Giáo án Các môn khối 2 - Tuần 31

I. MỤC TIÊU:

 - Biết cách làm tính cộng( không nhớ ) các số trong phạm vi 1000 , cộng có nhớ trong phạm vi 100

- Biết giải bài toán về nhiều hơn.

- Biết tính chu vi hình tam giác.

* Bài tập cần làm: BT1; BT2(cột 1,3); BT4; BT5.

- HS có ý thức trong học tập

II. CHUẨN BỊ:

- SGK, thước kẻ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc25 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 879 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Các môn khối 2 - Tuần 31, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 tên riêng . Viết hoa chữ Bác để thể hiện sự kính trọng Bác .
- HS viết bài vào vở .
- HS dò bài soát lỗi .
- 1 HS lên bảng làm lớp làm vở BT
- Những chữ cần điền là :bưởi, dừa , rào , đỏ , rau , những , gỗ chảy , giường .
a/tàu rời ga , Sơn tinh dời từng dãy núi , 
Bộ đội canh giữ bầu trời .
b/Con cò bay lả bay la , không uống nước lã .
Anh trai tập võ , vỏ cây sung xù xì 
..
TOÁN:
TIẾT 152: PHÉP TRỪ ( KHÔNG NHỚ ) TRONG PHẠM VI 1000
I. MỤC TIÊU:
- Biết cách làm tính từ ( không nhớ ) các số trong phạm vi 1000
- Biết trừ nhẩm các số tròn trăm
- Biết giải bài toán về ít hơn
- Bài tập cần làBT 1(cột 1,2); BT2(phép tính đầu và phép tính cuối); BT3; BT4; 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Các hình biểu diễn trăm , chục , đơn vị.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1 . Kiểm tra bài cũ : 
Bài 2 :Đặt tính và tính :
Bài 3 : Tóm tắt .
Thùng 1:156lít
Thùng 2 nhiều hơn:23 lít
Thùng 2:lít? 
-GV nhận xét ghi điểm . 
2 . Bài mới : Giới thiệu bài ghi tựa . 
* Hoạt động1. Hướng dẫn trừ các số có 3 chữ số ( không nhớ ) .
*Giới thiệu phép trừ : 
- GV vừa nêu bài toán , vừa gắn hình biểu diễn số như phần bài học trong SGK . 
- Bài toán : Có 635 hình vuông , bớt đi 214 hình vuông . Hỏi còn lại bao nhiêu hình vuông 
+ Muốn biết còn lại bao nhiêu hình vuông ,ta làm thế nào ? 
+ Vậy 635 trừ 214 bằng bao nhiêu ? 
* Đặt tính và thực hiện tính 
- Viết số bị trừ ở hàng trên ( 635 ) , sau đó xuống dòng viết số trừ ( 214 ) sao cho thẳng cột hàng trăm , hàng chục , hàng đơn vị với nhau . Rồi viết dấu trừ vào giữa hai dòng kẻ và gạch ngang dưới 2 số . 
- Thực hiện phép tính từ phải sang trái .
 5 trừ 4, bằng 1, viết 1 .
 421 3 trừ 1 bằng 2 , viết 2 .
 6 trừ 2 bằng 4 , viết 4 .
 Vậy 635-214 = 421 .
* Hoạt động2: Luyện tập thực hành : 
Bài 1 : Tính 
- Gọi HS lên bảng làm cả lớp làm vào bảng con .
-Yêu cầu HS nhận xét và nêu cách tính 
-GV nhận xét ghi điểm . 
Bài 2 : Đặt tính rồi tính.
+ Yêu cầu nêu cách đặt tính rồi thực hiên phép tính .
- Gọi HS lên bảng làm cả lớp làm vào bảng con 
- Nhận xét ghi điểm
Bài 3 :Tính nhẩm (theo mẫu) 
500- 200 = 300
1000- 200 = 800
-GV nhận xét ghi điểm . 
Bài 4 :
+Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
+ Muốn biết đàn gà có bao nhiêu con ta làm phép tính gì ?
-GV nhận xét ghi điểm . 
3 . Củng cố dặn dò: 
- Về nhà xem trước bài: Luyện tập . 
- Nhận xét tiết học.
- 4 HS làm bảng, lớp làm bảng con .
 361 712 453 75
 425 257 235 18
 786 969 688 93
+
 +
 +
 +
Bài giải 
Thùng thứ hai chứa được số lít nước là 156 + 23 = 179 ( lít)
 Đáp số : 179 lít nước
- HS theo dõi và tìm hiểu bài toán . 
