Giáo án các môn học lớp 3 - Tuần học số 20

ÔN TẬP : XÃ HỘI

I.MỤC TIÊU:

 *Sau bài học, học sinh biết:

 - Kể tên các kiến thức đã học về xã hội.

 - Kể với bạn về gia đình nhiều thế hệ, trường học và cuộc sống xung quanh (phạm vi tỉnh)

 - Yêu quý gia đình, trường học và tỉnh (Thành phố) của mình.

 - GD h/s cần có ý thức bảo vệ môi trường nơi công cộng và cộng đồng nơi sinh sống.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - Tranh ảnh sưu tầm được về xã hội.

 

doc46 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 753 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án các môn học lớp 3 - Tuần học số 20, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng
 - GV giới thiệu: Nguyễn Văn Trỗi (1940- 1964)là anh hùng liệt sĩ thời chống Mĩ, quê ở Điện Bàn, tỉnh Quảng nam. Anh Nguyễn Văn Trỗi đặt bom trên cầu Công lí( Sài Gòn)mưu giết bộ trưởng bộ quốc phòng Mĩ Mắc Na- ma- ra. việc không thành, anh bị địch bắt, tra tấn dã man, nhưng vẫn giữ vững khí tiết cách mạng.
 Luyện viết câu ứng dụng
 - GV yêu cầu HS đọc câu ứng dụng
 - GV giúp HS hiểu câu ứng dụng Nhiễu điều là mảnh vải đỏ, người xưa thường dùng để phủ lên giá gương đặt trên bàn thờ. Đây là hai vật không thể tách rời. Câu tục ngữ trên muốn khuyên người trong một nước cần phải biết gắn bó, thương yêu, đoàn kết với nhau.
 - Nêu độ cao của các chữ cái?
- Cách đặt dấu thanh ở các chư õ?
- Khoảng cách giữa các chữ ?
Hướng dẫn HS viết vào vở TV
- GV nêu yêu cầu:
 + Viết chữ Ng: 1 dòng
 + Viết chữ V, T : 1 dòng
 + Viết tên Nguyễn Văn Trỗi :2 dòng
 + Viết câu ứng dụng 2 lần
Chấm, chữa bài
- GV thu khoảng 7 bài chấm, nhận xét.
- Chữ N(Nh, Ng), V, T (Tr)
- HS theo dõi để nắm được cách viết.
- Viết bảng con chữ : Ng, V, T(Tr)
- 2 HS đọc từ ứng dụng
- Viết bảng con từ ứng dụng
- 2 HS đọc câu ứng dụng
- Các chữ cao 2,5 li: Nh, h, g
- các chữ cao 2 li: p
- Các chữ cao 1,5 li: t
- Các chữ còn lại cao 1li
- Dấu sắc đặt trên chữ ơ,a. Dấu huyền đặt trên chữ ơ. Dấu nặng đặt dưới chữ ô. Dấu ngã đặt trên chữ ê. Dấu hỏi đặt trên chữ a 
- Bằng khoảng cách viết một chữ o
- Viết trên bảng con chữ : Nguyễn, Nhiễu
- HS nghe để viết đúng bài theo yêu cầu.
- HS nghe, rút kinh nghiệm cho bài viết sau.
IV
 CỦNG CỐ- DẶN DÒ 
- Các em vừa viết chữ hoa gì ? từ ứng dụng gì?
- Chữ hoa cỡ nhỏ cao bao nhiêu?
- Nêu tư thế khi viết bài ?
- Về nhà hoàn thành bài viết ở nhà.
- GV nhận xét tiết học.
Tiết 5	ÔN TIẾNG VIỆT 
	- Ôn tập cho h/s các bài tập đọc , HTL của tuần 19 : Hai Bà Trưng , Bộ đội về làng , Báo cáo kết quả tháng thi đua noi gương chú bộ đội.
	- Ôn luyện từ và câu :
	* Câu 1: Ghép những dòng thơ nói về sự vật có hoạt động như hoạt động của người vào chỗ trống :
	Em nằng trên chiếc võng 
	Êm như tay bố nâng ..
	Đung đưa chiếc võng kể ..
	Chuyện đêm bố vượt rừng.
	* Câu 2 : Gạch dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi Khi nào?
	a) Trong cuộc kháng chiến chống Pháp , quân ta đã thắng lớn ở Điện Biên Phủ.
	b) Đêm hôm ấy, chị Bưởi phải vượt sông Kinh Thầy để chuyển công văn từ xã lên huyện.
	c) Năm mười bốn tuổi, Hoà xin mẹ cho được đi đánh giặc.
