Giáo án Âm nhạc 7 kì 2

HỌC HÁT: CA- CHIU – SA

BÀI ĐỌC THÊM: BẢN HÀNH KHÚC

 CÁCH MẠNG

A. Mục tiêu:

1. Về kiến thức: Giúp HS

- Biết bài hát Ca – chiu - sa là bài hát của nước Nga, được ra đời trong chiến tranh thế giới lần thứ 2, được du nhập vào Việt Nam từ những năm 1955 – 1956 và có rất nhiều lời hát khác nhau. Riêng bài hát được giới thiệu trong SGK do nhạc sĩ Pham Tuyên đặt lời.

- Có hiểu biết hoàn cảnh ra đời của một bản hành khúc Cách mạng.

2. Về kỹ năng:

- HS hát đúng giai điệu và lời ca của bài hát Ca – chiu - sa .

- Luyện tập kỹ năng hát tập thể và đơn ca.

- Biết cách lấy hơi, hát rõ lời, thể hiện đúng tính chất của bài hát.

3. Về thái độ:

- Qua nội dung bài học giáo dục các em tình yêu hoà bình, tình thân ái và đoàn kết và giúp các em cảm nhận được vai trò của âm nhạc trong cuộc sống.

 

doc33 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 2124 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Âm nhạc 7 kì 2, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 cao độ, giai điệu, thể hiện đúng tính chất của bài hát của bài hát Khúc ca bốn mùa.
- Nắm bắt tốt cao độ của bài TĐN số 7.
- Có hiểu biết âm nhạc thiếu nhi Việt Nam qua các thời kì.
2. Về kỹ năng:
 - Tập biểu diễn bài hát dưới các hình thức đơn ca, song ca, hát lĩnh xướng và hoà giọng.
- Rèn luyện kỹ năng hát theo tay chỉ huy của giáo viên
- Luyện tập đọc nhạc kết hợp đánh nhịp ¾.
- Biết được sự phát triển của âm nhạc thiếu nhi Việt Nam qua từng thời kì của lịch sử đất nước. Được nghe một số ca khúc thiếu nhi chọn lọc qua các giai đoạn lịch sử.
3. Về thái độ:
- Qua bài học giáo dục các em có ý thức tìm hiểu về nền âm nhạc Việt Nam, biết trân trọng những đóng góp của các nhạc sĩ Việt Nam vào sự phát triển chung của văn hoá Việt
Tích hợp nội dung “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”
Địa chỉ tích hợp: Mục III
Chủ đề: 
Ca ngợi tinh thần yêu nước, đấu tranh cho hoà bình, vì độc lập tự do cho Tổ quốc.
Sự quan tâm chăm sóc và tình cảm của Bác Hồ với cá em thiếu niên nhi đồng
Mức độ: Liên hệ 
Qua việc giới thiệu vài nét về âm nhạc thiếu nhi Việt Nam, GV cho học sinh nghe một số bài hát thiếu nhi viết về Bác Hồ: “ Hành khúc đội TNTP Hồ Chí Minh, Em là mầm non của đảng, Em mơ gặp Bác Hồ,”. Bài hát ca ngợi tình cảm, lòng kính yêu của các em thiếu niên nhi đồng cả nước đối với Bác Hồ. Từ đó, các em luôn phấn đấu học tập và làm theo 5 điều Bác dạy. 
B. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Đàn ocgan
- Bảng phụ chép bài TĐN số 7
- Một số ca khúc thiếu nhi để minh hoạ cho bài dạy.
2. Chuẩn bị của học sinh: 
- SGK, vở ghi bài.
