Giáo án bồi dưỡng môn Ngữ văn Lớp 8 - Bài: Tức nước vỡ bờ - Lê Thị Thanh Tâm

2. nhân vật cai lệ:

- chức danh : + chức vụ : đứng đầu một tốp lính lệ trong phủ của quan là chức danh thấp nhất trong hệ thống quan chức chỉ đóng vai trò tay sai không có quyền .

+ Công việc : tay sai chuyên nghiệp, công cụ rất đắc lực cho bọn thực dân , phong kiến áp bức thống trị nhân dân là bọ tay sai đầu trân mặt ngựa đi thực hiện những lênh của quan trên để áp bứckhủng bố dân nghèo. đó chỉ là việc làm của lũ tay sai đê mạt mà thôi.

 +Nhân vật này có diện mạo không, có tên gọi khồng ? tác giả không gọi

tên riêng là tên cai lệ nào, cũng không hề có một chi tiết nào miêu tả về ngoại hình cũng như diện mạo của nhân vật. Tên gọi, diện mạo : không tên gọi, không miêu tả ngoại hình. Tại sao tác giả không đặt tên cụ thể, không miêu tả ngoại hình để tạo ấn tượng với bạn đọc ? đó là dụng ý nghệ thuật của tác giả. Tên cai lệ này không phải là cá nhân riêng lẻ, y là tiêu biểu cho hàng ngàn , vạn bao nhiêu tên cai lệ khác. Gương mặt , tên gọi của chúng là gương mặt tàn ác của chế độ phong kiến đang đầy ải con người.->tiêu biểu cho nhà nước thực dân phong kiến tàn ác , bất nhân. là phong kiến bởi vẫn còn vua quan, là thực dân bởi chính quyền thực dân pháp đang thực hiện chính sách bóc lột vơ vét thuộc địa. như vậy chỉ là chức danh thôi nhưng con người này là 1 nghề không tử tế,

- Xuất hiện : + sầm sập tiến vào với roi song tay thước day thừng » đây là những thứ chuyên để bắt bớ, để tróc nã, để trói buộc con người. -> đồ nghề của quân cường đạo chuyên bắt bớ đánh đập, khủng bố dân lành.

 Dấu ấn thứ 2 của y là gì ? khi vào nhà y cất lên tiếng quát, thét và người ta nhận ra trong âm thành giọng điệu của y là chất giọng của một nguời đã hút nhiều xái thuốc phiện . ấn tượng không phải chỉ là thị giấc mà là nghe thấy – thính giác – âm thanh

 

docx26 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 879 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án bồi dưỡng môn Ngữ văn Lớp 8 - Bài: Tức nước vỡ bờ - Lê Thị Thanh Tâm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ôi tất cả . hành động phù hợp với quy luật của con người, xã hội.vậy sức mạnh ấy đến từ đâu? 
->Từ lòng căm thù, sự giận dữ, bất bình -> vì chồng vì con vì gia đình. Như vậy có thể sức mạnh bắt nguồn tức tời từ sự giận dữ nhưng nó bắt nguồn sâu xa lớn hơn, từ tình cảm mạnh mẽ hơn nhiểu đó là từ lòng yêu thương , từ tấm lòng vị tha. Chính từ điều đó chị đã giúp chị có them sức mạnh, can đảm để chống lại mọi thế lực hắc ám để bảo vệ chồng, bảo vệ gia đình. Vậy tính chất của hành động ấy là gì?
- Tính chất của hành động: - nhất thời, bộc phát khi lòng yêu thương chồng trào dâng mạnh mẽ. hành động ấy không thực sự giải phóng được anh chị, giải phóng những người nông dân khỏi áp bức bóc lột. nhưng đằng sau hành động nhất thời ấy ta thấy điều gì?
- sức mạnh tiềm tàng của người nông dânsức mạnh ấy nếu có sự lãnh đạo của đảng thì họ sẽ vùng lên đâu tranh để giải phóng mình . vì vậy Nguyễn Tuân khi nhận xét về tác phẩm này đã “ NTT đã xui người nông dân nổi loạn” . kết thúc tác phẩm là chị Dậu bước ra bóng tối như cái tiền đồ của chị, và tên tác phẩm “ tắt đèn” một màn đêm đen bao phủ nhưng nó không hoàn toàn bi quan. Nguyễn Tuân đã nhận thấy chị Dậu trong buổi giành chính quyền – nhận thấy điều đó bởi xuất phát từ hành động của chị Dậu. 
