Giáo án Âm nhạc lớp 4

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

- Học sinh hát đúng và thuộc bài: Em yêu hòa bình.

- Qua bài hát giáo dục các em lòng yêu hòa bình, yêu quê hương đất nước.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Chép sẵn nội dung bài hát lên bảng, nhạc cụ (thanh phách).

- Học sinh: Thanh phách.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

1. Ổn định tổ chức (1)

2. Kiểm tra bài cũ (4)

- Gọi 3 em lên bảng hát lại 1 trong 3 bài hát đã học ở tiết trước.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

3. Bài mới (25)

a. Giới thiệu bài:

Giờ học hôm nay cô sẽ dạy các em hát 1 bài hát nói về chủ đề hòa bình

b. Nội dung:

- Giáo viên giới thiệu về nội dung ý nghĩa của bài hát và giới thiệu tên tác giả.

- Giáo viên hát mẫu cho cả lớp nghe.

- Trước khi vào học hát giáo viên cho học sinh luyện cao độ:

Đồ - Rê - Mi - Pha - Son - La - Xi - Đô

- Dạy học sinh hát từng câu:

Em yêu hòa bình, yêu đất nước Việt Nam

Yêu từng gốc đa bờ tre đường làng

Em yêu xóm lòng nơi mà em khôn lớn

Yêu những mái trường rộn rã lời ca

Em yêu có đàn cò trắng bay xa

- Tổ chức cho học sinh hát cả bài nhiều lần cho thuộc.

- Lưu ý: Đảo phách

Dòng sông hai bên bờ xanh thắm

- Giáo viên hướng dẫn và cho học sinh hát đúng giai điệu chỗ đảo phách này.

- Tổ chức cho học sinh hát dưới nhiều hình thức.

- Cho cả lớp hát kết hợp với gõ đệm theo nhịp 2 và theo tiết tấu lời ca.

4. Củng cố dặn dò (4)

- Giáo viên bắt nhịp cho cả lớp hát lại bài hát này 1 lần kết hợp với gõ đệm theo nhịp 2.

- Gọi 2 - 3 em lên hát trước lớp.

- Giáo viên nhận xét tinh thần giờ học.

- Dặn dò: Về nhà ôn lại nội dung bài hát và cách gõ đệm.

- 3 em lên bảng hát

- Học sinh lắng nghe

- Cả lớp nghe giáo viên hát mẫu

- Học sinh luyện cao độ

- Học sinh hát từng câu theo lối móc xích cho đến hến bài.

- Học sinh hát kết hợp cả bài nhiều lần cho thuộc.

- Bàn - tổ - dãy.

- Hát kết hợp gõ đệm bằng thanh phách theo nhịp 2 và theo tiết tấu lời ca.

- Cả lớp hát lại 1 lần.

- 2 - 3 cá nhân học sinh hát trước lớp.

 