	* Câu 3: Trả lời câu hỏi Khi nào? Bao giờ? Lúc nào? và viết câu trả lời vào chỗ trống.
	a) Khi nào lớp em tổ chức kết nạp đội viên mới?
	b) Em biết đọc bao giờ?
	c) Lúc nào em giúp mẹ dọn dẹp nhà cửa?
------------------------------------
Tiết 1 
 Thứ tư ngày 25 tháng 1 năm 2006
TiÕt 3: tËp ®äc
CHÚ Ở BÊN BÁC HỒ
I MỤC TIÊU:
1.Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
 - Chú ý các từ : dài dằng dặc, đảo nổi, Kon Tum, Đắk Lắk, đỏ hoe,.
 - Biết nghỉ hơi đúng giữa các khổ thơ.
2.Rèn kỹ năng đọc –hiểu :
- Hiểu các từ được chú giải trong bài.
- Hiểu nội dung bài : Em bé ngây thơ nhớ người chú đi bộ đội đã lâu không về nên thường nhắc chú. Ba mẹ không muốn nói với em : chú đã hi sinh không thể trở về. Nhìn lên bàn thờ, ba bảo em : chú ở bên Bác hồ. Bài thơ nói lên tình cảm thương nhớ và lòng biết ơn của mọi người trong gia đình em bé với liệt sĩ đã hi sinh vì Tổ quốc.
- GD h/s lòng biết ơn các thương binh liệt sĩ.
3.Học thuộc lòng bài thơ.
II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Tranh minh hoạ bài đọc trong sách giáo khoa.
III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 A. KIỂM TRA BÀI CŨ:
 - 4 HS tiếp nối nhau kể lại đoạn câu chuyện Ở lại với chiến khu và trả lời các câu hỏi về nội dung bài
 - GV nhận xét, cho điểm. 
 B. GIỚI THIỆU BÀI MỚI:
 Hôm nay các em sẽ học bài thơ nói về tình cảm của những người thân trong gia đình , tình cảm của nhân dân với các liệt sĩ đã hi sinh trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
HĐ
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1
2
3
Luyện đọc
- GV đọc diễn cảm toàn bài giọng nhẹ nhàng tràn đầy cảm xúc.
- GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
 + Đọc từng dòng thơ
 + Đọc từng khổ thơ trước lớp
 + Đọc từng khổ thơ trong nhóm
 + Thi đọc giữa các nhóm
Hướng dẫn tìm hiểu bài 
- GV chốt lại câu trả lời đúng
1. Những câu thơ nào cho thấy Nga rất nhớ chú? 
 2. Khi Nga nhắc đến chú thái độ của ba và mẹ ra sao?
3. Em hiểu câu nói của ba bạn Nga như thế nào?
4. Vì sao những chiến sĩ hi sinh vì Tổ quốc được nhớ mãi?
Học thuộc lòng bài thơ 
 - GV hướng dẫn HS thuộc lòng tại lớp từng câu thơ, từng khổ thơ rồi cả bài: xoá dần các từ, cụm từ, chỉ giữ lại các từ đầu dòng các câu thơ.
- GV nhận xét, tuyên dương những cá nhân đọc thuộc, hay
- HS kết hợp đọc thầm
- HS nối tiếp nhau đọc từng dòng thơ .
 - HS nối tiếp nhau đọc 3 khổ thơ, kết hợp nhắc học sinh ngắt nghỉ hơi đúng nhấn giọng từ ngữ biểu cảm và thể hiện tình cảm qua giọng đọc.
 Chú Nga đi bộ đội//
 Sao lâu quá là lâu! //
 Nhớ chú,/ Nga thường nhắc://
 Chú bây giờ ở đâu?//
 - Đọc đúng giọng các câu hỏi liên tiếp:
 Chú ở đâu,/ ở đâu? //
 Trường Sơn dài dằng dặc?//
 Trường Sa đảo nổi, chìm ? //
 Hay Kon Tum,/ Đắk Lắk ? //
- HS đọc các từ được chú giải cuối bài.
 - Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm đọc từng khổ thơ 
 - Cá nhân các nhóm thi đọc với nhau
 - Các nhóm thảo luận trao đổi về nội dung bài.
- 1 HS đọc câu hỏi , các HS khác trả lời
- Chú Nga đi bộ đôi, sao lâu quá là lâu, nhớ chú Nga thường nhắc: Chú bây giờ ở đâu?