Qua văn bản ta thấy vẻ đẹp truyền thống của chị Dậu: đảm đang, cần cù , đôn hậu, yêu chông thương con bên cạnh đó NTT còn phán ảnh vẻ đẹp mới của chị: phản kháng, dám đấu tranh để bảo vệ quyền sống của mình. Đấy là giá trị nhân đạo của tác phẩm. 
Tổng kết:
1. Nội dung: ( giá trị hiện thực, nhân đạo) 
- tiếng nói tố cáo đanh thép các thế lực thống trị ở làng quê trước cách mạng. chúng đã áp bức , bóc lột đẩy người nông dân vào bước đườngcùng khiến họ phải vùng lên chống lại.
- Ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ VN nói riêng, người nông dân nói chung giàu tình yêu thương lại tiềm tàng sức sống
2. Nghệ thuật: 
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật: nhân vật có tên hay không có tên, không có chân dung diện mạo, chỉ có hành động cử chỉ, mà diễn biến tâm lí hiện lên sống động vô cùng đấy là nhờ tài miêu tả xây dựng nhân vật của nhà văn. Ngoại hình, hành động, ngôn ngữ , diễn biến tâm trạng tâm trạng nhất quán của tên cai lệ, tâm lí không nhất quán của chị Dậu nhẫn nhịn-> bùng lên ; yêu thương -> căm hờn. đấy là bức chân dung điển hình
- ngôn ngữ sống động – người kể chuyện 
 - nhân vật ngôn ngữ gắn liền với từng nhân vật, với nghề nghiệp, hoàn cảnh xuất than, địa vị xã hội của mỗi con người. tất cả đều sống và thật khiến cho nhân vật của ông sống động như trong đời thật.
 Miêu tả linh hoạt nhất là trong phần cuối của đoạn trích. Một loạt hành động rất nhanh, vội nhưng tác giả miêu tả đâu vào đấy, gọn gàng ; nhiều hành động mà không bị rối
Luyện tập
Câu 1: ( 2 điểm )
 Em hãy giải thích nhan đề “ Tức nước vỡ bờ ” ( trích “ Tắt đèn ” của nhà văn Ngô Tất Tố- Ngữ văn 8, tập 1)
Đáp án
 - Đặt tên cho đoạn trích là Tức nước vỡ bờ rất thoả đáng. Nhan đề này cho thấy đầy đủ ý nghĩa của văn bản. ( 0,5 điểm)
– Tức nước vỡ bờ là câu tục ngữ đúc kết kinh nghiệm dân gian; nếu tát nước vào ruộng quá nhiều, ruộng không chịu được bờ vỡ, nước tràn ra ngoài. - Mượn hình ảnh sống động thể hiện quy luật tự nhiên, tục ngữ này muốn nói bất cứ một sự chịu đựng nào cũng có giới hạn . Khi vượt quá giới hạn ấy , nguời bị áp bức, bị chèn ép sẽ có hành động phản kháng mãnh liệt
– Nhan đề thỏa đáng: Ngô Tất tố đã khám phá ra chân lí đời sống là có áp bức có đấu tranh; con đường sống của quần chúng bị áp bức chỉ có thể là con đường đấu tranh để tự giải phóng mình. 
 - Người nông dân lao động vốn hiền lành nhẫn nhục nhưng khi bị chà đạp , bị áp bức họ cũng phải vùng dậy họ sẽ vùng lên kháng cự, không chút run sợ. Hành động vùng lên đánh bại cai lệ và tên người nhà lý trưởng của chi Dậu ở đây tuy liều lĩnh, cô độc và tự phát nhưng đã thể hiện được sức mạnh tiềm tàng, tinh thần kiên cường của người nông dân Việt Nam nói chung, người phụ nữ Việt Nam nói riêng, Chính hành động ấy phản ánh một quy luật xã hội là Tức nớc vỡ bờ. ở đâu có áp bức ở đó có đấu tranh. Đoạn trích chẳng những làm toát lên cái lô gic hiện thực “tức nước vỡ bờ”, “có áp bức, có đấu tranh” mà còn toát lên cái chân lí: con đường sống của quần chúng bị áp bức chỉ có thể là con đường đấu tranh để tự giải phóng, không có con đường nào khác. 