- HS phân tích bài toán .
-Thực hiện phép tính trừ 635-214 .
= 421
- 2 HS lên bảng đặt tính , lớp làm bảng con .
- HS theo dõi GV hướng dẫn và đặt 
 484 586 497 925 
 241 253 125 420 
 243 333 372 505 
-
 -
 -
 -
 - 4 HS lên bảng làm tính. 
- HS đặt tính rồi tính:
- Nhận xét
- HS tính nhẩm , sau đó ghi kết quả vào VBT.
700 - 300 = 400	900 - 300 = 600
600 - 400 = 200	800 - 500 = 300
1000 - 400 = 600	1000 - 500 = 500
- Đàn vịt có 183 con , đàn gà ít hơn đàn vịt 121 con .
- Hỏi đàn gà có bao nhiêu con .	
- 1 HS nhìn tóm tắt để đọc bài toán . 
- Phép tính trừ .
Bài giải
Đàn gà có số con là :
183 - 121 = 62 ( con )
 Đáp số : 62 con.
- Lắng nghe
..
KỂ CHUYỆN:
TIẾT 31: CHIẾC RỄ ĐA TRÒN
I. MỤC TIÊU:
- Sắp xếp đúng trật tự các tranh theo nội dung câu chuyện và kể lại được từng đoạn câu chuyện (BT1; BT2)
* HS khá, giỏi biết kể lại toàn bộ câu chuyện (BT3)
- HS ham thích môn học
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: Tranh minh hoạ trong bài. Các câu hỏi gợi ý từng đoạn.
HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1-Bài cũ : Ai ngoan sẽ được thưởng.
-Gọi HS kể lại câu chuyện Ai ngoan sẽ được t-hưởng.
-Qua câu chuyện con học được những đức tính gì tốt của bạn Tộ?
Nhận xét cho điểm HS.
2-Bài mới : Chiếc rễ đa tròn
 - Giới thiệu:
-Giờ kể chuyện hôm nay, các em sẽ cùng nhau kể lại câu chuyện “Chiếc rễ đa tròn”.
* Hoạt động1: Sắp xếp lại các tranh theo trật tự
-Gắn các tranh không theo thứ tự.
-Yêu cầu HS nêu nội dung của từng bức tranh. (Nếu HS không nêu được thì GV nói).
-Yêu cầu HS suy nghĩ và sắp xếp lại thứ tự các bức tranh theo trình tự câu chuyện.
-Gọi 1 HS lên dán lại các bức tranh theo đúng thứ tự.
-Nhận xét, cho điểm HS. 
* Hoạt động2: Kể lại từng đoạn truyện 
Bước 1: Kể trong nhóm
-GV yêu cầu HS kể chuyện trong nhóm. Khi một HS kể, các HS theo dõi, dựa vào tranh minh hoạ và các câu hỏi gợi ý.
Bước 2: Kể trước lớp
-Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên trình bày trước lớp.
-Sau mỗi lượt HS kể, gọi HS nhận xét.
-Chú ý khi HS kể GV có thể đặt câu hỏi gợi ý nếu thấy các em còn lúng túng.
Đoạn 1
-Bác Hồ thấy gì trên mặt đất?
-Nhìn thấy chiếc rễ đa Bác Hồ nói gì với chú cần vụ?
Đoạn 2
-Chú cần vụ trồng cái rễ đa như thế nào ?
-Theo Bác thì phải trồng chiếc rễ đa ntn?
Đoạn 3
-Kết quả việc trồng rễ đa của Bác ntn?
-Mọi người hiểu Bác cho trồng chiếc rễ đa thành vòng tròn để làm gì?
* Hoạt động3: Kể lại toàn bộ truyện (HSKG)
-Yêu cầu 3 HS nối tiếp nhau kể lại toàn bộ câu chuyện.
-Gọi HS nhận xét.
-Yêu cầu kể lại chuyện theo vai.
-Gọi HS nhận xét.
-Cho điểm từng HS.
3.Củng cố -Dặn dò:
-Qua bài học giúp các em hiểu điều gì?
-Nhận xét cho điểm HS.
-Dặn HS về nhà tập kể cho người thân nghe.
-Chuẩn bị: Chuyện quả bầu
3 HS kể nối tiếp, mỗi HS kể một đoạn.
Khi có lỗi cần dũng cảm nhận lỗi.
