Giáo án Bám sát Ngữ văn 10 - Tuần 8-10

1. Ẩn dụ và hoán dụ.

 a. Ẩn dụ tu từ: là cách thay thế tên gọi của đối tượng này cho tên gọi vốn có của đối tượng khác, dựa trên sự tương đồng về một phương diện nào đó của hai đối tượng.

 Ẩn dụ tu từ là một kiểu chuyển nghĩa lâm thời trong lời nói nhằm đạt được những hiệu quả nhất định trong diễn đạt.

Lưu ý: Cần phân biệt ẩn dụ tu từ và ẩn dụ từ vựng.

 b. Hoán dụ tu từ: là cách lấy tên gọi của một bộ phận, một phương diện, một đặc điểm, trạng thái hoạt động có tính chất cơ bản, quen thuộc của một đối tượng để thay thế cho tên gọi vốn có của chính đối tượng nhằm tạo hiệu quả diễn đạt nhất định.

 Cần phân biệt hoán dụ từ vựng và hoán dụ tu từ.

 2. Phép điệp và phép đối.

 a. Phép điệp: là cách lặp lại từ ngữ một cách có dụng ý nhằm tăng cường hiệu quả diễn đạt: nhấn mạnh, tạo ấn tượng, gợi liên tưởng cảm xúc

 Phép điệp có giá trị thẩm mĩ rõ rệt: biểu tượng nghệ thuật và cảm xúc. Phép điệp có thể dùng phối hợp với nhiều phép tu từ khác trong cùng một ngữ cảnh để tăng cường hiệu quả diễn đạt. Điệp từ ngữ có thể phối hợp với điệp cú pháp

 VD: “Khi tỉnh rượu .ong chường bấy thân”

 b. Phép đối: là cách sử dụng những từ ngữ, hình ảnh, các thành phần câu, vế câu song song, cân đối trong lời nói nhằm tạo hiệu quả diễn đạt: nhấn mạnh, gợi liên tưởng, gợi hình ảnh sinh động, tạo nhịp điệu cho lời nói. Có hai kiểu đối: đối ngữ tương đồng ( Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang ) và đối ngữ tương phản ( Sen tàn cúc lại nở hoa. Sầu dài .sang xuân)

 