doc58 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 913 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Âm nhạc lớp 4, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t 1 lần.
- Cho cả lớp ôn lại bài hát dưới nhiều hình thức: Cả lớp - dãy - tổ
- Tổ chức cho 2 nhóm hát: 1 nhóm hát, 1 nhóm gõ đệm theo nhịp và ngược lại
- Hướng dẫn học sinh tập một số động tác phụ họa đơn giản.
* TĐN số 3 cùng bước đều
- Cho học sinh luyện đọc cao độ
- Cho học sinh luyện đọc tiết tấu, vỗ tay theo hình tiết tấu
- Cho học sinh tập đọc nhạc số 3.
- Cho học sinh quan sát bài chép sẵn trên bảng.
? Trong bài đọc nhạc số 3 có những hình nốt gì
? So sánh 6 nhịp đầu và 6 nhịp sau có chỗ nào giống nhau và khác nhau
- Giáo viên dạy học sinh đọc chậm, rõ ràng từng nốt, từng câu một.
- Đọc tiếp nối 2 câu 1.
- Đọc nhạc kết hợp với ghép lời ca, tổ 1 đọc nhạc, tổ 2 hát lời ca và ngược lại
4. Củng cố dặn dò (4’)
- Giáo viên tổng kết bài, nhận xét giờ học.
- Dặn dò: Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài tiết sau.
- Cả lớp hát
- Học sinh hát
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh ôn lại bài hát
- Cả lớp lắng nghe
- Ôn lại bài hát cả lớp, dãy, tổ
- 1 nhóm hát, 1 nhóm gõ đệm theo nhịp
- Học sinh luyện cao độ
- Học sinh luyện đọc và gõ tiết tấu
- Nốt đen và nốt trắng
- Học sinh trả lời
- Học sinh tập đọc nhạc bài số 3 theo hướng dẫn của giáo viên
- Đọc nhạc + ghép lời ca.
Ngày soạn:26/11/06
Ngày dạy:29/11/06
Tuần 12:
Bài 12: học hát bài cò lả
I. Mục tiêu cần đạt:
- Học sinh cảm nhận được tính chất âm nhạc vui tươi, trong sáng, mượt mà của bài cò lả dân ca đồng bằng Bắc Bộ và tinh thần lao động lạc quan, yêu đời của người nông dân được thể hiện ở lời ca.
- Học sinh hát đúng giai điệu và lời ca, biết thể hiện những chỗ có luyến trong bài hát.
- Giáo dục học sinh yêu quý dân ca và trân trọng người lao động.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Nhạc cụ, bản đồ Việt Nam.
- Học sinh: Sách giáo khoa, nhạc cụ.
III. Phương pháp:
- Làm mẫu, tổng quát, giảng giải, đàm thoại, phân tích, thực hành, lý thuyết.
Iv. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (4’)
- Gọi 3 em lên bảng đọc bài TĐN số 3 cùng bước đều.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới (26’)
a. Giới thiệu bài:
- Bài cò lả là dân ca của đồng bằng Bắc Bộ, bài hát này ca ngợi về cuộc sống của người lao động ở đây như thế nào, tiết học .
b. Nội dung:
- Dạy bài hát mới
- Giáo viên chỉ trên bản đồ Việt Nam giới thiệu sơ lược về vùng đồng bằng Bắc Bộ.
* Hoạt động 1: Dạy hát
- Giáo viên hát mẫu 1 lần
- Trước khi vào học hát giáo viên cho học sinh luyện cao độ o, a
- Cho học sinh đọc lời ca theo tiết tấu
- Dạy học sinh hát từng câu:
Con cò, cò bay lả lả bay la
Bay từ cửa phủ, bay ra cánh đồng
Tình tính tang, tang tính tình
ơi bạn rằng, ơi bạn ơi bạn có nhớ nhớ hay chăng, rằng có biết, biết hay chăng
- Tổ chức cho học sinh hát theo nhóm, bàn, tổ, dãy.
? Ngoài bài dân ca Bắc Bộ em còn biết những loại dân ca nào nữa
