Giáo án Âm nhạc cấp Tiểu học - Tuần 10 - Năm học 2013-2014 - Võ Thị Loan

I / Muc tiêu

- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca

- Biết hát kết hợp vận động phụ họa đơn giản

 Tham gia trò chơi đố vui

II / Đồ dùng dạy học

- GV : nhạc cụ gõ, đàn

- HS : tập bài hát 2, thanh phách

III / Các hoạt động dạy học

1. Mở đầu : khởi động bằng bài Thật là hay – kiểm tra 2 HSY hát kết hợp vỗ tay theo nhịp 3 bài Chúc mừng sinh nhật, giới thiệu bài mới: Ôn tập bài hát Chúc mừng sinh nhật

2. Hoạt động

 

doc10 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Ngày: 05/01/2022 | Lượt xem: 273 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Âm nhạc cấp Tiểu học - Tuần 10 - Năm học 2013-2014 - Võ Thị Loan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10 Tiết 10 Lớp 1
 Ngày soạn: 23 tháng 10 năm 2013
 Ngày dạy: 29 tháng 10 năm 2013
Ôn tập 2 bài hát :TÌM BẠN THÂN
 LÍ CÂY XANH
I / Mục tiêu
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca của 2 bài hát.
- Biết hát kết hợp vỗ tay theo bài hát
- Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ đơn giản.
óThuộc lời ca của 2 bài hát
ó Biết gõ đệm theo phách và theo tiết tấu lời ca
óBiết đọc thơ 4 chữ theo tiết tấu bài Lí cây xanh
II / Đồ dùng dạy học
- GV: đàn, nhạc cụ gõ
- HS : Tập bài hát lớp 1, thanh phách
III / Các hoạt động dạy học:
1. Mở đầu : khởi động bằng bài Lí cây xanh – kiểm tra 2 HSY hát kết hợp vỗ tay theo tiết tấu, (HSG hát kết hợp VĐPH), giới thiệu bài mới: Ôn tập 2 bài hát Tìm bạn thân và Lí cây xanh
2. Hoạt động 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
a/ Hoạt dộng 1: Ôn tập bài hát : “Tìm bạn thân”
- Cho HS nghe giai điệu bài hát
- Hỏi HS tên bài hát vừa nghe giai điệu?
- Hướng dẫn HS ôn tập bài hát bằng các hình thức:
+ Đơn ca ( HSG )
+ Song ca (HSY )
- GV nhận xét, khen thưởng, sửa sai 
- Cho HS hát và gõ đệm theo phách 
+ HSG hát vỗ tay theo phách
+ HSY hát vỗ tay theo tiết tấu
- GV gọi HSG tập biểu diễn thể hiện bài hát trước lớp
b/ Hoạt dộng 2: Ôn tập bài hát Lí cây xanh
- Cho HS nghe giai điệu bài 
- Hỏi HS tên bài hát vừa nghe ?
- Hướng dẫn HS ôn tập bài hát bằng nhiều hình thức đơn ca, tốp ca
- Cho học sinh hát và gõ đệm theo tiết tấu lời ca 
- Hướng dẫn HS hát kết hợp VĐPH
c/ Hoạt động 3: Đọc thơ 4 chữ theo tiết tấu bài Lí cây xanh.
Vừa đi vừa nhảy là anh sáo xinh
Giáo dục HS yêu thích ca hát.
- HS chú ý nghe 
- Chỉ nói tên bài hát
- HS thực hiện hát theo hình thức đơn ca, song ca
+ HSG hát VĐPH cùng nhạc đệm 
+ HSY hát theo giai điệu
- HS biết hát vỗ tay theo bài hát
+ HSG hát cùng nhạc đệm
+ HSY chỉ thể hiện theo giai điệu và đúng lời ca
- HSG thực hiện vận động phụ họa đơn giản
Theo bài hát
- HS chú ý nghe 
- Thực hiện theo hướng dẫn
+ HSG hát theo nhạc đệm
+ HSY hát theo giai điệu
- HSG thể hiện hát vỗ tay theo tiết tấu, HSY chỉ thực hiện hát