doc25 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1931 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Bám sát Ngữ văn 10 - Tuần 8-10, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i niệm ngôn ngữ viết được dùng để chỉ toàn bộ hệ thống những phương tiện ngôn ngữ đặc thù trong dạng viết của hoạt động giao tiếp ( tiêu biểu là ngôn ngữ trong lĩnh vực giao tiếp hành chính, khoa học, chính trị….)
 Như vậy, khái niệm ngôn ngữ nói không đồng nhất với dạng nói, 
 ngôn ngữ viết không đồng nhất với dạng viết. Ngôn ngữ nói là tập hợp các phương tiện và quy tắc cơ bản của dạng nói ( ngữ amm, từ vựng, cú pháp…). Ngôn ngữ viết là tập hợp các phương tiện và qui tắc cơ bản của dạng viết.
3.Thực hành kĩ năng sử dụng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết
1. Bài tập 1: Đọc đoạn hội thoại sau đây được ghi lại từ lời nói hằng ngày:
 Lan: Hạnh ơi! Nhanh lên, muộn học rồi đấy!
 Hà: Người đâu mà lề mề thế không biết!
 Lan: Có thế mới là Hạnh chứ!
 Hãy phân tích những đặc điểm điểm của ngôn ngữ nói trong đoạn hội thoại trên.
2. Bài tập 2: Những ngữ liệu sau đây rút ra từ bài văn nghị luận của học sinh. Có một số từ ngữ không phù hợp với ngôn ngữ viết, hãy phát hiện và sửa lỗi:
 a. Trong chúng ta, ai mà chẳng biết Đại cáo bình Ngô là áng “ thiên cổ hùng văn” khẳng định chủ quyền dân tộc và ngợi ca tinh thần chiến đấu chống ngoại xâm của nghĩa quân Lam Sơn.
 b. Bọn “ cuồng minh” sát hại dân lành mà cũng đòi nêu chiêu bài “ nhân nghĩa”.
 c. Nguyễn Du viết “ Truyện Kiều” chẳng qua để nói “ những điều trông thấy” của thời đại mình.
 d. Ngay như quan tổng đốc trọng thần Hồ Tôn Hiến cũng chỉ là một kẻ chẳng ra gì: lừa dối, háo sắc, tàn nhẫn.
 e. Trong những lúc xa chồng, chẳng mấy khi mà người chinh phụ nguôi nhớ nhung, sầu muộn.
 3. Bài tập 4: Viết bài nghị luận ngắn ( khoảng 500 chữ) bàn về một trong các đề tài sau đây: 
 - Việc giữ gìn vệ sinh môi trường ở địa phương em.
 - Học sinh và các trò chơi điện tràn lan trên mạng hiện nay.
II. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt:
 1. Các phạm vi hoạt động giao tiếp, giao tiếp hằng ngày, ngôn ngữ sinh hoạt, phong cách ngôn ngữ sinh hoạt:
 a. Các phạm vi hoạt động giao tiếp và giao tiếp hằng ngày.
 - Phạm vi đời sống sinh hoạt hằng ngày
 - Phạm vi đời sống chính trị- xã hội.
 - Phạm vi hoạt động hành chính- công vụ.
 - Phạm vi hoạt động khoa học.
 - Phạm vi thông tấn- báo chí.
 b. Ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
 * Ngôn ngữ sinh hoạt là ngôn ngữ sử dụng trong phạm vi giao tiếp hằng ngày nhằm mục đích trao đổi thông tin, biểu thị cảm xúc, tạo lập và củng cố các quan hệ trong đời sống.
 * Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là một tập hợp những chuẩn mực chi phối sự lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ thích hợp với mục đích giao tiếp trong phạm vi giao tiếp sinh hoạt hằng ngày.
 2. Dạng lời nói, chức năng và đặc điểm của ngôn ngữ trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
 a. Dạng lời nói: Ngôn ngữ sinh hoạt tồn tại ở hai dạng:
 - Dangl nói: Đây là dạng chủ yếu của ngôn ngữ sinh hoạt.
 - Dạng viết: thư từ, nhật kí…
 b. Chức năng và đặc điểm của ngôn ngữ trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
 - Chức năng thông báo
 - Chức năng liên cá nhân
 - Chức năng cảm xúc
 * Đặc điểm:
 - Đặc điểm ngữ âm: các biến thể ngữ âm của các từ địa phương
 - Đặc điểm từ ngữ: cụ thể, giàu hình tượng, mang màu sắc cảm xúc rõ rệt.
