Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Lịch sử 9

CHUYÊN ĐỀ 4

LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU TỪ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

- HS nắm được những thành tựu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của Liên Xô từ 1945 đến những năm 70 của thế kỷ XX?

- Quá trình khủng hoảng và tan rã của Liên bang Xô viết

-Sự ra đời Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV)

- Sự thành lập các nước DCND Đông Âu

- Sự khủng hoảng và tan rã của CNXH ở Đông Âu

- Sự hình thành hệ thống XHCN

II. NỘI DUNG

I. LIÊN XÔ

I. Những thành tựu chủ yếu của Liên Xô trong công cuộc xây dựng CNXH từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến những năm 70 của TK XX.

 1. Bối cảnh lịch sử

 Sau chiến tranh thế giới thứ hai, tuy là nước thắng trận, nhưng Liên Xô bị chiến tranh tàn phá nặng nề về người và của(27 tr người chết,1710 thành phố,hơn 70000 làng mạc,32000 nhà máy.tàn phá .) bên cạch đó còn phải làm nhiệm vụ giúp đỡ các nước XHCN anh em và phong trào cách mạng thế giới. Bên ngoài, các nước đế quốc - đứng đầu là Mỹ tiến hành bao vây về kinh tế, cô lập về chính trị, phát động "chiến tranh lạnh", chạy đua vũ trang, chuẩn bị một cuộc chiến tranh nhằm tiêu diệt liên Xô và các nước XHCN.

 

