Giáo án Các môn Khối 3 - Tuần 2 - Năm học 2020-2021

Hoạt động tập thể

SINH HOẠT LỚP

I.Mục tiêu:

- Đánh giá hoạt động trong tuần.

- Kế hoạch tuần tới.

- Làm vệ sinh lớp học.

II.Hoạt động dạy học:

1.Đánh giá:(10’)

- Các tổ trưởng điều khiển tổ mình hoạt động.

+Về nề nếp : Duy trì tốt

+Về học tập : Một số em đọc còn chậm như em Hưng, Đăng

 -Viết còn chậm, sai nhiều lỗi: Hưng, Đăng

+Vệ sinh. Sạch sẽ

- GV cùng các tổ nhận xét lẫn nhau.

2.Kế hoạch tới:(5’)

- Tiếp tục duy trì nề nếp.

- Học tập : Tiếp tục luyện đọc và luyện viết cho các em : Hưng, Đăng

3.Làm vệ sinh lớp học :(15’)

- HS quét dọn lớp học, quét vàng nhện, lau bàn ghế .

- Nhận xét về ý thức học tập của HS

 

doc32 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 11/03/2024 | Lượt xem: 65 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Các môn Khối 3 - Tuần 2 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.Mở đầu: (5’)
- Giới thiệu môn học. 
B.Bài mới : (28’)
1.Giới thiệu : Tiết học hôm nay cô trò ta sẽ tìm hiểu về từ ngữ học tập và dấu chấm hỏi .
2. Hướng dẫn HS làm bài tập: 
Bài tập 1: (HĐ nhóm 4)
- GV phát phiếu học tập và giao nhiệm vụ.
- HS đọc yêu cầu bài tập: Tìm các từ.
- GV hướng dẫn HS nắm yêu cầu bài tập.
- HS làm việc theo nhóm và trình bày kết quả.
Có tiếng học
Có tiếng tập
M: học hành
.........................................................
........................................................
.......................................................
........................................................
M: tập đọc,
...........................................................
..........................................................
...........................................................
...........................................................
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét chung.
Bài tập 2: Đặt câu với từ vừa tìm được ở bài tập 1.
- HS trả lời miệng
VD: Bạn Trang học giỏi.
Bài tập 3: Viết (Cặp đôi)
- 2HS đọc yêu cầu bài và câu mẫu: Sắp xếp lại các câu dưới đây để tạo thành câu mới:
- Bác Hồ rất yêu thiếu nhi.
- Thu là bạn thân cuả Hà
M: Con yêu mẹ 	Mẹ yêu con.
- HS làm vào vở, 1HS lên bảng làm.
- GV cùng HS nhận xét.
Bài tập 4: Em hãy đặt dấu câu gì vào mỗi câu sau?
 - Tên em là gì
 - Em học lớp mấy
 -Tên trường của em là gì
- HS làm vào vở, 1HS lên bảng làm.
 -Tên em là gì?
 -Em học lớp mấy?
 -Tên trường cảu em là gì?
- GV cùng HS nhận xét.
- Vì sao lại điền dấu chấm hỏi ?(Vì đó là câu hỏi).
- GV nhận xét.
C.Củng cố, dặn dò: (3’)
- Nhận xét giờ học.
- Về ôn lại bảng chữ cái gồm 9 chữ cái đã học.
--------------------------------------------------------------
Tập đọc
LÀM VIỆC THẬT LÀ VUI
I. Mục tiêu:
- Biết ngắt, nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy ,giữa các cụm từ .
- Hiểu ý nghĩa: Mọi người, mọi vật đều làm việc; làm việc mang lại niềm vui.(trả lời được các câu hỏi trong SGK).
*- KNS : - Tự nhận thức về bản thân.
