Giáo án Các môn Khối 5 - Tuần 12 - Năm học 2019-2020
KHOA HỌC
TIẾT 23. SẮT, GANG, THÉP
I. Mục tiêu: HS biết:
- Nhận biết một số tính chất của sắt, gang, thép.
- Nêu được một số ứng dụng của sắt, gang, thép trong sản xuất và đời sống .
- Quan sát, nhận biết một số đồ dùng được làm từ sắt, gang, thép .
II. Đồ dùng dạy học:
Kéo, đoạn dây thép ngắn, miếng gang.
III. Hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ(5/)
Hai HS lên bảngTLCH:
+ Em hãy nêu đặc điểm và ứng dụng của tre?
+ Em hãy nêu đặc điểm và ứng dụng của mây, song?
GV nhận xét.
2. Giới thiệu bài(1/)
GV nêu MĐ,YC của tiết học
3.Bài mới:
Hoạt động1: Nguồn gốc và tính chất của sắt, gang, thép(10/)
Mục tiêu: HS nêu được nguồn gốc của sắt, gang, thép và một số tính chất của chúng.
Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm 4.
- HS thảo luận và hoàn thành phiếu học tập ( Mẫu phiếu GV chuẩn bị sẵn)
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận - HS nhận xét và bổ sung.
- GV nhận xét; HS trả lời một số câu hỏi:
+ Gang, thép được làm từ đâu?
+ Gang, thép có điểm nào chung?
+ Gang, thép khác nhau ở điểm nào?
- HS trình bày - HS nhận xét.
- GV kết luận.
Hoạt động 2: Ứng dụng của gang, thép trong đời sống(8/)
Mục tiêu: Kể được tên một số dụng cụ, máy móc, đồ dựng được làm từ gang hoặc thép .
Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm 2.
- HS quan sát hình minh hoạ trang 48, 49 SGK trả lời các câu hỏi:
+Tên sản phẩm là gì?
+ Chúng được làm từ vật liệu nào?
- Đại diện nhóm trình bày - HS nhận xét và bổ sung.
- GV chuẩn kiến thức.
Hoạt động 3: Cách bảo quản một số đồ dùng được làm từ sắt và hợp kim của sắt(9/)
Mục tiêu: Nêu được cách bảo quản một số đồ dung bằng gang thép .
Cách tiến hành:
+ Nhà em có những đồ dùng được làm từ sắt hay gang, thép. Hãy nêu cách bảo quản đồ dùng đó của gia đình mình?
- HS trình bày.
- GV nhận xét và kết luận.
4. Củng cố, dặn dò(2/)
+ Hãy nêu tính chất của sắt, gang, thép?
+ Gang, thép được sử dụng để làm gì?
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
áng 11 năm 2019 TOÁN TIẾT 58. NHÂN MỘT SỐ THẬP PHÂN VỚI MỘT SỐ THẬP PHÂN I. Mục tiêu Giúp HS: - Biết nhân một số thập phân với một số thập phân. - Biết tính chất giao hoán của phép nhân hai số thập phân. II. Hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ(5/) - GV kiểm tra : + 2HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở nháp: 7,69 x 40 ; 13,2 x 800 - GV nhận xét. 2. Giới thiệu bài(2/) GV nêu MĐ, YC của tiết học 3. Bài mới: (10/) HĐ1.Hướng dẫn nhân một số thập phân với một số thập phân Mục tiêu: Biết nhân một số thập phân với một số thập phân. Cách tiến hành: a. Ví dụ: * Hình thành phép tính nhân một số thập phân với một số thập phân - GV nêu bài toán: Một mảnh vườn hình chữ nhật có chiều dài 6,4m, chiều rộng 4,8m. Tính diện tích mảnh vườn đó. - HS đọc lại bài toán. + Muốn tính diện tích của mảnh vườn hình chữ nhật ta làm như thế nào? + Nhận xét các thừa số trong phép nhân này? - HS trình bày - HS nhận xét. *Đi tìm kết quả: - HS vận dụng những kiến thức đã học, hãy tính 6,4 m 4,8m.