ĐỀ: 
ĐỌC- HIỂU: (3Đ)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4
Khả năng sáng tạo
Khi sắp hoàn thành việc tạo lập loài người, Thượng Đế họp mặt tất cả muôn loài và nói: “Ta còn một món quà tặng đặc biệt dành cho tất cả loài người nhưng ta muốn giấu họ, ta muốn ban cho họ chỉ khi họ đã sẵn sằng. Đó chính là khả năng sáng tạo”.
Đại bàng nói: “Hãy trao nó cho ta, ta sẽ đem nó lên mặt trăng”.
Thượng Đế đáp: “Không được, sẽ có một ngày loài người cũng lên đến đó và tìm thấy nó thôi !”.
Cá hồi nói: “Ta sẽ chôn nó ở đáy đại dương”.
Ngài lắc đầu: “Không đâu, họ cũng sẽ tìm đến đó dễ dàng”.
Trâu nói: “Ta sẽ chôn nó trong đồng bằng mênh mông”.
Thượng Đế vẫn chưa bằng lòng: “Họ sẽ khoan sâu vào lòng đất, dù là ở đâu họ cũng nhanh chóng tìm ra nó!”.
Mẹ Đất lúc đó mới nhẹ nhàng chỉ ra một chỗ: “Hãy đem khả năng sáng tạo giấu vào bên trong mỗi con người.”Và Thượng Đế đồng ý.
Thụy Khanh – ( từ intenet)
Câu 1 ( 0,5 điểm): Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?
Câu 2 (0,5 điểm): Tóm lược nội dung chính của câu chuyện?
Câu 3 (1,0 điểm): Vì sao Thượng Đế lại muốn giấu món quà ông trao tặng cho con người là “ khả năng sáng tạo” đi?
Câu 4 (1,0 điểm): Em hiểu như thế nào về ý tưởng của Mẹ Đất “ Hãy đem khả năng sáng tạo giấu vào bên trong mỗi con người.”
II LÀM VĂN : (7 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
       Từ văn bản ở phần Đọc – hiểu trên, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của về khả năng sáng tạo của con người.
Câu 2 (5 đ)Cảm nhận về nhân vật tên cai lệ trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” trích “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố (Ngữ văn 8, tập một- NXBGD-2011).
HƯỚNG DẪN CHẤM 
I.ĐỌC HIỂU
Phương thức biểu đạt chính là tự sự
Truyện kể về cuộc đối thoại giữa Thượng Đế và muôn loài. Người muốn tặng cho loài người một món quà là khả năng sáng tạo nhưng phân vân không biết đặt nó vào chỗ nào. Sau vài lời đề nghị, Thượng Đế quyết định giấu khả năng sáng tạo vào bên trong mỗi con người.
Thượng Đế lại muốn giấu món quà ông trao tặng cho con người là “khả năng sáng tạo” đi bởi vì:. – “Khả năng sáng tạo” chỉ là một món quà vô giá khi con người đã “sẵn sàng. –  Đó là lúc con người biết trân trọng, chủ động đón nhận, phát huy, khơi dậy nó
Ý tưởng của Mẹ Đất “ Hãy đem khả năng sáng tạo giấu vào bên trong mỗi con người” được hiểu là: – Khả năng sáng tạo luôn ẩn trong mỗi chúng ta. Tuy nhiên vì nó ẩn giấu nên mỗi người phải biết tự khơi dậy khả năng đó ở bản thân mình. Và đây không phải là việc dễ dàng. – Mọi người không nên coi thường người khác vì cho rằng họ không có “khả năng sáng tạo” mà trách nhiệm của chúng ta là phải tạo điều kiện để họ có thể bộc lộ sự sáng tạo .
LÀM VĂN
Câu 1:
 Giải thích: Sáng tạo là năng lực trong con người đưa ra những ý tưởng, phát kiến mới không bị gò bó, phụ thuộc bởi những cái cũ.
 Phân tích – Bàn luận:
– Khả năng sáng tạo là cần thiết trong cuộc sống của mỗi người.