Quan sát tranh.
Tranh 1: Bác Hồ đang hướng dẫn chú cần vụ cách trồng rễ đa.
Tranh 2: Các bạn thiếu nhi thích thú chui qua vòng tròn, xanh tốt của cây đa non.
Tranh 3: Bác Hồ chỉ vào chiếc rễ đa nhỏ nằm trên mặt đất và bảo chú cần vụ đem trồng nó.
Đáp án: 3 – 2 – 1
-Mỗi nhóm 4 HS, lần lượt mỗi HS trong nhóm kể lại nội dung một đoạn của câu chuyện. Các HS khác nhận xét, bổ sung của bạn.
- Đại diện các nhóm HS kể. Mỗi HS trình bày một đoạn.
HS nhận xét theo các tiêu chí đã nêu.
-Bác nhìn thấy một chiếc rễ đa nhỏ, dài.
-Bác bảo chú cần vụ cuốn rễ lại rồi trồng cho nó mọc tiếp.
-Chú cần vụ xới đất rồi vùi chiếc rễ xuống.
-Bác cuốn chiếc rễ thành một vòng tròn rồi bảo chú cần vụ buộc nó tựa vào hai cái cọc, sau đó mới vùi hai đầu rễ xuống đất.
-Chiếc rễ đa lớn thành một cây đa có vòng lá tròn.
-Bác trồng rễ đa như vậy để làm chỗ vui chơi mát mẻ và đẹp cho các cháu thiếu nhi.
-3 HS thực hành kể chuyện.
- Nhận xét bạn theo tiêu chí đã nêu ở tuần 1.
- 3 HS đóng 3 vai: người dẫn chuyện, Bác Hồ, chú cần vụ để kể lại truyện.
Nhận xét.
- Vài HS nhắc lại ý nghĩa truyện.
..
THỂ DỤC:
Chuyền cầu. Trò chơi “Ném bóng trúng đích” 
I. MỤC TIÊU:
- Biết cách chuyền cầu bằng bảng cá nhân hoặc vợt gỗ
- Bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Sân trường, vệ sinh sân tập
- Còi, tranh ảnh minh họa
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
ĐL
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
II. Phần mở đầu
1. Nhận lớp
- Nhận lớp, phổ biến nội dung và yêu cầu của tiết học.
2. Khởi động
- Quan sát, nhắc nhở HS khởi động các khớp: cổ, cổ tay, hông, gối,
- Quan sát HS tập luyện
II. Phần cơ bản
1 Chuyền cầu 
- Phân tích kỹ thuật chuyền cầu đồng thời kết hợp thị phạm cho HS nắm được kỹ thuật của động tác
- Điều khiển cho HS thực hiện đồng thời quan sát nhức nhở.
2 Trò chơi “Ném bóng trúng đích”
- Phân tích cách chơi và thị phạm cho HS nắm được cách chơi. 
- Sau đó cho HS chơi thử.
- Nêu hình thức xử phạt
3.phân hóa đối tượng: Củng cố và hướng khắc phục hs yếu.
III. Phần kết thúc
Thả lỏng
- Hướng dẫn cho HS các động tác thả lỏng toàn thân
2. Nhận xét 
- Nhận xét buổi và giao bài tập về nhà 
3.Dặn dò
4. Xuống lớp
-GV hô “ giải tán”
8p – 10p
1p – 2p
1 x 8 nhịp
19p – 23p
1 – 3 lần
1 – 3 lần
1 – 3 lần
4p – 6p
1 – 2p
1 – 2p
1 – 2p
1 – 2p
-Lớp trưởng tập hợp lớp, điểm số, báo cáo cho GV nhận lớp.
 ™™™™™™ 
 ™™™™™™ 
 ™™™™™™ 
 r
-Tập hợp thành 3 hàng ngang đứng xen kẻ nhau.
 ™ ™ ™ ™ ™ ™
 ™ ™ ™ ™ ™ ™
 ™ ™ ™ ™ ™ ™
 r 	
 ™
- Nghiêm túc thực hiện
- Chơi tích cực và vui vẻ
 ™ ™ ™ ™ ™ ™
 ™ ™ ™ ™ ™ ™
 ™ ™ ™ ™ ™ ™
 r 	
 ™
- Tập hợp thành 3 hàng ngang
- HS reo “ khỏe”
....