doc48 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 979 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Lịch sử 9, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
945 ĐẾN NAY 
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
+ Củng cố và khắc sâu cho HS những đơn vị nội dung kiến thức sau
- Quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa
- Các nước Châu Á
- Các nước Đông Nam Á
II. NỘI DUNG
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
I. Quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa
1. Giai đoạn từ 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỷ XX
* Châu Á: Là châu lục có phong trào nổ ra sớm nhất - Mở đầu là khu vực Đông Nam Á với cách mạng 3 nước : VN, Lào, In- đô - nê- xi-a đã dứng lên đấu tranh chống phát xít Nhật giành chính quyền. Ấn Độ ( 1946- 1950).
* Châu Phi: Phong trào nổ ra mạnh mẻ và giai dẵng. Bắc Phi là khu vực nổi dậy đấu tranh sớm nhất: Ai Cập ( 1952), An-giê- ri( 1954- 1962)
- 1960 : 17 nước Châu Phi giành độc lập và đi vào lịch sử với tên gọi là năm Châu Phi.
* Mĩ la tinh: Nổ ra muộn nhất, có phong trào nổ ra mạnh mẽ nhất (Lục địa bùng cháy ) ngày 1/1/1959: Cu- Ba giành độc lập .
 Năm 1967, hệ thống thuộc địa chỉ còn 5,2 tr km với 35 tr dân tập chung chủ yếu ở Nam Châu Phi .Như vậy chủ nghĩa đế quốc cơ bản đã sụp đổ hoàn toàn. 
2. Giai đoạn từ giữa những năm 60 đến giữa những năm 70 của thế kỷ XX.
 - Điểm nổi bật trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở giai đoạn này là nhân dân ba nước ăng- Gô- la, Mô- dăm- Bích, Ghi- nê Bít xao tiến hành đấu tranh vũ trang chống lại thực dân Bồ Đào Nha. Trước sự đấu tranh ngoan cường của nhân dân ba nước này thực dân Bồ Đào Nha buộc phải công nhận nền độc lập cho Ghi-nê Bít xao(9/1974), Mô- dăm – Bích( 6/1975), Ăng –Gô- la (11/ 1975 ). Như vậy hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân đã bị tan rã.
3. Giai đoạn từ giữa những năm 70 đến giữa những năm 90 của thế kỷ XX. 
- Cuộc đấu tranh của nhân dân Rô-dê- ri- a, Tây Nam Phi, CH Nam phichống chế độ phân biệt chủng tộc.
Kết quả Năm 1980 Rô- dê- ri-a giành thắng lợi,Tây nam phi (1990), CHNam Phi (1993) đã tuyên bố xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc. (SGK tr 14)
TT
Giai đoạn
Đặc điểm
Sự kiện tiêu biểu
1
 Giai đoạn từ năm 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX
 Đấu tranh nhằm đập tan hệ thống thuộc địa của Chủ nghĩa đế quốc.
- ĐNA: các nước In-đô-nê-xia, Việt Nam, Lào tuyên bố độc lập trong năm 1945.
- Ngày 1-1-1959, cách mạng CuBa thắng lợi.
- Năm 1960: 17 nước tuyên bố độc lập, thế giới gọi là “năm châu Phi”
=> Tới giữa những năm 60 của TK XX, hệ thống thuộc địa của CNTD cơ bản sụp đổ.
2
Giai đoạn từ những năm 60 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX
 Đấu tranh nhằm lật đổ ách thống trị của TD Bồ Đào Nha của nhõn dõn ba nước Ăng-gô-la, Mô-dăm-bích, Ghi-nê Bít-xao.
- Phong trào đấu tranh vũ trang ở ba nước này bùng nổ -> năm 1974, ách thống trị của TD Bồ Đào Nha bị lật đổ.
3
Giai đoạn từ giữa những năm 70 đến giữa những năm 90 của thế kỉ XX
 Đấu tranh nhằm xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc (A-pác-thai) ở Cộng hoà Nam Phi, Dim-ba-bu-ờ và Na-mi-bi-a
- Chế độ phân biệt chủng tộc bị xoá bỏ: Rô-đê-di-a năm 1980 (nay là Cộng hoà Dim-ba-bu-ê), Tây Nam Phi năm 1990 ( nay là Cộng hoà Na-mi-bi-a) và Cộng hoà Nam Phi năm 1993.
* Nhận xét đặc điểm chung
	- Quy mô phong trào: bùng nổ ở hầu hết các nước thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, từ châu Á, châu Phi đến khu vực Mĩ Latinh.