II. Đồ dùng dạy-học: 
- Bảng phụ ghi sẵn câu dài, tranh SGK.
III. Hoạt động dạy - học: 
A. Bài cũ:(5’)
- Tiết trước ta học bài gì?
- 4 HS đọc bài : Phần thưởng
- GV nhận xét .
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (2’) 
2. Luyện đọc (17’)
a. GV đọc mẫu:
b. GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ.
+ Đọc từng câu: (Cá nhân)
- HS đọc nối tiếp nhau từng câu .
- GV uốn nắn tư thế đọc, đọc đúng cho các em.
- GV ghi bảng : quanh, quét, tích tắc, rực rỡ, tưng bừng.
- GV đọc mẫu
- HS đọc từ khó.
+ Đọc từng đoạn trước lớp:
- GV chia bài thành 2 đoạn: Đoạn 1: Từ đầu cho đến tưng bừng; Đoạn 2: Phần còn lại.
- GV treo bảng phụ và hướng dẫn cách đọc.
 .Quanh ta / mọi người/ mọi vật đều làm việc. // 
- GV hướng dẫn ngắt nghỉ đúng chổ.
- HS đọc nối tiếp nhau từng đoạn trong bài.
- GV kết hợp giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ mới: sắc xuân, rực rỡ, tưng bừng.
+ Đọc từng đoạn trong nhóm. (Nhóm 4)
Các nhóm luôn phiên nhau đọc.
+ Thi đọc giữa các nhóm.
+ GV cùng HS các nhóm nhận xét.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:(10’) (HĐ nhóm đôi)
- HS thực hành từng cặp một .
- Một số HS lên bảng trình bày.
-HS nhận xét lẫn nhau.
-GV nhận xét.
- Các vật và con vật xung quanh ta làm những việc gì ?
- HS trả lời. 
- Kể thêm những vật và con vật mà em biết ?
- Em thấy cha mẹ và những người em biết làm những việc gì ?
- Đặt câu với từ rực rỡ, tưng bừng
- HS đặt câu
- Qua bài nay giúp em hiểu điều gì ? (xung quanh ta mọi người, mọi vật đều làm việc). 
4.Luyện đọc lại bài (10’)
- 3 HS đọc lại bài.
- HS và GV nhận xét.
5.Củng cố,dặn dò: (2’)
- GV nhận xét giờ học.
- Về nhà xem bài sau 
-------------------------------------------------------------
Thủ công
GẤP TÊN LỬA (Tiết 2)
I.Mục tiêu:
- Gấp được tên lửa. Các nếp gấp tương đối phẳng, thẳng.
-Với HS khéo tay: Gấp được tên lửa nếp gấp phẳng, thẳng. Tên lửa sử dụng được .
II.Đồ dùng
- Giấy màu, kéo , hồ dán
III. Hoạt động dạy học.
1.Bài cũ: (5’)
- Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh
- GV nhận xét.
2.Bài mới: (25’)
- GV nhắc lại các bước gấp tên lửa.
Bước 1: Gấp đầu tên lửa.
Bước 2: Gấp thân tên lửa.
Bước 3: Hoàn thành tên lửa và sử dụng tên lửa.
- HS nhắc lại cách gấp tên lửa.
- HS thực hành gấp tên lửa.
- GV theo dỏi và giúp đỡ HS còn túng túng.
- GV nhận xét và tuyên dương những em hoàn thành tốt sản phẩm.
3.Củng cố, dặn dò: (1’)
- GV cho HS dọn vệ sinh lớp học.
--------------------------------------------------------------
Thứ năm ngày 01 tháng 10 năm 2020
Tập viết
CHỮ HOA Ă, Â
I.Mục tiêu :
- Viết đúng 2 chữ hoa Ă,  (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ -Ă hoặc  ), chữ và câu ứng dụng : Ăn(1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Ăn chậm nhai kĩ (3 lần). Chữ viết rõ ràng , tương đối rõ nét, thẳng hàng, bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa vối chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.