- HS biết kết hợp hát VĐPH theo bài hát (HSG)
- HS thực hiện đọc theo hướng dẫn của GV(HSY)
+ HSG biết đọc thơ 4 chữ theo tiết tấu của bài Lí cây xanh.
3. Củng cố - dặn dò
- Vài nhóm biểu diễn
- Dặn học sinh học thuộc lời ca bài hát và chuẩn bị bài sau
- Nhận xét chung về thái độ học tập của HS
Tuần 10 Tiết 10 Lớp 2
Ngày soạn: 23 tháng 10 năm 2013
 Ngày dạy: 28 tháng 10 năm 2013
Ôn tập bài hát : CHÚC MỪNG SINH NHẬT
I / Muc tiêu 
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca
- Biết hát kết hợp vận động phụ họa đơn giản
ó Tham gia trò chơi đố vui
II / Đồ dùng dạy học
- GV : nhạc cụ gõ, đàn
- HS : tập bài hát 2, thanh phách
III / Các hoạt động dạy học
1. Mở đầu : khởi động bằng bài Thật là hay – kiểm tra 2 HSY hát kết hợp vỗ tay theo nhịp 3 bài Chúc mừng sinh nhật, giới thiệu bài mới: Ôn tập bài hát Chúc mừng sinh nhật
2. Hoạt động 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
a / Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Chúc mừng sinh nhật
- Hướng dẫn HS ôn tập lại bài hát dưới nhiều hình thức : hát theo nhóm, cá nhân
- Kết hợp gõ đệm theo bài hát
b / Hoạt động 2:Vận động phụ họa
- GV hướng dẫn vận động phụ họa theo bài hát. (HSG có chuẩn bị động tác trước lên thể hiện)
c / Hoạt động 3: Trò chơi đố vui
- GV hát kết hợp gõ phách cho HS phát hiện đâu là bài ở nhịp 2, đâu là bài ở nhịp 3, bằng cách GV gõ đệm : 
+ Nhịp 2/4: phách 1 hai tay chạm vào nhau, phách 2 hai tay đưa ra bên ngoài hai bên.
+ Nhịp 3/4: phách 1 hai tay chạm vào nhau, phách 2 đưa tay phải ra ngoài cơ thể, phách 3 đưa tay trái ra ngoài
- HS tham gia trò chơi.
Giáo dục HS nên nhớ đến ngày sinh của mình và người thân
- HS ôn bài 
- Hát theo giai điệu và đúng lời ca
+ Hát đồng thanh (cả lớp thể hiện)
+ Hát theo nhóm (HSY) 
+ Hát cá nhân (HSG)
- HS hát kết hợp vỗ tay theo bài hát
+HSY hát kết hợp vỗ tay theo tiết tấu
+ HSG hát vỗ tay theo nhịp ¾
- HS thực hiện hát kết vận động phụ họa đơn giản ( HSG thể hiện trước lớp)
- HS thực hiện biểu diễn bài hát
+ HSG hát kết hợp động tác VĐPH
+ HSY hát kết hợp nhún chân nhịp 3
- HS tham gia trò chơi. HS lắng nghe để trả lời. Sai sẽ bị phạt theo lớp đặt ra
- HS kể ngày sinh của người thân
3. Củng cố – dặn dò:
- HS thể hiện lại bài hát Chúc mừng sinh nhật
- Dặn HS học thuộc lời ca bài hát 
- Nhận xét chung
Tuần 10 Tiết 10 Lớp 3
Ngày soạn: 23 tháng 10 năm 2013
 Ngày dạy: 28 tháng 10 năm 2013
Học hát bài: LỚP CHÚNG TA ĐOÀN KẾT
 Nhạc và lời : Mộng Lân
I/ Mục tiêu
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.
- Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
ó Biết gõ đệm theo nhịp, theo tiêt tấu lời ca liên tục.
ó Ca ngợi tình đoàn kết thân ái giữa bạn bè.
II/ Đồ dùng dạy học
- GV: đàn, thanh phách
- HS : tập bài hát lớp 3, thanh phách.
III / Các hoạt động dạy học