- Cho học sinh nghe hát bài trống cơm (giáo viên hát cho cả lớp nghe) giới thiệu về nhạc cụ trống cơm.
* Hoạt động 2: Luyện tập
- Luyện tập theo bàn - tổ - dãy.
- Luyện tập hát cá nhân.
4. Củng cố dặn dò (4’)
? Tiết hôm nay các em được học hát bài dân ca gì
- Gọi 2 em hát trước lớp.
- Dặn dò: Về nhà học bài chuẩn bị bài cho giờ sau.
- Cả lớp hát 1 bài
- 3 em lên bảng
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh theo dõi, quan sát trên bản đồ.
- Cả lớp nghe
- Học sinh đọc cao độ
- Học sinh học hát theo hướng dẫn của giáo viên
- Dân ca Ba-na, dân ca Nam Bộ
- Luyện tập theo bàn - tổ - dãy
- Luyện tập cá nhân.
Ngày soạn:3/12/06
Ngày dạy:6/12/06
Tuần 13
Bài 13: ôn bài hát cò lả
Tập đọc nhạc: tđn số 4
I. Mục tiêu cần đạt:
- Học sinh hát đúng giai điệu và lời ca bài “cò lả” thể hiện tính chất mềm mại của bài dân ca.
- Đọc đúng cao độ, trường độ bài TĐN số 4 con chim ri và ghép lời.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Nhạc cụ, chép sẵn bài TĐN số 4 lên bảng.
- Học sinh: Nhạc cụ.
III. Phương pháp:
- Làm mẫu, giảng giải, đàm thoại, lý thuyết, thực hành.
Iv. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (4’)
- Gọi 3 em lên bảng hát bài “cò lả”
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới (26’)
a. Giới thiệu bài:
- Tiết học hôm nay các em sẽ ôn lại bài hát cò lả và tập đọc nhạc bài TĐN số 4
b. Nội dung:
* Ôn tập bài hát “Cò lả”
- Giáo viên hát lại bài hát cò lả cho cả lớp nghe.
- Bắt nhịp cho học sinh hát ôn lại bài hát 2 - 3 lần chú ý sửa sai cho học sinh
- Giáo viên hướng dẫn học sinh hát phần xướng và phần xô
+ Phần 1 (phần xướng) từ con cò  ra cánh đồng.
+ Phần 2 (phần xô) từ tình tính tang  nhớ hay chăng
- Chia lớp thành 2 tổ, 1 tổ hát phần xướng, 1 tổ hát phần xô và ngược lại.
* Tập đọc nhạc: TĐN số 4
- Cho học sinh luyện đọc cao độ
- Cho học sinh luyện tập đọc và gõ tiết tấu
- Giáo viên giới thiệu bài TĐN số 4 trên bảng
- B1: Cho học sinh tập đọc từng nốt ở từng câu
- B2: Cho học sinh phép cao độ với trường độ
- B3: Đọc nốt nhạc và ghép lời ca
4. Củng cố dặn dò (4’)
- Giáo viên tổng kết bài cho cả lớp đọc nhạc và lời của bài TĐN số 4.
- Dặn dò: Về nhà ôn bài, chuẩn bị bài cho giờ sau.
- Cả lớp hát.
- 3 em lên bảng hát
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh hát ôn lại bài hát.
- Học sinh tập hát phần xô và phần xướng
- Học sinh luyện đọc cao độ
Đ - R - M - P - S - S - P - M - R - Đ
- Học sinh đọc và gõ tiết tấu
- Đọc nốt nhạc trên khuông
- Ghép cao độ, trường độ
- Ghép lời ca
Ngày soạn:10/12/06
Ngày dạy:13/12/06
Tuần 14:
Bài 14: ôn ba bàI hát trên ngựa ta phi nhanh - khăn quàng thắm mãi vai em và bài cò lả - nghe nhạc
I. Mục tiêu cần đạt:
- Học sinh hát đúng cao độ trường độ 3 bài hát. Học thuộc lời ca, tập hát diễn cảm.
- Học sinh hăng hái tham gia các hoạt động kết hợp với bài hát và mạnh dạn lên biểu diễn trước lớp.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Nhạc cụ, sách giáo viên.