Thứ tư ngày 10 tháng 4 năm 2013
TOÁN:
TIẾT 153: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
- Biết cách làm tính trừ ( không nhớ ) các số trong phạm vi 1000 , trừ có nhớ trong phạm vi 100
- Biết giải bài toán về ít hơn
* Bài tập cần làm: BT1; BT2(cột 1); BT3(cột 1,2,4); BT4.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Viết sẵn nội dung bài tập 3.
 -Vẽ sẵn các hình bài tập 5.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1 . Kiểm tra bài cũ : Phép trừ ( không nhớ ) trong phạm vi 1000.
- 4 HS lên bảng làm tính, cả lớp làm vào giấy nháp.
- GV nhận xét ghi điểm . 
2 . Bài mới : Giới thiệu bài ghi tựa . 
Bài 1:Tính .
-Gọi HS lên bảng làm lớp làm vào bảng con. 
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
Bài 2 : Đặt tính rồi tính .
+ Nêu cách đặt tính và cách thực hiện phép tính trừ các số có 3 chữ số . 
- Gọi HS lên bảng làm cả lớp làm vào bảng con .
-GV nhận xét ghi điểm . 
Bài 3 :Điền số vào ô trống .
- GV yêu cầu HS tìm hiểu đề bài.
+ Muốn tìm số bị trừ ta làm thế nào ?
+ Muốn tìm số trừ ta làm thế nào ?
- Gọi HS lên bảng làm cả lớp làm vào sách giáo khoa 
- Nhận xét ghi điểm
Bài 4 :
+ Bài toán cho biết gì ? 
+ Bài toán hỏi gì ? 
-GV nhận xét ghi điểm. 
3 . Củng cố dặn dò: 
- Dặn HS về xem bài : Luyện tập chung
- Nhận xét tiết học.
 - HS1: - HS 2: - HS3: - HS4:
 48 4 586 497 925
 - 241 - 253 - 125 - 420
 243 333 372 505
- HS làm vào vở
- Nhận xét
- HS làm vào vở và lên bảng chữa bài:
a) 986 – 264 , 758 – 354 , 831 - 120
b) 73 - 26 , 65 – 19 , 81 – 37
. .. 
Số bị trừ 
257
257
869
867
486
Số trừ
136
136
569
661
264
hiệu
221
221
300
206
222
- Nhận xét
- HS đọc bài toán .
- Trường Tiểu Học Thành Công có 865 HS Trường Tiểu Học Hữu Nghị có ít hơn trường Tiểu Học Thành Công 32 HS . 
- Hỏi trường Tiểu Học Hữu Nghị có bao nhiêu HS .
- 1 HS lên bảng làm cả lớp làm vào vở.
Bài giải
Trường Hữu Nghị có số học sinh là :
865 - 32 = 833 (học sinh )
 Đáp số : 833 học sinh
- Lắng nghe
..
TẬP ĐỌC:
TIẾT 93: CÂY VÀ HOA BÊN LĂNG BÁC
I. MỤC TIÊU:
- Đọc rành mạch toàn bài, biết ngắt nghỉ đúng ở các câu văn dài
- Hiểu ND : Cây và hoa đệp nhất khắp miền đất nước tụ hội bên lăng Bác , thể hiện lòng tôn kính của toàn dân với Bác. (trả lời được các CH trong SGK)
- HS có ý thức trong học tập
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK.
-Tranh ảnh sưu tầm về Quảng Trường Ba Đình , nhà sàn , các loài cây hoa xung quanh lăng Bác.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1 . Kiểm tra bài cũ : 
- GV gọi HS đọc bài “Chiếc rễ đa tròn” và trả lời câu hỏi SGK.
- Nhận xét ghi điểm.
2 . Bài mới : Giới thiệu bài ghi tựa . 
* Hoạt động 1:Luyện đọc
- GV đọc mẫu tóm tắt nội dung : Cây và hoa đẹp nhất từ khắp miền đất nước tụ hội bên lăng Bác thể hiện niềm tôn kính của nhân dân ta đối với Bác.
Đọc từng câu:
- GV theo dõi uốn nắn.
* Luyện phát âm :
- GV chốt lại và ghi bảng : 
+ Bài này chia mấy đoạn ? Nêu rõ từng đoạn ?
* Hướng dẫn đọc câu văn dài : 
Trên bậc tam cấp , / hoa dạ hương chưa đơm bông , / nhưng hoa nhài trắng mịn , / hoa mộc , hoa ngâu kết chùm , / đang toả hương ngào ngạt .