	- Thành phần tham gia lãnh đạo: Đông đảo các giai cấp tầng lớp nhân dân: công nhân, nông dân, tiểu tư sản, trí thức, tư sản dân tộc (VN: vô sản)
	- Hình thức và khí thế đấu tranh: đấu tranh vũ trang, chính trị trong đó đấu tranh vũ trang là hình thức chủ yếu. Phong trào nổ ra sôi nổi, quyết liệt làm tan rã từng mảng rồi dẫn đến sụp đổ hoàn toàn hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc.
II. Các nước Châu Á
1. Tình hình chung 
- Châu Á là châu lục có diện tích và dân số lớn nhất thế giới,có tài nguyên thiên nhiên phong phú.
 - Trước chiến tranh hầu hết các nước châu Á là thuộc địa của các nước đế quốc,trừ Thái Lan
 - Sau chiến tranh thế giới thứ hai phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ .Đến cuối những năm 50 của thế kỷ XX hầu hết các nước châu Á đã giành được độc lập dân tộc TQ,Ấn Độ,In –đô- nê –xi –a ,nhưng do vị trí chiến lược quan trọng đế quốc luôn tìm cách duy trì địa vị thống tri của mình vì vậy gần suốt nửa sau TK XX ,ở châu Á rơi vào tình trạng không ổn định, đặc biệt là ở ĐNA và Tây Á lại diễn ra nhiều cuộc chiến tranh xâm lược của các nước đế quốc nằm duy trì ách thống trị, chiếm giữ những vị trí chiến lược quan trọng và ngăn cản phong trào cách mạng ở khu vực này.
- Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, một số nước châu Á đã diễn ra những cuộc xung đột , tranh chấp biên giới, lãnh thổ hoặc phong trào li khai với những hành động khủng bố dã man như ở Ấn Độ , Pa- Ki- xtan..
- Tuy nhiên bên cạnh đó nhiều nước Châu á đã đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế như Nhật Bản, Hàn Quốc, TQ, Thái Lan, Ấn Độ. Với sự phát triển nhanh chóng về kinh tế nhiều người dự đoán rằng tế kỷ XXI sẽ là thế kỷ của Châu Á
- Ấn Độ:Sau khi thực hiện các kế hoạch dài hạn với cuộc cách mạng xanh Ấn Độ đã cung cấp đủ lương thực cho hơn 1 tỉ người Sản phẩm chính của Ana Độ như dẹt may ,thép giao thông,công nghệ thông tin,phần mềm máy tính,công nghệ hạt nhân vũ trụ.
- Đến nay trừ một số nước trong khu vựctrung đông còn đang tiếp tục giành độc lập hoàn toàn ,còn lại các nước đang bước lên vũ đài chính trị thế giới có vị trí cao như TQ,Ấn Độ ,Xin-ga-po công 
2. Trung Quốc
a. Sự hình thành nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa
 - Trước chiến tranh TQ là nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến của các nước đế quốc. Năm 1937 Nhật xâm lược TQ , đến năm 1945, cuộc kháng chiến chống Nhật kết thúc. Từ năm 1946- 1949, ở TQ diễn ra cuộc nội chiến giữa tập đoàn phản động Quốc dân Đảng và lực lượng cách mạng do ĐCS lãnh đạo. Cuối cùng tập đoàn Tưởng Giới Thạch đã thua chạy ra đảo Đài Loan.
- Ngày 1-10- 1949, tại quảng trường Thiên An Môn của thủ đô Bắc Kinh, chủ tịch Mao Trạch Đông đã tuyên bố với thế giới sự ra đời của nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa.
*Ý nghĩa : Kết thúc ách nô dịch hơn 100 năm của đế quốc và hàng ngàn năm của chế độ phong kiến,đưa đất nước trung Hoa vào kỉ nguyên độc lập ,tự do và hệ thống xã hội chủ nghĩa được nối liền từ châu Âu sang châu Á
b. Công cuộc cải cách mở cửa( từ năm 1978 đến nay)
 * Bối cảnh lịch sử(hoàn cảnh)
	Từ năm 1959 - 1978, đất nước Trung Quốc lâm vào thời kì biến động toàn diện. Chính điều này đòi hỏi Đảng và Nhà nước Trung Quốc phải đổi mới để đưa đất nước đi lên. Tháng 12-1978, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đề ra đường lối cải cách - mở cửa: Đường lối mới. Chủ trương xây dựng CNXH mang màu sắc Trung Quốc, lấy phát triển kinh tế làm trung tâm, thực hiện cải cách mở cửa nhằm mục tiêu hiện đại hoá đất nước, đưa đất nước TQ trở thành môt quốc gia giàu mạnh văn minh.