- Học sinh: Nhạc cụ, sách giáo khoa.
III. Phương pháp:
- Làm mẫu, giảng giải, đàm thoại, phân tích, lý thuyết, thực hành.
Iv. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (4’)
- Gọi học sinh lên bảng hát bài “Cò lả”
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới (26’)
a. Giới thiệu bài:
- Tiết âm nhạc hôm nay các em sẽ ôn lại 3 bài hát đã học. Đó là những bài 
- Giáo viên ghi đầu bài lên bảng.
b. Nội dung:
* Nội dung 1: Ôn bài “Trên ngựa ta phi nhanh”
- Giáo viên bắt nhịp cho học sinh hát ôn lại bài hát này dưới các hình thức: Cả lớp, dãy, tổ, nhóm
- Giáo viên nhận xét sửa sai cho học sinh
- Gọi 2 - 3 nhóm lên bảng biểu diễn trước lớp.
* Nội dung 2: Ôn bài “Khăn quàng thắm mãi vai em”
- Cho học sinh hát ôn lại bài hát trên.
- Cho học sinh hát kết hợp gõ đệm theo phách, theo nhịp.
- Gọi 2 - 3 nhóm lên bảng biểu diễn trước lớp.
* Nội dung 3: Ôn bài “Cò lả”
- Cho học sinh ôn tương tự như 2 bài trên
- Gọi từng bàn lên biểu diễn hát kết hợp với động tác phụ họa.
* Nội dung 4: Nghe nhạc
- Giáo viên hát cho học sinh nghe bài hát “Ru con” dân ca Xơ-đăng (Tây Nguyên)
- Giáo viên giới thiệu sơ lược về bài hát
- Giáo viên hát lại lần 2 cho học sinh nghe
4. Củng cố dặn dò (4’)
- Cho cả lớp hát lại 3 bài hát mỗi bài 1 lần.
- Giáo viên nhận xét tinh thần giờ học
- Dặn dò: Về nhà ôn lại 3 bài hát trên cho thuộc, chuẩn bị cho bài tiếp sau.
- Cả lớp hát
- 3 em lên bảng hát
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh ôn lại bài hát theo hướng dẫn của giáo viên.
- Học sinh ôn 2 - 3 lần
- 2 - 3 nhóm lên bảng biểu diễn
- Học sinh hát kết hợp với vận động phụ họa.
- Học sinh nghe hát
Ngày soạn:17/12/06
Ngày dạy:20/12/06
Tuần 15:
Bài 15: học bài hát giấc mơ của bé
I. Mục tiêu cần đạt:
- Học sinh hát đúng giai điệu và lời ca, thể hiện tình cảm của bài hát.
- Qua bài hát giáo dục học sinh lòng yêu mến trẻ.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Nhạc cụ, chép sẵn bài hát lên bảng.
- Học sinh: Nhạc cụ, sách giáo khoa.
III. Phương pháp:
- Làm mẫu, giảng giải, đàm thoại, lý thuyết, thực hành.
Iv. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (4’)
- Gọi học sinh lên bảng hát 1 trong 3 bài hát đã ôn tập ở tiết trước.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới (26’)
a. Giới thiệu bài:
- Tiết học hôm nay cô sẽ dạy các em một bài hát ngoài chương trình 
b. Nội dung:
- Giáo viên hát mẫu bài hát trên bảng 1 lần.
- Giáo viên giới thiệu về tác giả, tác phẩm.
- Dạy học sinh hát từng câu theo lối móc xích trước khi vào học hát giáo viên cho học sinh luyện cao độ
- Dạy hát từng câu.
Trời thu trong xanh, xanh ngòai cửa sổ
Bé nằm bé ngủ, sao đôi môi mỉm cười
Phải chăng trong mơ em đang mơ thấy.
Bao trò chơi mới đều dành cho em
Con voi đánh trống, con gấu thổi kèn, bóng bay xanh đỏ, bay đầy quanh em, ước mơ nho nhỏ cho môi em cười
- Cho học sinh hát kết hợp cả bài
- Hát kết hợp với gõ đệm theo nhịp, theo phách và theo tiết tấu lời ca
* Luyện tập:
- Tổ chức cho học sinh luyện tập hát theo tổ, bàn, dãy bàn
- Luyện tập theo hình thức cá nhân
4. Củng cố dặn dò (4’)
- Cho cả lớp hát lại bài hát 1 lần
- Gọi 1 - 2 em hát trước lớp
- Dặn dò: Về nhà ôn lại bài hát, chuẩn bị bài tiếp sau.
- Cả lớp hát
- 3 em lên bảng hát
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh luyện cao độ
Đ - R - M - P - S - L - S - Đ
- Học sinh hát theo sự điều khiển của giáo viên.
- Luyện theo bàn, tổ, dãy
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tuần 16:
Bài 16: ôn bài hát giấc mơ của bé
I. Mục tiêu cần đạt:
- Học sinh hát đúng giai điệu và thuộc lời ca bài “Giấc mơ của bé”.
- Giáo dục các em lòng yêu mến các em nhi đồng
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Nhạc cụ, sách giáo khoa
- Học sinh: Nhạc cụ, sách giáo khoa, vở.
III. Phương pháp:
- Làm mẫu, giảng giải, đàm thoại, lý thuyết, thực hành.
Iv. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (4’)
- Gọi 2 học sinh lên bảng hát bài “Giấc mơ của bé”.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới (26’)
a. Giới thiệu bài:
- Tiết âm nhạc hôm nay cô cùng các em sẽ ôn lại bài hát “Giấc mơ của bé”
- Giáo viên ghi đầu bài lên bảng
b. Nội dung:
- Cho học sinh luyện cao độ o, a
* Ôn lại bài hát:
- Giáo viên bắt nhịp cho học sinh hát ôn lại bài hát dưới nhiều hình thức cả lớp, dãy, tổ.
- Giáo viên nghe sửa sai cho học sinh
- Tổ chức cho học sinh hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu, phách và nhịp 2/4
- Cho học sinh hát kết hợp tập một số động tác phụ họa đơn giản.
- Gọi 2 - 3 nhóm học sinh lên bảng biểu diễn trước lớp.
- Giáo viên nhận xét tuyên dương
4. Củng cố dặn dò (4’)
- Giáo viên tổng kết lại nội dung bài.
- Cho cả lớp hát lại bài hát 1 lần.
- Dặn dò: Về nhà ôn lại bài hát và các bài hát đã học từ đầu năm.
- Cả lớp hát
- 2 em lên bảng hát
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh luyện cao độ
- Học sinh ôn lại bài hát dưới sự hướng dẫn của giáo viên
- Hát kết hợp gõ đệm
- Hát + phụ họa
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tuần 17:
Bài 17: ôn tập
I. Mục tiêu cần đạt:
- Ôn các bài hát đã học, yêu cầu hát đúng và thuộc lời của 6 bài hát đã học từ tuần 2 đến tuần 16.
- Ôn tập đọc nhạc:
- Tập đọc thang âm 5 nốt: Đô - Rê - Mi - Pha - Son và Son - Pha - Mi - Rê - Đô
- Tập các âm hình tiết tấu.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Sách giáo khoa, sách giáo viên, nhạc cụ âm nhạc
- Học sinh: Nhạc cụ, sách giáo khoa, vở.
III. Phương pháp:
- Giảng giải, đàm thoại, thực hành, lý thuyết.
Iv. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ
- Kết hợp kiểm tra trong tiết ôn.
3. Bài mới (26’)
a. Giới thiệu bài:
- Tiết hôm nay chúng ta sẽ ôn lại 6 bài hát đã học và tập đọc thang âm 5 nốt
b. Nội dung:
* Hoạt động 1: Ôn tập 6 bài hát đã học
? Em hãy kể tên những bài hát đã được học trong học kỳ qua
- Giáo viên bắt nhịp cho cả lớp hát ôn lại lần lượt 6 bài hát trên mỗi bài 2 - 3 lần
- Giáo viên chú ý sửa giai điệu cho học sinh.