- Sưu tầm các ca khúc thiếu nhi quen thuộc.
C. Tiến trình dạy học:
I. Ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài cũ: ( Kiểm tra trong quá trình ôn tập)
III. Giới thiệu bài mới: GV giới thiệu vào nội dung bài học:
IV. Dạy và học:
HĐ CỦA GV
NỘI DUNG
HĐ CỦA HS
GV ghi bảng
GV đàn
GV hướng dẫn
GV ghi bảng
GV đàn
GV đàn
GV yêu cầu
GV ghi bảng
GV yêu cầu
GV ghi bảng
GV hỏi
GV thuyết trình
GV ghi bảng
GV hỏi
GV thuyết trình
GV ghi bảng
GV hỏi
GV giới thiệu
GV thực hiện
I. Ôn hát: Khúc ca bốn mùa
Nhạc và lời: Nguyễn Hải
Luyện thanh:
Ôn tập:
- Hướng dẫn cho hs hát và vận động phụ hoạ nhẹ nhàng.
- Chia nhóm hát lĩnh xướng và hoà giọng.
- Hướng dẫn hs hát bè ở 4 câu cuối (bè quãng 3) => GV chỉ huy bằng tay để hs trình bày.
II. Ôn tập đọc nhạc: TĐN số 7 –Quê hương
Dân ca U- crai- na
1. Đọc gam Am
2. Ôn tập:
- Cho học sinh nghe lại giai điệu của bài TĐN 1 lần để các em nhớ lại.
- Cả lớp đọc nhạc + gõ phách
- Từng nhóm đọc nhạc và đánh nhịp 3/4.
3. Kiểm tra:
- Gọi 2 em lên bảng trình bày bài hát
- Gọi 2 em lên bảng trình bày bài TĐN (đọc nhạc và đánh nhịp).
III. Âm nhạc thường thức:
Vài nét về âm nhạc thiếu nhi Việt Nam
- Gọi 3 em đọc sgk/49-50
1. Nhu cầu của trẻ em đối với âm nhạc, ca hát.
? Âm nhạc có cần thiết cho thiếu nhi không? Hoạt động ca hát của thiếu nhi được phát triển khi nào?
- Đối với thiếu nhi âm nhạc là nhu cầu về tinh thần hết sức cần thiết.
- Cùng với hoạt động thiếu niên nhi đồng phát triển mạnh => Hoạt động ca hát của các em càng được quan tâm và được nhiều nhạc sĩ chú ý.
2.Âm nhạc thiếu nhi là một bộ phận của âm nhạc Việt Nam hiện đại.
? Vì sao nói âm nhạc thiếu nhi là một bộ phận của âm nhạc Việt Nam hiện đại?
- Các bài hát cho trẻ em đã vang lên trên các sân khấu hội diễn, trên các phương tiện thông tin đại chúng
- Các bài hát cho thiếu nhi mang tính giáo dục cao, phong phú và đa dạng, được nhiều người ưa thích.
3. Các bài hát thiếu nhi qua tưng giai đoạn lịch sử.
? Những nhạc sĩ nào có nhiều đóng góp trong phong trào ca hát của thiếu nhi? (Phong Nhã, Phạm Tuyên, Hoàng Long- Hoàng Lân, Hoàng Vân, Trương Quang Lục
* Giai đoạn 1945- 1954: Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng, Lên đàng,
* Giai đoạn 1954- 1975: Lúa thu, Lượn tròn- lượn khéo, Từ rừng xanh cháu về thăm lăng Bác,
*Giai đoạn 1975 đến nay: Cánh én tuổi thơ, Màu mực tím, Em là mầm non của Đảng, Bác Hồ- Người cho
- Cho hs nghe một vài ca khúc đã kể trên.
HS ghi bài
HS l.thanh
HS thực hiện
HS ghi bài
HS đọc gam Am
HS nghe và nhớ lại
HS thực hiện
HS ghi bài
HS đọc sgk
HS ghi bài
HS trả lời
HS nghe
HS ghi bài
HS trả lời
HS nghe
HS ghi bài
HS trả lời
HS nghe
HS nghe