1. Mở đầu : khởi động bằng bài Gà gáy – kiểm tra 2 HSY hát kết hợp vỗ tay theo tiết tấu, giới thiệu bài mới: Lớp học chúng ta rất vui hằng ngày các bạn trong lớp đều học tập chăm chỉ, ngoan ngoãn các em thương yêu quý mến, giúp đỡ nhau trong học tập để cùng tiến bộ. Nhạc sĩ Mộng Lân đã sáng tạo bài hát nói lên tình cảm đó học hát bài Lớp chúng ta đoàn kết.
2. Hoạt động 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
a/ Hoạt động 1: Dạy hát 
- GV hát mẫu
- Đọc lời ca
- Dạy hát từng câu, liên kết câu
- GV nhận xét.
(Ở câu thứ tư cần lưu ýnhững tiếng “quyết kết đoàn” “giữ vững bền” “giúp đỡ nhau”)
- GV nhận xét sửa sai
b/ Hoạt động 2: Hát kết hợp với gõ đệm.
- GV hướng dẫn HSgõ đệm theo nhịp.
Lớp chúng mình rất rất vui, anh em ta chan hòa tình thân
- GV hướng dẫn HS gõ đệm theo tiết tấu lời ca
Lớp chúng mình rất rất vui, anh em ta chan hòa tình thân
- GV nhận xét
Giáo dục HS biết thương yêu, giúp đỡ bạn bè cùng tiến bộ theo năm điều Bác Hồ dạy.
- HS lắng nghe
- HS đọc đồng thanh.
- HS luyện tập theo tổ, nhóm, cá nhân.
+ HSY (nhóm)
+ HSG (cá nhân)
- HS thực hiện vừa hát kết hợp gõ đệm:
+ HSG theo nhịp
+ HSY hát theo tiết tấu
- HS nhận xét cách thể hiện bài hát của bạn mình.
- HS lắng nghe.
3. Củng cố – dặn dò:
- Cả lớp hát lại bài hát.
- Dặn HS học thuộc lời ca của bài hát. Chuẩn bị động tác VĐPH.
- Nhận xét chung.
Tuần 10 Tiết 10 Lớp 4
Ngày soạn: 23 tháng 10 năm 2013
 Ngày dạy: 28 tháng 10 năm 2013
 Học hát bài : Khăn quàng thắm mãi vai em
 Nhạc và lời : Ngô Ngọc Báu
I/ Mục tiêu
- Biết hát theo giai điệu và lời ca.
- Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
ó Biết gõ đệm theo nhịp, theo phách.
ó Ca ngợi niềm tự hào của đội viên Đội TNTPHCM.
II/ Đồ dùng dạy học
- GV: đàn, thanh phách
- HS : tập bài hát lớp 4, thanh phách.
III / Các hoạt động dạy học
1. Mở đầu : khởi động bằng quãng 8, Đồ - Rê -Mi - Son – kiểm tra 2 HSY hát kết hợp vỗ tay theo tiết tấu bài Trên ngựa ta phi nhanh. Giới thiệu bài mới: học hát bài Khăn quàng thắm mãi vai em
2. Hoạt động 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
a/ Hoạt động 1: Dạy bài Khăn quàng thắm mãi vai em
- Giới thiệu bài hát, tác giả, nội dung bài hát
- GV hát mẫu.
- Hướng dẫn HS đọc lời ca.
- Dạy hát từng câu. Liên kết câu
- Sau khi tập xong bài hát, cho HS ôn lại nhiều lần để thuộc lời ca và giai điệu bài hát.
- Sửa cho HS – Nhận xét.
b/ Hoạt động 2: Hát kết hợp với gõ đệm
* Biết gõ đệm theo nhịp
 Khi trông phương Đông vừa hé ánh dương
* Biết gõ theo phách 
 Khi trông phương Đông vừa hé ánh dương
 x X x X x Xx 
- Cho cả lớp thực hiện hát kết hợp vỗ tay theo bài hát
Giáo dục HS tinh thần cố gắng học giỏi, chăm ngoan, xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ
- HS chú ý nghe
- HS nghe
- Tập đọc lời ca theo hướng dẫn của GV.
- Tập hát từng câu theo hướng dẫn của GV 
- Biết hát theo giai điệu và lời ca
- Chú ý phát âm rõ lời, tròn tiếng.
+ Hát đồng thanh (cả lớp)