- GV đọc mẫu .
* Hướng dẫn đọc bài:đọc giọng trang nghiêm trầm lắng ở câu kết .
- Đọc từng đoạn trước lớp
- Thi đọc đoạn giữa các nhóm.
- Đọc đồng thanh .
* Hoạt động2. Tìm hiểu bài :
+ Kể tên các loại cây được trồng phía trước lăng Bác ?
+ Những loài hoa nổi tiếng nào ở khắp mọi miền đất nước được trồng quanh lăng Bác 
+ Tìm những từ ngữ tả hình ảnh cho thấy cây và hoa luôn cố gắng làm đẹp cho lăng Bác ?
+ Câu văn nào cho thấy cây và hoa cũng mang tình cảm của con người đối với bác ?
+ Cây và hoa bên lăng Bác thể hiện tình cảm của nhân dân ta đối với Bác như thế nào ? 
3 . Củng cố dặn dò: 
+ Cây và hoa bên lăng Bác tượng trưng cho ai ?
+ Cây và hoa bên lăng Bác thể hiện tình cảm của nhân dân ta đối với Bác như thế nào ? 
-Về nhà học bài cũ , xem trước bài sau .
- Nhận xét tiết học.
- HS nhắc lại đề bài.
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài.
- HS đọc từ khó : 
Lăng Bác , lịch sử , nở lứa đầu, tượng trưng, quảng trường, khắp miền , vạn tuế , 
- Bài này chia làm 4 đoạn.
+ Đoạn1 : Từ đầu à hương thơm.
+ Đoạn2 : Tiếpà lứa đầu.
+ Đoạn 3 : Tiếp à ngào ngạt.
+ Đoạn 4 : Phần còn lại.
-1 HS đọc bài .
-1 HS đọc bài .
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài
- Đại diện các nhóm thi đọc.
- Lớp đọc bài.
-Cây vạn tuế , dầu nước , hoa ban.
-Hoa ban, đào Sơn La, hoa sứ đỏ Nam bộ, hoa dạ hương, hoa nhài, hoa mộc, hoa ngâu.
-Hội tụ, đâm chồi, phô sắc, toả hương thơm.
-Cây và hoa của non sông gấm vóc đang dâng niềm tôn kính thiêng liêng theo đoàn người vào viếng lăng Bác .
- Cây và hoa bên lăng Bác thể hiện tình cảm của nhân dân Việt Nam luôn tỏ lòng -tôn kính với Bác.
- HS trả lời.
..
MĨ THUẬT:
( GV chuyên trách dạy)
..
LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
TIẾT 31: MỞ RỘNG VỐN TỪ : TỪ NGỮ VỀ BÁC HỒ
DẤU CHẤM – DẤU PHẨY
I. MỤC TIÊU:
- Chọn được từ ngữ cho trước để điền đúng vào đoạn văn (BT1), tìm được từ ngữ ca ngợi Bác Hồ (BT2)
- Điền đúng dấu chấm, dấu phẩy vào đoạn văn có chỗ trống (BT3)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Bài tập 1 viết sẵn trên bảng lớp.
-Thẻ ghi các từ ở bài tập 1.
-Bài tập 3 viết vào bảng phụ.
-Giấy , bút.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ :
+ Tiết trước chúng ta học bài gì ?
- GV gọi HS viết câu của bài tập 3
- GV gọi HS đọc bài tập 2.
- Chấm VBT.
- Nhận xét – Ghi điểm.
2.Bài mới :Mở rộng vốn từ ngữ về Bác Hồ – Dấu chấm, dấu phẩy.
a.Giới thiệu : Ghi tựa.
Trong tiết Luyện từ và câu hôm nay , các em sẽ được ôn tập về dấu chấm , dấu phẩy và mở rộng vốn từ theo chủ đề Bác Hồ.
* Hoạt động1:Từ ngữ về Bác Hồ
 Bài 1:
- GV gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV gọi HS đọc các từ ngữ trong dấu ngoặc.
- GV gọi HS lên bảng gắn các thẻ từ đã chuẩn bị vào đúng vị trí trong đoạn văn.
- GV Nhận xét – Chốt lời giải đúng.
Bài 2:
- GV gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Chia lớp thành 4 nhóm và phát giấy, viết, yêu cầu HS thảo luận nhóm.
