm giác dễ chịu, tác động êm nhẹ đén các giác quan hoặc tinh thần.
+ Khoan dung: Rộng lượng tha thứ cho người lỗi lầm.
+ Cần mẫn: Siêng năng và lanh lợi. 
Bài 2: - 1 HS đọc yêu cầu bài.
- Lớp đọc lại chuyện “Một vụ đắm tàu”, suy nghĩ về những phẩm chất chung và riêng ( tiêu biểu cho nữ tính và nam tính ) của hai nhân vật Giu-li-ét-ta và Ma-ri-ô.
- HS phát biểu ý kiến, lớp nhận xét, thống nhất ý kiến:
+ Phẩm chất chung: Giàu tình cảm, biết quan tâm đến người khác,......
+ Phẩm chất riêng: Ma-ri-ô giàu nam tính ( kín đáo, quyết đoán, mạnh mẽ, cao thượng, ..) Giu-li-ét-ta dịu dàng, ân cần, đầy nữ tính,....
Bài 3: - 1 HS đọc ND BT3 (đọc cả giải nghĩa từ sau SGK)
- GV nhấn mạnh yêu cầu của BT:
+ Nêu cách hiểu về ND mỗi thành ngữ, tục ngữ.
+ Trình bày ý kiến cá nhân - tán thành câu a hay câu b; giải thích vì sao.
- HS đọc thầm lại từng câu tục ngữ, thành ngữ, suy nghĩ,thực hiện từng y/c BT, GV chốt lại:
* Câu a: Con trai hay gái đều quý, miễn là có tình, có nghĩa, hiếu thảo,...
* Câu b: Chỉ có một con trai thì xem như là đã có con, nhưng có đến 10 con gái thì vẫn xem như chưa có con.
* Câu c: Trai gái đều giỏi giang.
* Câu d: Trai gái thanh nhã, lịch sự.
Giải thích:
* Câu a: Thể hiện quan niệm đúng đắn.
* Câu b: Thể hiện quan niệm lạc hậu, sai trái.
- GV nhấn mạnh phần này bằng cách liên hệ thực tế cuộc sống bây giờ.
- HS nhẩm đọc thuộc lòng các thành ngữ, tục ngữ ; thi đọc TL các thành ngữ, tục ngữ trước lớp.
GV Chấm, chữa bài.
3. Vận dụng (5/)
- HS viết đoạn văn về quan niệm về nam, nữ.
- Nhận xét tiết học.
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Thứ ba, ngày 20 tháng 4 năm 2021
TOÁN
TIẾT 152: LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu: 
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Biết vận dụng kĩ năng cộng, trừ trong thực hành tính và giải toán.( BT cần làm: BT1, BT2.)
2. Năng lực: 
- Góp phần hình thành ý thức tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác,.. 
- Năng lực tư duy và lập luận toán học. Năng lực giải quyết vấn đề toán học.
Năng lực giao tiếp toán học.
3. Phẩm chất: 
- Góp phần hình thành và phát triển tính chăm chỉ học tập, có trách nhiệm.
II.Hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (5/)
- Trò chơi Truyền điện nêu cách tính cộng trừ STN, PS, STP.
- Nhận xét
- Giới thiệu bài - nêu mục tiêu tiết học.
2. Luyện tập (26’)
Bài 1: Cho HS tự làm bài rồi chưã bài.
- 5HS chữa 5 bài ở bảng, nêu cách làm.
- Cả lớp và GV nhận xét thống nhất kết quả đúng.
Bài 2: Cho HS thảo luận N2 làm bài rồi chữa bài.
- Chữa bài: 2 HS chữa bài trên bảng lớp. HS giải thích cách làm và các tính chất đã vận dụng.
Bài 3: Khuyến khích HS khá, giỏi làm.
Bài giải
Phân số chỉ số phần tiền lương gia đình đó chi tiêu hàng tháng là:
3/5 + 1/4 = 17/20 (số tiền lương)
a/ Tỉ số phần trăm số tiền lương của gia đình đó để giành là:
20/20 – 17/20 = 3/20 (số tiền lương)
3/20 = 15/100 = 15%
b/ Số tiền mỗi tháng gia đình đó để giành được là:
4000000 : 100 x 15 = 600000 (đồng)
Đáp số: a/ 15 % số tiền lương
 b/ 6000000 đồng
3. Vận dụng (5/)
- Tính tỉ số phần trăm số Hs nữ so với số HS của lớp ta.
- GV đánh giá nhận xét tiết học.