V. Kết thúc:
GV nhắc nhở hs về nhà ôn lại bài hát, đọc nhạc- hát lời và đánh nhịp bài TĐN số 7
Chuẩn bị bài cho tiết sau kiểm tra 1 tiết.
-----------------o0o-----------------
Tuần 26:
Tiết 25:
Ngày soạn: 02/03/2013
Ngày dạy: 05/03/2013
ÔN TẬP
A.Mục tiêu: 
1. Về kiến thức: Giúp HS
- Biết về tác giả và xuất sứ của các bài hát Đi cắt lúa và Khúc ca bốn mùa.
- Củng cố kiến thức về quãng và vận dụng tốt các kiến thức đó vào bài học.
2. Về kỹ năng:
- Hát đúng giai điệu, thuộc lời ca và thể hiện tốt sắc thái của các bài hát Mái trường mến yêu và Lí cây đa. 
- Luyện đọc nhạc và đánh nhip các bài TĐN số 6,7.
3. Về thái độ:
- Giáo dục các em lòng say mê, yêu thích âm nhạc và tích cực tham gia các hoạt động âm nhạc của lớp, nhà trường. 
- Động viên các em thể hiện được năng khiếu của bản thân và phát huy được những kiến thức âm nhạc đã được học trong nhà trường vào cuộc sống.
- Biết trân trọng và giữ gìn những nét bản sắc của âm nhạc Việt Nam.
B. Chuẩn bị :
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Đàn ocgan
- Bảng phụ chép bài TĐN số 6,7
2. Chuẩn bị của học sinh: 
- SGK, vở ghi bài 
- Ôn tập các nội dung đã học.
C. Tiến trình dạy học:
I. Ổn định lớp:
II. Ôn tập: 
HĐ CỦA GV
NỘI DUNG
HĐ CỦA HS
GV ghi bảng
GV đàn
GV hướng dẫn
GV ghi bảng
GV hỏi
GV h/dẫn
GV ghi bảng
GV thực hiện
GV h/dẫn
GV yêu cầu
GV đàn
GV gõ tiết tấu
I. Ôn hát: 
Luyện thanh:
Ôn tập:
- Hướng dẫn cho hs hát tập thể mỗi bài từ 1-2 lần
- Hướng dẫn ôn tập theo nhóm
- Kỉêm tra 1 vài cá nhân
II. Ôn tập nhạc lí:
? Quãng là gì? Cho ví dụ về quãng 4 có âm gốc là nốt Rê?
? Thế nào là quãng giai điệu,quãng hoà âm?
Bài tập: Gọi tên các quãng sau:
II. Ôn tập TĐN
- GV cho hs nghe lại giai điệu từng bài TĐN để các em nhớ lại
- Hướng dẫn hs ôn tập từng bài.
- Ôn luyện theo từng nhóm- đọc nhạc và đánh nhịp- đọc nhạc và gõ phách.
- Kiểm tra một vài cá nhân
III. Trò chơi âm nhạc: Luyện tai nghe và thẩm thấu âm nhạc
1. Luyện tai nghe:
- GV đàn gam C (hoặc Am) cho hs phát hiện đó là gam trưởng hay thứ và đọc lại.
- Đàn một vài nốt (Không liền bậc) trong các gam trên cho hs nghe và cho biết đó là cao độ các nốt nào?
2. Luyện nghe tiết tấu:
- GV gõ tiết tấu bất kì từ 2-3 lần cho hs nghe và yêu cầu các em gõ lại.
HS ghi bài
HS luyện thanh
HS thực hiện
HS ghi bài
HS trả lời
HS làm bài tập
HS ghi bài
HS nghe
HS thực hiện
Hs lên ktra
HS nghe, phát hiện và đọc
HS nghe và gõ tiết tấu
IV. Kết thúc:
Về nhà học bài và chuẩn bị nội dung cho tiết học sau.
-----------------o0o-----------------
Tuần 27:
Tiết 26:
Ngày soạn: 09/03/2013
Ngày dạy: 12/03/2013
KIỂM TRA 1 TIẾT
A.Mục tiêu: 
1. Về kiến thức: Giúp HS