- Mẹ thương chú khóc đỏ hoe đôi mắt, ba nhớ chú ngước lên bàn thờ và bảo với Nga là chú ở bên Bác Hồ.
- Chú của Nga đã hi sinh / chú ở bên Bác Hồ trong thế giới của những người đã khuất.
- Vì những chiến sĩ đó đã hiến dâng cả cuộc đời cho hạnh phúc và sự bình yên của nhân dân, cho độc lập tự do của Tổ quốc.
 - HS đọc thuộc lòng bài thơ theo hướng dẫn của GV.
- HS thi đọc thuộc bài thơ dưới hình thức đọc tiếp sức. 
- Cả lớp theo dõi, nhận xét những HS đọc thuộc, hay.
IV
 CỦNG CỐ –DẶN DÒ
 - Bài thơ cho em biết điều gì?
 - GV yêu cầu HS về nhà tiếp tục HTL bài thơ ; đọc thuộc lòng cho người thân nghe 
 - GV nhận xét tiết học.
TiÕt 3: LuyƯn tõ vµ c©u
MỞ RỘNG VỐN TỪ: TỔ QUỐC- DẤU PHẨY
I. MỤC TIÊU:
 1.Mở rộng vốn từ về Tổ quốc.
 2.Ôân tập về dấu phẩy.
3. GD h/s biết ơn các anh hùng , liệt sĩ trong các thời kỳ chống giặc ngoại xâm.
II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
 - Phiếu bài tập để HS làm bài tập 1
 III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 A. KIỂM TRA BÀI CŨ:
 - Nhân hoá là gì? Nêu ví dụ về những con vật được nhân hoá trong bài Anh đom đóm?
B. GIỚI THIỆU BÀI MỚI: Trong tiết LTVC hôm nay các em sẽ được mở rộng vốn từ về Tổ Quốc và biết thêm về một số vị anh hùng đã có công lao to lớn với đất nước. Bài học còn giúp các em luyện tập cách đặt dấu phẩy trong câu văn.
HĐ
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
 1
Hướng dẫn HS làm bài tập 
 Bài 1
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- Đề bài yêu cầu gì ?
- GV phát phiếu học tập cho HS
- GV theo dõi, nhận xét , tuyên dương 
khen ngợi những HS làm bài đúng.
Bài 2
- GV yêu cầu HS đọc đề bài
- Đề bài yêu cầu gì?
- GV theo dõi, tuyên dương những HS có câu trả lời đúng.
Bài 3
- GV yêu cầu HS đọc đề bài. 
- Đề bài yêu cầu gì ?
- GV theo dõi, thu một số bài chấm, nhận xét , khen ngợi những HS làm bài đúng.
- 1 HS đọc yêu cầu , cả lớp đọc thầm
- Tìm từ cùng nghĩa.
- HS nhận phiếu học tập và điền vào phiếu theo yêu cầu. Một số em trình bày trước lớp. Cả lớp theo dõi, nhận xét.
Những từ cùng nghĩa với Tổ quốc
đất nước, nước nhà, non sông, giang sơn
Những từ cùng nghĩa với bảo vệ
giữ gìn, gìn giữ
Những từ cùng nghĩa với xây dựng
dựng xây, kiến thiết
- 1 HS đọc đề, cả lớp đọc thầm.
- Nói về một vị anh hùng mà em biết rõ trong 13 vị anh hùng đã cho.
 - HS suy nghĩ sau đó kể ngắn gọn những gì mình biết về một vị anh hùng, nói về công lao to lớn của các vị đó đối với sự nghiệp bảo vệ đất nước. Cả lớp theo dõi, nhận xét.
 + Hai bà Trưng: Ở huyện Mê Linh có hai người con gái tài giỏi tên là Trưng Trắc và Trưng Nhị. Hai chị em đều giỏi võ nghệ và nuôi chí giành lại non sông. Chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách cũng cùng chí hướng với vợ. Tướng giặc biết vậy, bèn lập mưu giết chết Thi Sách. Hai Bà Trưng liền kéo quân về thành Luy Lâu để hỏi tội kẻ thù. Quân giặc thua, tướng giặc bỏ chạy về nước. Đất nước ta sạch bóng quân thù. Hai bà Trưng trở thành hai vị anh hùng chống ngoại xâm đầu tiên trong lịch sử nước nhà.
 + Hồ chí Minh: Lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt nam. Người đã lãnh đạo nhân dân ta làm cuộc cách mạng tháng tám, lập nên nước Việt nam Dân chủ cộng hoà. Tiếp đó lại lãnh đạo hai cuộc kháng chiến vĩ đại chống Mĩ và chống Pháp giành thắng lợi. 