 - Đặc điểm cú pháp: sử dụng kiểu câu theo mục đích nói. Cau tỉnh lược, câu đặc biệt, câu có kết cấu ngắn gọn…
 3. Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt:
 - Tính cụ thể.
 - Tính cảm xúc.
 - Tính cá thể
 4. Thực hành về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt:
 Bài 1: GV hướng dẫn HS làm bài tập 1 trong sách bám sát.
 Bài 2: Đọc kĩ bài ca dao dưới đây và thực hiện yêu cầu của bài tập:
 Mình về đường ấy bao xa?
 Cậy mình làm mối cho ta một người
 Một người mười tám đôi mươi
 Một người vừa đẹp vừa tươi như mình
Chỉ ra những dấu hiệu quen thuộc được mô phỏng trong lời ca của bài ca dao.
Lời ca giúp em hình dung những gì về các nhân vật giao tiếp, mục đích và hoàn cảnh giao tiếp trong bài ca dao ntn?
Tìm thêo một số bài ca dao có hình thức đối đáp mô phỏng phong cách ngôn ngữ sinh hoạt như bài ca dao trên?
 Bài 3: Đọc kĩ đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu của bài tập:
 “ Hở môi ra cũng thẹn thùng,
 ……………………………
 Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em”
 ( Nguyễn Du, Truyện Kiều )
Trong “Truyện Kiều”, Nguyễn Du đã dụng công xây dựng ngôn ngữ nhân vật rất phù hợp với cảnh ngộ, thân phận, tính cách. Theo em, trong lời “ trao duyên” cho Thuý Vân, cảnh ngộ, thân phận, tâm trạng và tính cách của Thuý Kiều được biểu hiện cụ thể trên ngôn từ như thế nào?
Chỉ ra những dấu hiệu của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt được tái hiện, mo phỏng trong đoạn thơ trên. Theo em, chức năng thẩm mĩ của những yếu tố này là gì?
III. Các phép tu từ: ẩn dụ, hoán dụ và phép điệp, phép đối
 1. Ẩn dụ và hoán dụ.
 a. Ẩn dụ tu từ: là cách thay thế tên gọi của đối tượng này cho tên gọi vốn có của đối tượng khác, dựa trên sự tương đồng về một phương diện nào đó của hai đối tượng.
 Ẩn dụ tu từ là một kiểu chuyển nghĩa lâm thời trong lời nói nhằm đạt được những hiệu quả nhất định trong diễn đạt.
Lưu ý: Cần phân biệt ẩn dụ tu từ và ẩn dụ từ vựng.
 b. Hoán dụ tu từ: là cách lấy tên gọi của một bộ phận, một phương diện, một đặc điểm, trạng thái hoạt động…có tính chất cơ bản, quen thuộc của một đối tượng để thay thế cho tên gọi vốn có của chính đối tượng nhằm tạo hiệu quả diễn đạt nhất định.
 Cần phân biệt hoán dụ từ vựng và hoán dụ tu từ.
 2. Phép điệp và phép đối.
 a. Phép điệp: là cách lặp lại từ ngữ một cách có dụng ý nhằm tăng cường hiệu quả diễn đạt: nhấn mạnh, tạo ấn tượng, gợi liên tưởng cảm xúc…
 Phép điệp có giá trị thẩm mĩ rõ rệt: biểu tượng nghệ thuật và cảm xúc. Phép điệp có thể dùng phối hợp với nhiều phép tu từ khác trong cùng một ngữ cảnh để tăng cường hiệu quả diễn đạt. Điệp từ ngữ có thể phối hợp với điệp cú pháp
 VD: “Khi tỉnh rượu…..ong chường bấy thân”
 b. Phép đối: là cách sử dụng những từ ngữ, hình ảnh, các thành phần câu, vế câu song song, cân đối trong lời nói nhằm tạo hiệu quả diễn đạt: nhấn mạnh, gợi liên tưởng, gợi hình ảnh sinh động, tạo nhịp điệu cho lời nói. Có hai kiểu đối: đối ngữ tương đồng ( Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang ) và đối ngữ tương phản ( Sen tàn cúc lại nở hoa. Sầu dài ….sang xuân)
 Phép đối là một thủ pháp quen thuộc, đặc trưng trong thơ ca cổ điển.
3. Thực hành cảm thụ, phân tích giá trị của ẩn dụ và hoán dụ, phép điệp và phép đối.
 Bài 1: Trong nỗi nhớ nhung sầu muộn, người chinh phụ nhìn đâu cũng chỉ thấy “ cảnh buồn người thiết tha lòng”. Đoạn trích sau đây là cảnh người chinh phụ nhìn hoa nở dưới trăng trong nỗi lẻ loi, đau buồn:
 “ Hoa dãi nguyệt, nguyệt in một tấm