- Về nhà ôn tập lại cách tính tỉ số phần trăm của hai số và tìm giá trị phần trăm của một số cho trước.
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
KỂ CHUYỆN
TIẾT 30. KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. Mục tiêu
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Kể được 1 câu chuyện đã nghe đã đọc nói về việc gia đình, nhà trường, xã hội, chăm sóc giáo dục trẻ em hoặc trẻ em với việc thực hiện bổn phận với gia đình nhà trường và xã hội.
- Hiểu câu chuyện: trao đổi được với các bạn về nội dung câu chuyện
2. Năng lực: 
- Góp phần hình thành ý thức tự học tự giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác,..
- Góp phần hình thành năng lực ngôn ngữ , năng lực văn học.
3. Phẩm chất: Góp phần hình thành và phát triển chăm chỉ học tập, yêu nước , có trách nhiệm 
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh ảnh về cha mẹ, thầy cô, người lớn chăm sóc trẻ em
- Tranh ảnh trẻ em giúp đỡ cha mẹ trẻ em chăm chỉ học tập
- Sách báo về trẻ em làm việc tốt người lớn chăm sóc và giáo dục trẻ em
III. Hoạt động dạy học
1. Khởi động: (5/)
- Hai học sinh nối tiếp nhau kể lại câu chuyện "Nhà vô địch" và nêu lại trọng tâm câu chuyện
- Giới thiệu bài- GV nêu nhiệm vụ học tập
2. Khám phávà luyện tập(27/)
HĐ1. Hướng dẫn hs hiểu yêu cầu của đề bài : (7/)
Mục tiêu: Biết tìm câu chuyện đã nghe đã đọc nói về việc gia đình, nhà trường, xã hội, chăm sóc giáo dục trẻ em hoặc trẻ em với việc thực hiện bổn phận với gia đình nhà trường và xã hội.
Cách tiến hành:
- Gọi 2 hs đọc đề bài viết lên bảng. Gv gạch dưới những từ ngữ quan trọng
- Kể lại 1 câu chuyện em đã được nghe hoặc đọc nói về Gia đình, nhà trường và xã hội chăm sóc giáo dục trẻ em hoặc trẻ em thực hiện bổn phận với gia đình, nhà trường và xã hội.
- GV xác định 2 hướng kể chuyện
- Kể chuyện về Gđ nhà trường, XH chăm sóc GD trẻ em
- Kể chuyện về trẻ em thực hiên bổn phận với Gđ nhà trường, XH.
- Gọi 4-5 HS nối tiếp nhau đọc các phần 1,2,3,4 (nội dung tìm câu chuyện ở đâu? Cách kể chuyện)
- GV nêu lại tên 1 số câu chuyên hs chọn và định hướng. " người mẹ hiền","Chiếc rễ đa tròn", "Lớp học trên đường"," ở lại với chiến khu"
- GV gọi một số hs đọc nối tiếp nhau. Nói rõ câu chuyện về Gđ nhà trường, XH chăm sóc GD trẻ em thực hiên bổn phận với Gđ nhà trường, XH
HĐ2. HS thực hành kể chuyện trao đổi nội dung câu chuyện(20/)
Mục tiêu: Kể được 1 câu chuyện đã nghe đã đọc nói về việc gia đình, nhà trường, xã hội, chăm sóc giáo dục trẻ em hoặc trẻ em với việc thực hiện bổn phận với gia đình nhà trường và xã hội. Hiểu câu chuyện: trao đổi được với các bạn về nội dung câu chuyện
Cách tiến hành:
- Gọi 1 hs đọc lại nội dung câu chuyện
- Hs thảo luận nhóm
- 2 hs kể chuyện cho nhau nghe và nói nội dung câu chuyện
- Hs thi kể chuyện trước lớp
- Cử đại diện thi kể chuyện, nói rõ nội dung câu chuyện của mình kể
- GV chọn 1 câu chuyện có nội dung nhất để cả lớp cùng trao đổi
- Cả lớp nhận xét: Nội dung câu chuyện cách kể
- Cả lớp bình chọn bạn có câu chuyên hay nhất, kể hay nhất
3. Vận dụng (5/)
- Viết một đoạn văn ngắn nói về trẻ em thực hiện bổn phận với gia đình, nhà trường và xã hội.
- Gv nhận xét tiết học
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Thứ tư, ngày 21 tháng 4 năm 2021
NGHỈ GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Thứ năm, ngày 22 tháng 4 năm 2021
TẬP ĐỌC
TIẾT 61. CÔNG VIỆC ĐẦU TIÊN
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức, kĩ năng:
 - Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn phù hợp với nội dung và tính cách nhân vật.