* Thành tựu
- Sau hai mươi năm đổi mới, nền kinh tế TQ đã phát triển nhanh chóng tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới (7 – 10%)
- Tổng sản phẩm trong nước GDP tăng trung bình hằng năm 9,6% đạt giá trị 8740,4 tỉ NDT, đứng hàng thứ 7 thế giới.
- Tổng giá trị xuất nhập khẩu năm 1997 lên tới 325, 06 tỉ USD, gấp 15 lần năm 1978.
- Đời sống nhân dân được nâng cao rõ rệt, thu nhập bình quân đàu người tăng.
* Đối ngoại
+ Đối ngoại: Thu nhiều kết quả, góp phần củng cố địa vị đất nước trên trường quốc tế.
Từ 1980, đã bình thường quan hệ với Liên Xô, Mông Cổ, Lào, Việt Nam, thu hồi chủ quyền của Hồng Công, Ma Cao.
+ Đạt nhiều thành tựu trong phát triển khoa học kỹ thuật, phóng tàu, đưa người lên vũ trụ để nghiên cứu KHKT (Là nước thứ 3 trên thế giới)
+ Có quan hệ tốt với Việt Nam, các vị nguyên thủ quốc gia đã đến thăm 2 nước, thực hiện 16 chữ vàng: “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”
* Ý nghĩa
Khẳng định tính đúng đắn của đường lối đổi mới của Trung Quốc, góp phần củng cố sức mạnh và địa vị của trung Quốc trên trường quốc tế, đồng thời tạo điều kiện cho Trung Quốc hội nhập với thế giới trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội và ngược lại thế giới có cơ hội tiếp cận với một thị trường rộng lớn đầy tiềm năng như Trung Quốc.
III. Các nước Đông Nam Á
1. Tình hình chung
- ĐNA là khu vực rộng gần 4,5 tr Km gồm 11 nước dân số 536 tr năm 2002
	 *Trước Chiến tranh thế giới thứ hai
- Hầu hết các nước ĐNA (Trừ Thái Lan) đều là thuộc địa của các nước tư bản Anh, Pháp, Mĩ, Hà Lan
- Khi chiến tranh lan rộng toàn thế giới, (12 - 1941), các nước ĐNA lại bị quân Nhật chiếm đóng, thống trị và gây nhiều tội ác đối với nhân dân các nước ở khu vực này. Cuộc kháng chiến chống phát xít Nhật đã bùng lên mạnh mẽ ở khắp nơi.
- Lợi dụng thời cơ Nhật đầu hàng Đồng minh (8/1945), nhân dân các nước ĐNA đã nỏi dậy giành chính quyền (điển hình là VN).
	* Sau Chiến tranh thế giới thứ hai
- Ngay sau khi Nhật đầu hàng, các nước ĐNA nổi dậy giành độc lập.
- Sau đó, các nước đế quốc trở lại xâm lược, nhân dân các nước ĐNA tiến hành kháng chiến chống xâm lược, đến giữa những năm 50, các nước ĐNA lần lượt giành được độc lập dân tộc.
- Cũng từ giữa những năm 50, đế quốc Mĩ can thiệp vào khu vực ĐNA, tiến hành xâm lược VN, Lào, CPC. 
- Từ giữa những năm 50, các nước ĐNS có sự phân hóa trong đường lối đối ngoại: một số nước tham gia khối quân sự SEATO, trở thành đồng minh của Mĩ như Thái Lan. Philippin, một số nước thi hành chính sách hòa bình trung lập như In-đô-nê-xi-a, Mi-an-ma. 
2. Hiệp hội các nước Đông Nam Á - ASEAN (8/8/1967)
	Khu vực Đông Nam Á hiện nay gồm 11 quốc gia: Việt Nam, Cam-pu-chia, Lào, Thái Lan, Mi-an-ma, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po, Bru-nây, Phi-líp-pin và Đông Ti-mo.
* Hoàn cảnh
- Hiệp hội các nước ĐNA (ASEAN) được thành lập trong bối cảnh khu vực và thế giới đang quốc tế hoá cao độ.
- Sau khi giành độc lập, đứng trước yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nhiều nước ĐNA chủ trương thành lập một tổ chức liên minh khu vực nhằm cùng nhau hợp tác phát triển, đồng thời hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực.
- Ngày 8-8-1967, Hiệp hội các nước ĐNA (ASEAN) được thành lập tại thủ đô Băng Cốc-Thái Lan với sự tham gia sáng lập của năm nước: In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po và Thái Lan