- HS có năng khiếu viết đúng và đủ các dòng (tập viết ở lớp) trên trang vở Tập viết 2.
II.Đồ dùng:
- Mẫu chữ Ă, Â
III.Hoạt động dạy học :
A.Bài cũ :5’
- HS viết bảng con : A, Anh
- GV nhận xét.
B.Bài mới :
1.Giới thiệu bài(2’)
2.Hướng dẫn viết chữ hoa :(5’’)
*Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét hai chữ : Ă, Â
- Chữ Ă, Â:
+GVgắn bảng mẫu chữ Ă, và hỏi
- Chữ Ă, Â có điểm gì khác và giống chữ A ?(khác chữ Ă, Â có thêm dấu phụ).
- Dấu phụ trông như thế nào?
+Ă: Là một nét cong dưới nằm chính giữa đỉnh chữ A
+Â: Gồm hai nét thẳng xiên nối nhau trông như cái nón úp.
- Độ cao của chữ hoa Ă, Â
- Gồm mấy nét? Đó là những nét nào?
- GV nêu cách viết :
+Nét 1 đặt bút trên đường kẻ ngang 3, viết nét móc ngược trái từ dưới lên ,nghiêng về bên phải và lượn ở phía trên dừng bút ở đường kẻ 6.
+Nét 2: Từ điểm dừng bút ở nét 1chuyển hướng viết , viết nét móc ngược phải dừng bút ở đường kẻ 2.
+Nét 3: Lia bút lên khoảng giữa thân chữ, viết nét lượn ngang chữ từ trái sang phải.
- GV viết mẫuc chữ Ă, Â cỡ vừa và nhắc lại cách viết.
- GV viết mẫu ở bảng lớp và HS nhắc lại. 
*Hướng dẫn HS viết bảng con 
- HS viết trên không .
- HS viết bảng con :Ă, Â
- GV nhận xét .
3.Hướng dẫn viết ứng dụng (5’)
- HS đọc : Ăn chậm nhai kĩ.
*Hướng dẫn HS nhận xét .
- Những con chữ nào có độ cao 1li, 2.5li,?
- Cách đặt dấu thanh .
4.Học sinh viết vào vở(15’)
- HS viết bài,GV theo dõi và nhận xét.
5.Củng cố, dặn dò:(2’)
- GV nhận xét giờ học .
- Nhắc nhở HS viết còn chưa đẹp về luyện viết đẹp hơn .
-------------------------------------------------------------
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I.Mục tiêu:
- Biết đếm, đọc, viết các số trong phạm vi 100.
- Biết viét số liền trước, số liền sau của một số cho trước.
- Biết làm tính cộng, trừ các số có hai chữ số không nhớ trong phạm vi 100.
- Biết giải bài toán bằng một phép cộng.
- Các bài tập cần làm: Bài 1, bài 2( a,b,c,d), bài 3 ( cột 1,2), bài 4.
- Dành cho học sinh có năng khiếu làm : Bài 2(e,g). Bài 3(cột 3).
II.Hoạt động dạy học: (28’)
1.Bài cũ: (5’)
- HS làm bảng con : 2dm = ...cm 12dm + 4dm = .....
- 1HS lên bảng làm, Lớp nhận xét.
2.Bài mới:
- Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1: (Cặp đôi) - Cho học sinh đọc yêu cầu bài. Viết các số.
-HS đọc yêu cầu 
a.Từ 40 đến 50 : ........................................................
b.Từ 68 đến 74: .........................................................
+
c.Tròn chục bé hơn 50 : ............................................ 
- HS trả lời.
- GV nhận xét.
Bài 2: - Dành cho học sinh có năng khiếu .Bài e, g . Cho học sinh đọc yêu cầu bài. Viết.
a.Số liền sau của 59 : b.Số liền sau của 99
c.Số liền trước của 89 : d.Số liền trước của 1
- HS làm vào vở, 1 HS lên bảng làm.
- GV cùng HS chữa bài .
Bài 3:- Dành cho học sinh có năng khiếu (cột 3) . Cho học sinh đọc yêu cầu bài. Đặt tính rồi tính. 
 32 + 43 87 - 35 21 + 57
 96 - 42 44 + 34 53 - 10