+ Khả năng sáng tạo có vai trò rất quan trong trọng sự tồn tại, phát triển của con người. Nó sẽ giúp mỗi người phát triển thêm những hiểu biết của mình, và làm phong phú thêm những ý tưởng mới, để nhạy bén và sâu sắc hơn trong cách giải quyết vấn đề khó khăn mà chúng ta gặp phải trong cuộc sống hàng ngày
+ Khả năng sáng tạo có trong mỗi con người nhưng không phải ai cũng biết cách khơi dậy để phục vụ cho cuộc sống của mình. Vì vậy người biết khơi dậy khả năng sáng tạo của bản thân sẽ là con người sống chủ động, tích cực
+ Khả năng sáng tạo trong con người trong suốt chiều dài lịch sử tồn tại và phát triển của mình. (lấy dẫn chứng cụ thể để phân tích.
–  Chỉ ra một số quan điểm sai lầm về khả năng sáng tạo: sáng tạo là chuyện dễ dàng, sáng tạo chỉ có ở tuổi trẻ, chỉ cần sáng tạo là có thể thành công, phê phán những người sống ỷ lại, máy móc, trì trệ, hay viển vông, sáo rỗng
* Bài học nhận thức và hành động: Làm thế nào để khơi dậy sáng tạo? Cần không ngừng học hỏi để có tiền đề cho sự sáng tạo, luôn lao động chăm chỉ và tích cực ngẫm nghĩ, dành thời gian cho sự sáng tạo, tìm đến những không gian sáng tạo và người giàu tính sáng tạo.
2. Câu 2
1. Yêu cầu về kĩ năng:
	- Hiểu đúng yêu cầu của đề bài, biết cách làm bài văn nghị luận văn học, bố cục chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, dẫn chứng chọn lọc, không mắc các lỗi chính tả dùng từ đặt câu. Biết vận dụng các thao tác nghị luận.
2. Yêu cầu về nội dung:
	Học sinh có thể sắp xếp theo nhiều cách khác nhau, nhưng cơ bản đáp ứng được các ý sau:
- Cai lệ là một chức danh đứng đầu một tốp lính lệ trong phủ của quan là chức danh thấp nhất trong hệ thống quan chức chỉ đóng vai trò tay sai không có quyền .
+ Công việc : là bọn tay sai đầu trân mặt ngựa đi thực hiện những lênh của quan trên để áp bứckhủng bố dân nghèo. . Cai lệ như một hung thần tha hồ trói, tha hồ bắt bớ, tha hồ tác oai tác quái, làm mưa làm bão trong mùa sưu thuế đối với những người dân cùng . đó chỉ là việc làm của lũ tay sai đê mạt mà thôi. (0,5 điểm)
 +Nhân vật này không có diện mạo , tên gọi tác giả không gọi tên riêng là tên cai lệ nào, cũng không hề có một chi tiết nào miêu tả về ngoại hình cũng như diện mạo của nhân vật. đó là dụng ý nghệ thuật của tác giả. Tên cai lệ này không phải là cá nhân riêng lẻ, y là tiêu biểu cho hàng ngàn , vạn bao nhiêu tên cai lệ khác. Gương mặt , tên gọi của chúng là gương mặt tàn ác của chế độ phong kiến đang đầy ải con người
	-Cai lệ là tên tay sai chuyên nghiệp mạt hạng của quan huyện, quan phủ, nhưng về đến làng Đông Xá nhờ bóng chủ, hắn tha hồ đánh trói, hung dữ, độc ác, tàn nhẫn, táng tận lương tâm, chỉ như một cái máy làm theo lệnh quan thầy. Đánh, trói, bắt người là nghề của hắn (0,5 điểm)
	- Cai lệ là kẻ vô cảm trước nỗi khốn khó của người dân. 
+ câu đầu tiên y bước vào nhà chị Dậu là một tiếng thét « thằng kia !Ông tưởng mày chết đêm qua , mày còn sống đấy à ? nốp tiền sưu ! mau !». 4 câu văn có 3 dấu chấm than, 1 dâu chấm hỏi. câu nói ấy ta nhận thấy bao trạng thái cảm xúc . Tiếng quát thét ấy là Mỉa mai châm chọc, dọa nạt , uy hiếp, bức bách nạn nhân của y. dù thấy người ấy đang ốm , đang mệt mỏi không thể dậy được.