* Mục tiêu hoạt động: Phát triển kinh tế-văn hoá thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hoà bình và ổn định khu vực.
* Nguyên tắc hoạt động
+ Tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
+ Giải quyết mọi tranh chấp bằng phương pháp hoà bình.
+ Hợp tác cùng phát triển. 
*Hoạt động 
- Từ cuối những những năm 70 của thế kỉ XX ,nền kinh tế nhiều nước ASEAN
- Đã có những chuyển biến mạnh mexvaf đạt được sự tăng trưởng cao,các nước đã chuyển sang chiến lược công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu hàng hóa,gắn thị trường trong nước với bên ngoài.
- 1968-1973 kinh tế Xin-ga-po bình quân hàng năm tăng 12% và trở thành “con rồng” Châu Á .1965-1983 Ma-lai-xi-a,tốc độ tăng trưởng 6,3 %mỗi năm.trong những năm 80 của TK XX KT Thái Lan có tốc độ tăng trưởng cao tuw3f năm 1987-1990 tăng mỗi năm là 11,4%
* Quá trình phát triển của ASEAN
- Trong giai đoạn đầu (1967-1975), ASEAN là một tổ chức non yếu, hợp tác trong khu vực còn lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế.
- Sau cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân ba nước Đông Dương (1975), quan hệ Đông Dương-ASEAN được cải thiện, bắt đầu có những cuộc viếng thăm ngoại giao.
- Năm 1984, Bru-nây trở thành thành viên thứ sáu của ASEAN.
- Đầu những năm 90 của thế kỉ XX, thế giới bước vào thời kì sau "chiến tranh lạnh" và vấn đề Cam-pu-chia được giải quyết, tình hình chính trị ĐNA được cải thiện. Xu hướng nổi bật là mở rộng thành viên ASEAN. 
- Ngày 28/7/1995, Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN.
- Tháng 9/1997, Lào và Mi-an-ma gia nhập ASEAN.
- Tháng 4/1999, Cam-pu-chia trở thành thành viên thứ 10 của tổ chức này.
- Lần đầu tiên trong lịch sử khu vực, 10 nước Đông Nam Á đều cùng đứng trong một tổ chức thống nhất. Trên cơ sở đó, ASEAN đã chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế, quyết định biến Đông Nam Á thành một khu vực mậu dịch tự do (AFTA), lập diễn đàn khu vực(ARF) nhằm tạo một môi trường hoà bình, ổn định cho công cuộc hợp tác phát triển của Đông Nam Á. 
	Như vậy, một chương mới đã mở ra trong lịch sử các nước Đông Nam Á.
* Quan hệ Việt Nam – ASEAN
- Quan hệ Việt Nam – ASEAN diễn ra phức tạp, có lúc hòa dịu, có lúc căng thẳng tùy theo sự biến động của quốc tế và khu vực, nhất là tình hình phức tạp ở Cam-pu-chia.
- Từ cuối những năm 1980 của thế kỉ XX, ASEAN đã chuyển từ chính sách “đối đầu” sang ‘’đối thoại”, hợp tác với ba nước Đông Dương. Từ khi vấn đề Cam-pu-chia được giải quyết, Việt Nam thực hiện chính sách đối ngoại “Muốn là bạn với tất cả các nước”, quan hệ Việt Nam – ASEAN được cải thiện.
- Tháng 7/1992, Việt Nam tham gia Hiệp ước Ba-li, đánh dấu một bước mới trong quan hệ Việt Nam – ASEAN và quan hệ khu vực.
- Ngày 28/7/1995, Việt Nam gia nhập ASEAN, mối quan hệ Việt Nam và các nước trong khu vực là mối quan hệ trên tất cả các mặt, các lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, khoa học, kĩ thuật và nó ngày càng được đẩy mạnh.
B. KIẾN THỨC MỞ RỘNG NĂNG CAO
1) Sự khác nhau trong mục tiêu đấu tranh của các nước châu Á, châu Phi khác Mỹ La-tinh? Vì sao có sự khác nhau đó?
* Gợi ý trả lời
+ Châu Á, châu Phi là đánh đổ đế quốc nhằm giành lại độc lập cho dân tộc.
+ Châu Mỹ La-tinh là đấu tranh để thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mỹ và các thế lực đế quốc.
* Nguyên nhân
+ Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước châu Á, châu Phi vẫn là các nước thuộc địa, nửa thuộc địa của CNĐQ thực dân, mất độc lập, vì vậy mục tiêu đấu tranh là đánh đổ đế quốc, giành lại độc lập cho dân tộc.
+ Còn các nước châu Mỹ La-tinh, ngay sau khi giành được độc lập từ tay thực dân Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha thì lại dơi vào vòng lệ thuộc của đế quốc Mĩ, bị Mĩ biến thành "sân sau" và lệ thuộc vào các thế lực đế quốc. Vì vậy mục tiêu đấu tranh là thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ và các thế lực đế quốc.
+ Biến đổi thứ nhất: cho đến nay, các nước Đông Nam Á đều giành được độc lập.
+ Biến đổi thứ hai: từ khi giành được được độc lập dân tộc, các nước Đông Nam Á đều ra sức xây dựng kinh tế - xã hội và đạt nhiều thành tích to lớn, như Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po. Đặc biệt, Xin-ga-po trở thành nước phát triển nhất trong các nước Đông Nam Á và được xếp vào hàng các nước phát triển nhất thế giới.
+ Biến đổi thứ ba: cho đến nay, các nước Đông Nam Á đều gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á, gọi tắt là ASEAN. Đây là một tổ chức liên minh chính trị - kinh tế của khu vực Đông Nam Á nhằm mục tiêu xây dựng những mối quan hệ hoà bình, hữu nghị và hợp tác giữa các nước trong khu vực.
? Trong ba biến đổi trên, biến đổi thứ nhất là biến đổi quan trọng nhất, bởi vì:
+ Từ thân phận là các nước thuộc địa, nửa thuộc địa, phụ thuộc trở thành những nước độc lập
+ Nhờ có biến đổi đó, các nước Đông Nam Á mới có những điều kiện thuận lợi để xây dựng và phát triển về kinh tế, xã hội của mình ngày càng phồn vinh.
3. Hiệp hội các nước ĐNA ( ASEAN ) được thành lập vào thời gian nào? Việt Nam gia nhập tổ chức này khi nào? Cơ hội và thách thức của Việt Nam khi gia nhập tổ chức này ?
	Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các nước ĐNA ( ASEAN ) được thành lập tại thủ đô Băng Cốc - Thái Lan với sự tham gia sáng lập của năm nước: In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po và Thái Lan.
	Ngày 28/7/1995, Việt Nam ra nhập tổ chức này.
	Cơ hội của Việt Nam khi gia nhập ASEAN: Tạo điều kiện cho Việt Nam phát triển tiến bộ, khắc phục được khoảng cách giữa Việt Nam với các nước trong khu vực; Hàng hoá Việt Nam có cơ hội xâm nhập thị trường các nước ĐNA và thị trường thế giới; Việt Nam có điều kiện tiếp thu công nghệ mới và cách thức quản lý mới.
	Thách thức của Việt Nam khi gia nhập ASEAN: Nếu Việt Nam không bắt kịp được với các nước trong khu vực sẽ có nguy cơ bị tụt hậu xa hơn về kinh tế; Có điều kiện hoà nhập với thế giới về mọi mặt nhưng rễ bị hoà tan nếu như không giữ được bản sắc dân tộc.
4. Tại sao có thể nói: Từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX, "một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á"?
Từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX, một chương mới đã mở ra trong lịch sử các nước Đông Nam Á là vì:
Từ đầu những năm 90, tình hình chính trị của khu vực có nhiều cải thiện rõ rệt, xu hướng mới là mở rộng các nước thành viên của tổ chức ASEAN. Đến tháng 4- 1999, 10 nước ĐNA đều là thành viên của tổ chức ASEAN. Như vậy, lần đầu tiên trong lịch sử khu vực, 10 nước Đông Nam Á đều cùng đứng trong một tổ chức thống nhất.
	Trên cơ sở đó, ASEAN đã chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế, quyết định biến Đông Nam Á thành một khu vực mậu dịch tự do (AFTA), lập diễn đàn khu vực(ARF) nhằm tạo một môi trường hoà bình, ổn định cho công cuộc hợp tác phát triển của Đông Nam Á. 
	Như vậy, một chương mới đã mở ra trong lịch sử các nước Đông Nam Á.
