Giáo án Âm nhạc cấp Tiểu học - Tuần 2 - Năm học 2020-2021
Khối 4 Âm nhạc
ÔN TẬP 3 BÀI HÁT
VÀ CÁC KÝ HIỆU GHI CHÉP NHẠC ĐÃ HỌC Ở LỚP 3
I. MỤC TIÊU :
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca của 3 bài hát đã học ở lớp 3
- Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc vận động theo bài hát
+ .Biết hát đúng giai điệu và thuộc lời ca
- Nhớ một số ký hiệu ghi nhạc đã học
II. CHUẨN BỊ:
GV - Nhạc cụ, nhạc cụ gõ, băng đĩa nhạc
HS . Sách tập hát
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU
Hs hát bài: Cùng múa hát dưới trăng
1. Phần mở đầu:
Luyện âm: Hs luyện âm theo đàn
Gv giới thiệu nội dung bài học
2. Phần hoạt động:
Thứ Ba, ngày 22 tháng 9 năm 2020 Tuần 2: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CĐ. TRƯỜNG TIỂU HỌC Tiết 2: LÀM QUEN VỚI BẠN MỚI 1. Mục tiêu Sau hoạt động, HS có khả năng: - Nhanh chóng làm quen với các bạn học mới ở lớp 1 và ở trường tiểu học - Biết trò chuyện, trao đổi với các bạn cùng lớp về cảm xúc của bản thân mình. - Phấn khởi, mạnh dạn, tự tin khi làm quen, trò chuyện cùng các bạn trong lớp 2. Chuẩn bị - Tranh ảnh về khung cảnh buổi gặp gỡ của HS lớp 1 với các HS trong trường tiểu học - Những bông hoa và những món quà nhỏ phục vụ cho các hoạt động 1 và 2 - Lựa chọn một số bài hát phù hợp với HS lớp 1 3. Các hoạt động cụ thể: 1. Hoạt động 1: Giới thiệu và làm quen. ( 10 phút) a) Mục tiêu Giúp HS làm quen, tìm hiểu về nhau và gắn mối quan hệ bạn bè trong lớp học b) Cách tiến hành - GV tổ chức cho HS tham gia hoạt động “Giới thiệu và làm quen” ở ngay tại sân trường. HS đứng thành vòng tròn, GV làm mẫu: cầm một bông hoa giới thiệu về mình (họ tên, tuổi, sở thích, thói quen). Sau đó, GV mời em lớp trưởng tự giới thiệu về bản thân mình rồi tặng hoa cho bạn khác - Trò chơi cứ thế tiếp diễn cho đến khi hết lượt HS trong lớp. Sau đó GV có thể gọi bất kì một HS nào đó và yêu cầu em nói tên bạn bên cạnh hoặc tên bạn lớp trưởng hay tên cô giáo c) Kết luận Trong lớp có nhiều bạn với những đặc điểm, tính cách, sở thích khác nhau. Việc tìm hiểu về cô giáo và các bạn trong cả lớp qua các hoạt động tự giới thiệu và nhận diện nhau giúp HS tự tin trước tập thể, bước đầu tạo những gắn kết trong mối quan hệ bạn bè 2.Hoạt động 2: Tìm bạn cùng sở thích a) Mục tiêu Giúp HS biết cách chia sẻ, thể hiện sở thích của bản thân để kết bạn cùng sở thích b) Cách tiến hành GV tổ chức cho HS tham gia hoạt động “Tìm bạn cùng sở thích” như sau: - HS cùng nhau đứng ở một góc sân trường để thực hiện hoạt động. GV hỏi để tìm đại diện một vài em với các sở thích khác nhau như: thích hát, thích múa, thích đá bóng, thích nhảy dây. GV nêu hiệu lệnh “ Hãy về với bạn cùng sở thích với mình”. HS tự động di chuyển về phía bạn có cùng sở thích - GV quan sát hoạt động của HS, giúp đỡ HS còn đang lúng túng chưa biết chọn bạn nào c) Kết luận. HS bước đầu biết thể hiện sở thích của mình khi tham gia vào hoạt động này và tìm được những người bạn có sở thích giống mình để cùng chia sẻ 3.Củng cố dặn dò: GV tuyên dương những em tham gia tích cực, mạnh dạn tự tin. Gv khuyến khích các em biết thương yêu tôn trọng và giúp đỡ bạn trong lúc khó khăn. Thứ Tư, ngày 23 tháng 9 năm 2020 Khối 3 Âm nhạc Học hát bài: QUỐC CA VIỆT NAM Nhạc và lời Văn Cao I. Mục tiêu: - Biết hát theo giai điệu và lời ca (lời 1). - Có ý thức