 ……………………………………..
 Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đâu”
 ( Chinh phụ ngâm )
 Em hãy xác định các hình ảnh thơ có sử dụng phép điệp, phép đối và phân tích hiệu quả tu từ của các phép đó?
 Bài 2: Tìm hiểu ngữ liệu sau đây và thực hiện yêu cầu của bài tập:
 “ Khăn thương nhớ ai
 ………………………
 Lo vì một nỗi không yên một bề” ( Ca dao)
Xác định hình ảnh ẩn dụ và hoán dụ tu từ trong bài ca dao.
Phân tích hiệu quả tu từ của các hình ảnh ẩn dụ và hoán dụ tu từ trong bài ca dao.
 Bài 3: Xác định phép ẩn dụ, hoán dụ trong những ngữ liệu sau, nêu vắn tắt ý nghĩa của các ẩn dụ, hoán dụ đó:
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,
 Cả thân hình nồng thở vị xa xăm
 Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
 Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ” ( Tế Hanh )
Chồng ta áo rách ta thương
 Chồng người áo gấm xông hương mặc người
Trầu em trầu gói trong khăn
 Trầu gói trong áo, anh ăn sao đành
TUẦN 19, 20, 21, 22, 23, 2
Ngày: 1- 2/2008
Chủ đề: LUYỆN TẬP VỀ CÁC PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT VÀ VẬN DỤNG TỔNG
HỢP CÁC PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT TRONG BÀI VĂN.
( 6 tiết )
I.Kết quả cần đạt: Giúp HS
 - Nắm được hệ thống kiến thức cơ bản về phương thức biểu đạt nói chung và về năm phương thức biểu đạt cụ thể: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận.
 - Thấy được sự cần thiết phải vận dụng tổng hợp các phương thức biểu đạt trên để làm tăng chất lượng văn bản và hiệu quả giao tiếp.
 - Viết được tương đối thành thạo những văn bản thuộc năm phương thức biểu đạt vừa kể và những văn bản có sự vận dụng tổng hợp năm phương thức đó.
 II. Phương pháp: thảo luận, nêu vấn đề, trả lời câu hỏi.
 III. Phương tiện: Sách chủ đề bám sát, một số tài liệu có liên quan.
 IV. Tiến trình dạy học:
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ
3.Bài mới:
Hoạt động thầy và trò
 Nội dung cần đạt
- Biểu đạt là gì ?
- Có những phương thức biểu đạt nào ?
- Yêu cầu của phương thức tự sự ?
- Yêu cầu của phương thức miêu tả ?
Yêu cầu của phương thức biểu cảm ?
Yêu cầu của phương thức thuyết minh ?
Yêu cầu của phương thức nghị luận?
Vai trò của việc vận dụng tổng hợp các phương thức biểu đạt ?
- GV hướng dẫn HS thực hành?
I. Khái quát về biểu đạt và phương thức biểu đạt.
 1. Khái niệm:
 Biểu đạt là tỏ rõ ra ngoài cho mọi người thấy được những tư tưởng và tình cảm của mình.
 Muốn biểu đạt, chúng ta cần phải có ý nghĩ, tình cảm của chính mình và có niềm mong muốn, khao khát được bày tỏ ý nghĩ, tình cảm ấy với một hay nhiều người nào đó. Nội dung cần bày tỏ phải chân thực, phong phú, đẹp đẽ, nhu cầu phải mạnh mẽ, thiết tha
 Phương thức biểu đạt là người biểu đạt cần nắm vững và sử dụng thành thạo những phương pháp và cách thức biểu đạt thích hợp.
 2. Một số phương thức biểu đạt thường gặp nhất và có ý nghĩa quan trọng nhất : phương thức tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh.
 Người chọn cách biểu đạt bằng phương thức tự sự nhằm đến một mục đích khác với mục đích của người chọn cách biểu đạt bằng phương thức miêu tả….
II. Một số phương thức biểu đạt.
 1. Tự sự.
 a. Tự sự vốn có nghĩa đầu tiên là kể việc. Công việc tự sự, thoạt đầu được sinh ra từ nhu cầu của con người muốn được thuật lại cho người khác nghe diễn biến của một sự việc nào đó. Dần dần không chỉ kể lại mà còn quan tâm đến việc khắc hoạ tính cách nhân vật và nêu lên những nhận thức sâu săc, mới mẻ về con người và cuộc sống.