 - Hiểu nội dung bài: Nguyện vọng và lòng nhiệt tình của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho Cách mạng.( Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
2. Năng lực: 
- Góp phần hình thành ý thức tự học tự giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác,..
- Góp phần hình thành năng lực ngôn ngữ , năng lực văn học.
3. Phẩm chất: Góp phần hình thành và phát triển chăm chỉ học tập, yêu nước , có trách nhiệm 
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa bài đọc trong SGK
III. Hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (5/)
+ Em có cảm nhận gì về vẻ đẹp của phụ nữ khi họ mặc áo dài?
- HS nêu- GV nhận xét .
- Cho Hs quan sát ảnh về bà Nguyễn Thị Định - GV giới thiệu về bà Nguyễn Thị Định- Giới thiệu bài
2. Khám phá (27/)
HĐ1. Luyện đọc
Mục tiêu: Đọc lưu loát bài văn .
Cách tiến hành:
- 2 HS khá đọc toàn bài
- 1 HS đọc chú giải ở SGK
- GV cho hS quan sát tranh minh họa
- GV chia đoạn ( Bài đọc chia làm 3 đoạn)
- HS nối tiếp nhau đọc bài: GV chỉ định 1 HS đọc , HS đó đọc xong được chỉ định bạn khác và cứ tiếp tục như thế đọc hết bài 1 lượt.- HS khác theo dõi nhận xét bạn đọc. Tiếp tục với đọc lần 2.
- HS luyện đọc theo cặp
- Một hS đọc cả bài
- GV đọc diễn cảm toàn bài
HĐ2. Tìm hiểu bài
Mục tiêu: Hiểu nội dung bài: Nguyện vọng và lòng nhiệt tình của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho Cách mạng.( Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS thảo luận đọc bài và trả lời câu hỏi N2.	 
- Công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị út là gì? (Rải truyền đơn)
- Những chi tiết nào cho thấy chị út rất hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên này?(Út bồn chồn, thấp thỏm, ngủ không yên, nửa đêm dậy ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn)
- Chị Út đã nghĩ ra cách gì để rải truyền đơn?( Ba giờ sáng, chị giả đi bán cá như mọi bận. )
- Vì sao út muốn được thóat li?(Vì Út yêu nước, ham hoạt động, muốn làm được thật nhiều việc cho Cách mạng)
GV chốt lại nội dung sau khi HS trình bày.
- Lớp điều hành trả lời các câu hỏi
- GV nhận xét và yêu cầu HS đọc lại toàn bài một lần, cả lớp suy nghĩ nêu nội dung bài 	
- HS thảo luận về nội dung bài - HS nêu nội dung của bài 	
- GV nhận xét chốt lại ý đúng - HS nêu lại nội dung bài .
- HS nghe - ghi nội dung bài vào vở.
HĐ3. Luyện đọc diễn cảm
Mục tiêu: Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn phù hợp với nội dung và tính cách nhân vật.
Cách tiến hành:
-3 HS đọc diễn cảm bài văn theo cách phân vai. Gv giúp các em đọc thể hiện đúng lời nhân vật
- GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm một đoạn
- HS luyện đọc diễn cảm theo nhóm
- Các nhóm thi đọc diễn cảm
3. Vận dụng (5/)
- HS nhắc lại nội dung bài đọc.
- Viết cảm nhận của em về bà Nguyễn Thị Định
- GV nhận xét tiết học và dặn chuẩn bị bài sau.
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
TẬP LÀM VĂN
 TIẾT 60. TẢ CON VẬT (kiểm tra viết)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức, kĩ năng:
Viết được một bài văn tả con vật có bố cục rõ ràng, đủ ý, dùng từ, đặt câu đúng 
2. Năng lực: 
- Góp phần hình thành ý thức tự học tự giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác,..
- Góp phần hình thành năng lực ngôn ngữ , năng lực văn học.
3. Phẩm chất: Góp phần hình thành và phát triển chăm chỉ học tập, có trách nhiệm 
II. Đồ dùng dạy - học
- Tranh vẽ hoặc ảnh chụp một số con vật.
III. Hoạt động dạy - học
1. Khởi động: (5/)
- Kiểm tra chuẩn bị của HS
- GV Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS làm bài (5/)
 - Một số HS đọc đề bài và gợi ý của tiết Viết bài văn tả con vật.