( 6,4m = 64dm; 4,8m = 48dm) - HS trình bày bài làm của mình - HS nhận xét. - GV nhận xét. * Giới thiệu kĩ thuật tính: - GV nêu kĩ thuật tính - HS theo dõi. + Em hãy so sánh tích 6,4 4,8 ở cả hai cách tính? - HS thực hiện lại phép tính: 6,4 4,8 + Nêu điểm giống nhau và khác nhau ở 2 phép nhân này? + Trong phép tính 6,4 4,8 = 30,72 chúng ta đã tách phần thập phân ở tích như thế nào? + Em có nhận xét gì về số các chữ số ở phần thập phân của các thừa số và của tích. - HS trình bày - HS nhận xét. b. Ví dụ 2: - GV nêu ví dụ: Đặt tính và tính 4,75 1,3. - HS làm bài và trình bày bài - GV nhận xét. HĐ2. Ghi nhớ(5/) Mục tiêu: Biết cách nhân một số thập phân với một số thập phân. Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 2. - HS thảo luận để nêu cách thực hiện phép nhân một số thập phân với một số thập phân? - Đại diện nhóm trình bày - HS nhận xét. - GV chuẩn kiến thức: * Muốn nhân một số thập phân với một số thập phân ta làm như sau: + Nhân như nhân các số tự nhiên. + Đếm xem trong phần thập phân của cả hai thừa số có bao nhiêu chữ số rồi dùng dấu phẩy tách ở tích ra bấy nhiêu chữ số kể từ phải sang trái. - Một số HS nhắc lại quy tắc. 4. Luyện tập(12/) Mục tiêu: - Biết nhân một số thập phân với một số thập phân. - Biết tính chất giao hoán của phép nhân hai số thập phân. Cách tiến hành: Bài 1: a,c . Đặt tính rồi tính - HS làm bài vào vở ; GV giúp đỡ HS yếu - GV gọi một số HS đọc cách nhân. - GV nhận xét, sửa sai Bài 2: Tính rồi so sánh giá trị của a x b và của b x a - GV kẻ sẵn bảng trong SGK lên bảng lớp - HS lần lượt nêu giá trị của các biểu thức; GV điền vào bảng. a b a x b b x a 2,36 4,2 9,912 9,912 3,05 2,7 8,235 8,235 - HS làm bài nêu nhận xét các kết quả vừa tìm được ở bảng từ đó rút ra tính chất giao hoán của phép nhân các số thập phân - GV nhận xét; bổ sung và viết lên bảng: a x b = b x a - HS tự làm vào vở phần b; GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu Bài 3 ( K- G) (Toán giải) - HS đọc bài toán, phân tích bài toán - HS làm bài giải vào vở; 1 HS làm vào bảng phụ. GV theo dõi, giúp đỡ HS gặp khó khăn. - GV cùng HS chữa bài trên bảng phụ: Bài giải Chu vi vườn cây hình chữ nhật là: ( 15,62 + 8,4) x 2 = 48,08 ( m) Diện tích vườn cây hình chữ nhật là: 15,62 x 8,4 = 131,208 (m2) Đáp số: 48,08 m và 131,208 m2 5. Củng cố, dặn dò(2/) - HS nhắc lại quy tắc nhân số thập phân với số thập phân và tính chất giao hoán trong phép nhân các số thập phân - GV nhận xét tiết học. –––––––––––––––––––––––––––––––––––––– KỂ CHUYỆN TIẾT 12. KỂ CHUYỆN Đà NGHE, Đà ĐỌC I. Mục tiêu: HS có kĩ năng: - Kể lại được một câu chuyện đã đọc (hay đã nghe) có nội dung liên quan đến việc bảo vệ môi trường; lời kể rõ ràng , ngắn gọn. - Biết trao đổi cùng bạn bè về ý nghĩa của câu chuyện đó kể, biết nghe và nhận xét lời kể của bạn; biết nhận thức đúng đắn về nhiệm vụ bảo vệ môi trường. II. Đồ dùng dạy học - Một số tranh, ảnh liên quan đến các truyện đã gợi ý trong SGK. III. Hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ(5/) - GV gọi một số HS lên bảng: + HS1: Kể câu chuyện người đi săn và con nai. + HS2: Câu chuyện nói với em về điều gì? - GV nhận xét . 