- GV yêu cầu các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- GV Nhận xét – Bổ sung.
* Hoạt động 2: Dấu chấm-dấu phẩy.
Bài 3:
+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- GV treo bảng phụ.
- GV yêu cầu HS làm bài.
+ Vì sao ô trống thứ nhất chúng ta điền dấu phẩy
+ Vì sao ô trống thứ hai ta lại điền dấu chấm ?
+ Vậy ô trống thứ 3 điền dấu gì ?
- Nhận xét .
3.Củng cố , dặn dò :
+ Các em vừa học bài gì ?
- GV yêu cầu HS đặt câu với các từ ngữ ( Tìm được ở bài tập 2 ).
- GV Nhận xét – Ghi điểm.
- Về nhà ôn bài và làm lại các bài tập ( VBT ).
- Nhận xét tiết học.
- 3 HS thực hiện yêu cầu của GV .
- HS đọc to trước lớp.
- HS nhắc lại đề bài.
- HS đọc yêu cầu.
- HS thảo luận nhóm, đại diện nhóm lên bảng gắn thẻ từ: Đạm bạc; tinh khiết; nhà sàn; râm bụt; tự tay.
- HS đọc lại đoạn văn .
- Sáng suốt, thông minh, yêu nước, tiết kiệm, yêu đồng bào, giản dị,
-điền dấu chấm , dấu phẩy vào ô trống.
- 1 HS làm bảng – Lớp làm vào vở.
-Vì “Một hôm” chưa thành câu.
-Vì “Bác không đồng ý” đã thành câu.
-Điền dấu phẩy 
- 5 HS thực hiện đặt câu.
- Vài HS nhận xét .
....
Thứ năm ngày 11 tháng 4 năm 2013
CHÍNH TẢ (Nghe viết):
CÂY VÀ HOA BÊN LĂNG BÁC
I. MỤC TIÊU:
- Nghe viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn xuôi
- Làm được bài tập 2a.
-Rèn cho HS tính cẩn thận, óc thẩm mĩ,biết giữ gìn VSCĐ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Bảng phụ.
-Phấn màu.	
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ : 
- GV gọi HS viết tiếng có chứa âm đầu r/d/gi.
- GV yêu cầu HS dưới lớp tìm 3 tiếng có chứa dấu hỏi / dấu ngã.
- Nhận xét – Ghi điểm.
2.Bài mới :
a.Giới thiệu : Ghi tựa.
 Trong giờ chính tả này, các em nghe đọc và viết lại 1 đoạn trong bài “Cây và hoa bên lăng Bác”. Sau đó làm một số bài tập.
* Hoạt động1.HD viết chính tả
-Ghi nhớ nội dung đoạn cần viết
- GV đọc bài viết
- GV gọi HS đọc lại bài.
+ Đoạn văn miêu tả cảnh đẹp ở đâu ?
+ Những loài hoa nào được trồng ở đây ?
+ Mỗi loài hoa có một vẻ đẹp riêng nhưng tình cảm chung của chúng là gì ?
-HD cách trình bày
+ Bài viết có mấy đoạn , mấy câu ?
+ Câu văn nào có nhiều dấu phẩy nhất ? Em hãy đọc câu văn đó ?
+ Chữ đầu đoạn văn được viết như thế nào ?
+ Tìm các tên riêng trong bài và cho biết chúng ta phải viết như thế nào ?
-HD viết từ khó
- GV đọc các từ khó : 
 Sơn La , khoẻ khoắn , vươn lên , Nam Bộ , ngào ngạt , thiêng liêng , 
-Viết chính tả
- GV đọc bài viết.
- Soát lỗi
- Chấm bài 
* Hoạt động2.Làm bài tập
 Bài 2 :
- GV tổ chức trò chơi “Tìm từ”.
- GV chia lớp và tổ chức trò chơi .
Đáp án : 
dầu , giấu , rụng.
Cỏ , gõ , chổi.
- GV tổng kết trò chơi – Tuyên dương.
3.Củng cố , dặn dò :
+ Các em vừa viết chính tả bài gì ?
- Về nhà ôn , viết bài và làm bài tập ( VBT ).
- Nhận xét tiết học.
- 3 HS lên tìm và ghi bảng, mỗi em 1 tiếng.
- HS tìm và ghi bảng con.
- Cả lớp nhìn sách đọc thầm.
-Cảnh ở sau lăng Bác.