6. Bảng thống kê thời gian giành độc lập và gia nhập ASEAN của các nước ĐNA.
TT
Tên nước
Thủ đô
Là thuộc địa của thực dân
Năm giành độc lập
Năm gia nhập ASEAN
1
Việt Nam
Hà Nội
Pháp
 2 - 9 - 1945
 28/7 - 1995
2
Lào
Viêng Chăn
Pháp
12 - 10 - 1945
 7 - 1997
3
Cam-pu-chia
Phnôm Pênh
Pháp
 7 - 1 - 1979
 4 - 1999
4
Thái Lan
Băng Cốc
 1927
 8 - 8 - 1967
5
Mi-an-ma
Y-an-gun
Anh
 1 - 1948
 7 - 1997
6
Ma-lai-xi-a
Cua-la Lăm-pơ
Anh
 8 - 1957
 8 - 8 - 1967
7
In-đô-nê-xi-a
Gia-các-ta
Hà Lan
 17 - 8 - 1945
 8 - 8 - 1967
8
Xin-ga-po
Xin-ga-po
Anh
 1963
 8 - 8 - 1967
9
Bru-nây
Ban-đa Xê-ri Bê-ga-oan
Anh
 1984
 1984
10
Phi-líp-pin
Ma-ni-la
TBN-> Mĩ
 7 - 1946
 8 - 8 - 1967
11
Đông Ti-mo
Đi-li
Bồ Đào Nha
 5 - 2002
Hệ thống câu hỏi thường gặp
Nêu các giai đoạn phát triển của của phong trào giải phóng dân tộc từ sau năm 1945 và một số sự kiện tiêu biểu của mỗi giai đoạn? (mục 1(I) - phần kiến thức trọng tâm)
Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa ra đời như thế nào? Ý nghĩa của sự kiện này? (
Nêu những thành tựu của công cuộc cải cách, mở cửa của Trung Quốc từ cuối năm 1978 đến nay? - phần kiến thức trọng tâm)
Trình bày hoàn cảnh ra đời, mục tiêu, nguyên tắc hoạt động và quá trình phát triển của tổ chức ASEAN? - phần kiến thức trọng tâm)
Hiệp hội các nước ĐNA ( ASEAN ) được thành lập vào thời gian nào? Việt Nam gia nhập tổ chức này khi nào? Cơ hội và thách thức của Việt Nam khi gia nhập tổ chức này ? (mục 3 phần kiến thức mở rộng - nâng cao)
Tại sao có thể nói: Từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX, "một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực ĐNÁ"? (mục 3 phần kiến thức mở rộng - nâng cao)	
=============================================================
Ngày soạn:20/10/2014
Ngày giảng:27,28/10/2014
CHUYÊN ĐỀ 5
CÁC NƯỚC Á, PHI, MĨ LA-TINH TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY 
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
+ Củng cố và khắc sâu cho HS những đơn vị nội dung kiến thức sau
- Những những nét chính về sự phát triển kinh tế xã hội của các nước châu Phi sau chiến tranh thế giới thứ hai
- Cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc Apacthai ở Nam Phi. Ý nghĩa lịch sử
- Những nét nổi bật của tình hình Mĩ La-tinh từ sau năm 1945
II. NỘI DUNG
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
IV. CÁC NƯỚC CHÂU PHI 
1. Tình hình chung
a. Những những nét chính về sự phát triển kinh tế xã hội của các nước châu Phi sau chiến tranh thế giới thứ hai
- Trước chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước châu Phi là thuộc địa của thực dân phương Tây.
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, đòi độc lập ở châu Phi lên cao. Phong trào nổ ra sớm nhất là ở vùng Bắc Phi, nơi có trình độ phát triển cao hơn các vùng khác trong châu lục. Mở đầu là cuộc binh biến của các sĩ quan yêu nước Ai Cập(7/1952), lật đổ chế độ quân chủ và tuyên bố thành lập nước Cộng hoà Ai Cập (18/6/1953).
- Tiếp đó là cuộc đấu tranh vũ trang kéo dài từ năm 1954 đến năm 1962 của nhân dân An-giê-ri, lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp giành lại độc lập dân tộc.
- Trong năm 1960, 17 nước châu Phi giành được độc lập. Vì vậy, thế giới gọi năm 1960 là "Năm châu Phi". Từ đó hệ thống thuộc địa của các đế quốc lần lượt tan rã, các dân tộc châu Phi giành được độc lập, chủ quyền.
- Sau khi giành được độc lập, các nước châ

File đính kèm:

  • docGiao_an_boi_duong_HSG_su_9.doc
Giáo án liên quan