Đề thi thử vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Đề số 6

ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM

Câu I

1.Những câu văn trên trích từ tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi” của tác giả Lê Minh Khuê. Đây là một trong số những tác phẩm đầu tay của Lê Minh Khuê được viết năm 1971, lúc cuộc kháng chiến chồng Mỹ của dân tộc ta đang diễn ra ác liệt.

2.- Câu có lời dẫn trực tiếp là: Còn đôi mắt của tôi thì các anh bào: “ Cô có cái nhìn sao mà xa xăm”

 - Câu đặc biệt là: Im ắng lạ.

 3. Học sinh có thể kể các tác phẩm :

 - “ Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng, hoặc

 - “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật

 

doc2 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1254 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Đề số 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD & ĐT QUẬN HÀ ĐÔNG
TRƯỜNG THCS MỖ LAO
____________________
Họ tên : Vũ Thị Bích Hoà 
ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2013-2014
MÔN : NGỮ VĂN
Thời gian làm bài 120 phút
_____________________________________
 ĐỀ BÀI
Câu I (3 điểm)
Cho đoạn trích sau :
... “Bây giờ là buổi trưa. Im ắng lạ. Tôi dựa vào thành và khe khẽ hát. Thường cứ thuộc một điệu nhạc nào đó rồi bịa ra lời mà hát. Lời tôi bịa lộn xộn mà ngớ ngẩn đến nỗi tôi cũng ngạc nhiên, đôi khi bò ra mà cười một mình.
 Tôi là con gái Hà Nội, nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo : “ Cô có cái nhìn sao mà xa xăm ”
 1.Những câu văn trên được rút rừ tác phẩm nào, của ai ? Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm ấy.( 1 điểm)
 2. Nhân vật “tôi ” trong câu văn trên là ai ? Xác định câu có lời dẫn trực tiếp và câu đặc biệt trong phần trích trên.( 1,5 điểm)
3. Kể tên một tác phẩm khác viết về người chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ mà em đã học trong chương trình ngữ văn lớp 9 và ghi rõ tên tác giả ( 0,5 điểm).
Câu II ( 7 điểm)
Cho câu thơ : “ Quê hương anh nước mặn đồng chua..
1. Chép sáu câu tiếp để hoàn thiện khổ thơ ( 0,5 điểm ) 
2.Từ “ Đồng chí ”nghĩa là gì ? Vì sao tác giả lại đặt tên bài thơ của mình là Đồng chí ? ( 1 điểm)
3. Trong câu thơ “ Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” nhà thơ đã sử dụng phép tu từ gì ? Nêu rõ hiệu quả nghệ thuật của phép tu từ ấy ( 1,5 điểm).
4. Dựa vào đoạn thơ trên, hãy viết một đoạn văn khoảng 10 đến 12 câu theo cách lập luận tổng hợp- phân tích- tổng hợp, trong đó có sử dụng phép thế và một câu phủ định để làm rõ sự đồng cảm sẻ chia giữa những người đồng đội ( gạch chân từ ngữ dùng trong phép thế và câu phủ định, có chú thích rõ) ( 4 điểm)
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu I
1.Những câu văn trên trích từ tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi” của tác giả Lê Minh Khuê. Đây là một trong số những tác phẩm đầu tay của Lê Minh Khuê được viết năm 1971, lúc cuộc kháng chiến chồng Mỹ của dân tộc ta đang diễn ra ác liệt.
2.- Câu có lời dẫn trực tiếp là: Còn đôi mắt của tôi thì các anh bào: “ Cô có cái nhìn sao mà xa xăm”
 - Câu đặc biệt là: Im ắng lạ.
 3. Học sinh có thể kể các tác phẩm :
 - “ Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng, hoặc
 - “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật
 Câu II
 1. Chép thuộc và chính xác đoạn thơ ( 0,5 điểm)
 2.- “ Đồng chí ” là người có cùng chí hướng, lý tưởng. Người cùng ở trong 
 một đoàn thể chính trị hay một tổ chức
- Bài thơ được đặt tên là “ Đồng chí ” nhằm nhấn mạnh vẻ đẹp tinh thần 
 của người lính cách mạng. Những người có cùng chung cảnh ngộ và 
 lý tưởng chiến đấu gắn bó keo sơn trong cuộc kháng chiến chống 
 Pháp đầy gian khổ và thiếu thốn. ( 1 điểm)
3.Câu thơ sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ, nhân hoá. Nó góp phần thể hiện một cach sâu sắc tình cảm quê hương của người ở hậu phương đối với những người lính trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Hình ảnh đó làm cho lời thơ vừa mang sắc thái dân gian vừa có nét hiện đại.( 1,5 điểm)
3.- Về hình thức :Học sinh biết cách trình bày đoạn văn tổng hợp- phân tích- tổng hợp, sử dụng được phép thế và một câu phủ định ( có chú thích rõ)
 -Về nội dụng : Học sinh phải làm rõ :
Tình đồng chí cao đẹp đã mang lại sự đồng cảm chia sẻ sâu sắc giữa những người đồng đội. Tuy xuất thân từ những làng quê cụ thể khác nhau nhưng những người chiến sĩ ấy đã có cùng một cảnh ngộ. Họ đã phải từ giã ruộng nương, làng mạc để bước chân vào quân ngũ. họ để lại sau lưng những người thân với cuộc sống khó khăn vất vả, với những tình cảm nhớ thương da diết. Bước chân vào cuộc chiíen đấu trong giai đoạn đầu gian khổ những người lính không có cả những trang phục bình thường quen thuộc của một người bộ đội : Áo rách vai, quần có vài mảnh vá, chân không giày...Nhưng tinh thần của họ vẫn lạc quan : miệng cười buốt giá. Họ đã yêu thương đoà kết gắn bó với nhau trong hoàn cảnh thiếu thốn ấy : Thương nhau tay nắm lấy bàn tay... Tình đông chí như một ngọn lửa nồng đã sưởi ấm tâm hồn, cuộc sống của những người vệ quốc quân Vịêt Nam. Chính tình đồng chí cao đẹp đó đã mang lậi sức mạnh và làm nên chiến thắng của cuộc kháng chiến chống Pháp.

File đính kèm:

  • docDE THI THU V10 - HOA.doc
Giáo án liên quan