- Kiểm tra đánh giá chất lượng học tập của học sinh một cách công bằng và khách quan.
2. Về kỹ năng:
 - Rèn luyện kĩ năng hát đơn ca, đọc nhạc và đánh nhịp
3. Về thái độ:
- Giáo dục các em ý thức học tập và thái độ nghiêm túc khi kiểm tra.
B. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Phổ biến trước cho hs biết về nội dung và hình thức kiểm tra
- Sách giáo khoa.
2. Học sinh: Ôn bài chuẩn bị kiểm tra
C. Tiến trình kiểm tra:
I. Ổn định lớp:
II. Kiểm tra:
Giáo viên gọi từng nhóm 3 em lên bảng chọn nội dung kiểm tra hát hoặc TĐN để trình bày.
Yêu cầu:
Hát: Thuộc lời, thể hiện tốt nội dung tình cảm của bài hát
TĐN: Đọc nhạc chính xác và kết hợp đánh nhịp (được nhìn sgk), thuộc lời ca của bài TĐN (không nhìn sgk).
Sau mỗi phần trình bày của hs, gv ghi lại những nhận xét cần chú ý để nhận xét, đánh giá cho các em rút kinh nghiệm
III. Kết thúc kiểm tra:
- GV nhận xét, đánh gía về phần chuẩn bị bài của hs và phần kết quả kiểm tra (ưu- khuyết) để các em rút kinh nghiệm cho những lần sau
- Nhắc nhở hs về nhà chuẩn bị bài cho tiết sau.
-----------------o0o-----------------
Tuần 28:
Tiết 27:
Ngày soạn:16/03/2013
Ngày dạy:19/03/2013
Bài 7- tiết 1
HỌC HÁT: CA- CHIU – SA
BÀI ĐỌC THÊM: BẢN HÀNH KHÚC
	CÁCH MẠNG
A. Mục tiêu: 
1. Về kiến thức: Giúp HS
- Biết bài hát Ca – chiu - sa là bài hát của nước Nga, được ra đời trong chiến tranh thế giới lần thứ 2, được du nhập vào Việt Nam từ những năm 1955 – 1956 và có rất nhiều lời hát khác nhau. Riêng bài hát được giới thiệu trong SGK do nhạc sĩ Pham Tuyên đặt lời.
- Có hiểu biết hoàn cảnh ra đời của một bản hành khúc Cách mạng..
2. Về kỹ năng:
- HS hát đúng giai điệu và lời ca của bài hát Ca – chiu - sa . 
- Luyện tập kỹ năng hát tập thể và đơn ca.
- Biết cách lấy hơi, hát rõ lời, thể hiện đúng tính chất của bài hát.
3. Về thái độ:
- Qua nội dung bài học giáo dục các em tình yêu hoà bình, tình thân ái và đoàn kết và giúp các em cảm nhận được vai trò của âm nhạc trong cuộc sống.
B. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Đàn ocgan
- Đàn hát thuần thục bài hát “Ca- chiu- sa”
- Sưu tầm một số bài hát Nga để minh hoạ cho tiết dạy.
2. Chuẩn bị của học sinh: 
- SGK, vở ghi bài.
- Xem trước bài và tìm hiểu nội dung của bài hát.
C. Tiến trình dạy học:
I. Ổn định lớp:
II. Giới thiệu bài mới: GV giới thiệu vào nội dung bài học:
Người Việt Nam ai cũng biết rằng, đã từ lâu đất nước Nga - một đát nước có những con người đôn hậu và những bài dân ca tuyệt diệu - đối với chúng ta không hề xa lạ. Chúng ta yêu mến người Nga và cả những bài hát của họ. Hôm nay cô sẽ giới thiệu với các em một bài hát Nga – bài hát mang tên một cô gái, cái tên rất thân thuộc với người dân nước Nga – bài hát “Ca- chiu- sa”.
