Đề thi thử vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Đề số 9

ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10

Năm học: 2012 - 2013

Môn: NGỮ VĂN 9

PHẦN I: (4 điểm)

Câu 1:(1điểm)Tác giả đặt tên cho bài thơ về tình đồng đội của những người lính là Đồng chí vì:

- Đó là tên một tình cảm mới, đặc biệt xuất hiện và phổ biến trong những năm cách mạn

- Đó là cách xưng hô phổ biến của những người lính, công nhân, cán bộ từ sau cách mạng.

- Đó là biểu tượng của tình cảm cách mạng, của con người cách mạng trong thời đại mới.

Câu 2:(1điểm)

-Thành ngữ: "Nước mặn đồng chua":Vùng đất mặn ven biển ,vùng đất có độ phèn chua cao ,đất xấu , rất khó khăn trong việc trồng trọt -> Tác giả đã nhấn mạnh cảnh ngộ xuất thân nghèo khó của những người lính.

 

doc4 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1591 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Đề số 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Văn Khê
 GV:Trịnh Thị Phương Mai
ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10
Năm học: 2012 - 2013
Môn: NGỮ VĂN 9
Thời gian: 120 phút
PHẦN I (3 điểm)
 Cho đoạn thơ :
 "Quê hương anh nước mặn, đồng chua 
 Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.
 Anh với tôi đôi người xa lạ 
 Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau, 
 Súng bên súng, đầu sát bên đầu, 
 Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.
 Đồng chí!"
 ( “Đồng chí" - Chính Hữu )
 Câu 1: Theo em vì sao tác giả lại đặt tên cho bài thơ về tình đồng đội của những người lính là Đồng chí?
 Câu 2: Xác định thành ngữ có trong đoạn thơ trên. Em hiểu ý nghĩa của thành ngữ đó như thế nào? 
 Câu 3: Hãy cho biết nội dung chính của đoạn thơ trên là gì? Ghi lại ngắn gọn suy nghĩ của em về đoạn thơ trên( không quá nửa trang giấy thi) ?
PHẦN II (6 điểm)
Cho đoạn trích sau:
“Quen rồi . Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần.Ngày nào nào ít : ba lần .Tôi có nghĩ đến cái chết nhưng là cái chết mờ nhạt , không cụ thể .Còn cái chính : liệu mìn có nổ, bom có nổ không?Không thì làm thế nào để châm mìn lần thứ hai?Tôi nghĩ thế ." 
 ( Ngữ văn 9- tập 2)
Câu 1: Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm có đoạn trích trên ?
Câu 2: Đoạn văn trên có sử dụng kiểu ngôn ngữ đối thoại, độc thoại hay độc thoại nội tâm ? Kiểu ngôn ngữ ấy em còn gặp trong những văn bản nào của chương trình ngữ văn lớp 9( kể tên hai tác phẩm và tác giả có sử dụng kiểu ngôn ngữ đó )
 Câu 3: Văn bản có đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ mấy ? Việc lựa chọn ngôi kể đó có tác dụng như thế nào đối với việc thể hiện nội dung tác phẩm ?(1 điểm)
Câu 4 : Nêu cảm nhận của em về nhân vật Phương Định qua đoạn văn trên bằng một đoạn văn khoảng 10 -12 câu theo cách lập luận tổng hơp- phân tích -tổng hợp có sử dụng thành thần phụ chú và phép liên kết câu (Ghi chú thích rõ bên dưới). (3 điểm)
Trường THCS Văn Khê
 Trịnh Phương Mai
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10
Năm học: 2012 - 2013
Môn: NGỮ VĂN 9
PHẦN I: (4 điểm)
Câu 1:(1điểm)Tác giả đặt tên cho bài thơ về tình đồng đội của những người lính là Đồng chí vì:
- Đó là tên một tình cảm mới, đặc biệt xuất hiện và phổ biến trong những năm cách mạn
- Đó là cách xưng hô phổ biến của những người lính, công nhân, cán bộ từ sau cách mạng.
- Đó là biểu tượng của tình cảm cách mạng, của con người cách mạng trong thời đại mới. 
Câu 2:(1điểm)
-Thành ngữ: "Nước mặn đồng chua":Vùng đất mặn ven biển ,vùng đất có độ phèn chua cao ,đất xấu , rất khó khăn trong việc trồng trọt -> Tác giả đã nhấn mạnh cảnh ngộ xuất thân nghèo khó của những người lính. 