* Hoạt động 2:
- Tập đọc thang âm 5 nốt hướng dẫn học sinh cách đọc và luyện đọc.
- Cho học sinh ôn tập các hình tiết tấu của bài TĐN 1, 2, 3
- Giáo viên nhận xét tuyên dương
4. Củng cố dặn dò (4’)
- Giáo viên tổng kết nội dung bài
- Nhận xét tinh thần giờ học chuẩn bị cho tiết sau kiểm tra học kỳ I
- Học sinh lắng nghe
1. Em yêu hòa bình
2. Bạn ơi lắng nghe
3. Trên ngựa ta phi nhanh
4. Khăn quàng thắm mãi vai em
5. Cò lả
6. Giấc mơ của bé
- Học sinh ôn lại 6 bài hát
- Luyện đọc thang âm
- Tập gõ tiết tấu theo hình (gõ theo phách, nhịp)
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tuần 18:
Bài 18: kiểm tra học kỳ I
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tuần 19:
Bài 19: học hát bài chúc mừng
Một số hình thức trình bày bài hát
I. Mục tiêu cần đạt:
- Hát đúng giai điệu, thuộc lời ca của bài hát, bước đầu học sinh nhận biết được sự khác nhau giữa nhịp 3 và nhịp 2.
- Biết bài hát chúc mừng là một bài hát Nga, tính chất âm nhạc nhịp nhàng, vui tươi.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Sách giáo khoa, nhạc cụ, chép sẵn bài hát lên bảng
- Học sinh: Sách giáo khoa, vở, nhạc cụ.
III. Phương pháp:
- Tổng quát, giảng giải, đàm thoại, làm mẫu, thực hành, lý thuyết.
Iv. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (3’)
- Kiểm tra khâu chuẩn bị nhạc cụ của học sinh
3. Bài mới (25’)
a. Giới thiệu bài:
- Tiết hôm nay cô sẽ dạy các em học hát một bài hát Nga do 
b. Nội dung:
- Giáo viên hát mẫu cho cả lớp nghe
- Giáo viên giới thiệu sơ lược về tác giả tác phẩm
- Trước khi vào học hát cho học sinh luyện cao độ o, a.
* Hoạt động 1: Giáo viên dạy học sinh hát từng câu:
Cùng đàn cùng hát vang lừng, nhịp nhàng cùng hát vui bên người thân. Nhớ mãi phút giây êm đềm, sống bên nhau bao bạn hiền, hát lên tình thiết tha lâu bền.
* Hoạt động 2:
- Cho học sinh hát cả bài vài lần cho thuộc.
- Giáo viên cho học sinh hát kết hợp gõ đệm theo phách.
- Cho học sinh hát kết hợp với gõ đệm theo nhịp 3.
* Hoạt động 3:
- Giáo viên cho học sinh hát kết hợp vận động theo nhịp 3 rồi hướng dẫn học sinh vận động phụ họa.
- Phách mạnh (ô nhịp thứ nhất) nhún chân về bên trái.
- Phách mạnh (ô thứ 2) nhún chân về bên phải
- Vừa hát toàn thân đung đưa nhịp nhàng, uyển chuyển cho đến hết bài
- Gọi một vài nhóm lên bảng thể hiện trước lớp.
4. Củng cố dặn dò (4’)
- Gọi 1 em hát lại toàn bộ bài “Chúc mừng”.
- Cho cả lớp hát lại bài hát 1 lần.
- Dặn dò: Về nhà tập hát kết hợp với vận động và chuẩn bị cho tiết sau.
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh theo dõi
- Luyện cao độ
- Học sinh hát từng câu theo hướng dẫn của giáo viên
- Học sinh kết hợp hát cả bài
- Hát kết hợp gõ đệm theo phách
- Tập hát kết hợp với vận động phụ họa
- Đại diện 1 - 2 nhóm lên trình bày trước lớp.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tuần 20:
Bài 20: ôn tập bài hát chúc mừng
Tập đọc nhạc: TĐN số 5
I. Mục tiêu cần đạt:
- Học sinh hát đúng, tính chất nhịp nhàng, vui tươi của bài hát.