- HS nêu cách đặt và cách thực hiện: khi đặt tính hàng chục thẳng hàng chục, đơn vị thẳng đơn vị. thực hện từ phải sang trái.
- HS làm vào vở. 1 HS lên bảng làm
- GV nhắc lại.
- HS làm vào vở, 1 SH lên bảng làm.
+
- GV cùng HS nhận xét.
Bài 4 : (HĐ nhóm 4) - HS đọc bài toán và phân tích bài toán.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Muốn biết số học sinh đang tập hát ta làm phép tính gì?
- HS giải vào vở, 1 HS lên làm bảng phụ.
Bài giải
Số học đang tập hát có là:
18 + 21 = 39(học sinh)
Đáp số: 39 học sinh
- HS cùng GV chữa bài và nhận xét.
3.Củng cố, dặn dò: (3’)
- HS nhắc lại nội dung bài học 
- GV nhận xét giờ học.
- Về xem trước bài sau.
-------------------------------------------------------------
Chính tả
LÀM VIỆC THẬT LÀ VUI
I.Mục tiêu :
- Nghe - Viết đúng bài chính tả ; trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi .
- Biết thực hiện đúng yêu cầu của BT2; bước đầu biết sắp xếp tên người theo
thứ tự bảng chữ cái (BT3).
II.Đồ dùng:
-Bảng phụ kẻ sẳn bài tập 2.
III.Hoạt động dạy học :
1.Bài cũ :(3’)
- HS viết bảng con, 2 HS lên bảng viết : ngoài sân, xâu kim.
- HS và GV nhận xét .
2.Bài mới :
a.Giới thiệu bài :(2’)
b.Hướng dẫn nghe viết (20’)
*Hướng dẫn chuẩn bị :
- GV đọc bài viết
- HS đọc bài viết ở SGK. 
- GV nêu câu hỏi, HS trả lời.
- Bài chính tả này được trích ở bài tập đọc nào ?
- Bài chính tả cho biết bé làm những việc gì ?
- Bé thấy làm việc như thế nào ?
- Bài chính tả có mấy câu ?
- Câu nào có nhiều dấu phẩy nhất ? 
- HS trả lời từng câu hỏi
- GV nhận xét.
- HS viết bảng con :quét nhà, nhặt rau.
- HS lấy vở ra viết .
- GV hướng dẫn cách trình bày:Câu đầu tiên lùi vào 1ô tính từ ngoài lề vào.
- GV đọc, HS viết bài .
- GV đọc thong thả để HS khảo bài .
- GV chấm bài và nhận xét .
c.Hướng dẫn HS làm bài tập :(7’)
Bài 2: ( Nhóm 4) - Cho HS đọc yêu cầu bài.Tìm các chữ bắt đầu bằng g hay gh
M: ghi , gà
- HS thi tìm, GV ghi bảng 
Bài 3: (Cá nhân) - Cho HS đọc yêu cầu bài . Viết tên các bạn sau theo thứ tự bảng chữ cái: Huệ , An, Lan, Bắc và Dũng
- HS làm vào vở
- GV chữa bài: An, Bắc, Dũng, Huệ , Lan
3.Củng cố, dặn dò:(2’)
- GV nhận xét giờ học .
-------------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 02 tháng 10 năm 2020
Tập làm văn
CHÀO HỎI - TỰ GIỚI THIỆU
I.Mục tiêu:
- Dựa vào gợi ý và tranh vẽ, thực hiện đúng nghi thức chào hỏi và tự giới thiệu về bản thân (BT1, BT2).
- Viết được một bản tự thuật ngắn (BT3).
- HS hỏi gia đình để nắm được ngày, tháng, năm sinh,nơi sinh, quê quán của mình ( BT3).
*- KNS : - Tự nhận thức về bản thân.
II.Hoạt động dạy học :
1.Bài cũ :(5’)
- 2HS đọc bài tập làm văn ở tiết 1.
- GV nhận xét .
2.Bài mới:
a.Giới thiệu bài :(2’)
b.Hướng dẫn làm bài tập (25’)
Bài 1:(miệng ) (cặp đôi) Nói lời của em .
- HS thảo luận nhóm đôi 
- VD: Chào bố, mẹ để đi học.
 - Chào bố , mẹ con đi học ạ.
- Lớp cùng GV nhận xét.
Bài 2: (miệng): Nhắc lại lời các bạn trong tranh.
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi
- Tranh vẽ những ai ?
- Bóng Nhựa và Bút Thép chào Mít và tự giới thiệu như thế nào ?
- Mít chào Bóng nhựa , Bút Thép và tự giới thiệu như thế nào ?
- Nêu nhận xét về cách chào hỏi của 3 nhân vật
- HS lần lượt nhận xét.
- GV : Ba bạn chào hỏi và tự giới thiệu để làm quen với nhau rất lịch sự, đàng hoàng, bắt tay thân mật như người lớn. Các em hãy học cách chào hỏi, tự giới thiệu như các bạn.
Bái 3:(Viết)
-1HS đọc yêu cầu:Viết bản tự thuật (theo mẫu) .
- HS viết vào vở và đọc lên.
- GV nhận xét .
3.Củng cố, dặn dò:(2’)
- HS nhắc lại nội dung tiết học 
- GV nhận xét giờ học.
 ---------------------------------------------------------------
Tự nhiên và xã hội
BỘ XƯƠNG
I.Mục tiêu:
- Nêu được tên và chỉ được vị trí các vùng xương chính của bộ xương: xương đầu, xương mặt, xương sườn, xướng sống, xương tay, xương chân.
- Dành cho học sinh có năng khiếu : - Biết tên các khớp xương của cơ thể. 
- Biết được nếu bị gãy xương sẽ rất đau và đi lại khó khăn. 
II.Đồ dùng:
- Tranh vẽ bộ xương.
III.Hoạt động dạy-học:
- Khởi động:(3’).
- Cả lớp hát bài: Ô sao bé không lắc .
1.Giới thiệu bài(2’) : 
Hoạt động 1: Nêu tên một số xương của cơ thể.(13’)
* Bước 1: Đưa ra các tình huống xuất phát và nêu vấn đề.
*GV nêu câu hỏi:
- Ai cho cô biết trong cơ thể có những xương nào?.
- Chỉ vị trí, nói tên và nêu vai trò của xương đó?.
- Theo em hình dạng và kích thước các xương đó có giống nhau không?.
- Chỗ nối giữa các xương với nhau gọi là gì?.
*Bước 2: Làm bộc lộ biểu tượng ban đầu của HS.
- GV yêu cầu HS nói lên các dự đoán của mình thảo luận nhóm 6 - Ban thư kí ghi ý kiến tổng hợp vào vở TN-XH.
- HS có thể dự đoán: Trong cơ thể có: xương đầu, xương sống, xương sườn, xương tay,
- Các vị trí như bả vai, cổ tay, khuỷu tay, háng, đầu gối, cổ chân,ta có thể gập, duỗi hoặc quay được gọi là khớp xương.
- Hình dạng các xương không giống nhau.
*Bước 3: Đề xuất câu hỏi và phương án tìm tòi nghiên cứu.
- GV: Từ các dự đoán của nhóm bạn các em có điều gì băn khoăn không?.
- HS có thể nêu câu hỏi thắc mắc- GV ghi bảng
+ Bạn có chắc chắn rằng trong cơ thể có những xương đó?.
+Vì sao bạn nghĩ các khớp đó lại có thể gập, duỗi, hay quay được? Vì sao nó lại có hình dạng khác nhau?.
-Từ những thắc mắc trên HS đề xuất các phương án tìm tòi.( Đọc SGK, hỏi người lớn, quan sát tranh chỉ vị trí các xương đó trên mô hình,)
- GV định hướng cho HS thực hành và quan sát là tối ưu nhất phù hợp với thời gian trên lớp
*Bước 4: Thực hiện phương án tìm tòi.
- HS quan sát nhận xét các xương trên mô hình và so sánh với các xương trên cơ thể mình và rút ra kết quả.
*Bước 5: Kết luận kiến thức.
- GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả.
- Hướng dẫn HS so sánh với dự đoán ban đầu và khắc sâu kiến thức bài học.
*GV kết luận: Bộ xương của cơ thể gồm rất nhiều xương, khoảng 200 chiếc xương với kích thớc lớn nhỏ khác nhau làm thành một khung nâng đỡ và bảo vệ các cơ quan trọng như bộ não, tim, phổi ,............. Nhờ có xương cơ phối hợp dưới sự điều khiển của hệ thần kinh mà chúng ta cử động được.
