Giáo án bồi dưỡng hè Ngữ văn lớp 7 lên lớp 8

Tuần 3, Buổi 1+2

ÔN TẬP VỀ VĂN BIỂU CẢM

I. Mục tiêu bài học

_ HS ôn tập, hệ thống lại các kiến thức đã học về văn biểu cảm trong trương trình ngữ văn 7.

_ Biết vận kiến thức đã học vào thực tiễn giao tiếp và cuộc sống hàng ngày.

II. CHUẨN BỊ

Gv: Tham khảo tài liệu ,soạn giáo án

 Tích hợp một số văn bản đã học

Hs: Ôn tập lại kiến thức

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định

2. Bài cũ

3. Bài mới

*Giới thiệu bài

 

doc62 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 9048 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án bồi dưỡng hè Ngữ văn lớp 7 lên lớp 8, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 chết, khẳng định ý chí thép gang mà kẻ thù không thẻ bẻ gãy. Con người ấy còn sống là còn chiến đấu, còn tin vào sự nghiệp chính nghĩa của chính maình. vì thế không sợ bất kỳ một thử thách gian lao nào.
VII. Đập đá ở Cô Lôn. ( Phan Châu Trinh )
1. Nội dung:
- Hình ảnh người tù với công việc lao động khổ sai, cực nhọc.
- Hình tượng người anh hùng trong cảnh nguy nan.
2. Nghệ thuật: 
- Xây dựng hình tượng nghệ thuật có tính chất đa nghĩa.
- Sử dụng bút pháp lãng mạn, thể hiện khẩu khí ngang tàng, ngạo nghễ và giọng điệu hào hùng.
- Sử dụng thủ pháp đối lập, nét bút khoa trương góp phần làm nổi bật tầm vóc khổng lồ của người anh hùng, cách mạng.
VIII. Ông đồ ( Vũ Đình Liên )
1. Nội dung:
- Khung cảnh mùa xuân năm xưa và mùa xuân hiện tại
- Sự mai một những giá trị truyền thống là vấn đề của đời sồng hiện đại được phản ánh trong những lời thơ tự nhiên và đầy cảm xúc.
2. Nghệ thuật: 
- Viết theo thể thơ ngũ ngôn hiện đại.
- Xây dựng những hình ảnh đối lập. Phép nhân hoá.
- Kết cấu giản dị, hàm xúc, đầu cuối tương ứng. Kết hợp giữa biểu cảm với kể, tả.
- Lựa chọn lời thơ gợi cảm xúc.
IX. Nhớ rừng ( Thế Lữ )
1. Nghệ thuật:
- Sử dụng bút pháp lãng mạn, với nhiều biện pháp nghệ thuật như nhân hoá, đối lập, phóng đại, sử dụng từ ngữ gợi hình, giàu sức biểu cảm.
- Xây dựng hình tượng nghệ thuật có nhiều tầng ý nghĩa.
- Có âm điệu thơ biến hoá qua mỗi đoạn thơ nhưng thống nhất ở giọng điệu dữ dội, bi tráng trong toàn bộ tác phẩm.
2. Nội dung:
- Hình tượng con hổ được khức hoạ rõ nét, cụ thể trong hoàn cảnh bị giam cầm, nhớ rừng, tiếc nuối những tháng ngày sống giữa đại ngàn hùng vĩ đồng thời bộc lộ lời tâm sự của thế hệ trí thức những năm 1930 
XI. Quê hương (Tế Hanh)
1. Nghệ thuật:
- Sáng tạo nên những hình ảnh của cuộc sống lao động thơ mộng.
- Tạo liên tưởng, so sánh độc đáo, lời thơ bay bổng, đầy cảm xúc.
- Sử dụng thể thơ 8 chữ hiện đại có những sáng tạo mới mẻ, phóng khoáng.
2. Nội dung:
Lời kể về quê hương làng biển và nỗi lòng của tác giả khôn nguôi về quê hương
XII. Khi con tu hú (Tố Hữu )
1. Nghệ thuật:
- Viết theo thể thơ lục bát, giàu nhạc điệu, mượt mà, uyển chuyển.
- Lựa chọn lời thơ đầy ấn tượng để biểu lộ cảm xúc khi thiết tha, khi lị sôi nổi, mạnh mẽ.