-Hoa đào Sơn La, sứ đỏ Nam Bộ, hoa dạ hương, hoa mộc, hoa ngâu.
-cùng nhau toả hương thơm ngào ngạt , dâng niềm tôn kính thiêng liêng theo đoàn người vào viếng lăng Bác.
-Có 2 đoạn , 3 câu.
-Trên bậc tam cấp , 
-Viết hoa , lùi vào 1 ô.
-Viết hoa chữ Bác để tỏ lòng tôn kính Bác.
- HS viết bảng.
Sơn La , khoẻ khoắn , vươn lên , Nam Bộ , ngào ngạt , thiêng liêng , 
- HS viết bài.
- HS soát bài cho nhau bằng viết chì.
- HS chơi trò chơi.
- HS tiến hành chơi trò chơi.
-Cây và hoa bên lăng Bác.
..
TOÁN:
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
- Biết làm tính cộng , trừ có nhớ trong phạm vi 100. Làm tính cộng trừ không nhớ các số có đến ba chữ số
- Biết cộng trừ nhẩm các số tròn trăm
- Bài tập cần làm: BT1(phép tính 1,3,4); BT2(phép tính 1,2,3); BT3(cột 1,2); BT4(cột 1,2)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Bảng vẽ hình bài tập 5 ( có chia ô vuông ).	
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ : 
+ Tiết trước chúng ta học bài gì ?
- GV gọi HS làm bài tập.
- 3 HS làm bảng – Lớp làm nháp.
- Nhận xét – Ghi điểm
2.Bài mới : Luyện tập chung.
a.Giới thiệu : Ghi tựa.
 Hôm nay chúng ta tiếp tục ôn cộng, trừ các số có 2,3 chữ số và luyện vẽ hình theo mẫu qua tiết “Luyện tập chung”.
* Hoạt động 1.HD luyện tập
 Bài 1:
- HS nêu yêu cầu bài. 
- GV yêu cầu HS đặt tính và tính.
- Đọc kết quả của bài toán.
Bài 2:
+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV chữa bài – Ghi điểm.
Bài 3:
- HS làm bài và nêu miệng kết quả.
- GV và HS nhận xét ghi điểm
Bài 4: Đặt tính rồi tính:
- Yêu cầu HS làm vào vở và lên bảng chữa bài.
- HS làm vở, GV thu chấm chữa.
3.Củng cố , dặn dò :
- Về nhà : “ Tiền Việt Nam”
- Chuẩn bị bài học tiết sau.
-Luyện tập.
456 – 124 ; 673 + 212
542 + 100 ; 264 – 153
698 – 104 ; 704 + 163
- HS nhắc lại đề bài.
- HS làm bài vở. Một số em lên bảng làm.
- Nhận xét
- Yêu cầu ta tính :
 75 63 81 52 80
 - 9 - 17 - 34 - 16 - 15
 66 46 47 36 65
- Tính nhẩm:
 - HS nối tiếp nhau nêu kết quả
- HS thực hiện:
a)
 351 427 516
 + 216 + 142 + 173 
 567 569 689
..
LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
..
LUYỆN TOÁN:
....
Thứ sáu ngày 12 tháng 4 năm 2013
TOÁN:
ÔN TẬP VỀ PHÉP CỘNG VÀ PHÉP TRỪ (KHÔNG NHỚ) 
TRONG PHẠM VI 1000
I. MỤC TIÊU:
 - Giúp HS ôn tập lại một số phép tính cộng, trừ ( không nhớ ) trong phạm vi 1000;
- Rèn kĩ năng tính toán	
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Chuẩn bị nội dung các bài toán
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ : 
+ Tiết trước chúng ta học bài gì ?
- GV ghi bảng và yêu cầu HS tính
348 – 236 390 – 310 358 + 110
2.Bài mới : 
a.Giới thiệu : 
Bài tập 1: Đặt tính rồi tính:
b) 257 + 321
 936 + 23
 641 + 305
a) 235 + 543
 200 + 627
 503 + 356
 326 + 251
a) 985 - 254
 658 – 356
 77 - 36
b) 831 - 200
 257 - 135
 81 - 36
Bài tập 2: Đặt tính rồi tính:
Bài tập 3: Tính nhẩm:
a) 600 + 300 = 400 + 200 = 500 + 400=
b) 700 – 200 = 500 – 300 = 800 – 500 =
Bài tập 4:

File đính kèm:

  • docTuan 31 lop 2 Ngan.doc