 +hàng loạt hành động khác đã bóc trần bản chất tính cách của con người này.
 vừa xông vào, thấy chị Dậu hoảng hốt, tha thiết phân trần thì y Trợn tròn hai mắt. cái trợn tròn hai mắt ấy không phải là cái nhìn thông cảm mà cái nhìn đe dọa, vô cảm lạnh lùng. Trước lời phân trần của chị Dậu, tên người nhà lí trưởng cũng đã chùn tay trước gia cảnh đáng thương của chị nhưng tên cai lệ thì không. 
 Rồi Y dùngđùng giật phắt giây thừng, sầm sập chạy lại bắt trói anh Dậu. hành động rất quyết liệt và táo tợn. Hắn không có một chút cảm thông thương xót.
+ Khi chị Dậu ngăn cản thì hắn lại thụi vào ngực chị mấy bịch . khi bị chị Dậu ngăn lại không cho đánh chồng thì Tát vào mặt chị. Cử chỉ, hành động thô bạo vũ phu
=>Cai lệ làmột kẻ tàn bạo bất nhân, cậy chức cậy quyền để đàn áp dân lành dù chức quyền ấy không cao.0,5 điểm)
	- Cai lệ bỏ ngoài tai những lời van xin thảm thiết, tiếng kêu khóc của trẻ, chẳng làm hắn mảy may động lòng. Tình cảnh lề bề lệt bệt đến ngất xỉu của anh Dậu, hắn cũng chẳng coi vào đâu. Hắn như một công cụ bằng sắt vô tri vô giác, chỉ có một mục đích duy nhất phải thực hiện bằng được là trói bắt anh Dậu ra đình theo lệnh của quan. y là con thú nên không thể nghe được âm thanh , không nghe được tiếng câu xin thàm thiết của con người đang tuyệt vọng. trái tim con người ấy hoàn toàn chai sạn, hóa sắt hóa đá trước tình cảnh đau khổ của con người. (0,5 điểm)
	- Thế nhưng hắn không thể ngờ lại bị thảm bại nhanh chóng và bất ngờ đến thế trước người đàn bà lực điền. Chỉ biết cai lệ “chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu” là chi tiết được chuẩn bị từ đoạn trước: Tiếng thét khàn khàn của người hút sái cũ. Cũng là chi tiết gây nhiều khoái cảm cho người đọc, hả hê sau bao đau thương tê tái của chị Dậu. Tiếng thét của cai lệ còn chứng tỏ một điều cà cuống chết đến đít vẫn còn cay của tên đại diện cho chính quyền thực dân phong kiến mạt hạng chỉ quen bắt nạt, đe dọa, áp bức những người nhút nhát, cam chịu, còn thực lực thì rất yếu ớt, hèn kém và đáng cười. (1 điểm)
=> là hiện thân cho hình ảnh tên tay sai trong chế độ thực dân phong kiến, tên tay sai ấy đã đánh mất đi tính người, tình nguời chỉ còn lại là sự độc ác tàn bạo. đó là hình ảnh sống động cho chế độ thực dân ăn thịt người. chế độ ấy chỉ biết đè nén ,áp bức bóc lột những người nông dân thâp cổ bé họng
Qua nhân vật cai lệ, tác giả lên án điều gì? Lên án bọn thực dân, thống trị trong làng quê xưa, lên án chế độ bất nhân bất nghĩa đẩy người nông dân vào tình thế quẫn bách cuối cùng buộc họ phải vùng lên chống lại.
	- Có thể nói, tuy chỉ xuất hiện trong một vài đoạn văn ngắn, nhưng hình ảnh tên cai lệ cùng với tên người nhà lý trưởng đã hiện lên rất sinh động, sắc nét, đậm chất hài dưới ngòi bút hiện thực của Ngô Tất Tố (0,5 điểm)
ĐỀ: 
Câu 1 (2,0 điểm) Phát hiện và phân tích giá trị của các biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:
"Cái cò... sung chát đào chua...
câu ca mẹ hát gió đưa về trời
ta đi trọn kiếp con người
cũng không đi hết mấy lời mẹ ru
Bao giờ cho đến mùa thu
trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm
bao giờ cho đến tháng năm
mẹ ta trải chiếu ta nằm đếm sao"
(Trích: Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa, Nguyễn Duy)
Câu 2 (6,0 điểm)
Viết bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về câu nói sau: "Con người sinh ra không phải để tan biến như một hạt cát vô danh. Họ sinh ra để in dấu lại trên mặt đất, in dấu trong tim người khác" (Xu khôm linski)
Câu 3 : (12/10 điểm)
Tiểu thuyết Tắt đèn của nhà văn Ngô Tất Tố có nhiều nhân vật, nhưng chị Dậu là một hình tượng trung tâm, là linh hồn của tác phẩm có giá trị hiện thực. Bởi chị Dậu là hình ảnh chân thực, đẹp đẽ của người phụ nữ nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng tám năm 1945.