+ Hát theo nhóm (HSY)
+ Hát cá nhân (HSG)
- Thực hiện theo hướng dẫn của GV. Biết hát kết hợp vỗ tay theo bài hát
+ HSG theo phách
+ HSY theo nhịp
- HS lắng nghe
3. Củng cố – dặn dò:
- Dặn HS học thuộc lời ca bài hát. Chuẩn bị động tác VĐPH
- Nhận xét chung
Tuần 10 Tiết 10 Lớp 5
Ngày soạn: 23 tháng 10 năm 2013
 Ngày dạy: 28 tháng 10 năm 2013
Ôn tập bài hát : NHỮNG BÔNG HOA NHỮNG BÀI CA
 GIỚI THIỆU MỘT SỐ NHẠC CỤ NƯỚC NGOÀI
I/ Mục tiêu
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.
- Biết hát kết hợp VĐPH.
ó Nhận biết một số nhạc cụ nước ngoài: Saxophone, Trompette, Fiute, Clarinette. 
II/ Đồ dùng dạy học
- GV: đàn, thanh phách, tranh SGK
- HS : tập bài hát lớp 5, thanh phách.
III / Các hoạt động dạy học
1. Mở đầu : khởi động bằng quãng 8, Đồ - Rê - Mi - Son – kiểm tra 2 HSG hát kết hợp vỗ tay theo nhịp bài Những bông hoa những lời ca. Giới thiệu bài mới: ôn tập bài hát Những bông hoa những bài ca
2. Hoạt động 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
a/ Hoạt động 1: Ôn hát bài Những bông hoa những bài ca
- HS nghe lại bài hát và nói tên bài hát – tác giả
- GV đệm đàn và hướng dẫn học sinh ôn tập.
+ HSG hát kết hợp vỗ tay theo nhịp.
+ HSY hát theo giai điệu.
- GV nhận xét, sửa sai
b/ Hoạt động 2: hát vận động phụ họa
- Hướng dẫn HS VĐPH. HSG có chuẩn bị động tác trước lên biểu diễn
c/ Hoạt động 3: Giới thiệu một số nhạc cụ nước ngoài
- GV cho HS xem tranh SGK để nhận biết 4 nhạc cụ.
¾ Saxophone: Kèn này có nhiều loại khác nhau. Trong dàn nhạc giao hưởng thường ít sử dụng nhưng đóng vai trò quan trọng.
¾ Trompette: Kèn trompette có nhiều loại. Loại kèn giọng si giáng được dùng nhiều trong dàn nhạc giao hưởng. Là nhạc cụ có âm vực cao, âm thanh sáng chói, rực rỡ, đồng thời cũng có thể diễn tả được những nét trữ tình, say đắm.
¾ Fiute: Là loại sáo thuộc bộ gõ trong dàn nhạc giao hưởng, có nhiều loại khác nhau. Âm thanh dịu dàng, mềm mại nhiều chất thơ, có khi hơi xa xôi huyền bí, gợi cảm giác khoáng đạt, bình yên của cảnh đồng quê.
¾ Clarinette: Thuộc bộ gõ trong dàn nhạc giao hưởng, có nhiều loại kèn Clarinette khác nhau, kèn Clarinette là loại nhạc cụ có tính năng linh hoạt, âm thanh mềm mại, thuần khiết tạo nên hiệu quả phong phú trong dàn nhạc.
- GV cho HS nghe âm sắc của 4 nhạc cụ đó bằng phím đàn điện tử.
- Chơi trò chơi đoán tên nhạc cụ 
- Khen thưởng.
- Lắng nghe và trả lời
- Ôn bài hát theo hướng dẫn của GV.
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.
- Cả lớp thực hiện hát kết hợp VĐPH (HSG thực hiện biểu diễn trước lớp).
- HS thưc hiện quan sát tranh
- HS lắng nghe tiếng nháy trong đàn Organ của 4 loại nhạc cụ
- HS cảm nhận về âm thanh.
- HS lắng nghe và nói tên nhạc cụ.
3. Củng cố – dặn dò:
- Dặn học sinh học thuộc lời ca bài hát 
- Nhận xét chung

File đính kèm:

  • docgiao_an_am_nhac_cap_tieu_hoc_tuan_10_nam_hoc_2013_2014_vo_th.doc