- Sử dụng các biện pháp tu từ điệp ngữ, liệt kê vừa tạo nên tính thống nhất về chủ đề văn bản, vừa thể hiện cảm nhận về sự đối lập về niềm khao khát sự sống đích thực, đầy ý nghĩa với hiện tại buồn chán của tg vì bị giam hãm trong nhà tù thực dân.
2. Nội dung: 
Khi con tu hú thể hiện cảm nhận của nhà thơ về hai thế giới đối lập: cái đẹp, tự do và cái ác, tu ngục.
XIII. Tức cảnh Pác Bó – Ngắm trăng ( Hồ Chí Minh )
1. Tức cảnh Pác Bó
a. Nghệ thuật:
- Có tính chất ngắn gọn, hàm xúc.
- Vừa mang đặc điểm cổ điển, truyền thống vừa có tính chất mới mẻ, hiện đại.
- Có lời thơ bình dị pha giọng vui đùa, hóm hỉnh.
- Tạo được tứ thơ độc đáo, bất ngờ và sâu sắc.
b. Nội dung:
- Hiện thực cuộc sống của Bác Hồ ở Pác Bó còn nhiều gian khổ, thiếu thốn. 
- Sự nghiệp lớn dịch sử Đảng đòi hỏi phải có niềm tin vững chắc, không thể lay chuyển.
- H/ả nhân vật trữ tình hiện lên giữa thiên nhiên Pác Bó mang vẻ đẹp của người chiến sĩ cách mạng với phong thái ung dung, tự tại.
2. Ngắm trăng
a. Nghệ thuật:
- Sự đối sánh tương phản giữa nhà tù và cái đẹp, ánh sáng và bóng tối nhà tù, vầng trăng và người nghệ sĩ lớn, thế giới bên trong và ngoài nhà tù có tác dụng thể hiện sức hút của những vẻ đẹp khác nhau của bài thơ, thể hiện sự hô ứng, cân đối.
b . Nội dung
- Trong tù thiếu thốn nhiều thứ, nhưng ở đây tác giả chỉ nhắc đến hai thứ rượu và hoa. Vì đó là những thứ mà tao nhân mặc khách thường có bên mình mỗi khi thửơng lãm vẻ đẹp chị Hằng.
- Trong tù người tù ở đây tư cách một thi nhân 
- Trước cảnh đêm trăng đẹp, nhân vật trữ tình ở hoàn cảnh oái oăm: thêm bối rối xốn xang vì thiên nhiên quá đẹp, quá lộng lẫy, còn thi sĩ không được tự do và không có rượu và hoa để xứng với trăng..
- Dù xúc động và bối rối, nhưng nhà thơ vẫn chủ động đến với vừng trăng. Không rượu, hoa và không tự do. Song không vì thế mà tình yêu trăng bị ảnh hưởng. Nhà thơ vẫn chủ động hướng ra song sắt nhà tù đến với trăng.
- Trong bài thơ này quan hệ giữa người và trăng là quan hệ bình đẳng gần gũi. Trăng có vẻ đẹp của trăng, người có vẻ đẹp của tâm hồn. Trăng vượt song sắt nhà tù không ngắm tù nhân hay lung nhân (người bị giam) mà ngắm thi gia. Đây là giây phút thăng hoa tỏa sáng trong tâm hồn Bác tự xưng mình là thi gia.
IV . C ủng c ố : 
* GV củng cố , khái quát lại nội dung của buổi học.
V . Hướng dẫn HS về nhà :
* Đọc ôn tập những kiến thức về “Phong cách ngôn ngữ và các biện pháp tu từ.”
Tuần 2 ,Buổi 1+ Buổi 2 :
PHONG CÁCH NGÔN NGỮ VÀ CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ
I. Mục tiêu bài học
_ HS ôn tập, hệ thống lại các kiến thức đã học về các biện pháp tu từ trong trương trình ngữ văn 7.
_ Biết vận kiến thức đã học vào thực tiễn giao tiếp và cuộc sống hàng ngày.
II. CHUẨN BỊ
Gv: Tham khảo tài liệu ,soạn giáo án
 Tích hợp một số văn bản đã học
Hs: Ôn tập lại kiến thức
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định
2. Bài cũ
3. Bài mới
*Giới thiệu bài
*Tiến trình hoạt động 
Phần I : Kiến thức cũ