 - 1 HS đọc đề, cả lớp đọc thầm
 - Thêm dấu phẩy vào những chỗ trong các câu in nghiêng.
 - HS làm bài vào vở, 1 em làm trên bảng lớp. Cả lớp theo dõi, nhận xét.
 VD: Lê Lai cứu chúa
 Giặc Minh xâm chiếm nước ta. Chúng làm nhiều điều bạo ngược khiến lòng dân vô cùng căm giận. Bấy giờ, ở lam Sơn có ông Lê Lợi phất ccờ khởi nghĩa. Trong những năm đầu, nghĩa quân còn yếu, thường bị giặc vây. Có lần, giặc vây rất ngặt, quyết bắt bằng được chủ tướng Lê Lợi. Ôâng Lê lai liền đóng giả làm Lê Lợi, đem một toán quân phá vòng vây. Giặc bắt được ông , nhờ vậy mà Lê Lợi và số quân còn lại được cứu thoát.
 I V.
 CỦNG CỐ –DẶN DÒ
 - Các em vừa học những nội dung gì ?
 - Kể một số từ ngữ thuộc chủ đề Tổ quốc?
- Dấu phẩy có tác dụng gì trong câu?
- GV nhận xét tiết học :nhắc HS về nhà tìm hiểu thêm về 13 vị anh hùng để biết thêm về công lao to lớn của họ trong sự nghiệp bảo vệ đất nước.
Thứ t­ ngày 23 tháng 1 năm 2013
TiÕt1: ©m nh¹c ®/c Trang d¹y
TiÕt 2: to¸n
SO SÁNH CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 10 000
I. MỤC TIÊU: 
 *Giúp học sinh:
 - Nhận biết các dấu hiệu và so sánh các số trong phạm vi 10 000.
 - Củng cố về tìm số lớn nhất, số bé nhất trong một nhóm các số; củng cố về quan hệ giữa một số đơn vị đo đại lượng cùng loại.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 - Phấn màu.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
 1.BÀI CŨ:
( 4-5' )
2.BÀI MỚI.
 GTB
 ( 20-30' )
Tìm trung điểm của một đoạn dây dµi 10 cm.
- Nhận xét cho ®iĨm.
So sánh các số trong phạm vi 
10 000
Hướng dẫn HS nhận biết dấu hiệu và cách so sánh hai số trong phạm vi 10000.
a) So sánh hai số có số chữ số khác nhau.
- GV viết lên bảng: 999 . . . 1000 và yêu cầu HS điền dấu thích hợp (>, <, =) vào chỗ chấm rồi giải thích tại sao điền dấu đó.
- GV: Trong các cách các em vừa nêu cách nào cũng đúng cả nhưng dễ nhận biết nhất là ta chỉ cần đếm số chữ số của mỗi số rồi so sánh các chữ số đó: 999 có ba chữ số, 1000 có bốn chữ số, mà ba chữ số ít hơn bốn chữ số, vậy 999 < 1000.
- Yêu cầu HS tự nêu nhận xét.
b) So sánh hai số có số chữ số bằng nhau.
- GV viết lên bảng: số 9000 với số 8999, yêu cầu HS nêu cách so sánh.
- Tiếp tục hướng dẫn HS so sánh số 6579 với 6580
- Hãy so sánh chữ số hàng nghìn của số 6579 và số 6580. 
- Hãy so sánh chữ số hàng trăm của số 6579 và 6580.
- Hãy so sánh chữ số hàng chục của số 6579 và số 6580. 
- Khi đó ta nói 6579 nhỏ hơn 6580, và viết 6579 < 6580. hay 6580 lớn hơn 6579 và viết 
6580 > 6579.
c. Rút ra kết luận:
- Khi so sánh các số có 3 chữ số với nhau ta bắt đầu so sánh từ hàng nào?
- Số có hàng nghìn lớn hơn sẽ như thế nào so với số kia?
- Khi đó ta có cần so sánh tiếp đến hàng trăm không?
- Khi nào ta cần so sánh tiếp đến hàng trăm?
- Khi hàng nghìn của các số cần so sánh bằng nhau thì số có hàng trăm lớn hơn sẽ như thế nào so với số kia?
- Nếu hàng trăm của các số cần so sánh bằng nhau thì ta cần phải làm gì?
- Khi hàng trăm và hàng chục bằng nhau, số có hàng đơn vị lớn hơn sẽ như thế nào so với số kia?