III. Dạy và học:
HĐ CỦA GV
NỘI DUNG
HĐ CỦA HS
GV ghi bảng
GV yêu cầu
GV hỏi
GV thuyết trình
GV thực hiện
GV hỏi
GV thực hiện
GV đàn
GVđàn và h/dẫn
GV hướng dẫn
GV đệm đàn
GV ghi bảng
GV yêu cầu
GV hỏi
GV thuyết trình
GV thực hiện
I. Học hát: Ca – chiu - sa
Nhạc: Blan – te (Nga)
Lời Việt: Phạm Tuyên
1. Giới thiệu, bài hát.
- HS đọc sgk/ 53
? Kể tên các kí hệu có trong bài? (Dấu nhắc lại, khung thay đổi).
- Bài hát được phổ biến vào Việt Nam từ những năm 55- 56, thanh thiếu niên rất yêu thích.
- Trong chiến tranh thê giới lần thứ 2, những người dân yêu nước ở Tây Ban Nha đã dùng bài hát làm bài ca chính thức của tổ hức du kích chống Phát xít.
- Ở Việt Nam, bài hát còn có một bản phỏng dịch khác
- Cho hs nghe lời phỏng dịch khác.
? Hãy kể tên một số bài hát Nga mà em biết?
- Cho hs nghe trích đoạn một số bài hát Nga như: Cánh đồng yên tĩnh, Hãy để mặt trời chiếu sáng, Nụ cười,
2. Nghe hát mẫu:
3. Chia đoạn, chia câu: 2 đoạn, mỗi đoạn có 2 câu; đoạn 2 được lặp lại. Có 2 lời.
4. Luyện thanh:
5. Tập hát từng câu: (Dịch giọng -2)
- Đàn chậm giai điệu câu 1 từ 2-3 lần, yêu cầu hs hát nhẩm theo và sau đó gọi một vài cá nhân hát lại => Cả lớp hát theo đàn
- Tập câu 2 tương tự câu 1 => Nối câu 1 với câu 2
- Hát thuần thục đoạn 1
- Tập đoạn 2 tương tự đoạn 1 sau đó hát thuần thục đoạn a và đoạn b.
- Gọi 2-3 em hát tốt hát lời 2.
- Nối cả bài
- Chia lớp làm 2 nhóm trình bày bài hát
- Cả lớp hát cả bài và gõ tiết tấu.
6. Hát đầy đủ cả bài:
- Chia ½ lớp hát lời 1, ½ lớp hát bằng âm la sau đó đổi ngược lại với lời 2
- Hướng dẫn hs trình bày theo nhóm
- Hướng dẫn hs hát đuổi.
7. Hát hoàn chỉnh cả bài:
- Chọn tiết tấu Pasod TP 110 đệm đàn cho hs hát. 
- Trình bày theo nhóm, GV nhận xét và sửa sai (nếu có)
- Gọi một vài cá nhân trình bày bài hát.
- Hướng dẫn hs hát lĩnh xướng và hoà giọng.
- Cả lớp trình bày bài hát một vài lần theo tay chỉ huy 
II. Bài đọc thêm: Bản hành khúc cách mạng.
- Đọc SGK/ 53
? Rốt –xi –ni đã làm như thế nào để ra khỏi thành phố?
? Để lừa được viên tướng chỉ huy thì ông phải là người có những phẩm chất gì? (Gan dạ, yêu nước, thông minh,)
- Ở bất cứ một đất nước nào có chiến tranh, những bản hành khúc cách mạng chiếm một vị trí rất quan trọng – nó có tác dụng khích lệ, cổ vũ động viên tinh thần chiến đấu, lòng yêu nước của các chiến sĩ ngoài mặt trận và của đồng bào. Việt Nam chúng ta đã trải qua 2 cuộc kháng chiến thần thánh để giành lại độc lập tự do cho đất nước. Các bài hát để thúc giục tinh thần những chiến sĩ ngoài mặt trận và lòng dân đã được các nhạc sĩ rất quan tâm như nhạc sĩ Đỗ Nhuận với bài hát “Hành quân xa” , nhạc sĩ vũ Trọng hối với “Bước chân trên dải Trường Sơn”,