Hãy ghi lại những điệp ngữ được sử dụng trong các bài thơ, đoạn thơ sau: cảnh khuya, Rằm tháng giêng, Tiếng gà trưa. 
- Cho biết các điệp ngữ đó thuộc cấp độ nào và dạng điệp ngữ gì?
- Phân tích tác dụng của các điệp ngữ đó
Phần II: Kiến thức mở rộng
I. Điệp ngữ
1. Các cấp độ của điệp ngữ
a. Điệp từ
Một từ được lặp đi lặp thì gọi là điệp từ
VD: 
Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương
Nhớ ai dãi nắng dẫm sương
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao
(Ca dao)
b. Điệp ngữ
Việc lặp đi lặp lại một cụm từ thì gọi là điệp ngữ
VD:
Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa
Buồn trông ngọn nước mới xa
Hoa trôi man mác biết là về đâu
(Nguyễn Du)
c. Điệp câu
Việc lặp đi lặp lại một câu gọi là điệp câu
VD: Câu Tiếng gà trưa trong bài thơ cùng tên
d. Điệp đoạn
Một đoạn văn, thơ nào đó được lặp lại gọi là điệp đoạn
VD:
Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
 Cái chân thoăn thoắt
 Cái đầu nghênh nghênh
(Tố Hữu)
-> Được lặp lại ở đầu và cuối bài thơ Lượm
e. Điệp cấu trúc cú pháp
Việc lặp đi lặp lại một kiểu câu nào đó gọi là điệp cấu trúc cú pháp.
VD:
- Tre anh hùng lao động. Tranh hùng chiến đấu. 
- Tôi yêu....
- Tôi yêu 
(SG tôi yêu- Minh Hương)
1. Các dạng điệp ngữ
a. Điệp ngữ cách quãng
Các từ ngữ được lặp lại đứng ở vị trí cách xa nhau gọi là điệp ngữ cách quãng
Khăn thương nhớ ai
Khăn rơi xuống đất?
 Khăn thương nhứ ai
 Khăn vắt lên vai?
 Khăn thương nhớ ai
 Khăn chùi nước mắt?
b. Điệp ngữ nối tiếp
Là các từ ngữ được lặp lại đứng cạnh nhau, nối tiếp nhau
Câu thơ nghĩ đắn đo không viết
Viết đưa ai, ai biết mà đưa
(Nguyễn Khuyến)
Dậy mà đi! Dậy mà đi!
Đừng tiếc nữa, can chi tiếc mãi
(Tố Hữu)
c. Điệp ngữ vòng(Chuyển tiếp)
Từ ngữ ở cuối câu trước được lặp lại ở đầu câu sau
VD:
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
3. Tác dụng của điệp ngữ
- Nội dung cần diễn đạt trở nên ấn tượng hơn, mới mẻ hơn, nhấn mạnh sắc thái ý nghĩa, làm nổi bật những từ ngữ chuyên chở suy nghĩ, cảm xúc của người nói, người viết, khiến cho lời nói đi vào lòng người, ấn tượng hơn.
- Tạo nhịp điệu, tính nhạc cho câu văn, câu thơ.
* Sử dụng:
- Trong giao tiếp hàng ngày
- Trong văn chương nghệ thuật
- Trong văn chính luận và cả trong ngôn ngữ khoa học
4. Bài tập
Bài “Tiếng gà trưa”
- Điệp câu:Tiếng gà trưa 
+ Dạng: Cách quãng
+ Tác dụng: Như một sợi dây nối liền quá khứ và hiện tại
- Điệp từ: nghe, vì
+ Dạng điệp ngữ: Cách quãng
+ Tác dụng: nhấn mạnh sự cảm nhận âm thanh tiếng gà của người lính và mục đích chiến đấu của người cháu-> Tình yêu nước bắt nguồn từ tình yêu gia đình, xóm làng.
Bài “Cảnh khuya”
 Câu “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”
- Điệp từ: Lồng
+ Dạng điệp ngữ: Điệp ngữ cách quãng
+ Tác dụng: Nhờ việc lặp lại từ lồng, cảnh đêm trăng trở nên sinh động, ấm áp hơn, mở ra không gian nhiều chiều gợi ên bức tranh khuya lung linh, huyền ảo.
Câu: Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
- Điệp ngữ: chưa ngủ
- Dạng điệp ngữ: Chuyển tiếp