- Tổng kết và cho học sinh học thuộc lòng kết luận này.
Luyện tập
Bài1:
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Yêu cầu HS cả lớp tự làm bài?
- Goi HS nhận xét bài bạn.
- GV nhận xét và cho điểm.
Bài 2:
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Yêu cầu HS giải thích cách làm.
- Nhận xét bài làm của bạn.
- GV nhận xét và cho điểm.
Bài 3:
- Nêu yêu cầu của bài tập?
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Nhận xét bài làm của bạn.
- GV nhận xét và cho điểm.
Thùc hiƯn trªn b¶ng. 
- Theo dõi và điền dấu “ < ”, sau đó giải thích theo nhiều cách khác nhau ví dụ: 
+ Vì 999 thêm 1 thì được 1000, hoặc vì 999 ứng với vạch đứng trước vạch ứng với 1000 trên tia số, hoặc vì 999 có ít chữ số hơn 1000 . . . 
- Theo dõi.
- Trong hai số có số chữ số khác nhau, số nào có ít chữ số hơn thì bé hơn, số nào có nhiều chữ số hơn thì lớn hơn.
- HS theo dõi và so sánh : Chữ số hàng nghìn của số 9000 là số 9, chữ số hàng nghìn của số 8999 là số 8. Vì 9 > 8 nên. 
9000 > 8999.
- chữ số hàng nghìn cùng la ø 6.
- chữ số hàng trăm cùng là 5.
- 7 < 8.
- Bắt đầu so sánh từ hàng nghìn.
- Số có hàng nghìn lớn hơn thì lớn hơn.
- Không cần so sánh tiếp.
- Khi hàng nghìn của các số cần so sánh bằng nhau.
- Số có hàng trăm lớn hơn sẽ lớn hơn.
- Ta phải so sánh tiếp đến hàng chục.
- Số có hàng đơn vị lớn hơn thì sẽ lớn hơn
- Bài tập yêu cầu chúng ta điền dấu thích hợp vào chỗ chấm.
- làm bài.
1942 > 998 9650 < 9651
1999 6951
6742 > 6722 1965 > 1956
900 + 9 < 9009 6591 = 6591
- Nhận xét bài bạn làm đúng / sai.
- Bài tập yêu cầu chúng ta điền dấu thích hợp vào chỗ chấm.
- 1 em lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
 1km > 985 m 60 phút = 1 giờ
600 cm = 6 m 50 phút < 1 giờ
797 mm 1giờ
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
a) Tìm số lớn nhất trongcác số: 4375; 4735; 4537; 4753.
b) Tìm số bé nhất trong các số: 6091; 6190; 6901; 6019.
- Làm bài theo yêu cầu của GV.
- 1 em lên bảng làm, cả lớp làm vào bảng con.
a) Tìm số lớn nhất trongcác số: 4375; 4735; 4753 ; 4537.
b) Tìm số bé nhất trong các số:
6091;6190; 6019 ; 6901.
3.CỦNG CỐ,
DẶN DO:Ø
( 3-4' )
- Nêu cách so sánh hai số có số chữ số khác nhau?
- Nêu cách so sánh hai số có số chữ số bằng nhau?
- Về nhà luyện tập thêm về so sánh số.
- Chuẩn bị bài luyện tập.
- Nhận xét tiết học.
Tiết 1 Thứ năm ngày 26 tháng 1 năm 2006
 	 	Tập đọc
TRÊN ĐƯỜNG MÒN HỒ CHÍ MINH
I MỤC TIÊU:
	1.Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
 	- Đọc trơn cả bà, đọc đúng các từ ngữ : thung lũng, ba lô, lù lù, nhích, lưng cong cong, lúp xúp.
 	- Ngắt nghỉ hơi đúng, niết chuyển giọng phù hợp với nội dung từng đoạn.
	2.Rèn kỹ năng đọc –hiểu :
 	- Nắm được nghĩa của các từ ngữ trong bài
 	- Hiểu được sự vất vả, gian truân và quyết tâm của bộ đội ta khi hành quân trên đường mòn Hồ Chí Minh, vượt dãy Trường Sơn vào giải phóng miền Nam . II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 	- Tranh minh hoạ bài đọc trong sách giáo khoa.
 	- Bản đồ Việt Nam
III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 A. KIỂM TRA BÀI CŨ:
 	- 3 HS đọc thuộc lòng bài Chú ở bên Bác Hồ và trả lời các câu hỏi về nội dung bài.
 	- GV nhận xét, cho điểm. 
B.GIỚI THIỆU BÀI MỚI : GV chỉ vị trí của dãy Trường Sơn trên bản đồ và giới thiệu bài.
HĐ
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1
2
3
Luyện đọc
- GV đọc mẫu toàn bài.
- GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
 + Đọc từng câu trước lớp
 + Đọc từng đoạn trước lớp
GV có thể chia bài thành 2 đoạn, 
 Mỗi lần xuống dòng được xem là một đoạn
 + Đọc từng đoạn trong nhóm
 + Thi đọc giữa các nhóm
 + Đọc đồng thanh
 Hướng dẫn tìm hiểu bài 
1. Tìm hình ảnh so sánh cho thấy bộ đội đang vượt một cái dốc rất cao?
2. Tìm những chi tiết nói lên nỗi vất vả của đoàn quân vượt dốc?
3. Tìm những hình ảnh tố cáo tội ác của giặc Mĩ?
- GV chốt lại câu trả lời đúng
Luyện đọc lại
- GV yêu cầu HS luyện đọc đúng giọng đoạn 2 ( đọc với giọng đau xót, căm thù; nhấn giọng những từ ngữ tố cáo tội ác chiến tranh huỷ diết của giặc Mĩ.)
- GV nhận xét ,tuyên dương những HS đọc hay nhất.
- HS kết hợp đọc thầm
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài.chú ý đọc đúng các từ ngữ: thung lũng, ba lô, lù lù, nhích, lưng cong cong, lúp xúp.
- - HS nối tiếp nhau từng đoạn.trong bài. 
- HS đọc các từ được chú giải cuối bài. 
 - Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm đọc từng đoạn
 - Cá nhân các nhóm thi đọc với nhau
 - Các nhóm đồng thanh.
- Các nhóm thảo luận trao đổi về nội dung bài.
- 1 HS đọc câu hỏi , các HS khác trả lời
- Đoàn quân nối thành vệt dài từ thung lũng tới đỉnh cao như một sợi dây kéo thẳng đứng.
- Dốc cao, trơn và lầy, đoàn quân nhích từng bước chậm chạp, nhìn lên chỉ thấy những chiếc ba lô lù lô, nhìn xuống chỉ nhìn thấy những chiếc mũ tai bèo lúp xúp, mặt ai nấy đỏ bừng vì mệt, vất vả, nóng bức và căng thẳng.
- Những dăm rừng đỏ lên vì bom Mĩ, những đặm rừng xám đi vì chất đôc hoá học.
- HS thi đọc từng đoạn.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét những HS đọc hay nhất.
 IV
 CỦNG CỐ –DẶN DÒ
 - Bài đọc này giúp em hiểu điều gì?
 - GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS học tập tích cực.
Tiết 2	 
Thứ n¨m ngày 24 tháng 1 năm 2013
TiÕt 1:To¸n
LUYỆN TẬP
 I. MỤC TIÊU. 
 * Giúp học sinh:
 - Củng cố về so sánh các số trong phạm vi 10 000, viết bốn số theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại.
 - Củng cố về thứ tự các số tròn trăm, tròn nghìn (sắp xếp trên tia số) và về cách xác định trung điểm của đoạn thẳng.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Bảng phụ kẻ sẵn nội dung bài tập 4.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
A.KIỂM TRA BÀI CŨ:
- Nêu cách so sánh hai số có số chữ số khác nhau? Cho ví dụ.
- Hai số có cùng chữ số thì em so sánh như thế nào? Cho ví dụ.
- Nhận xét bài cũ.
B.GIỚI THIỆU BÀI MỚI :	Luyện tập
HĐ
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1
Hướng dẫn HS luyện tập:
Bài 1:
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Yêu cầu HS giải thích cách làm.
- Nhận xét bài làm của bạn.
- GV nhận xét và cho điểm.
Bài 2:
- Gọi H

File đính kèm:

  • doctuan_20_lop_3.doc