Hoạt động 2: Giữ gìn và bảo vệ bộ xương:(15’)
* Bước 1: Đưa ra các tình huống xuất phát và nêu vấn đề.
*GV nêu câu hỏi:
- Tại sao hằng ngày chúng ta phải ngồi, đi, đứng đúng tư thế?
- Tại sao các em không được mang, vác, xách các vật nặng?.
- Chúng ta cần làm gì để xương phát triển tốt?.
- GV yêu cầu HS nói lên các dự đoán của mình thảo luận nhóm 6- Ban thư kí ghi ý kiến tổng hợp vào vở TN-XH.
- HS có thể dự đoán: Để tránh bị cong vẹo cột sống. Thường xuyên tập thể dục.
*Bước 2: Đề xuất câu hỏi và phương án tìm tòi nghiên cứu.
- GV: Từ các dự đoán của nhóm bạn các em có điều gì băn khoăn không?
- HS có thể nêu câu hỏi thắc mắc- GV ghi bảng.
- Bạn có chắc chắn rằng: hằng ngày chúng ta phải ngồi, đi, đứng đúng tư thế, không được mang, vác, xách các vật nặng là tránh bị cong vẹo cột sống?.
-Từ những thắc mắc trên HS đề xuất các phương án tìm tòi.( Đọc SGK, hỏi người lớn, quan sát tranh chỉ vị trí các xương đó trên mô hình,)
- GV định hướng cho HS thực hành và quan sát là tối ưu nhất phù hợp với thời gian trên lớp.
*Bước 3: Thực hiện phương án tìm tòi.
- HS quan sát nhận xét trên mô hình và so sánh với các xương trên cơ thể mình và rút ra kết quả.
*Bước 5: Kết luận kiến thức.
- GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả.
- Hướng dẫn HS so sánh với dự đoán ban đầu và khắc sâu kiến thức bài học.
*GV kết luận: Chúng ta đang ở tuổi lớn xương còn mềm, nếu ngồi học không ngay ngắn, ngồi học ở bàn ghế không phù hợp với khổ người, nếu phải mang vác nặng hoặc mang, xách không đúng cáchsẽ dẫn đến cong, vẹo cột sống.
- Muốn xương phát triển tốt chúng ta cần có thói quen ngồi học ngay ngắn, không mang vác nặng, đi học đeo cặp trên hai vai
Hoạt động 3: Cũng cố (2’)
- Cho HS liên hệ thực tế nhà trường, lớp học của mình cho phù hợp.
- Xem trước bài sau
-------------------------------------------------------------
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I.Mục tiêu:
- Biết viết số có hai chữ số thành tổng của số chục và số đơn vị.
- Biết số hạng , tổng.
- Biết số bị trừ, số trừ, hiệu.
- Biết làm cộng, trừ các số có hai chữ số không nhớ trong phạm vi 100.
- Biết giải bài toán bằng một phép trừ.
- Các bài tập cần làm: Bài 1( viết 3 số đầu), bài 2, bài 3 ( làm 3 phép tính đầu), bài 4.
- Dành cho học sinh có năng khiếu : Bài 1 (viết 3 số sau). Bài 3 (làm 2 phép tính sau). Bài 5.
II.Hoạt động dạy -học
1:Bài cũ :(5’)
- GV nhận xét vở của HS.
2. Bài mới:(28).
*Hướng dẫn HS làm bài.
Bài 1:- Dành cho học sinh có năng khiếu : (viết 3 số sau).- Cho học sinh đọc yêu cầu bài .Viết các số 25, 62, 99 theo mẫu.
- Giáo viên giải thích mẫu. 25 = 20 + 5
- HS làm vào bảng con các số còn lại.
- GV : Ta vừa ôn lại viết số thành tổng. 
Bài 2: ( cặp đôi) - Cho học sinh đọc yêu cầu bài . Viết số thích hợp vào ô trống . 
a)
Số hạng
30
52
 9
7
Số hạng
60
14
10
2
Tổng
30