- Tác dụng: Đưa người đọc đến với một khám pháp bất ngờ, thú vị: Bác Hồ chưa ngủ không chỉ vì cảnh đêm trăng quá đẹp mà còn vì Bác lo việc nước->Tình yêu thiên nhiên và tình yêu Tổ quốc hài hoà trong tâm hồn Bác.
Bài “Rằm tháng giêng”
Câu: “Xuân giang xuân thuỷ tiếp xuân thiên”
- Điệp từ: xuân
- Dạng điệp ngữ: Cách quãng
- Tác dụng: Diễn tả sức sống của mùa xuân lan toả bao trùm cả vũ trụ rộng lớn bao la.
II. Chơi chữ
1. Các lối chơi chữ
a. Chơi chữ đồng âm
Hiện tượng sử dùng một những từ có âm thanh giống nhau nhưng có nhiều ý nghĩa khác nhau trong cùng một ngữ cảnh.
b. Chơi chữ điệp âm gồm: lặp phụ âm đầu, lặp vần, lặp thanh điệu
- Lặp phụ âm đầu:
Thẳng thắn, thật thà, thì thua thiệt
Lọc lừa, lươn lẹo, lại lên lương
- Chờ chồng chơi chốn chùa chiền
Chanh chua chuối chát, chính chuyên chờ chồng
- Lặp thanh điệu:
Nàng ơi, tay đêm đương giăng mềm
Trăng đan qua cành muôn tơ êm
Mây nhung pha màu thu trên trời
Sương lam phơi màu thu muôn nơi
c. Chơi chữ nói lái
Mỗi âm tiết gồm ba bộ phận: phụ âm đầu, vần, thanh điệu. Sự thay đổi vị trí của chúng ở hai âm tiết lái tạo nên cách nói lái
VD1: Anh về câu rạo anh đi
Mai sau trải lẹ, ta thì kết đôi
- Câu rạo: Cạo râu
- Trải lẹ: trẻ lại
VD2
 Một chữ anh cũng thi, hai chữ anh cũng thi
May ra đậu trạng, dẫu rớt đi cũng ông nghè hồi.
- Nghè hồi: Chỉ ông tiến sĩ trở về
- Ngồi hè: Ngồi xó hè vì thi hỏng
d. Chơi chữ đồng nghĩa
 Sử dụng các từ có âm thanh khác nhau nhưng ý nghĩa giống hoặc gần giống nhau 
VD: Nửa đêm, giờ tí, canh ba
 Vợ tôi, con gái, đàn bà, nữ nhi
(Ca dao)
e. Chơi chữ trái nghĩa
 Bao gồm việc sử dụng từ trái nghĩa, tổ hợp hình ảnh đối lập nhau về nghĩa
VD: Tục ngữ có các câu:
- Tẩm ngẩm mà đấm chết voi
- Khôn nhà, dại chợ
- No bụng đói con mắt
- Cũ người mới ta
g. Chơi chữ sử dụng từ nhiều nghĩa
Theo cách này có hai hình thức chơi chữ:
*. Từ nhiều nghĩa xuất hiện nhiều lần trong cùng một ngữ cảnh
VD
Ngỗi buồn ta lại viết thư chơi
Viết bức thư này gửi trách ai
Ai những nhớ ai, ai chẳng nhớ,
Để ai luống những nhớ ai hoài
(Tản Đà)
Từ ai xuất hiện ở 6 vị trí với hai nét nghĩa riênng: 
+ Từ ai2 và ai5: chỉ ngôi thứ nhất(chủ thể tâm trạng)
+ Ai1,3,4,6: chỉ ngôi thứ hai(đối tượng của tâm trạng)
*. Từ nhiều nghĩa chỉ xuất hiện một lần trong một ngữ cảnh nhất định
VD:
Chồng người vác giáo săn beo
Chồng em vác đũa săn mèo khắp mâm
(Ca dao)
- Săn1: đuổi bắt thú
- Săn2: chỉ thói tham ăn
h. Chơi chữ cùng trường nghĩa
Là dùng các từ ngữ chỉ sự vật có quan hệ gần gũi nhau
VD: 
Chàng Cóc ơi! Chàng Cóc ơi!
Thiếp bén duyên chàng có thế thôi
Nòng nọc đứt đuôi từ đay nhé
Nghìn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi
(Hồ Xuân Hương)
i. Chơi chữ bằng cách tách và ghép các yếu tố trong câu theo những trật tự ngữ pháp khác nhau
VD:
- Có tôn có tổ, có tổ có tôn, tôn tổ tổ tôn, tôn tổ cũ.
- Còn nước còn non, còn non còn nước, nước non non nước, nước non nhà.
2. Bài tập
Chỉ ra những từ ngữ được dùng để chơi chữ trong các vd sau và cho biết đó là lối chơi chữ nào? Tác dụng là gì?