- Tập trình diễn bài hát kết hợp vận động phụ họa.
- Học sinh đọc thang âm: Đô - rê - mi - son - la và đọc đúng bài TĐN.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Chép sẵn bài TĐN lên bảng và nhạc cụ.
- Học sinh: Nhạc cụ, sách giáo khoa.
III. Phương pháp:
- Tổng quát, giảng giải, đàm thoại, phân tích, lý thuyết, thực hành.
Iv. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 3 em lên bảng hát bài “Chúc mừng”.
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới (26’)
a. Giới thiệu bài:
- Trong tiết học hôm nay các em sẽ ôn lại bài hát “Chúc mừng” và tập đọc nhạc bài TĐN số 5
b. Nội dung:
* Hoạt động 1: Ôn bài hát “Chúc mừng”
- Giáo viên chỉ huy cho học sinh ôn tập bài hát một vài lượt dưới nhiều hình thức cả lớp, dãy, tổ, nhóm.
- Tổ chức cho học sinh hát kết hợp thể hiện một số động tác phụ họa (cả lớp, nhóm)
* Hoạt động 2: TĐN số 5
? Nhìn vào bài đọc nhạc em cho biết cao độ từ thấp đến cao
? Trong bài có những hình nốt gì
- Cho học sinh luyện cao độ
Đ - R - M - S - L
- Cho học sinh thực hành gõ thanh phách nhiều lần
- Hướng dẫn cách gõ đệm có nốt móc đơn
- Cho học sinh tập gõ đệm theo tiết tấu
- Cho học sinh đọc nhạc rồi ghép lời bài TĐN số 5: Hoa bé ngoan
Nhạc và lời: Hoàng Văn Yến
- Tổ chức cho học sinh hát với nhiều hình thức cả lớp, nhóm, dãy bàn.
4. Củng cố dặn dò (4’)
- Cho học sinh hát lại bài hát và bài TĐN số 5 một lần.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò: Về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài tiết sau.
- Cả lớp hát 1 bài
- 3 học sinh lên bảng thể hiện
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh ôn lại bài hát theo yêu cầu của giáo viên.
- Hát kết hợp một số động tác phụ họa
- Đô - Rê - Mi - Son - La
- Nốt móc đơn nốt đen và nốt trắng
- Học sinh làm theo yêu cầu của giáo viên
- Học sinh gõ đệm theo tiết tấu
- Học sinh đọc nhạc và ghép lời ca theo hướng dẫn của giáo viên.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tuần 21:
Bài 21: học hát bài bàn tay mẹ
I. Mục tiêu cần đạt:
- Hát đúng giai điệu và lời ca.
- Cho học sinh tập cách hát có luyến xuống, mỗi tiếng là 2 móc đơn (một phách).
- Qua bài hát nhắn như các em càng thêm biết ơn và kính yêu mẹ.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Chép sẵn nhạc và lời của bài hát lên bảng, thanh phách.
- Học sinh: Nhạc cụ, sách giáo khoa.
III. Phương pháp:
- Giảng giải, đàm thoại, phân tích, thảo luận, lý thuyết, thực hành.
Iv. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (4’)
- Gọi học sinh đọc bài TĐN số 5
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới (25’)
a. Giới thiệu bài:
- Mẹ là người nuôi nấng, chăm sóc, dạy bảo chúng ta thành người.
b. Nội dung:
- Giáo viên hát cho cả lớp nghe lần 1.
- Giáo viên giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm.
* Hoạt động 1: Dạy học sinh hát từng câu theo lối móc xích.