b)
Số bị trừ
90
 66
19
25
Số trừ
60
 52
19
15
Hiệu
30



- HS nêu miệng kết quả, GV ghi bảng.
Bài 3: - Dành cho học sinh có năng khiếu: (làm 2 phép tính sau).
- HS nêu yêu cầu :Tính
+
-
- HS làm bài vào vở, 2HS làm bảng
- Lớp cùng GV nhận xét
Bài 4: (HĐ nhóm 4) - HS đọc bài toán, giải vào vở. 
- Bài toán cho biết ? 
- Bài toán hỏi gì ?
Bài giải
Chị hái được số quả cam là:
85 - 44 = 41 (quả )
Đáp số: 41 quả cam.
-1HS lên bảng làm
- GV nhận xét
Bài 5: - Dành cho học sinh năng khiếu.Số?
- HS làm bảng con: 1dm = 10 cm ; 10 cm = 1dm
- GV cùng HS nhận xét.
4.Củng cố,dặn dò:(2’)
- HS nhắc lại nội dung tiết học.
- GVnhận xét giờ học.
-------------------------------------------------------------
Hoạt động tập thể
SINH HOẠT LỚP
I.Mục tiêu:
- Đánh giá hoạt động trong tuần. 
- Kế hoạch tuần tới.
- Làm vệ sinh lớp học.
II.Hoạt động dạy học:
1.Đánh giá:(10’)
- Các tổ trưởng điều khiển tổ mình hoạt động. 
+Về nề nếp : Duy trì tốt
+Về học tập : Một số em đọc còn chậm như em Hưng, Đăng
 -Viết còn chậm, sai nhiều lỗi: Hưng, Đăng
+Vệ sinh. Sạch sẽ
- GV cùng các tổ nhận xét lẫn nhau.
2.Kế hoạch tới:(5’)
- Tiếp tục duy trì nề nếp.
- Học tập : Tiếp tục luyện đọc và luyện viết cho các em : Hưng, Đăng
3.Làm vệ sinh lớp học :(15’)
- HS quét dọn lớp học, quét vàng nhện, lau bàn ghế .
- Nhận xét về ý thức học tập của HS
 -------------------------------------------------------------- 
BUỔI CHIỀU TUẦN 2
Thứ hai ngày 28 tháng 9 năm 2020
Đạo đức
 HỌC TẬP, SINH HOẠT ĐÚNG GIỜ (tiết 2).
I. Mục tiêu:
- Nêu được một số biểu hiện của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ.
- Nêu được ích lợi của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ.
- Biết cùng cha mẹ lập thời gian biểu hằng ngày của bản thân.
- Thực hiện theo thời gian biểu.
- Học sinh NK: Lập được thời gian biểu hằng ngày phù hợp với bản thân.
*KNS : Kĩ năng tư duy phê phán, đánh giá hành vi sinh hoạt, học tập đúng giờ và chưa đúng giờ.
II. Đồ dùng dạy học:
- Các tấm bìa màu xanh, đỏ, vàng.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến : (10’)
*Mục tiêu: Tạo điều kiện để HS bày tỏ ý kiến, thái độ của mình về lợi ích của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ.
- GV phát mỗi HS ba tấm bìa : 1 tấm màu đỏ, tấm màu xanh, tấm màu vàng
và nêu tác dụng của mỗi màu
+Màu vàng : không tán thành.
+Màu đỏ : tán thành
+Màu xanh : phân vân
- GV nêu lần lượt từng ý
a.Trẻ em không cần học tập
b.Học tập đúng giờ giúp em mau tiến bộ.
c.Cùng một lúc em có thể cùng học cùng chơi.
d.Sinh hoạt đúng giờ có lợi cho sức khoẻ.
- Sau mỗi ý HS giơ thẻ và giải thích 
GV kết luận: ý kiến a và d đúng.
Hoạt động 2: (10’) Biết về ích lợi củaviệc học tập và sinh hoạt đúng giờ
*Mục tiêu: Giúp HS tự nhận biết thêm về lợi ích cho sức khoẻ và học tập , sinh hoạt đúng giờ.
- HS thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm lên trình bày.
-GV kết luận: Việc học tập sinhhoạt đúng giờ giúp chúng ta học tập kết quả hơn, thoải mái hơn. Vì vậy học tập và sinh hoạt đúng giờ là việc làm cần thiết.
Hoạt động 3: (10’) HS biết cách thực hiện giờ nào việc nấy.
Mục tiêu: HS sắp xếp thời gian biểu và thực hiện hợp lí.
- GV cho HS tự sắp xếp thời gian biểu và thảo luận nhóm đôi.
- HS trao đổi với nhau về thời gian biểu của mình.
- HS trình bày.
- GV kết luận: Thời gian biểu nên phù hợp với điều kiện của từng em. Việc thực hiện đúng thời gian biểu sẽ giúp em làm

File đính kèm:

  • docgiao_an_cac_mon_khoi_3_tuan_2_nam_hoc_2020_2021.doc