a. 
Trăng bao nhiêu tuổi trăng già
Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non
b. 
Mang theo một cái phong bì
Trong đựng cái gì, đựng cái đầu tiền!
c. Chuồng gà kê sát chuồng vịt
d. 
Còn trời, còn nước, còn non
Còn cô bán rượu anh còn say sưa
e. 
Cóc chết để nhái mồ côi,
Chẫu ngồi chẫu khóc: chàng ơi là chàng!
g. 
Con cò ăn bãi rau răm
Đắng cay chịu vậy đãi đằng cùng ai
h. 
Bao giờ thong thả lên chơi nguyệt
Nhớ hái cho xin nắm lá đa
(Hồ Xuân Hương)
* Gợi ý:
a.
+ Núi- non: chơi chữ đồng nghĩa
+ Già - non: chơi chữ trái nghĩa
b
+ Đầu tiên- tiền đâu: chơi chữ nói lái
c. 
+ Gà- kê: chơi chữ đồng nghĩa
(Kê là yếu tố HV có nghĩa là gà)
 d. Say sưa: Chơi chữ dùng từ nhiều nghĩa
+ Yêu thích cái đẹp, cảnh đẹp của thiên nhiên(trời, non nước)
+ Say mê sắc đẹp, vẻ duyên dáng của cô hàng rượu
e. 
- Chàng1: con chẫu chàng
- Chàng2: đại từ chỉ người thanh niên
=> Chơi chữ nhiều nghĩa
g. đắng cay- rau răm: Chơi chữ cùng trường liên tưởng(rau răm khiến ta nghĩ đến đắng cay. Đắng cay nghĩ đến rau răm)
ở đây rau răm hiểu theo nghĩa ẩn dụ chỉ hoàn cảnh sống khắc nghiệt của con cò, đắng cay là chỉ những thua thiệt, tủi nhục của kiếp con cò.
h. nguyệt- lá đa: Chơi chữ cùng trường liên tưởng. Cây đa có chú cuội ngồi dưới gốc trên cung trăng, ý chỉ sự dối trá, lừa lọc: nói dối như cuội
I. Nói giảm, nói tránh
1. Định nghĩa:
 Nói giảm nói tránh là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển.
2. Tác dụng của nói giảm nói tránh:
_ Tránh cảm giác đau buồn, ghê sợ, nặng nề.
Ví dụ :
 Cha nó chết, mẹ nó lấy chồng khác. (Cảm giác đau buồn ).
_ Cha nó mất, mẹ nó đi bước nữa. ( Tránh cảm giác quá đau buồn ).
3. Các cách nói giảm nói tránh:
a. Sử dụng từ đồng nghĩa, đặc biệt là các từ Hán Việt.
Chẳng hạn:
+ chết: từ trần, tạ thế, quy tiên,...
+ chôn: mai táng, an táng,...
Ví dụ:
 Ông cụ đã chết rồi.
=> Ông cụ đã quy tiên rồi.
b. Dùng cách nói phủ định từ trái nghĩa.
Chẳng hạn:
 Xấu: chưa đẹp, chưa tốt,...
Ví dụ:
 Bài thơ của anh dở lắm.
=> Bài thơ của anh chưa được hay lắm.
c. Dùng cách nói vòng:
Ví dụ:
 Anh còn kém lắm.
=> Anh cần phải cố gắng hơn nữa.
d. Dùng cách nói trống (tỉnh lược).
Ví dụ :
 Anh ấy bị thương nặng thế thì không sống được lâu nữa đâu chị ạ.
=> Anh ấy (...) thế thì không (...) được lâu nữa đâu chị ạ.
4. Các trường hợp sử dụng nói giảm nói tránh:
_ Khi muốn tránh cảm giác đau buồn, ghê sợ, thô tục, thiếu lịch sự.
Ví dụ:
 Anh áy bị thổ huyết. (Tránh cảm giác ghê sợ )
_ Khi muốn tôn trọng người đối thoại với mình ( người có quan hệ thứ bậc xã hội, tuổi tác cao hơn)
Ví dụ:
 Khuya rồi, mời bà đi nghỉ.
_ Khi muốn nhận xét một cách tế nhị, lịch sự, có văn hoá để người nghe dễ tiếp thu ý kiến góp ý.
Ví dụ:
 Bài thơ của anh chưa được hay lắm.
5. Các tình huống không nên nói giảm nói tránh:
_ Khi cần phê bình nghiêm khắc, nói thẳng, nói đúng mức độ sự thật.
_ Khi cần thông tin chính xác, trung thực.
6. Cảm thụ cái hay (giá trị nghệ thuật ) của cách nói giảm nói tránh trong tác phẩm văn học:
_ Đặt nó trong hoàn cảnh giao tiếp cụ thể (quan hệ thứ bậc xã hội, tuổi tác, tâm trạng của người nói, người nghe,...).
_ Xem xét trong văn bản, tác giả đã tạo ra phép nói giảm nói tránh bằng những từ ngữ nào, bằng cách nào.
_ Đối chiếu với những cách nói thông thường có thể dùng trong trường hợp giao tiếp đó để thấy được tác dụng của cách diễn đạt này và dụng ý của tác giả.
II. Nói quá
1. Định nghĩa:
 Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật hiện tượng được miêu tả so với hiện thực khách quan.
2. Tác dụng của nói quá:
_ Trước hết nói quá có chức năng nhận thức, làm rõ hơn bản chất của đối tượng. Nói quá không phải là nói sai sự thật, nói dối. Đây là một biện pháp tu từ.
Ví dụ:
 Trên đầu những rác cùng rơm
 Chồng yêu chồng bảo hoa thơm rắc đầu.
 ( Ca dao )
=> Cách nói này nhằm biểu hiện một sự thật: Sự đam mê mù quáng đã làm cho con người nhìn nhận sự việc không chính xác, thậm chí làm cho người ta nhìn nhận, suy nghĩ, hành động khác hẳn mọi người.
_ Nói quá còn có tác dụng nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
Ví dụ:
 Chí ta lớn như biển Đông trước mặt.
 ( Tố Hữu )
=> Sức mạnh của cách nói quá ở đây chính là gây được ấn tượng, xúc cảm về ý chí, về quyết tâm giải phóng đất nước của nhân dân ta.
3. Các trường hợp sử dụng nói quá:
_ Nới quá thường được dùng trong thơ văn châm biếm, trào phúng.
Ví dụ:
 Lỗ mũi mười tám gánh lông
 Chồng yêu chồng bảo tơ hồng trời cho.
 ( Ca dao )
_ Nói quá cũng có thể gặp trong văn thơ trữ tình, để nhấn mạnh mức độ tình cảm.
Ví dụ:
 Bát cơm chan đầy nước mắt
 Bay còn giằng khỏi miệng ta.
 ( Nguyễn Đình Thi )
_ Trong lời nói thường ngày, cũng có những cách nói quá để khẳng định một điều nào đó.
Ví dụ:
 Nhớ, nhớ. Chết xuống đất cũng không quên.
 ( Nguyễn Địch Dũng )
4. Phân biệt nói quá và nói khoác:
_ Giống nhau:
 Nói quá và nói khoác cùng là phóng đại quy mô, mức độ, tính chất của sự vật, hiện tượng.
_ Khác nhau:
+ Nói quá là nói để gây ấn tượng, gây chú ý, để làm nổi rõ một khía cạnh nào đó của đối tượng được nói đến.
+ Nói khoác nhằm mục đích cho người nghe tin vào những điều không có thức.
Ví dụ:
_ Có sức người sỏi đá cũng thành cơm ( Nói quá ).
_ Nó có thể biến hòn đá kia thành một bát cơm nóng và một khúc cá kho thơm phức (Nói khoác ).
_ Tay người như có phép tiên – Trên tre nứa cũng dệt nghìn bài thơ ( Nói quá ).
_ Nó sáng tác được một nghìn bài thơ trong vòng nửa tiếng đồng hồ ( Nói khoác ).
IV . C ủng c ố : 
* GV củng cố , khái quát lại nội dung của buổi học.
V . Hướng dẫn HS về nhà :
* Đọc ôn tập những kiến thức về “Ôn tập về văn bản biểu cảm.”
*****************************************************************************
Tuần 3, Buổi 1+2
ÔN TẬP VỀ VĂN BIỂU CẢM
I. Mục tiêu bài học
_ HS ôn tập, hệ thống lại các kiến thức đã học về văn biểu cảm trong trương trình ngữ văn 7.
_ Biết vận kiến thức đã học vào thực tiễn giao tiếp và cuộc sống hàng ngày.
II. CHUẨN BỊ