Đề bài: Hãy tả một con vật mà em yêu thích 
 - GV nhắc HS : Có thể dùng loại văn tả hình dáng hoặc hoạt động của con vật em đã viết trong tiết ôn tập trước, viết thêm một số phần để hoàn chỉnh bài văn. Có thể viết một bài văn miêu tả một con vật khác với con vật các em đã tả hình dáng hoặc hoạt động trong tiết ôn tập trước
3. HS làm bài (22/)
Gv theo dõi Hs làm bài
Thu bài
3. Vận dụng (5/)
- HS nói vài câu về con vật mà em yêu thích.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị nội dung cho tiết TLV tiếp .
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TIẾT 60. ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU 
 (Dấu phẩy)
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Nắm được tác dụng của dấu phẩy, nêu được ví dụ về tác dụng của dấu phẩy( BT1)
- Điền đúng dấu phẩy theo yêu cầu của BT2. 
2. Năng lực:
- Góp phần hình thành ý thức tự học tự giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác,..
- Góp phần hình thành năng lực ngôn ngữ , năng lực văn học.
3. Phẩm chất: Góp phần hình thành và phát triển chăm chỉ học tập, có trách nhiệm 
II- Đồ dùng dạy học:
- Bút dạ và 1 vài tờ phiếu đã kẻ sẵn bảng tổng kết về dấu câu ( BT1)
- Hai tờ phiều khổ to viết những câu, đoạn văn có ô để trống trong Truyện kể về bình minh.
III. Hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (5/)
Trò chơi Bắn tên: Nói về tác dụng của dấu chấm , chấm hỏi , chấm than, đặt câu?
- GV dẫn dắt giới thiệu vào bài.
2. Khám phávà luyện tập(27/)
Bài 1: 
- GV dán lên bảng tờ phiếu kẻ bảng tổng kết; giải thích yêu cầu của bài tập : Các em phải đọc kĩ 3câu , chú ý các dấu phẩy trong mỗi câu . Sau đó, xếp đúng các ví dụ vào ô thích hợp trong bảng tổng kết nói về tác dụng của dấu phẩy.
- HS đọc từng câu, suy nghĩ, làm bài vào vở hoạc VBT. GV phát riêng bút dạ và phiếu cho một vài HS; nhắc nhở những HS này chỉ ghi vào ô trống tên câu a, b, c (không cần viết lại câu đó)
- Cả lớp và GV nhận xét, kết luận lời giải đúng 
Bài 2:
- Một HS giỏi đọc ND BT2 
- Gv hướng dẫn HS làm bài :
- HS thảo luận N2
+ Điền dấu chấm hoặc dấu phẩy vào ô trống trong mẫu chuyện.
+ Viết lại cho đúng chính tả những chữ đầu câu chưa viết hoa.
- HS đọc thầm Truyện kể về bình minh, điền dấu chấm hoặc dấu phẩy vào các ô trống .
- HS trình bày trước lớp.
- Nhận xét – Kết luận
3. Vận dụng (5/)
- Một HS nhắc lại 3 tác dụng của dấu phẩy.
-Đặt câu và nêu tác dụng của dấu phẩy.
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS ghi nhớ kiến thức về dấu phẩy để sử dụng cho đúng.
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Thứ sáu, ngày 23 tháng 4 năm 2021
TOÁN 
TIẾT 153. PHÉP NHÂN
( cô Trang dạy chuyên đề )
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Buổi 2.
TOÁN 
TIẾT 154. LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Biết vận dụng ý nghĩ của phép nhân quy tắc nhân một tổng với một số trong thực hành tính giá trị của biểu thức và giải toán. (BT cần làm: BT1, BT2, BT3.)
2. Năng lực: 
- Góp phần hình thành ý thức tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác,.. 
- Năng lực tư duy và lập luận toán học. Năng lực giải quyết vấn đề toán học.
Năng lực giao tiếp toán học.
3. Phẩm chất: 
- Góp phần hình thành và phát triển tính chăm chỉ học tập, có trách nhiệm.
II. Hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (5/)
- Trò chơi Truyễn điện: Nêu các tính chất của phép nhân, cách thực hiện phép nhân đối với STN, PS, STP.
- GV Giới thiệu bài - GV nêu mục tiêu tiết học.
2. Khám phávà luyện tập(27/)
Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1:
- Khi nào phép cộng nhiều số hạng có thể chuyển thành phép nhân?

File đính kèm:

  • docgiao_an_cac_mon_khoi_5_tuan_30_nam_hoc_2020_2021.doc