2. Giới thiệu bài(1/) GV nêu MĐ, YC của tiết học 3. Bài mới: HĐ1. Hướng dẫn kể chuyện(7/) Mục tiêu: Hiểu đề bài và chọn được một câu chuyện đã đọc (hay đã nghe) có nội dung liên quan đến việc bảo vệ môi trường; lời kể rõ ràng , ngắn gọn. Cách tiến hành: - 1 HS đọc đề bài - Cả lớp đọc thầm. - GV ghi đề bài lên bảng và gạch dưới từ ngữ quan trọng trong đề bài. Đề bài: Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc có nội dung bảo vệ môi trường. - 3 HS tiếp nối nhau đọc các gợi ý 1,2,3 trong SGK - Cả lớp đọc thầm. - 1 HS đọc thành tiếng đoạn văn trong BT1 ( tiết TLV, tr.115) để nắm được các yếu tố tạo thành môi trường. - Một số HS nối tiếp giới thiệu tên câu chuyện mà mình chọn kể: Đó là truyện gì? Em đọc truyện đó trong sách báo nào? Hoặc em nghe truyện ấy ở đâu? HĐ2. HS thực hành KC, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện(20/) Mục tiêu: - Kể lại được một câu chuyện đã đọc (hay đã nghe) có nội dung liên quan đến việc bảo vệ môi trường; lời kể rừ ràng , ngắn gọn. - Biết trao đổi cùng bạn bè về ý nghĩa của câu chuyện đó kể, biết nghe và nhận xột lời kể của bạn; biết nhận thức đúng đắn về nhiệm vụ bảo vệ môi trường. Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS kể chuyện theo nhóm 2. - Đại diện nhóm kể chuyện trước lớp và nêu ý nghĩa của câu chuyện- HS nhận xét. - GV nhận xét và cùng lớp bình chọn câu chuyện hay nhấy, có ý nghĩa nhất, người kể hấp dẫn nhất. 4. Củng cố, dặn dò(2/) - GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS kể chuyện hay. - Dặn các em đến thư viện tìm đọc sách về bảo vệ môi trường. - Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau. –––––––––––––––––––––––––––––––––– LỊCH SỬ TIẾT 12. VƯỢT QUA TÌNH THẾ HIỂM NGHÈO I. Mục tiêu: HS biết : - Sau Cách mạng tháng Tám 1945, nước ta đứng trước những khó khăn to lớn: "giặc đói , giặc dốt , giặc ngoại xâm.”. - Các biện pháp nhân dân ta đã thực hiện để chống lại " Giặc đói, giặc dốt, ",quyên góp gạo cho người nghèo, tăng gia sản xuất, phong trào xóa nạn mù chữ . II. Đồ dùng dạy học: Phiếu học tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Giới thiệu bài(1/) GV nêu nhiệm vụ học tập. 2. Bài mới: HĐ1. Hoàn cảnh Việt Nam sau cách mạng tháng Tám(8/) Mục tiêu: Biết được sau Cách mạng tháng Tám, nước ta ở trong tình thế “ nghìn cân treo sợi tóc”? Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4. - HS thảo luận: ? Vì sao nói : ngay sau Cách mạng tháng Tám, nước ta ở trong tình thế “ nghìn cân treo sợi tóc”? - Đại diện nhóm trình bày- HS nhận xét. ? Nếu không đẩy lùi được nạn đói và nạn dốt thì điều gì có thể xẩy ra với đất nước chúng ta? Vì sao Bác Hồ gọi nạn đói và nạn dốt là “ giặc”? Gv kết luận. HĐ 2. Đẩy lùi giặc đói, giặc dốt(6/) Mục tiêu: Biết các biện pháp nhân dân ta đã thực hiện để chống lại " Giặc đói, giặc dốt, ", quyên góp gạo cho người nghèo, tăng gia sản xuất, phong trào xóa nạn mù chữ . Cách tiến hành: - HS quan sát hình minh hoạ 2,3 trang 25,SGK và tìm hiểu: Hình chụp cảnh gì? ? Em hiểu thế nào là bình dân học vụ? - HS trình bày - HS nhận xét. - Gv kết luận. HĐ3. Ý nghĩa của việc đẩy lùi “Giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm” (7/) Mục tiêu: Biết ý nghĩa của việc đẩy lùi “Giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm” Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 2. - HS thảo luận và tìm hiểu ý nghĩa của sự kiện này. - Đại diện nhóm trìng bày - HS nhận xét và bổ sung. - GV kết luận. HĐ 4. Bác Hồ trong những ngày diệt “Giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm” (7/) Mục tiêu: Biết thêm được về Bác trong những ngày diệt “Giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm” Cách tiến hành: - 1HS đọc câu chuyện về Bác Hồ trong đoạn “ Bác Hoàng Văn Tí các chú nói Bác cứ ăn thì làm gương cho ai được”. ? Em có cảm nghĩ gì về việc làm của Bác Hồ qua câu chuyện trên? - HS kể thêm các câu chuyện về Bác Hồ trong những ngày cùng toàn dân diệt “ giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm” . - GV nhận xét. 4. Củng cố, dặn dò(2/) ? Đảng và Bác Hồ đã phát huy được điều gì trong nhân dân để vượt qua tình thế hiểm nghèo? - Dặn các em đến thư viện tìm đọc sách về Bác Hồ. - GV nhận xét tiết học. - Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau. ––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– KHOA HỌC TIẾT 23. SẮT, GANG, THÉP I. Mục tiêu: HS biết: - Nhận biết một số tính chất của sắt, gang, thép. - Nêu được một số ứng dụng của sắt, gang, thép trong sản xuất và đời sống . - Quan sát, nhận biết một số đồ dùng được làm từ sắt, gang, thép . II. Đồ dùng dạy học: Kéo, đoạn dây thép ngắn, miếng gang. III. Hoạt động dạy học: 1.Kiểm tra bài cũ(5/) Hai HS lên bảngTLCH: + Em hãy nêu đặc điểm và ứng dụng của tre? + Em hãy nêu đặc điểm và ứng dụng của mây, song? GV nhận xét. 2. Giới thiệu bài(1/) GV nêu MĐ,YC của tiết học 3.Bài mới: Hoạt động1: Nguồn gốc và tính chất của sắt, gang, thép(10/) Mục tiêu: HS nêu được nguồn gốc của sắt, gang, thép và một số tính chất của chúng. Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm 4. - HS thảo luận và hoàn thành phiếu học tập ( Mẫu phiếu GV chuẩn bị sẵn) - Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận - HS nhận xét và bổ sung. - GV nhận xét; HS trả lời một số câu hỏi: + Gang, thép được làm từ đâu? + Gang, thép có điểm nào chung? + Gang, thép khác nhau ở điểm nào? - HS trình bày - HS nhận xét. - GV kết luận. Hoạt động 2: Ứng dụng của gang, thép trong đời sống(8/) Mục tiêu: Kể được tên một số dụng cụ, máy móc, đồ dựng được làm từ gang hoặc thép . Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm 2. - HS quan sát hình minh hoạ trang 48, 49 SGK trả lời các câu hỏi: +Tên sản phẩm là gì? + Chúng được làm từ vật liệu nào? - Đại diện nhóm trình bày - HS nhận xét và bổ sung. - GV chuẩn kiến thức. Hoạt động 3: Cách bảo quản một số đồ dùng được làm từ sắt và hợp kim của sắt(9/) Mục tiêu: Nêu được cách bảo quản một số đồ dung bằng gang thép . Cách tiến hành: + Nhà em có những đồ dùng được làm từ sắt hay gang, thép. Hãy nêu cách bảo quản đồ dùng đó của gia đình mình? - HS trình bày. - GV nhận xét và kết luận. 4. Củng cố, dặn dò(2/) + Hãy nêu tính chất của sắt, gang, thép? + Gang, thép được sử dụng để làm gì? - GV nhận xét tiết học. - Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau. ––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– Thứ năm, ngày 28 tháng 11 năm 2019 TOÁN TIẾT 59. LUYỆN TẬP I. Mục tiêu Giúp HS: - Biết nhân nhẩm một số thập phân với 0,1; 0,01; 0,001; II. Hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ(5/) - GV gọi một số HS nhắc lại quy tắc nhân một số thập phân với một số thập phân và thực hiện một số phép tính sau: + Đặt tính rồi tính: 132,43 x 2,54 ; 6,09 x 3,9 - GV nhận