nghiêm trang khi chào cờ. - Biết tác giả bài hát là nhạc sĩ Văn Cao. II. Chuẩn bị: GV. - Đài, đĩa nhạc, đàn Gv thể hiện chính xác bài hát,chia câu hát hợp lý, giải thích một số từ khó HS . Sách tập hát III. Các hoạt động day- học : 1. Ổn định lớp: Hs hát bài Trên con đường đến trường Gv hướng dẩn Hs luyện âm theo đàn 2. Dạy bài mới: a. Hoạt động 1: Học hát bài: Quốc ca Việt Nam( lời 1) (25 phút) Gv dẫn dắt vào bài - Hs lắng nghe và ghi nhớ Quốc ca Việt Nam được dùng trong nghi lể chào cờ, khi hát hoặc cử nhạc chúng ta phải đứng nghiêm trang và hướng về Quốc kỳ. Bài hát được sáng tác năm 1944 Gv cho Hs nghe giai điệu bài Quốc ca trên đàn Oóc gan Gv cho Hs nghe bài hát Quốc ca Gv hướng dẫn Hs đọc lời ca Gv giải thích từ khó: Đường....... thù; Sa trường - Hs lắng nghe Gv tập hát theo móc xích Gv sửa sai cho Hs về cao độ, trường độ và cách lấy hơi cuối câu hát Hs thực hiện toàn bài theo đàn Luyện tập: Nhóm, tổ, cá nhân Gv nhận xét và biểu dương b. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi (7 phút) ? Bài Quốc ca được hát vào lúc nào? ? Bài còn có tên gọi là gì? ? Khi chào cờ và hát Quốc ca thái độ chúng ta phải như thế nào? Gv hướng dẫn cách chào cờ khi hát Quốc ca Hs thực hiện động tác chào cờ và hát Quốc ca Gv nhận xét và biểu dương 3. Củng cố dặn dò: ( 3 phút) Hs hát bài Quốc ca Việt Nam ( lời 1) Nhắc nhở Hs về nhà học bài Gv nêu ý nghĩa giáo dục: Tinh thần đấu tranh bất khuất của dân tộc qua cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm Thứ Năm, ngày 24 tháng 9 năm 2020 Khối 4 Âm nhạc ÔN TẬP 3 BÀI HÁT VÀ CÁC KÝ HIỆU GHI CHÉP NHẠC ĐÃ HỌC Ở LỚP 3 I. MỤC TIÊU : - Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca của 3 bài hát đã học ở lớp 3 - Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc vận động theo bài hát + .Biết hát đúng giai điệu và thuộc lời ca - Nhớ một số ký hiệu ghi nhạc đã học II. CHUẨN BỊ: GV - Nhạc cụ, nhạc cụ gõ, băng đĩa nhạc HS . Sách tập hát III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU Hs hát bài: Cùng múa hát dưới trăng 1. Phần mở đầu: Luyện âm: Hs luyện âm theo đàn Gv giới thiệu nội dung bài học 2. Phần hoạt động: a. Hoạt động 1: Ôn tập các bài hát đã học ở lớp 3 (15 phút) Gv gợi ý để Hs nhớ lại và nêu đúng tên bài và tác giả các bài hát đã học ở lớp 3 Gv đàn giai điệu - Hs nhận biết giai điệu bài hát đã học Gv đàn – Hs hát ôn các bài hát Gv nhận xét sửa sai cho Hs về cao độ tiết tấu Luyện tập: Theo nhóm và cá nhân Hs hát và vận động theo nhạc Hs lên biểu diễn trước lớp Gv cho Hs thực hiện một số trò chơi Gv nhận xét b. Hoạt động 2: Ôn tập một số ký hiệu ghi nhạc(17 phút) +. Gv hệ thống lại các kiến thức nhạc lý đã học ở lớp 3 và nêu câu hỏi: ? Hãy kể tên các nốt nhạc, dấu lặng, hình nốt đã học? ? Khuông nhạc có mấy dòng và mấy khe? ? Hãy đọc tên các nốt nhạc sau đây? Học sinh đọc Đ R M P S L X Đ +. Gv thực hiện trò chơi khuông nhạc bàn tay để Hs nhớ lại các nốt nhạc đã học Gv viết bài tập lên bảng lớp và hướng dẫn Hs tập chép nhạc Gv quan satsửa sai Gv uốn nắn sửa sai cho Hs và nhận xét 3. Củng cố dặn dò: ( 3 phút) Hs hát bài: Bài ca đi học Gv dặn dò Hs về nhà nhớ học bài Xem trước bài: Em yêu hoà bình Thứ Năm, ngày 24 tháng 9 năm 2020 Khối 2 Âm nhạc ÔN TẬP CÁC BÀI HÁT LỚP 1 Nghe hát: QUỐC CA VIỆT NAM I. Mục tiêu: - Kể tên một và bài hát đã học ở lớp 1. - Biết hát theo giai điệu và lời ca của một số bài hát đã học ở lớp 1 - Biết khi chào cờ có hát Quốc ca phải đứng nghiêm trang. - Biết hát đúng giai điệu và đúng lời ca. II. Giáo viên chuẩn bị. - Đàn- Băng đĩa nhạc. III. Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu. 1. Ổn định lớp: - Gv hướng dẫn HS luyện âm theo đàn. - Hs hát bài Hoà bình cho bé 2. Dạy bài mới: a. Hoạt động 1: Ôn tập các bài hát lớp 1. ( 20 phút) GV đàn giai điệu một số câu trong các bài hát đã học để Hs nhận biết và trả lời theo yêu cầu của Gv. Gv đàn và bắt nhịp - Hs hát ôn các bài hát. Gv nhận xét sửa sai cho Hs . Hs thực hiện toàn bài theo đàn kết hợp gõ đệm theo phách, nhịp, tiết tấu. Hs hát kết hợp vận động theo nhạc. Luyện tập: Theo nhóm, tổ, cá nhân. Gv nhận xét và biểu dương. b. Hoạt động 2: Nghe hát Quốc ca Việt Nam (12 phút) Gv giới thiệu đôi nét về hoàn cảnh ra đời của bài Quốc ca. Gv mở băng nhạc Hs nghe 2 lần. Gv trình bày bài hát 2 lần sau đó nêu câu hỏi để Hs trả lời. ? Bài Quốc ca có tên gọi là gì và được hát lúc nào? - Học sinh trả lời. Tiến quân ca. Được hát khi chào cờ - Gv nhận xét. ? Khi chào cờ và hát Quốc ca thái độ chúng ta như thế nào?- Học sinh trả lời. Nghiêm trang ? Bài hát được sáng tác trong hoàn cảnh như thế nào? - GV nhận xét tuyên dương Gv cho Hs nghe lại toàn bộ giai điệu bài Quốc ca. Gv cho Hs đứng dậy và hướng dẫn động tác chào cờ và nghe hát Quốc ca 2 lần theo giai điệu đàn. 3. Củng cố dặn dò: (3 phút) Nhắc lại nội dung bài học. Chuẩn bị bài học hôm sau. Thứ sáu, ngày 25 tháng 9 năm 2020 Khối 1 Âm nhạc Tiết 2 ÔN TẬP BÀI HÁT : LÁ CỜ VIỆT NAM NGHE NHẠC: QUỐC CA VIỆT NAM TRƯỜNG THỨC ÂM NHẠC : TRỐNG CƠM I. Mục tiêu: Sau khi học xong học sinh có khả năng. 1.Kiến thức: - Biết hát bài hát theo giai điệu của bài hát - Cảm nhận của mình khi nghe bài hát “ Quốc Ca” - Hiểu được nhạc cụ trống cơm làm bằng chất liệu gì,cách sử dụng khi sử dụng biểu diễn 2 Kỹ năng: - Rèn cho HS kỹ năng hát và vận động một số động tác cơ bản. - Hiểu được nhạc cụ trống cơm 3. Thái độ: -Thầy cô trong nhà trường và gia đình mong các em chăm học hành mai sau bảo vệ Tổ quốc. - Biết quý trọng nhạc cụ Trống cơm vào cuộc sống. II. Chuẩn bị - GV : Nhạc cụ đàn,song loan,trống con. Tranh ảnh và nhạc nền - HS: Sách học,thanh phách. III. Hoạt động dạy- học chủ yếu 1. Ổn định: - Kiểm tra sĩ số, ổn định chỗ ngồi,dụng cụ học tập của học sinh. 2. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 1 học sinh lên trình bày bài theo giai điệu bài hát - Gọi một nhóm lên bảng gõ tay theo nhịp của bài hát. + GV nhận xét 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HS * Nội dung 1: Ôn tập bài( 17 phút) - GV cho học sinh hát nghe lại bài hát kết hợp vỗ tay nhịp nhàng. - GV làm mẫu cho HS quan sát Câu hát Câu 1:Trông lá cờ phấp phới đẹp tươi Câu 2: Giữa nền đỏ có ngôi sao vàng Câu 3:Sao năm cánh huy hoàng biết bao Câu 4: Đẹp vô cùng lá cờ Việt Nam Động tác Câu 1: Đưa tay hướng ra phía trước,bàn tay mở hướng lên trên. Câu 2: Đưa tay trái hướng ra phía trước,bàn tay mở hướng lên trên Câu 3: Hai bàn tay bắt chéo lên ngực, nghiêng người sang hai bên Câu 4: Đưa tay phải hướng lên cao,mắt nhìn theo tay - GV cho một học sinh có năng khiếu trình bày lại - GV cho luyện tập theo nhóm bằng các hình thức: Cá nhân và cả nhóm -> GV mời một vài nhóm lên