Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 của Bình Định - Môn Ngữ Văn - Từ năm 2006-2017

Câu 1: ( 2,0 điểm)

 Đọc đoạn thơ sau:

 “ Quân đi điệp điệp trùng trùng

 Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan

 Dân công đỏ đuốc từng đoàn

 Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay ”

 ( “ Việt Bắc” – Tố Hữu )

a. Hãy xác định các từ láy trong đoạn thơ trên.

b. Chỉ ra các biện pháp tu từ trong đoạn thơ. Nêu giá trị biểu cảm.

Câu 2: ( 3,0 điểm)

 Suy nghĩ về câu tục ngữ “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

Câu 3: ( 5,0 điểm)

 Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai khi nghe tin làng theo giặc trong truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân.

 

doc11 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 1208 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 của Bình Định - Môn Ngữ Văn - Từ năm 2006-2017, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
 BÌNH ĐỊNH NĂM HỌC: 2006 – 2007
 Đề chính thức:
 Môn thi : NGỮ VĂN
 Thời gian làm bài: 120 phút( Không kể thời gian phát đề)
 Ngày thi : 29/6/2006
 ---------------------------------------
I/ TIẾNG VIỆT: ( 3 điểm)
 Thí sinh chọn một trong hai câu sau để làm bài:
Câu 1: Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý? Cho ví dụ minh hoạ.
Câu 2: Thuật ngữ là gì? Hãy cho biết đặc điểm của thuật ngữ?
 Hiện tượng đồng âm giữa thuật ngữ “ thị trường” trong kinh tế học và thuật ngữ “ thị trường” trong quang học có vi phạm nguyên tắc một thuật ngữ – một khái niệm không ? Vì sao?
II/ VĂN VÀ TẬP LÀM VĂN: ( 7 .0 điểm)
1/ Văn: ( 1điểm)
 Truyện ngắn “ Bến quê” chứa đựng những suy gẫm, triết lí gì của Nguyễn Minh Châu về con người và cuộc đời?
2/ Tập làm văn: ( 6 điểm) 
 Phân tích bài thơ “ Sang thu” của Hữu Thỉnh.
 Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.
 ( Ngữ văn 9 – Tập hai – NXB Giáo dục, năm 2006
----------------------------------------
SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
 BÌNH ĐỊNH NĂM HỌC: 2007 – 2008
 ---------------- -------------------------------
 Đề chính thức:
 Môn thi : NGỮ VĂN
 Thời gian làm bài: 120 phút( Không kể thời gian phát đề)
 Ngày thi : 25/7/2007
 ---------------------------------------
Câu 1: ( 1điểm).
 Vận dụng kiến thức đã học về những biện pháp tu từ từ vựng để phân tích nét nghệ thuật độc đáo trong câu văn sau:
 “ Khi tâm hồn ta đã rèn luyện thành một sợi dây đàn sẵn sàng rung động trước mọi vẻ đẹp của vũ trụ, trước mọi cái cao quí của cuộc đời, chúng ta là người một cách hoàn toàn hơn”.
 ( Thạch Lam – Theo dòng).
Câu 2: ( 2 điểm)
 Hãy nêu những nét thành công về nghệ thuật của tác phẩm Làng của nhà văn Kim Lân.
Câu 3: ( 7 điểm).
 Nhận định về tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của nhà văn Nguyễn Thành Long có ý kiến cho rằng:
 “ Chỉ bằng một số chi tiết và chỉ cho xuất hiện trong khoảnh khắc của truyện, tác giả đã phác hoạ được chân dung nhân vật chính với những nét đẹp về tinh thần, tình cảm, cách sống và những suy nghĩ về cuộc sống, về ý nghĩa của công việc”.
 Em hãy phân tích nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa để làm sáng tỏ nhận định trên.
 ---------------------- Hết --------------------
SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
 BÌNH ĐỊNH NĂM HỌC: 2008 – 2009
 ---------------- -------------------------------
 Đề chính thức:
 Môn thi : NGỮ VĂN
 Thời gian làm bài: 120 phút( Không kể thời gian phát đề)
 Ngày thi : 29/6/2008
 ---------------------------------------
Câu 1 :( 2 điểm)
 Khỡi ngữ là gì?
 Xác định khỡi ngữ trong câu văn sau đây:
 “ Quan, người ta sợ cái uy của quyến thế. Nghị Lại, người ta sợ cái uy của đồng tiền”.
 ( Nguyễn Công Hoan).
Câu 2: ( 2 điểm).