 b. Phương thức tự sự: 
 - Người kể chuyện, phải xây dựng cho câu chuyện của mình một cốt truyện chân thực, hợp lí, hấp dẫn, các sự kiện được tổ chức sao cho thu hút được người đọc ( người nghe) sự chú ý.
 - Một cốt truyện có thể bao gồm các thành phần:
 + Trình bày ( mở đầu): Giới thiệu hoàn cảnh của câu chuyện.
 + Khai đoạn ( thắt nút ) : Nêu sự kiện xảy ra mâu thuẫn, xung đột hay những đột biến khác.
 + Phát triển: Các mâu thuẫn xung đột,… được triển khai theo thời gian và bề rộng để ngày càng trở nên căng thẳng, có sức cuốn hút người nghe, người đọc.
 + Đỉnh điểm ( cao trào ): Các mâu thuẫn, xung đột… được đẩy lên tới mức cao nhất để chuẩn bị kết thúc.
 + Kết thúc ( mở nút) : Tình trạng cuối cùng của hoàn cảnh, nhân vật, mâu thuẫn…đem lại cảm giác thoả mãn hay bất ngờ cho người đọc (nghe) hoặc khiến họ phải tiếp tục trăn trở và suy nghĩ.
 - Khi vận dụng phương thức tự sự, cần phải chú trọng đến khâu xây dựng nhân vật. Muốn sống lâu bền trong kí ức người đọc thì nhân vật trong câu chuyện nhất thiết phải có một cá tính riêng.
 - Công việc tự sự còn đòi hỏi người thuật chuyện phải chuyển tải tới người đọc ( nghe ) một ý kiến, một tư tưởng về cuộc sống. Do đó, văn bản tự sự nhất thiết phải có một chủ đề. Chủ đề càng có ý nghĩa lớn, càng sâu sắc, mới mẻ thì câu chuyện càng dễ có giá trị về mặt nội dung.
 Chủ đề trong một văn bản tự sự phải nhất quán. Toàn bộ cốt truyện, các nhân vật, các chi tiết phải được kết lại trong một tư tưởng chung, thống nhất và duy nhất. Có thế, câu chuyện được kể mới hoàn chỉnh, không rời rạc hoặc lộn xộn, lan man.
 - Phương thức tự sự còn đòi hỏi người thuật chuyện biết kể câu chuyện của mình theo một ngôi kể thích hợp ( ngôi thứ nhất hoặc thứ ba). Lối kể theo ngôi thứ nhất dễ làm cho câu chuyện có thêm chất trữ tình, vì người kể có điều kiện đi sâu vào những diễn biến tinh tế nhất trong tâm tư, tình cảm của nhân vật trong câu chuyện. Lối kể theo ngôi thứ ba lại tỏ ra thích hợp với một câu chuyện có nhiều nhân vật và nhiều sự kiện, xảy ra ở nhiều nơi.
 2. Miêu tả.
 a. Hoạt động miêu tả nảy sinh từ nhu cầu bức thiết của con người là phải dùng ngôn ngữ- hoặc phương tiện nghệ thuật nào đó làm cho người khác có thể hình dung được cụ thể sự vật, sự việc hoặc thế giới nội tâm của con người.
 b. Sự miêu tả chỉ được coi là thành công khi đem lại những hình ảnh có thể khiến người nghe ( xem ) cảm thấy như gặp được con người, nghe thấy âm thanh, nhìn ra cảnh sắc và có khi còn tưởng như chạm tay được vào nhân vật.
 - Yêu cầu đầu tiên là phải chính xác
 - Người làm công việc miêu tả còn cần cố gắng để làm nổi bật được nét riêng của đối tượng.
 - Khi miêu tả không sa vào những công thức chung chung, những lời sáo mòn. VD: sgk
 - Có khi chỉ cần tìm những đúng những nét tiêu biểu nhất của sự vật, để khi bức tranh bằng ngôn ngữ hiện lên thì hồn phách của đối tượng sẽ sống dậy chỉ qua một vài nét vẽ.
 c. Muốn vậy, người làm văn phải biết quan sát kĩ con người và sự vật
 Ngoài ra, cần phải biết liên tưởng, tưởng tượng, để con người và cảnh vật có thể hiện ra trong dáng nét mới lạ hơn.
 Tích lũy vốn sống, đó vẫn là điều kiện đầu tiên và thiết yếu nhất đối với người làm văn miêu tả.
 3. Biểu cảm.
 a. Biểu cảm là nhu cầu của con người trong cuộc sống, tâm hồn rung động ( cảm ) và luôn muốn bộc lộ ( biểu) sự rung động ấy với một hay nhiều người.
 b. Khi biểu cảm, ai cũng muốn xúc cảm mà mình bộc lộ ra phải được truyền nguyên vẹn cho người nghe khiến họ phải xúc động như chính mình.