Bằng những hiểu biết của em về tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố, hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
ĐÁP ÁN 
I. HƯỚNG DẪN CHUNG:
Giám khảo chấm kĩ để đánh giá một cách đầy đủ, chính xác kiến thức xã hội, kiến thức văn học và kĩ năng diễn đạt, lập luận trong bài làm của học sinh, tránh đếm ý cho điểm.
Hướng dẫn chấm chỉ nêu những nội dung cơ bản, có tính định hướng. Giám khảo vận dụng linh hoạt, sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí. Đặc biệt khuyến khích những bài viết có ý tưởng sáng tạo.
Bài viết cần có bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. Những bài mắc quá nhiều các loại lỗi dùng từ, chính tả, đặc biệt là văn viết tối nghĩa thì không cho quá nửa số điểm của mỗi câu.
Chấm theo thang điểm 20 (câu 1: 2 điểm; câu 2: 6 điểm; câu 3: 12 điểm), cho điểm lẻ đến 0,25.
II. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ:
Câu 1. Phát hiện và phân tích giá trị của các biện pháp tu từ 
Phép ẩn dụ: Hình ảnh cái cò, sung chát, đào chua - những sự vật quen thuộc trong đời sống, trong ca dao xưa - tượng trưng cho người phụ nữ, người mẹ và bao nỗi gian truân vất vả của cuộc đời.
Phép nhân hoá: hồng, bưởi đánh đu - Sự vật trở nên sinh động, gần gũi; thể hiện niềm yêu thích tự hào của tuổi thơ.
Phép điệp từ ngữ
Từ "mẹ - ta" được lặp lại tô đậm nỗi nhớ thương. "Ta" vừa là cái tôi của chính nhà thơ muốn giãi bày tâm sự vừa là lời của số đông khi có sự đồng cảm.
Điệp ngữ "Bao giờ cho đến..." Nhấn mạnh niềm khát khao thủa nhỏ và sự hoài niệm thiết tha về những kí ức tuổi thơ đẹp đẽ đi cùng với người mẹ thân yêu của nhà thơ.
Nói quá: Ta đi trọn kiếp con người/cũng không đi hết mấy lời mẹ ru: Nhấn mạnh tình mẹ thật bao la, sâu sắc. Trải qua trọn kiếp con người cũng không sao thấu hiểu hết tấm lòng của mẹ qua những lời ru.
Đánh giá khái quát: Việc sử dụng những biện pháp tu từ trên giúp cảm xúc của nhân vật trữ tình được bộc bạch, dãi bày. Người đọc vừa cảm nhận được hình ảnh người mẹ tần tảo yêu thương vừa hiểu tình cảm thương nhớ, kính yêu, sự hàm ơn, tiếc nuối khôn nguôi của nhà thơ. 
Câu 2: Viết bài nghị luận xã hội 
1. Yêu cầu về kỹ năng:
Hiểu được yêu cầu của đề ra. Tạo lập được một văn bản nghị luận xã hội có bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, lời văn trong sáng, có cảm xúc và giọng điệu riêng. Trình bày đúng chính tả và ngữ pháp.
2. Yêu cầu về kiến thức: HS có thể khai thác vấn đề theo nhiều hướng, nhưng cần làm rõ các ý cơ bản sau:
Giải thích ý nghĩa câu nói: Bằng cách nói hình ảnh so sánh, ẩn dụ, câu nói khẳng định con người sinh ra không chỉ để sống một cuộc đời tầm thường, vô vị. Đã sinh ra trong cuộc đời, con người phải khẳng định vai trò tích cực của mình với xã hội, những người xung quanh, phải sống có ích, tốt đẹp.
Vận dụng lí lẽ để khẳng định vấn đề:
Con người sinh ra nếu không có lí tưởng sống, cuộc sống sẽ trở nên nhàm chán, vô vị, sống buông xuôi, thậm chí buông thả, bất cần đời...