trình bày và nhận xét tuyên dương *Nội dung 2: Nghe nhạc(8 phút) GV giới thiệu: Quốc Ca Việt nam là bài hát nghi lễ,do nhạc sĩ Văn Cao sáng tác - Khi nghe hát bài hát “ Quốc Ca” học sinh phải thực hiện đúng tư thế nghiêm trang,mắt hướng về ảnh Bác Hồ,như đứng chào cờ đầu tuần. - GV cho học sinh nghe bài hát Quốc ca Việt Nam và cảm nhận của mình qua bài hát. - Thể hiện lòng tự hào dân tộc,biết yêu thương đoàn kết học giỏi để mai sau xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. ->GV nhận xét và tuyên dương. * Nội dung 2: Thường thức âm nhạc: trống cơm (12 phút) GV cho HS nghe bài hát Trống cơm - GV giải thích: Nhạc cụ này tên là trống cơm bởi trước khi chơi, người ta thường lấy cơm nếp xoa vào mặt trống để định âm. - GV cho HS xem tranh ảnh trống cơm và nói cách sử dụng - GV có thể cho HS xem tranh các tiết mục biễu diễn của thiếu nhi - GV hỏi xem học sinh tiếp thu: + Bài hát vừa nghe có tên gì? + nhạc cụ này trước khi chơi người ta phải làm gì? + Qua các tiết mục các bạn biễn diễn các em thấy nhạc cụ này có dễ sử dụng ko? -> GV nhận xét và tuyên dương - HS thực hiện theo. - HS quan sát - HS luyện tập một số động tác theo hướng dẫn của GV. - HS thực hiện theo Các nhóm trình bày - HS lắng nghe - HS cảm nhận theo sự hiểu biết của mình - HS trả lời - HS lắng nghe - HS quan sát - HS quan sát - HS trả lời 4. Củng cố và dặn dò (3 phút) + GV chốt lại mục tiêu của bài học - Khen ngợi các em có ý thức luyện tập,hay hát và vận động tốt. + Dặn các em về nhà xem lại các nội dung đã học trong tiết 1 và chuẩn bị bài mới. Thứ Sáu, ngày 25 tháng 9 năm 2020 Âm nhạc Khối 5 ÔN TẬP MỘT SỐ BÀI HÁT ĐÃ HỌC Ở LỚP 4 I. Mục tiêu: - Hát theo giai điệu và đúng lời ca của một số bài hát đã học ở lớp 4. - Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát. - Biết bát đúng giai điệu và thuộc lời ca. - Biết hát kết hợp vận động theo bài hát. II. Chuẩn bị: - Đàn, nhạc cụ gõ, băng đài đĩa nhạc. - Gv hát chuẩn xác các bài hát đã học ở lớp 4. III. Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu 1. Phần mở đầu: (2 phút) - Ổn định lớp: Hs hát bài: Em yêu hoà bình. - Luyện âm: Hs luyện âm theo đàn. - Gv giới thiệu nội dung bài học. 2. Phần hoạt động: a. Hoạt động 1: Hát ôn các bài hát đã học ở lớp 4 (19 phút) Gv yêu cầu Hs nêu tên các bài hát và tác giả đã học ở lớp 4 như: Bài Em yêu hoà bình của nguyễn Đức Toàn, Bài Cò lả dân ca đồng bằng Bắc Bộ, bài Chúc mừng nhạc Nga. ? Bài hát: Em yêu hoà bình viết về chủ đề gì? ? Khi học bài Cò lả em cảm nhận được điều gì? Gv đàn một số giai điệu – Hs nhận biết các bài hát đã học. Gv đàn giai điệu - Hs hát ôn theo đàn. Gv sửa sai cho Hs về cao độ, trường độ và sắc thái của các bài hát. Hs thực hiện toàn bài kết hợp gõ đệm theo phách và nhịp 2. Gv cho Hs thực hiện theo nhóm và cá nhân. Gv nhận xét biểu dương. b. Hoạt động 2: Vận động và biểu diễn (12 phút) Gv đàn một số bài hát: Em yêu hoà bình, Chúc mừng, Cò lả. Hs lên biểu diễn trước lớp. Hs hát và vận động theo nhạc. Gv cho Hs lên biểu diễn trước lớp. Y.cầu: Hs biểu diễn tự tin duyên dáng, động tác mềm mại đúng với từng câu. Gv nhận xét biểu dương. 3. Phần kết thúc: (2 phút) Hs hát múa bài: Bạn ơi lắng nghe, Gv dặn hs về ôn bài ___________________________________________
File đính kèm:
- giao_an_am_nhac_cap_tieu_hoc_tuan_2_nam_hoc_2020_2021.doc