Câu 3. :(2điểm)Y/ cầu đảm bảo các ý sau:
* Nội dung đoạn thơ: Cơ sở hình thành tình đồng chí
- Bắt nguồn từ cùng chung cảnh ngộ ,xuất thân là nông dân nghèo : "Nước mặn đồng chua" "đất cày lên sỏi đá":-> cảnh ngộ xuất thân nghèo khó của những người lính và chính sự đồng cảnh ngộ ấy khiến họ xích lại gần nhau, dề dàng tìm được tiếng nói chung
- Cùng chung lí tưởng , cùng chung mục đích cao cả "Súng bên súng, đầu sát bên đầu"
 - Bền chặt trong sự chan hòa, chia sẻ gian lao cũng như niềm vui
+ Tình đồng chí còn bắt nguồn từ mối tình tri kỉ của những người bạn chí cốt: "đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ": 
- Câu thơ thứ 7 đứng tách riêng ,kết hợp dấu cảm -> câu thơ đặc biệt, một sự kết tinh cảm xúc tạo nốt nhấn, như lời khẳng định về tình đồng chí. 
-> Đoạn thơ lí giải cơ sở hình thành tình đông chí 
PHẦN II (6 điểm)
Câu 1: (1 điểm) 
-Đoạn văn trên trích trong tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê. 
- Là 1 trong những tác phẩm đầu tay của bà 
-Truyện viết năm 1971 (Nhà xuất bản Kim Đồng Hà Nội 2001).Khi cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc đang diễn ra vô cùng ác liệt. 
Câu 2: (1 điểm) 
-Đoạn văn trên sử dụng ngôn ngữ độc thoại nội tâm 
- Kể được 2 tác phẩm có sử dụng độc thoại nội tâm : Làng- Kim Lân
 Kiều ở lầu Ngưng Bích ( Truyện Kiều- Nguyễn Du)
Câu 3: (1 điểm) 
- Văn bản được kể theo ngôi thứ nhất 
- Tác dụng
+ Tạo điểm nhìn phù hợp dễ dàng tái hiện hiện thực khốc liệt của chiến tranh 
+ Nhân vật tự kể nên chân thực ,tạo điều kiện thuận lợi để khắc họa thế giới tâm hồn , cảm xúc, suy nghĩ của nhân vât một cách chân thực ,giầu sức thuyết phục 
+Những suy nghĩ ,cảm xúc ,hồi tưởng ... hiện lên trực tiếp qua lời nhân ,vậy nên có xắc thái riêng
Câu 4: (3 điểm)
 a.Yêu cầu về nội dung
*Mở đoạn : Nêu được ý khái quát : Phương Định - nhân vật chính trong "Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê, là một chiến sĩ TNXP dũng cảm ,bình tĩnh, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ 
* Thân đoạn: Phân tích - đánh giá nhận định để làm nổi bật sự dũng cảm bình tĩnh quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ của Phương Định 
 - Phương Định là cô gái bình tĩnh :
+ Cảnh phá bom vừa hồi hộp, vừa căng thẳng, cho người đọc hình dung cuộc chiến tranh tàn khốc như thế nào nhưng cô vẫn bình tĩnh ,quen công việc phá bom- 1 công việc vô cùng nguy hiểm , một ngày ít nhất các cô phải phá bom ba - năm lần, phải thường xuyên đối mặt với thần chết nhưng Phương định coi đó là chuyện thường tình, nếp sống thường nhật,không bận tâm ,không do dự 
-> Sự bình tĩnh thật đáng khâm phục
 - Phương Định là cô gái dũng cảm.:
+Hành động phá bom của cô cùng đồng đội đã góp phần thông mạch giao thông
+Có lúc Phương Định nghĩ đến cái "chết" nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. cô cho đó là việc nhỏ , "Còn cái chính liệu mìn có nổ, bom có nổ không?"
-> Gan dạ ,quả cảm không sự hi sinh, đặt nhiệm vụ lên trên hết 
- Quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ :
+Tìm mọi cách để kết thúc công việc có hiệu quả:" Không thì làm thế nào để châm mìn lần thứ hai?"
-> Có ý thức trách nhiệm ,có lòng quyết tâm cao...
* Kết đoạn : Nêu được cảm nghĩ ,đánh giá về nhân vật Phương Định
- Phương Định là nữ thanh niên xung phong anh hùng
- Tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mỹ 
b.Yêu câu về hình thức: 	
+ Đảm bảo đúng đoạn văn tổng- phân -tổng ,khoảng 10 câu
+ Có sử dụng phép liên kết, thành phần phụ chú ( cóchú thích )
+ Lập luận chặt chẽ
+ Văn viết trong sáng có thể hiện được những quan điểm và cảm xúc cá nhân 

File đính kèm:

  • docDe thi thu vao 10- mai (12-13) .doc