“Bàn tay mẹ bế chúng con, bàn tay mẹ chăm chúng con. Cơm con ăn tay mẹ nấu, nước con uống tay mẹ đun. Trời nóng bức gió từ tay mẹ con ngủ ngon. Trời giá rét cũng vòng tay mẹ ủ ấm con. Bàn tay mẹ vì chúng con, từ tay mẹ con lớn khôn”.
- Cho học sinh hát kết hợp cả bài (2 - 4 lần).
* Hoạt động 2:
- Cho học sinh hát kết hợp với gõ nhịp theo phách, theo nhịp.
- Cho học sinh hát kết hợp với một số động tác phụ họa (giáo viên hướng dẫn mẫu).
- Gọi 1 vài cá nhân, hoặc nhóm lên bảng biểu diễn trước lớp.
* Hoạt động 3:
? Em hãy kể tên một số bài hát viết về mẹ mà em biết
? Em có thể hát bài hát mà ca ngợi về mẹ cho cả lớp nghe được không
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương học sinh.
- Giáo viên đọc bài thơ “Gió từ tay mẹ” trong sách giáo khoa cho cả lớp nghe.
4. Củng cố dặn dò (4’)
- Bắt nhịp cho cả lớp hát lại bài hát 1 lần.
- Giáo viên nhận xét tinh thần giờ học.
- Dặn dò: Về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài tiếp sau.
- Cả lớp hát 1 bài.
- 2 em lên bảng đọc
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh lắng nghe
- Học hát từng câu theo hướng dẫn của giáo viên
- Học sinh hát cả bài
- Hát kết hợp với gõ đệm theo phách, theo nhịp.
- Thi biểu diễn trước lớp.
- Lời ru của mẹ, chỉ có một trên đời 
- Học sinh hát
- Học sinh lắng nghe.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tuần 22:
Bài 22: ôn bài hát bàn tay mẹ
Tập đọc nhạc: TĐN số 6
I. Mục tiêu cần đạt:
- Học sinh hát chuẩn xác bài hát và biết thể hiện một vài động tác phụ họa.
- Học sinh đọc thang âm Đô - Rê - Mi - Son với âm hình tiết tấu có nốt trắng, nốt đen và móc đơn.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Nhạc cụ, chép sẵn bài TĐN số 6 lên bảng
- Học sinh: Nhạc cụ, sách giáo khoa.
III. Phương pháp:
- Giảng giải, đàm thoại, phân tích, lý thuyết, thực hành.
Iv. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 3 em lên bảng hát bài “Bàn tay mẹ”.
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới (25’)
a. Giới thiệu bài:
- Tiết âm nhạc hôm nay chúng ta sẽ ôn lại bài hát  và TĐN bài số 6
b. Nội dung:
* Hoạt động 1: Ôn bài hát “Bàn tay mẹ”
- Giáo viên bắt nhịp cho học sinh hát ôn lại bài hát dưới nhiều hình thức cả lớp, dãy, bàn, tổ.
- Gọi 2 - 3 nhóm học sinh lên thể hiện bài hát trước lớp.
- Cho học sinh hát kết hợp gõ đệm theo nhịp và phách, kết hợp với vận động phụ họa.
* Hoạt động 2: TĐN số 6
- Luyện cao độ
- Hướng dẫn học sinh luyện cao độ
- Luyện tập tiết tấu yêu cầu học sinh lấy thanh phách ra tập gõ tiết tấu.
- Hướng dẫn học sinh luyện đọc nhạc và ghép lời ca bài TĐN số 6 múa vui
- Tổ chức cho 1 dãy đọc nhạc, 1 dãy hát lời ca và ngược lại.
- Gọi cá nhân, 1 vài nhóm lên bảng hát lại bài TĐN số 6.
4. Củng cố dặn dò (4’)
- Cho cả lớp hát lại bài hát và bài TĐN 1 lần.
- Giáo viên nhận xét tinh thần giờ học.
- Dặn dò: Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài tiết sau.
- Cả lớp hát
- 3 em lên bảng hát
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh hát ô

File đính kèm:

  • docam_nhac.doc
Giáo án liên quan