 Nhận xét về sự giống nhau và khác nhau trong hình ảnh người lính ở hai bài thơ “ Đồng chí” ( Chính Hữu) và “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” ( Phạm Tiến Duật).
Câu 3: ( 6 điểm)
 Giá trị nhân đạo của tác phẩm “ Truyện Kiều” ( Nguyễn Du) qua nhân vật Thuý Kiều.
 ---------------------- Hết --------------------
SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
 BÌNH ĐỊNH NĂM HỌC: 2009 – 2010
 ---------------- -------------------------------
 Đề chính thức:
 Môn thi : NGỮ VĂN
 Ngày thi : 01- O7- 2009
 Thời gian làm bài: 120 phút( Không kể thời gian giao đề)
Câu 1: ( 2 điểm)
 Thế nào là cách dẫn trực tiếp? Thế nào là cách dẫn gián tiếp?
 Hãy xác định cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián thiếp trong 2 ví dụ sau đây:
 a/ Hoạ sĩ nghĩ thầm: “ Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn
 dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn”.
 b/ Nhưng chớ hiểu lầm rằng Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành, thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật. 
Câu 2: ( 2điểm)
 “ Cỏ non xanh tận chân trời
 Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”
 a/ Hai câu thơ trên được trích trong tác phẩm nào ? Của tác giả nào?
 b/ Diễn xuôi 2 câu thơ trên thành một đoạn văn 4 dòng tả cảnh thiên nhiên mùa xuân.
Câu 3: ( 6 điểm)
 Phân tích hình tượng các nhân vật nữ thanh niên xung phong trong truyện Những ngôi sao xa xôi của tác giả Lê Minh Khuê. Qua truyện ngắn này và những tác phẩm khác đã học cũng viết về cuộc kháng chiến chống Mỹ, em hình dung và hiểu biết được gì về thế hệ trẻ Việt nam trong thời kì ấy?
SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
 BÌNH ĐỊNH KHÓA NGÀY: 30 – 6 – 2010
 Đề chính thức Môn thi: Ngữ văn
 Thời gian: 120 phút( Không kể thời gian phát đề)
 Ngày thi: 30/6/2010
 -------------------------------------
Câu 1: ( 2 điểm)
 Đọc đoan văn sau đây:
 “ Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác,Len lét đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm chơi sụi với nhau.
 Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi đấy ư?Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầuÔng lão nắm chặt hai tay lại mà rít lên:
 - Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để làm nhục nhã thế này.”
 ( “ Làng” – Kim Lân)
 Hãy xác định trong đoạn văn trên:
Những câu văn nào là độc thoại?
Những câu văn nào là độc thoại nội tâm?
Câu 2: ( 3 điểm)
 Cho đoạn thơ sau đây:
 “ Kiều càng sắc sảo mặn mà
 So bề tài sắc lại là phần hơn
 Làn thu thủy nét xuân sơn
 Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”
Đoạn thơ trên nằm trông đoạn trích nào, thuộc tác phẩm nào, của tác giả nào?
Kể ra 04 từ Hán Việt( từ đơn hoặc từ ghép) có trong đoạn thơ trên?
Nêu ngắn gọn biểu hiện giá trị nhân đạo và nghệ thuật đặc sắc của đoạn thơ 
 ( Không yêu cầu phân tích).
Câu 3: ( 5 điểm)
 Phân tích sự biến chuyển của hình ảnh mùa xuân trong bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” của nhà thơ Thanh Hải.
 ----------------------------------------------
SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
 BÌNH ĐỊNH KHÓA NGÀY: 29 – 06 - 2011
 ---------------- -------------------------------
 Đề chính thức:
 Môn thi : NGỮ VĂN
 Thời gian : 120 phút( Không kể thời gian phát đề)
 Ngày thi : 29/6/2011
Câu 1: ( 2,0 điểm)
 Đọc đoạn thơ sau:
 “ Quân đi điệp điệp trùng trùng
 Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan
 Dân công đỏ đuốc từng đoàn
 Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay”
 ( “ Việt Bắc” – Tố Hữu )
Hãy xác định các từ láy trong đoạn thơ trên.
Chỉ ra các biện pháp tu từ trong đoạn thơ. Nêu giá trị biểu cảm.
Câu 2: ( 3,0 điểm)
 Suy nghĩ về câu tục ngữ “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. 
Câu 3: ( 5,0 điểm)
 Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai khi nghe tin làng theo giặc trong truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân.
SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
 BÌNH ĐỊNH Khóa ngày 29 tháng 06 năm 2012
 ---------------- -------------------------------
 Đề chính thức:
 Môn thi : NGỮ VĂN
 Ngày thi : 29- O6- 2012
 Thời gian làm bài: 120 phút( Không kể thời gian giao đề)
 -----------------------------
Câu 1: ( 2,0 điểm)
 Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
 “ Giáo dục tức là giải phóng. Nó mở ra cánh cửa dẫn đến hòa bình, công bằng và công lý. Nhứng người nắm giữ chìa khóa của cánh cửa này – các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ – gánh một trách nhiệm vô cùng quan trọng, bỡi vì cái thế giới mà chúng ta để lại cho các thế hệ mai sau sẽ tùy thuộc vào những trẻ em mà chúng ta để lại thế giới ấy”.
 ( Phê- đê- ri - cô May- o – Giáo dục – chìa khóa của tương lai)
Tìm thành phần phụ chú trong đoạn văn.
Xác định thành phần chủ ngữ trong câu: Nó mở ra cánh cửa dẫn đến hòa bình, công bằng và công lý.
Nghị luận là gì? Đoạn văn trên thuộc kiểu văn bản nghị luận không?
Câu 2: ( 3,0 điểm)
 Từ tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du hãy thực hiện các yêu cầu sau:
Sắp xếp theo thứ tự xuất hiện( từ trước đến sau) các nhân vật sau đây trong tác phẩm: Sở Khanh, Mã Giám Sinh, Tú Bà, Từ Hải, Thúc Sinh.
Viết một đoạn văn ngắn ( khoảng một trang giấy) trình bày những nội dung cơ bản về giá trị nhân đạo của tác phẩm. 
Câu 3: ( 5,0 điểm)
 Phân tích vẻ đẹp hài hòa giữa thiên nhiên và con người lao động trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của nhà thơ Huy Cận.
SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
 BÌNH ĐỊNH Khóa ngày 29 tháng 06 năm 2013
 ---------------- -------------------------------
 Đề chính thức:
 Môn thi : NGỮ VĂN
 Ngày thi : 29- O6- 2013
 Thời gian làm bài: 120 phút( Không kể thời gian phát đề)
 -----------------------------
Câu 1 ( 2,0 điểm)
 Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:
 “ Chúng tôi có ba người. Ba cô gái. Chúng tôi ở trong một hang dưới chân cao điểm. Con đường qua trước hang, kéo lên đồi, đi đến đâu đó, xa! Đường bị đánh lỡ loét, màu đất đỏ, trắng lẫn lộn. Hai bên đường không có lá xanh. Chỉ có những thân cây bị tướt khô cháy. Những cây nhiều rễ nằm lăn lóc. Những tảng đá to. Một vài cái thùng xăng hoặc thành ô tô méo mó, han gỉ nằm trong đất”.
Đoạn văn trên thuộc văn bản nào? Của tác giả nào?
Tên ba cô gái trong đoạn văn là gì?
Câu 2 ( 3,0 điểm)
 Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 đến 300 từ) trình bày suy nghĩ của em về tình trạng học đối phó trong một bộ phận học sinh hiện nay.
Câu 3 (5 điểm)
 Phân tích nhân vật bé Thu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà ( trích) của nhà văn Nguyễn Quang Sáng
SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
 BÌNH ĐỊNH NĂM HỌC 2014 – 2015
 Đề chính thức:
 Môn thi : NGỮ VĂN
 Ngày thi : 27/6/2014
 Thời gian làm bài: 120 phút( Không kể thời gian phát đề)
 ---------------------------------------
Câu 1: (4,0 điểm)
 Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
 “ Không có kính, rồi xe không có đèn,
 Không có mui xe, thùng xe có xước,
 Xe vẫn chạy vì Miền Nam phía trước:
 Chỉ cần trong xe có một trái tim.”
 ( Phạm Tiến Duật, Bài thơ về tiểu đội xe không kính)
 1. Đoạn thơ nằm ở vị trí nào trong bài thơ. Đoạn thơ thuộc phong cách ngôn ngữ nào?
 2. Những biện pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng trong hai câu đầu của đoạn thơ? Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó trong đoạn thơ.
 3. Từ ý thơ trên, hãy viết moat đoạn văn ngắn ( khoảng 150 – 200 từ) trình bày suy nghĩ của em về tinh thần vượt khó của lớp trẻ hiện nay.