 - Cảm xúc người viết phải chân thành.
 - Mối đồng cảm giữa người viết và người đọc
 - Nguồn khơi gợi cảm xúc cho con người lại luôn nằm trong hiện thực.
 - Cần phải biết quan sát, liên tưởng, tưởng tượng
 - Phương thức biểu cảm còn đòi hỏi người vận dụng phải tìm ra một cách nhìn, cách cảm xúc độc đáo, để diễn tả trong những lời văn với ngôn từ và nhịp điệu có khả năng làm say đắm hồn người.
 4. Thuyết minh:
 a. Thuyết minh là phương thức khi cần cung cấp, giới thiệu, giảng giải.. những tri thức về một sự vật, hiện tượng nào đó cho những người cần biết nhưng còn chưa biết.
 b. Yêu cầu:
 - Tính chuẩn xác về nội dung, kiến thức, hình thức diễn đạt. Từ ngữ, câu cú phải rõ nghĩa, đúng chuẩn mực.
 - Phải phù hợp với chân lí khách quan.
 - Với người làm công việc thuyết minh, thử thách còn ở chỗ phải “ thuyết” ( nói ) thế nào để cho “ minh” ( trong sáng, rõ ràng)
 - Thế nhưng tính khoa học khách quan lại làm cho nhiều văn bản thuyết minh trở nên khô khan, buồn tẻ. Bởi vậy, để thu hút người đọc không chỉ chuẩn xác mà còn hấp dẫn.
 * Muốn đạt được tính hấp dẫn mà không mất đi tính chuẩn xác, người làm công việc thuyết minh cần phải:
 - Tìm đến những đề tài đặc sắc hoặc những chi tiết bất ngờ, đặc sắc của nội dung. 
 VD: xem SGK
Làm giảm bớt sự khô khan, trừu tượng bằng những câu chuyện, những chi tiết cụ thể hoặc những so sánh thú vị, bất ngờ.
 VD: SGK
Lời văn thuyết minh sinh động, gợi những cảm xúc như hùng tráng, trang nghiêm hay thơ mộng, hóm hỉnh.
c. Hình thức và kết cấu của văn bản thuyết minh:
 - Kết cấu theo trình tự thời gian.
 - Kết cấu theo trình tự không gian.
 - Kết cấu theo trình tự nhận thức.
 - Kết cấu theo trình tự tổng hợp- phân tích
 - Kết cấu theo trình tự chủ yếu- thứ yếu.
 * Có nhiều phương pháp thuyết minh, nhưng thường sử dụng là: định nghĩa, chú thích, phân loại, phân tích, so sánh, nêu ví dụ, điển hình, giải thích nguyên nhân- kết quả, dẫn tư liệu, nêu số liệu. Việc lựa chọn, phối hợp và sáng tạo các phương pháp thuyết minh phải xuất phát từ nội dung và mục đích thuyết minh.
 5. Nghị luận.
 a. Phương thức nghị luận là phương thức chủ yếu dùng “ để bàn bạc phải trái, đúng sai, nhằm bộc lộ rõ chủ kiến, thái độ ( của người nói, viết )
 b. Người làm công việc nghị luận phải có ý kiến, quan điểm của mình. Những luận điểm của người nghị luận phải trung thực, đúng đắn, rõ ràng, phù hợp với đề tài bàn luận.
 - Một luận điểm chỉ có thể được làm rõ, được chứng minh khi nó có căn cứ ở lẽ phải và sự thật. Những ý làm sáng tỏ luận điểm là luận cứ. Lí lẽ và dẫn chứng, đó chính là chỗ dựa cho luận điểm.
 - Người nghị luận cần tìm cách tổ chức và vận dụng luận cứ để làm rõ cho luận điểm. Việc dùng các luận cứ để làm sáng tỏ cho luận điểm gọi là luận chứng. Đây chính là quá trình góp phần quyết định khiến cho một bài nghị luận trở nên chặt chẽ, sắc sảo, hùng hồn, không thể nào bác bỏ.
 c. Muốn làm một bài văn nghị luận, trước hết người làm phải lập dàn ý. Ngoài ra phải biết lập luận. Có nhiều cách lập, sau đây là 3 cách hay gặp nhất:
 - Quy nạp.
 - Diễn dịch.
 - Nêu phản đề
 d. Muốn nghị luận thành công, chúng ta phải vận dụng thành thạo, nhuần nhuyễn các thao tác nghị luận. Có 5 thao tác cơ bản sau:
 - Phân tích: chia vấn đề thành các bộ phận, các nhân tố để tiếp tục xem xét…
 - Tổng hợp: là thao tác tổ hợp các yếu tố riêng rẽ thành một chỉnh thể chung.
 - Quy nạp: là quá trình suy luận đi từ cái riêng đến cái chung…