Gv: Tham khảo tài liệu ,soạn giáo án
 Tích hợp một số văn bản đã học
Hs: Ôn tập lại kiến thức
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định
2. Bài cũ
3. Bài mới
*Giới thiệu bài
*Tiến trình hoạt động 
Nhắc lại khái niệm về văn biểu cảm?
Các em cần phân biệt thái độ, tình cảm “tự nhiên” trong cuộc sống hàng ngày với thái độ tình cảm trong văn chương. Không phải mọi thái độ, tình cảm của con người có trong cuộc sống đều trở thành tình cảm trong văn chương.
Để có một bài văn biểu cảm hay trước tiên người viết cần có được điều gì?
Thái độ, tình cảm trong văn biểu cảm cần phải ntn?
Hãy đọc các đoạn văn sau và xác định tình cảm của người viết được bộc lộ với đối tượng nào, cách biểu hiện ra sao?
a. ...Cảm ơn đất Mẹ. Dù ở đâu, miền Nam hay miền Bắc, Người đều cho chúng con hoa thơm, trái ngọt. Và, hằng ngày, trong cuộc sống đời thường từ hoa trái, chúng con lại thấy Người...
b. ...Năm tháng đi và sẽ còn đi qua mãi. Tình yêu của tôi đối với hoa hồngnhung lúc nào cũng tinh khôi như buổi đầu đời ấu thơ, như tình yêu của tôi với nhưng rang cổ tích, với ông nội kính yêu, thật tuyệt vời của tôi...
Viết một đoạn văn biểu cảm về một lài hoa mà em yêu thích(Khoảng 15-20 câu)
Nhắc lại các bước làm một bài văn biểu cảm?
Bốn bước. Các bước phải nuôi dưỡng nguồn cảm xúc mạnh mẽ và sâu sắc coi như động mạch của bài văn biểu cảm
Muốn tìm ý ta phải làm ntn?
Có mấy cách biểu cảm? Đó là những cách nào?
Bố cục của bài văn có mấy phần? 
Có mấy cách mở bài?
Thế nào là mở bài gián tiếp, trực tiếp?
Thân bài có nhiệm vụ gì? Phải làn ntn?
Kết bài nêu những gì?
Một bài văn biểu cảm chỉ thật sự có giá trị khi tình cảm và tư tưởng hoà quyện với nhau chặt chẽ. Cảm xúc phải chân thực, trong sáng, tư tưởng phải tiến bộ, đúng đắn. Câu văn, lời văn, giọng văn phải biểu cảm
a.Đọc lại bài văn SGK- 89
b.Mở bài của bài văn biểu cảm về loài hoa:
Tôi yêu hoa từ nhỏ.
Bài văn trên mở bài bằng cách nào?
Cho đề bài: Cảm nghĩ về người thân
Hãy viết phần mở bài cho đề bài trên theo hai cách.
-HS làm heo hướng dẫn của GV
a.Đoạn văn biểu cảm sau đây được lập ý bằng cách nào?
“...Các bạn yêu mùa thu, mùa xuân, mùa hè với nhiều lí do khác nhau. Riêng tôi, tôi lại yêu mùa đông. Vì sao thế nhỉ? Tôi yêu mùa đông trước hết vì nhờ mùa đông, tôi sung sướng được sống nhiều hơn trong tình mẹ. Mỗi buổi sáng mùa đông thức dậy, tôi đã thấy mẹ chuẩn bị đầy đủ cho tôi. Nhớ nhất lúc mẹ khoắc và cài khuy áo rét cho tôi. Mẹ thường âu yếm ôm vai tôi và nói “Con trai của mẹ đã lớn, cái áo này ngắn rồi”. Ôi, mùa đông, mùa của tình mẹ.!”
b.Viết một đoạn văn biểu cảm về một trong bốn mùa ở nước ta. Lập ý theo một trong các cách sau:
 - Quan sát và suy ngẫm
 - Hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ về hiện tại 
Bố cục của bài văn biểu cảm về một tác phẩm văn học có mấy phần?
Phần mở bài giới thiệu ntn?
Nhiệm vụ của phần thân bài là gì?
Kết bài khẳng định lại 

File đính kèm:

  • docgiao_an_day_he_Van_7_len_8_20150725_030519.doc
Giáo án liên quan