- Cho hs nghe một trích đoạn để minh hoạ.
HS ghi bài
HS đọc sgk
HS trả lời
HS nghe
HS trả lời
HS nghe- cảm nhận
HS l thanh
HS thực hiện
HS thực hiện
HS trình bày
HS ghi bài
HS đọc SGK
HS trả lời
HS nghe
HS nghe
IV. Củng cố, kết thúc:
Hs trình bày lại bài hát theo nhóm.
Về nhà học thuộc lời và đọc nốt bài TĐN số 8.
Tập đặt lời cho bài hát với chủ đề về thầy cô, bạn bè và mái trường.
Tuần 29:
Tiết 28:
Ngày soạn:22/03/2013
Ngày dạy:25/03/2013
Bài 7- tiết 2
ÔN HÁT: CA – CHIU - SA
TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 8
A.Mục tiêu: 
1. Về kiến thức: Giúp HS
- Hát đúng cao độ, giai điệu, tiết tấu của bài hát Ca – chiu - sa.
- Biết bài TĐN số 4 là một bài hát Pháp, đo nhạc sĩ Hoàng Anh đặt lời Việt. 
- Sử lí tốt dấu quay lại trong bài TĐN.
2. Về kỹ năng:
- Tập biểu diễn bài hát với các hình thức đơn ca, song ca, lĩnh xướng và hoà giọng.
- Rèn luyện kỹ năng hát theo tay chỉ huy của GV.
- Đọc nhạc và hát lời chính xác bài TĐN số 4, biết cách đọc nhạc kết hợp đánh nhịp 4/4.
3. Về thái độ:
- Qua bài học các em có cảm nhận về cái hay, cái đẹp trong âm nhạc từ đó các em hình thành sự say mê và yêu thích âm nhạc.
B. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Đàn ocgan
- Bảng phụ chép bài TĐN số 8
2. Chuẩn bị của học sinh: 
- SGK, vở ghi bài. 
- Đọc tên nốt bài TĐN số 8
C. Tiến trình dạy học:
I. Ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài cũ: (Kiểm tra ttrong quá trình ôn hát)
III. Bài mới: GV giới thiệu vào nội dung bài học:
HĐ CỦA GV
NỘI DUNG
HĐ CỦA HS
GV ghi bảng
GV đàn
GV thực hiện
GV h dẫn và sửa sai
GV yêu cầu
GV yêu cầu
GV ghi bảng
GV hỏi
GV yêu cầu
GV thực hiện
GV đàn
GV đàn
GV h/ dẫn
GV đệm đàn và hướng dẫn
GV đàn
I. Ôn hát: Ca – chiu - sa
Nhạc Blan – te
Lời Việt: Phạm Tuyên
Luyện thanh:
2.Ôn tập:
- Cho hs nghe lại giai điệu của bài hát để các em so sánh và sửa những chỗ chưa chính xác.
- Cả lớp ôn tập lại bài hát, GV nghe và sửa sai ( nếu có).
- Gọi một vài cá nhân trình bày bài hát => Gv chỉ ra những chỗ các em hát chưa chính xác và hướng dẫn các em sửa sai.
- Tập hát lĩnh xướng và hoà giọng
3. Kiểm tra:
Gọi nhóm 2-3 em lên bảng trình bày lời mới=> Gv nhận xét và cho điểm.
II. Tập đọc nhạc: TĐN số 8- 
Chú chim nhỏ dễ thương
Nhạc Pháp
Lời Việt: Hoàng Anh
1. Nhận xét:
? Bài TĐN viết ở nhịp gì, khái niệm về nhịp đó? (Nhịp 4/4)
? Về cao độ có sử dụng độ cao của những nốt nhạc nào, nốt cao nhất và thấp nhất, Quãng mấy? (Sòn- la => Quãng 9)
? Kể tên các hình nốt có trong bài?(Nốt tròn, trắng, đen, đen chấm dôi, móc đơn. )