Câu 2: ( 6,0 điểm)
 Cảm nhận của em về vẻ đẹp nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa pa của nhà văn Nguyễn Thành Long.
SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2015-2016
 BÌNH ĐỊNH Khóa ngày 18 tháng 06 năm 2015
 ---------------- -------------------------------
 Đề chính thức:
 Môn thi : NGỮ VĂN
 Ngày thi : 18/ O6/2015
 Thời gian làm bài: 120 phút( Không kể thời gian phát đề)
 -----------------------------
Câu 1 ( 4,0 điểm)
 Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:
 “ Bên kia những hành cây bằng lăng, tiết trời đầu thu đem đến cho con sông Hồng một màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm ra. Vòm trời cúng như cao hơn. Những tia năng sớm đang từ từ di chuyển từ mặt nước lên những khoảng bờ bãi bên kia sông, và cả một vùng phù sa lâu đời của bãi bồi ở bên kia sông Hồng lúc này đang phô ra trước khuôn cửa sổ của gian gác nhà Nhĩ một thứ màu vàng thau xen với màu xanh non – những màu sắc thân thuộc quasnhw da thịt, hơi thở của đất màu mỡ. Suốt đờiNhĩ đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất, đây là một chân trời gần gũi, mà lại xa lắc vì chưa hề bao giờ đi đến – cái bờ bên kia sông Hồng ngay trước cửa sổ nhà mình.”
Xác định chủ ngữ chính trong câu “ Bên kia những hàng cây bằng lăng, tiết trời đầu thu đem đến cho con sông Hồng một màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm ra.”
Chỉ ra các thành phần phụ chú trong đoạn văn.
Xác định biện phapstu từ chủ yếu được sử dụng trong đoạn văn. Nêu giá trị biểu cảm của các biện pháp tu từ đó.
Hãy nêu điều nghịch lý mà tác giả đã thể hiện trong đoạn văn.
Câu 2 ( 6,0 điểm)
 Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
 Bỗng nhận ra hương ổi
 Phả vào trong gió se
 Sương chùng chình qua ngõ
 Hình như thu đã về.
  Vẫn còn bao nhiêu nắng
 Đã vơi dần cơn mưa
 Sấm cũng bớt bất ngờ
 Trên hàng cây đứng tuổi.
 ( “ Sang thu” – Hữu Thỉnh)
SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT 
 BÌNH ĐỊNH NĂM HỌC 2016 -2017
 Đề chính thức: Môn thi : NGỮ VĂN
 Ngày thi : 18/ O6/2016
 Thời gian làm bài: 120 phút( Không kể thời gian phát đề)
 ----------------------------------------------------------------------
Câu 1 ( 4,0 điểm)
 Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:
 “ Bước vào thế kỉ mới, nước ta sẽ hội nhập ngày càng sâu vào nề kinh tế thế giới. Bản tính
thích ứng nhanh sẽ giúp dân ta tận dụng những cơ hội, ứng phĩ với những thách thức do tiến 
trình hội nhập đem lại. Nhưng thái độ kì thị đối với sự kinh doanh, thĩi quen ảnh hưởng bao 
cấp, nếp nghĩ sùng ngoại hoặc bài ngoại quá mức đều sẽ cản trở sự phát triển của đất nước. Thĩi quen ở khơng ít người thích tỏ ra “ khơn vặt”, “ bĩc ngắn cắn dài”, khơng coi trọng chữ 
“ tín” sẽ gây tác hại khơn lường trong quá trình kinh doanh và hội nhập”.
 ( Ngữ văn 9, tập 2, tr. 25, NXB Giáo dục)
Đoạn văn trên nằm trong văn bản nào? Của tác giả nào?
Xác định thành ngữ được sử dụng trong đoạn văn.
Trong đoạn văn trên, tác giả chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu nào của người Việt Nam khi bước vào thời kì hội nhập với nề kinh tế thế giới?
Hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về việc sử dụng Internet trong thời kì hội nhập và phát triển của đất nước ta hiên nay ( trình bày khoảng 12-15 dịng)
Câu 2 ( 6 điểm).
 Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
 “ Đất nước bốn ngàn năm
 Vất vả và gian lao
 Đất nước như vì sao
 Cứ đi lên phía trước.
 Ta làm con chim hĩt
 Ta làm một cành hoa
 Ta nhập vào hịa ca
 Một nốt trầm xao xuyến.
 Một mùa xuân nho nhỏ
 Lặng lẽ dâng cho đời
 Dù là tuổi hai mươi
 Dù là khi tĩc bạc.”
 ( Mùa xuân nho nhỏ- Thanh Hải) 

File đính kèm:

  • docDe_thi_tuyen_vao_10_cua_Binh_Dinh_Tu_2006_2016.doc
Giáo án liên quan