xét. 2. Giới thiệu bài(1/) GV nêu MĐ, YC của tiết học 3. Luyện tập(27/) * GV tổ chức cho HS làm và chữa BT1 trong SGK Bài 1: a) Ví dụ: - GV yêu cầu một HS lên bảng, cả lớp làm vào nháp phép nhân sau: 142,57 x 0,1 - GV gợi ý để HS nhận xét kết quả của phép nhân với thừa số thứ nhất, nghĩa là 14,257 với 142,57( nếu chuyển dấu phẩy của số 142,57 sang bên trái một chữ số ta được 14,257) - HS nêu cách nhân nhẩm một số thập phân với 0,1; GV nhận xét, bổ sung - Tương tự, HS tự tìm kết quả của phép nhân: 531,75 x 0,01 sau đó rút ra cách nhân nhẩm một số thập phân với 0,01 - GV gợi ý để HS rút ra được quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 0,1; 0,01; 0,001;...( Khi nhân một số thập phân với 0,1; 0,01; 0,001;... ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó lần lượt sang bên trái một, hai, ba, ... chữ số.) - Một số HS nhắc lại quy tắc trên b) HS vận dụng ví dụ trên để tính nhẩm một số BT - GV gọi một số HS nêu miệng kết quả của các phép tính trong phần b) - GV nhận xét và yêu cầu HS làm vào vở; GV giúp HS yếu - HS đổi chéo vở để kiểm tra kết quả và so sánh kết quả các tích với thừa số thứ nhất để thấy rõ ý nghĩa của quy tắc nhân nhẩm. 4. Củng cố, dặn dò(2/) - Yêu cầu một số HS nhắc lại quy tắc vừa học và ghi nhớ quy tắc đó. - GV nhận xét tiết học. ––––––––––––––––––––––––––––––––––––– TẬP ĐỌC TIẾT 24. HÀNH TRÌNH CỦA BẦY ONG I. Mục tiêu: Giúp HS: - Đọc lưu loát và diễn cảm bài thơ. Ngắt nhịp đúng những câu thơ lục bát . - Hiểu những phẩm chất đáng quý của bầy ong: cần cù làm việc, tìm hoa gây mật, giữ hộ cho người những mùa hoa đã tàn phai, để lại hương thơm vị ngọt cho đời - Học thuộc lòng 2 khổ thơ cuối bài. II. Đồ dùng dạy học Bảng phụ. III. Hoạt động dạy học 1.Kiểm tra bài cũ(5/) - GV gọi một số HS lên bảng: HS1: Đọc đoạn 1 bài Mùa thảo quả và trả lời câu hỏi: + Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng cách nào? HS2: Đọc đoạn 2 bài Mùa thảo quả và trả lời câu hỏi: + Những chi tiết nào cho thấy cây thảo quả phát triển rất nhanh? - GV nhận xét. 2. Giới thiệu bài(1/) GV nêu MĐ, YC của tiết học 3. Bài mới: HĐ1. Luyện đọc(9/) Mục tiêu: Đọc lưu loát và diễn cảm bài thơ. Ngắt nhịp đúng những câu thơ lục bát Cách tiến hành: - 1HS khá đọc bài - Cả lớp đọc thầm. - HS đọc nối tiếp nhau 4 khổ thơ - GV kết hợp nhận xét và sửa lỗi phát âm sai, giọng đọc, cách ngắt nhịp thơ cho HS; chú ý các từ: đẫm, thăm thẳm, bập bùng, bão, rong ruổi, giữ hộ,... - HS đọc nối tiếp; GV giúp HS hiểu nghĩa các từ: đẫm, rong ruổi, nối liền mùa hoa, men, thăm thẳm, bập bùng,... + Theo em, hai câu thơ trong ngoặc đơn nói gì?( ý giả thiết, đề cao, ca ngợi bầy ong – cái gì cũng dám làm và làm được kể cả lên tận trời cao hút nhuỵ hoa để làm mật ong.) - HS đọc cả bài thơ. - GV đọc diễn cảm toàn bài. HĐ2. Tìm hiểu bài(7/) Mục tiêu: Hiểu những phẩm chất đáng quý của bầy ong: cần cù làm việc, tìm hoa gây mật, giữ hộ cho người những mùa hoa đã tàn phai, để lại hương thơm vị ngọt cho đời Cách tiến hành: - 1HS đọc khổ thơ 1 - Cả lớp đọc thầm- TLCH: + Những chi tiết nào trong khổ thơ đầu của bài thơ nói lên hành trình vô tận của bầy ong?( đôi cánh của bầy ong đẫm nắng trời, không gian là cả nẻo đường xa; bầy ong bay đến trọn đời, thời gian vô tận) - HS đọc thầm khổ thơ 2 và 3- TLCH: + Bầy ong đến tìm mật ở những nơi nào?