 - Diễn dịch: đi từ tiền đề chung, có tính phổ biến suy ra những kết luận riêng, có tính đặc thù.
 - So sánh: Là sự đối chiếu các con người ( sự vật, hiện tượng) để tìm ra sự giống và khác nhau.
 III. Vận dụng tổng hợp các phương thức biểu đạt.
 1.Việc tìm hiểu kĩ mục đích, đặc trưng và tác dụng của từng phương thức biểu đạt riêng là một khâu không thể bỏ qua trong quá trình học tập.
 Trong thực tế, chúng ta hay sử dụng nhiều phương thức biểu đạt cùng một lúc, vừa miêu tả, vừa biểu cảm, kể chuyện, đi kèm với phẩm bình ( nghị luận) .
 2. Dù có vận dụng tổng hợp bao nhiêu phương thức biểu đạt trong một văn bản thì trong đó vẫn phải có một phương thức chủ đạo. Các phương thức còn lại chỉ đóng vai trò của các yếu tố phụ trợ cho phương thức biểu đạt chủ đạo đó.
 3. Song phương thức chủ đạo hay thứ yếu cũng góp phần làm nên chất lượng và hiệu quả của lời nói ( bài văn)
 a. Tự sự có lẽ là kiểu văn bản dễ dung nạp các phương thức biểu đạt nhiều hơn cả. Trong văn bản tự sự thì phương thức biểu đạt tự sự phải giữ vai trò chủ đạo. Nhưng yếu tố miêu tả là vô cùng cần thiết cho cảnh vật và nhân vật sống dậy trước mắt người đọc, khiến họ có cảm giác như có thể nhận thấy, nghe thấy, thậm chí có thể lấy tay sờ thấy được. 
 - Yếu tố tự sự và nghị luận cũng rất cần thiết, do vậy cũng được sử dụng khá thường xuyên trong văn tự sự.
 - Vai trò của yếu tố thuyết minh trong văn tự sự có thể còn chưa so được với miêu tả, biểu cảm hay nghị luận. Nhưng thuyết minh cũng cần thiết khi người kể cần làm rõ những tri thức về con người, địa điểm, sự vật, hiện tượng…
 b. Yếu tố biểu cảm còn gắn bó chặt chẽ hơn nữa với van miêu tả. Vì tả cảnh, tả người, bao giờ cũng phải ngụ tình. Chính tình cảm của con người đem lại diện mạo và linh hồn cho nhân vật và cảnh vật. 
 c. Phương thức biểu cảm cũng rất ít khi chỉ tồn tại một mình trong văn biểu cảm. Văn biểu cảm rất cần đến các yếu tố miêu tả hay tự sự.
 d. Văn thuyết minh chủ yếu là để cung cấp những tri thức khoa học. khách quan về con người, sự vật hay hiện tượng. Để có tính chuẩn xác , rõ ràng người thuyết minh phải dùng các yếu tố tự sự hay miêu tả.
 VD: xem các đoạn thuyết minh về hồ Ba Bể SGK Ngữ văn 10 T2
 Văn thuyết minh cũng cần sự hấp dẫn nên rất cần biểu cảm.
 e. Việc vận dụng tổng hợp các phương thức biểu đạt trong văn nghị luận sẽ tìm hiểu ở các lớp trên. 
 CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP. 
 GV pho to câu hỏi và bài tập trong sách tự chọn cho từng học sinh.
 GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi và làm bài tập.
 I. Về biểu đạt và phương thức biểu đạt
 II. Vận dụng tổng hợp các phương thức biểu đạt
CHỦ ĐỀ: NHỮNG NÉT CHÍNH VỀ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA VĂN 
 HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM QUA CÁC TÁC PHẨM TRONG CHƯƠNG TRÌNH 
 NGỮ VĂN 10.
 (4 Tiết).
I. Kết quả cần đạt :Giúp HS
 - Nắm được những đặc điểm lịch sử xã hội tác động đến sự phát triển của văn học trung đại Việt Nam.
 - Nắm được những nét chính về nội dung và nghệ thuật của văn học trung đại Việt Nam.
 - Thấy được vai trò, ý nghĩa của tác phẩm văn học trung đại trong chương trình Ngữ văn 10 đối với đời sống tinh thần và sự phát triển của văn học dân tộc.
II. Phương pháp: thảo luận, nêu vấn đề, trả lời câu hỏi.
 III. Phương tiện: Sách chủ đề bám sát, một số tài liệu có liên quan.
 IV. Tiến trình dạy học:
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ
3.Bài mới:
Hoạt động t

File đính kèm:

  • docGA bam sat 10.doc