Sống phải có công danh, sự nghiệp, giúp ích cho đời. Vì khi sinh ra trong trời đất là ta đã mang món nợ với cuộc đời. Mỗi người cần trả sòng phẳng món nợ sâu nặng đó.
Khi có quan niệm sống có ích, sống tốt đẹp ta sẽ thấy cuộc đời đẹp, đáng sống.
Có cống hiến cho đời bằng những việc làm cụ thể, con người mới có thể in dấu của mình trong xã hội. Và biết sống cho người khác, vì người khác là yêu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định để con người in dấu trong tim người khác.
Nêu dẫn chứng minh họa:
Cha mẹ in dấu trong tim con cái bằng sự chăm sóc, nuôi dưỡng, tình yêu thương, dạy dỗ chu đáo.
Có những anh hùng dân tộc in dấu trên mặt đất và trong tim chúng ta bằng những hành động chiến đấu phi thường và sự hy sinh anh dũng
Các bậc vĩ nhân in dấu trên mặt đất và trong tim chúng ta bằng sự nghiệp lừng lẫy, sự đóng góp lớn lao cho cuộc đời bằng tấm gương đạo đức sáng ngời: Bác Hồ, Lê-nin,.........
Những kẻ sống chủ nghĩa cá nhân, sống với tham vọng điện cuồng.... Những người sống mà như chết hay sống lay lắt trong cuộc đời, ăn bám gia đình và xã hội.... không bao giờ in dấu lại trên mặt đất, in dấu trong tim người khác.
Nhận thức hành động đúng cần có: Mỗi người sinh ra cần có quan niệm sống tốt đẹp, tích cực, để lại danh thơm, tiếng tốt; biết sống vì người khác, biết đóng góp công sức cho cuộc đời chung (Như học tập, lao động tốt, giúp đỡ người khác, lên tiếng với hành động xấu..... chắc chắn sẽ được in dấu lại trên mặt đất, in dấu trong tim người khác) 
CÂU 3
	1.Yêu cầu về hình thức
	* Viết đúng thể loại chứng minh về một nhận định văn học. 
Bố cục đảm bảo rõ ràng mạch lạc , lập luận chặt chẽ.
Trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ ràng, đúng chính tả, ngữ pháp. 
 2.Yêu cầu về nội dung 
	Chứng minh làm rõ những phẩm chất của nhân vật chị Dậu, người phụ nữ nông dân Việt Nam dưới chế độ phong kiến trước năm 1945 .
a) Mở bài (1 điểm):
- Giới thiệu khái quát tác giả , tác phẩm.
- Tiểu thuyết Tắt đèn có nhiều nhân vật nhưng chị Dậu là một hình tượng trung tâm, là linh hồn của tác phẩm Tắt đèn. Bởi chị Dậu là hình ảnh chân thực đẹp đẽ về người phụ nữ nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng tám 1945.
b) Thân bài (4 điểm):
 * Làm rõ những phẩm chất đáng quý của chị Dậu.
- Chị Dậu là một người có tinh thần vị tha, yêu thương chồng con tha thiết. 
+ Khi anh Dậu bị bọn cai lệ và người nhà lí trưởng đánh đập hành hạ chết đi sống lại chị đã chăm sóc chồng chu đáo.
+ Chị đã tìm mọi cách để bảo vệ chồng.
+ Chị đau đớn đến từng khúc ruột khi phải bán con để có tiền nộp sưu.
- Chị Dậu là một người đảm đang tháo vát: đứng trước khó khăn tưởng chừng 
như không thể vượt qua, phải nộp một lúc hai suất sưu, anh Dậu thì ốm đau, đàn con bé dại... tất cả đều trông vào sự chèo chống của chị.
	- Chi Dậu là người phụ nữ thông minh sắc sảo:
	Khi bọn cai lệ định xông vào trói chồng – Chị đã cố van xin chúng tha cho chồng nhưng không được. => chị đã đấu lý với chúng
	“ Chồng tôi đau ốm, các ông không được phép hành hạ”. 
- Chị Dậu là người phụ nữ có tinh thần quật khởi, ý thức sâu sắc về nhân phẩm.
+ Khi cai lệ và người nhà Lí trưởng có hành động thô bạo với chị, với chồng chị, chị đã

File đính kèm:

  • docxGIAO AN BOI DUONG VAN 8 T_12712345.docx