( rong ruổi trăm miền,...) + Nơi ong đến có vẻ đẹp gì đặc biệt?( nơi rừng sâu: bập bùng hoa chuối, trắng màu hoa ban; nơi biển xa: có hàng cây chắn bão dịu dàng mùa hoa;...) + Em hiểu câu thơ “ Đất nơi đâu cũng tìm ra ngọt ngào” thế nào?( đến nơi nào, bầy ong chăm chỉ giỏi giang cũng tìm được hoa làm mật, đem lại hương vị ngọt ngào cho đời) - 1HS đọc khổ thơ 4 - Cả lớp đọc thầm- TLCH: + Qua hai câu thơ cuối bài, nhà thơ muốn nói điều gì về công việc của loài ong? ( công việc của loài ong có ý nghĩa thật đẹp đẽ, lớn lao,...) HĐ3.Đọc diễn cảm và học thuộc lòng. (10/) Mục tiêu: - Rèn kĩ năng đọc lưu loát và diễn cảm bài thơ. Ngắt nhịp đúng những câu thơ lục bát . - Học thuộc lòng 2 khổ thơ cuối bài. Cách tiến hành: - GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm khổ thơ 1. - HS luyện đọc theo nhóm 2. - HS thi đọc thuộc lòng diễn cảm hai khổ thơ đầu. - GV nhận xét. - HS luyện đọc TL 5. Củng cố, dặn dò: (2/) - HS nêu nội dung, ý nghĩa của bài( ca ngợi những phẩm chất đáng quý của bầy ong: cần cù làm việc, tìm hoa gây mật, giữ hộ cho người những mùa hoa đã tàn phai, để lại hương thơm vị ngọt cho đời) - GV nhận xét tiết học. - Về nhà tiếp tục HTL bài thơ. - Dặn các em đến thư viện tìm đọc sách tìm hiểu về các loài ong. ––––––––––––––––––––––––––––––––––––– ĐẠO ĐỨC TIẾT 12. KÍNH GIÀ, YÊU TRẺ I.Mục tiêu: - Biết vì sao cần phải kính trọng, lễ phép với người già, yêu thương, nhường nhịn em nhỏ. - Nêu được những hành vi, việc làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự kính trọng người già, yêu thương em nhỏ . - Có thái độ và hành vi thể hiện sự kính trọng, lễ phép với người già, nhường nhịn em nhỏ . - Biết nhắc nhở bạn bố thực hiện kớnh trọng người già , yêu thương , nhường nhịn em nhỏ.(K-G) KNS: Kĩ năng giao tiếp , ứng xử với người già , trẻ em trong cuộc sống ở nhà , ở trường , ngoài xã hội. II. Đồ dùng dạy học - Phiếu học tập. - Bảng phụ III. Hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài (1/) GV nêu MĐ, YC của tiết học 2. Bài mới Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện : Sau cơn mưa(15/) Môc tiªu: HS biÕt cÇn ph¶i gióp ®ì ngêi giµ , em nhá vµ ý nghÜa cña viÖc gióp ®ì ngêi giµ em nhá. C¸ch tiÕn hµnh - 1HS khá đọc truyện. - HS thảo luận nhóm 2 và TLCH: + Các bạn trong chuyện đã làm gì khi gặp bà cụ và em bé? + Vì sao bà cụ cảm ơn các bạn? + Em có suy nghĩ gì về việc làm của các bạn? - Đại diện nhóm trình bày - HS nhận xét. + Em học được điều gì từ các bạn nhỏ trong truyện? - HS đọc ghi nhớ. Hoạt động 2: Thế nào là thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ? (12/) Môc tiªu: HS nhËn biÕt c¸c hµnh vi thÓ hiÖn t×nh c¶m kÝnh giµ yªu trÎ C¸ch tiÕn hµnh - GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân. - GV phát phiếu học tập ( Mẫu phiếu GV chuẩn bị sẵn). - HS hoàn thành phiếu học tập và trình bày bài làm của mình. - HS nhận xét. - GV nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò(2/) - GV nhận xét tiết học. - Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau ––––––––––––––––––––––––––––––––––––– Buổi 2. TẬP LÀM VĂN TIẾT 23. CẤU TẠO BÀI VĂN TẢ NGƯỜI I. Mục tiêu: - Nắm được cấu tạo ba phần ( mở bài, thân