? Bài có sử dụng những kí hiệu gì? (Dấu quay lại )
2. Đọc tên nốt nhạc của bài.
3. Chia câu: 6 câu 
4. Đọc gam Đô trưởng
5. Tập đọc từng câu
- GV cho hs nghe giai điệu của bài TĐN 1 -2 lần
- GV đàn chậm giai điệu câu 1 khoảng 2-3 lần cho hs nghe,yêu cầu các em đọc nhẩm theo sau đó gọi một vài cá nhân đọc => Cả lớp cùng đọc kết hợp gõ phách nhẹ nhàng.
- Tập câu 2 tương tự như câu 1 => Nối câu 1 với câu 2=> Đọc thuần thục cả 2 câu.
- Tập tương tự với các câu còn lại cho đến hết bài.
- Trong khi hướng dẫn hs tự đọc nhạc hoà với tiếng đàn, GV cần chú ý nghe để phát hiện và sửa sai kịp thời cho các em.
- Tập đọc theo từng nhóm kết hợp gõ phách.
6. Ghép lời ca:
-Chia lớp thành 2 nửa: 1 đọc nhạc và gõ phách- 1 hát lời và gõ tiết tấu sau đó đổi ngược lại.
- Cả lớp hát lời kết hợp đánh nhịp 4/4.
7. Trình bày hoàn chỉnh cả bài:
- GV đệm đàn (Ttấu Swing– TP 120) cho hs đọc nhạc, hát lời ca và đánh nhịp 4/4 khoảng 2-3 lần.
* Trò chơi âm nhạc: Thẩm âm
-GV đàn 2-3 nốt nhạc bất kì cho các em nghe và hát lại theo âm la sau đó cho biết đó là cao độ các âm nào.
- GV đàn một vài nốt bất kì cho hs nghe và phát hiện đó là ở câu nào và đọc lại ngyên vẹn câu đó
HS ghi bài
HS luyện thanh
HS nghe và ghi nhớ
HS thực hiện
HS trình bày
HS ghi bài
HS trả lời
HS đọc tên nốt 
HS theo dõi
HS đọc gam C
HS nghe và 
HS tập đọc nhạc
HS thực hiện
HS thực hiện
HS tham gia trò chơi
IV. Kết thúc: - GV nhắc nhở hs về nhà ôn lại bài hát, đọc nhạc- hát lời và đánh nhịp bài TĐN số 8
Chép TĐN số 8 vào vở. Chuẩn bị bài cho tiết sau.
-----------------o0o-----------------
Tuần 30:
Tiết 29:
Ngày soạn: 28/03/2013
Ngày dạy: 01/04/2013
Bài 7- tiết 3
ÔN TẬP TĐN SỐ 8 - NHẠC LÍ
ANTT: NHẠC SĨ HUY DU VÀ BÀI HÁT
“ĐƯỜNG CHÚNG TA ĐI”
A.Mục tiêu: 
1. Về kiến thức: Giúp HS
- Nắm bắt tốt cao độ của bài TĐN số 8.
- Có khái niệm về gam trưởng và giọng trưởng.
- Có thêm một số hiểu biết về cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Huy Du và những đóng góp của ông đối với nền âm nhạc Việt Nam.
2. Về kỹ năng:
- Luyện kỹ năng tập đọc nhạc kết hợp đánh nhịp ¾.
- Nhận biết được các bài hát, bài TĐN viết ở giọng ttrưởng.
- Nghe và cảm nhận về nội dung của bài hát Đường chúng ta đi.
3. Về thái độ:
- Qua bài học giáo dục các em có ý thức tìm hiểu về nền âm nhạc Việt Nam, biết trân trọng những đóng góp của các nhạc sĩ Việt Nam vào sự phát triển chung của văn hoá Việt
 B. Chuẩn bị:
 1.Chuẩn bị của giáo viên:
- Đàn ocgan
- Bảng phụ 
2. Chuẩn bị của hs:
- SGK, vở ghi.
- Sưu tầm tư liệu về nhạc sĩ Huy Du và một số tác phẩm tiêu biểu của ông.
C. Tiến trình dạy học:
I. Ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài cũ: ( Kiểm tra trong quá trình ôn hát)
III. Giới thiệu bài mới: GV giới thiệu vào nội dung bài học:
IV. Dạy và học:
HĐ CỦA GV
NỘI DUNG
HĐ CỦA HS
GV ghi bảng
GV đàn
GV đàn
GV h/dẫn và yêu cầu
GV yêu cầu
GV ghi bảng
GV gthiệu & gthích
GV hỏi
GV thực hiện
 GV hỏi
GV ghi bảng
GV h/dẫn và giải thích
GV ghi bài
GV yêu cầu
GV hỏi
GV thuyết trình
GV thực hiện
GV ghi bảng
GV yêu cầu
GV thực hiện
GV hỏi
I. Ôn tập: TĐN số 8
Nhạc Pháp
Lời Việt: Hoàng Anh
1. Đọc gam C
2. Ôn tập:
- Cho học sinh nghe lại giai điệu của bài TĐN 1 lần để các em nhớ lại.
- Cả lớp đọc nhạc + gõ phách
- Từng nhóm đọc nhạc và đánh nhịp 4/4.
3. Kiểm tra:
- Gọi 2 em lên bảng trình bày bài TĐN (đọc nhạc và đánh nhịp).
II. Nhạc lí: Gam trưởng - giọng trưởng
1. Gam trưởng.
a. Khái niệm.
-Gam trưởng là hệ thống 7 bậc âm được sắp xếp liền bậc, hình thành dực trên công thức cung và nửa cung như sau:
I II III IV V VI VII (I)
 1c 1c 1/2c 1c 1c 1c 1/2c
- Âm ổn định nhất trong gam gọi là âm chủ ( bậc 1).
? Khoảng cách 1c và ½ c ở trên là khoảng cách của bậc âm nào? (Âm cơ bản – Âm tự nhiên)
b. Ví dụ:
? Trong gam trên âm nốt nào là âm ổn định nhất? (Nốt đô).
2. Giọng trưởng
a. Khái niệm.
Các bậc âm trong gam trưởng được sử dụng để xây dựng giai điệu của một bài hát hay một bản nhạc, người ta gọi đó là giọng trưởng kèm theo tên âm chủ
b. Cách xác định giọng:
- Bước 1: Xác định nốt kết thúc của bài.
- Bước 2: Xác định hoá biểu
- Bước 3: Thành lập công thức – xác định khoảng cách 1c và ½ c.
III. Âm nhạc thường thức.
1. Nhạc sĩ Huy Du.
- Đọc SGK/ 56
? Nêu tóm tắt về cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Huy Du?
- Ông sinh ngày 1/12/1926 tại huyện Tiên Du - Bắc Ninh.
- Là nhạc sĩ có nhiều đóng góp cho nền âm nhạc Việt Nam hiện đại. Các ca khúc của ông tràn đày khí thế hào hùng, phóng khoáng và đậm chất trữ tình cách mạng.
- Một số tác phẩm tiêu biểu: Anh vẫn hành quân, Trên đỉnh Trường Sơn ta hát, Nổi lửa lên em, Đường chúng ta đi,
- Ông được Nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật.
- Cho nghe trích đoạn các bài:Anh vẫn hành quân, Nổi lửa lên em
2. Bài hát “Đường chúng ta đi” (1968)
- Đọc SGK
- Cho nghe bài hát qua CD
? Nêu cảm nhận của em khi nghe bài hát?
HS ghi bài
HS đọc gamC
HS nghe
HS thực hiện
HS lên ktra
HS ghi bài
HS nghe và g. nhớ
HS trả lời
HS theo dõi
HS trả lời
HS ghi bài
HS theo dõi
HS ghi bài
HS đọc SGK
HS trả lời
HS nghe và ghi bài
HS nghe
HS ghi bài
HS đọc SGK
HS nghe
HS nêu cảm nhận
V. Kết thúc:
Nêu khái niệm gam trưởng, giọng trưởng? 
 Về nhà chuẩn làm bài tập 

File đính kèm:

  • docGIAO AN AM NHAC 7 (II).doc