bài, kết bài) của bài văn tả người. - Lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả một người thân trong gia đình. II. Đồ dùng dạy học - Bảng phụ III. Hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ(5/) - 3 HS lần lượt đọc bài kiểm tra của mình trước lớp. - GV nhận xét. 2. Giới thiệu bài(1/) GV nêu MĐ, YC của tiết học 3. Bài mới: HĐ1. Phần Nhận xét(8/) Mục tiêu: Biết được cấu tạo ba phần ( mở bài, thân bài, kết bài) của bài văn tả người. Cách tiến hành: - HS quan sát tranh minh hoạ trong SGK và đọc bài Hạng A Cháng. Đọc và trả lời các câu hỏi ở cuối bài. - HS trao đổi theo cặp và TLCH trước lớp; các nhóm khác bổ sung: + Câu 1: Xác định phần mở bài? ( từ đầu đến Đẹp quá!: giới thiệu người định tả - Hạng A Cháng – bằng cách đưa ra lời khen của các cụ già trong làng về thân hình khoẻ, đẹp của A Cháng) + Câu 2: Ngoại hình của A Cháng có những điểm gì đáng nổi bật? ( ngực nở vòng cung; da đỏ như lim;...) + Câu 3: Qua đoạn văn miêu tả hoạt động của A Cháng, em thấy A Cháng là người như thế nào? ( người lao động rất khoẻ, rất giỏi,...) + Câu 4: Phần kết bài?( Câu văn cuối) Ý chính của nó? ( Ca ngợi sức lực tràn trề của Hạng A Cháng và là niềm tự hào của dòng họ Hạng) - GV giúp HS rút ra nhận xét về cấu tạo của bài văn tả người( Phần ghi nhớ trong SGK) HĐ2. Phần Ghi nhớ(5/) Mục tiêu: Nắm được cấu tạo ba phần ( mở bài, thân bài, kết bài) của bài văn tả người. Cách tiến hành: - HS đọc ghi nhớ - Cả lớp đọc thầm. HĐ3. Phần Luyện tập(14/) Mục tiêu: Lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả một người thân trong gia đình. Cách tiến hành: - GV nêu yêu cầu BT: lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả một người trong gia đình - GV lưu ý HS: + Khi lập dàn ý cần bám sát cấu tạo 3 phần của bài văn miêu tả người + Chú ý đưa vào dàn ý những chi tiết có chọn lọc- những chi tiết nổi bật về ngoại hình, tính tình, hoạt động của người đó. - HS lập dàn ý vào giấy nháp; 2 HS làm vào bảng phụ. - GV bao quát lớp, giúp đỡ HS gặp khó khăn. - GV cùng cả lớp nhận xét hai bài làm trên bảng phụ. - Một số HS đọc bài làm của mình; GV nhận xét, bổ sung; HS chữa bài 4. Củng cố, dặn dò(2/) - Một HS nhắc lại ghi nhớ - GV nhận xét tiết học. Thứ sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019 TOÁN TIẾT 60. LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: Giúp HS: - Biết nhân một số thập phân với một số thập phân. - Sử dụng tính chất kết hợp của phép nhân các số thập phân trong thực hành tính . II. Đồ dùng dạy học - Bảng số trong bài tập 1a kẻ sẵn vào bảng. III. Hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ(5/) - GV yêu cầu một số HS nhắc lại cách nhân nhẩm một số thập phân với 0,1; 0,01; 0,001;... - HS nhẩm nhanh một số bài - GV nhận xét. 2. Giới thiệu bài(1/) GV nêu MĐ, YC của tiết học 3. Luyện tập(27/) * GV tổ chức cho HS làm và chữa các BT trong SGK Bài 1: a) Tính rồi so sánh giá trị của ( a x b) x c và a x ( b x c) - GV kẽ sẵn bảng trong SGK lên bảng; yêu cầu HS làm vào nháp và đọc kết quả - GV điền vào bảng sau: a b c (a x b) x c a x ( b x c ) 2,5 3,1 0,6 1,6 4 2,5 4,8 2,5 1,3 - Dựa vào bảng, HS so sánh giá trị của hai biểu thức và rút ra
File đính kèm:
- giao_an_cac_mon_khoi_5_tuan_12_nam_hoc_2019_2020.doc