Đề thi thử vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Đề số 24

Câu 3 0.5 điểm

 Nhân vật Sùng Bà trong “Quan Âm Thị Kính”:

 0.25 điểm

 - Sùng Bà: độc ác chua ngoa, nanh nọc, đối sử tàn tệ với con dâu

Mẹ chồng Vũ Nương hiền lành, nhân hậu yêu thương con dâu: 0.25 điểm

 

doc4 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 7684 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Đề số 24, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO PTTH
Năm học: 2012-2013
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian: 120 phút
ĐỀ SỐ 1:
Phần I.(6.5 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: 
“Ngắn dài có số, tươi héo bởi trời. Mẹ không phải không muốn đợi chồng con về, mà không gắng ăn miếng cơm miếng cháo đặng cùng vui sum họp. Song lòng tham vô cùng mà vận trời khó tránh. Nước hết chuông rền, số cùng khí kiệt. Một tấm thân tàn, nguy trong sớm tối, việc sống chết không khỏi phiền đến con. Chồng con nơi xa xôi chưa biết sống chết thế nào, không thể về đền ơn được. Sau này, trời xét lòng lành, ban cho phúc đức, giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chẳng phụ mẹ.”
 Câu 1: Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Của ai?
 Câu 2: Đoạn văn dẫn lại lời nói của ai? Nói trong hoàn cảnh nào? Nội dung đoạn văn nói về điều gì?
 Câu 3: Văn bản nào học ở lớp 7 có đề cập đến một nhân vật trong gia đình như nhân vật trên (xét trong mối quan hệ với nhân vật tiếp nhận lời nói đó). Nhân vật ấy mặc dù giữ cùng một cương vị như nhau trong gia đình nhưng phẩm chất của họ có giống nhau không?
 Câu 4: Kể tên 4 tác phẩm ở lớp 8, 9 có nói về số phận con người trong xã hội phong kiến?
Câu 5: Viết một đoạn văn nghị luận( khoảng 15 câu) theo cách lập luận diễn dịch có sử dụng câu cảm thán và phép thế, trình bày suy nghĩ của em về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến ( có ghi chú ra giấy thi câu cảm thán và phép thế đã sử dụng).
Phần II: (3.5 điểm)
Những tín hiệu báo thu về được một nhà thơ cảm nhận trong khổ thơ sau:
 Bỗng nhận ra hương ổi
 Phả vào trong gió se
 Sương chùng chình qua ngõ
 Hình như thu đã về.
 Câu 1: Đoạn thơ trên nằm trong tác phẩm nào? Của ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ ấy?
 Câu 2: Chỉ ra thành phần tình thái và biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên?
 Câu 3: Viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trên?
..Hết 
ĐÁP ÁN THI THỬ VÀO THPT
NĂM HỌC 2012-2013
MÔN NGỮ VĂN
(Thời gian làm bài: 120 phút)
ĐỀ SỐ 1
CÂU
NỘI DUNG CHẤM
ĐIỂM
Phần I: (6.5 điểm)
Câu 1.
Đoạn văn trên trích trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương”- Nguyễn Dữ 
 0.5 điểm
 Câu 2.
 1.5 điểm
Đoạn văn dẫn lại lời nói của mẹ chồng Vũ Nương
0.25điểm
Nói trước lúc lâm trung- đây là lời trăng trối của bà 
0.25điểm
Nội dung của lời nói trên: lời trăng trối dặn dò con dâu của bà mẹ chồng Vũ Nương
+ Con người ta sống chết là theo lẽ tự nhiên;
+ Nhờ cậy con dâu lo hậu sự cho mình; 
+ Những mong ước tốt đẹp sẽ đến với con dâu và gia đình;
+ Ca ngợi đức tính hiếu thảo của con dâu.
1 điểm
Câu 3
 0.5 điểm 
Nhân vật Sùng Bà trong “Quan Âm Thị Kính”: 
0.25 điểm
Sùng Bà: độc ác chua ngoa, nanh nọc, đối sử tàn tệ với con dâu
Mẹ chồng Vũ Nương hiền lành, nhân hậu yêu thương con dâu: 
0.25 điểm
 Câu 4. 
HS nêu đúng tên 4 tác phẩm hoặc tên các đoạn trích sau: 
Trong lòng mẹ (Những ngày thơ ấu- Nguyên Hồng)
Tức nước vỡ bờ (Tắt đèn- Ngô Tất Tố)
Lão Hạc - Nam Cao
Truyện Kiều - Nguyễn Du
1 điểm
Câu 5. 
Đoạn văn cần đạt được các yêu cầu sau:
3 điểm
a, Yêu cầu về kĩ năng :
- Đọan văn trình bày theo cách diễn dịch, câu chốt đứng ở đầu đoạn
 - Độ dài khoảng 15 câu
 - Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy, hạn chế lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp
 - Có sử dụng phép thế, một câu cảm thán
1 điểm
b, Yêu cầu về kiến thức: cần làm rõ ý kiến cơ bản sau
 - Số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến thật bi đát, có người vượt lên được số phận như:
 + Người mẹ của bé Hồng nhưng cũng phải chịu bao nhiêu vất vả cay đắng: hôn nhân không hạnh phúc, không tình yêu, chồng nghiện ngập
 + Chị Dậu có đầy đủ phẩm chất tốt đẹp nhưng cuộc sống khốn khổ vì sưu cao thuế nặng=> dẫn đến bước đường cùng: đi ở vú, chút nữa thì bị làm nhục, phản kháng “ chị vùng chạy ra ngoài trời tối đen như mực tựa như cái tiền đồ của chị”
 + Thúy Kiều: thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần
 + Người con gái Nam Xương: phải bảo toàn danh tiết phẩm giá bằng cách trẫm mình xuống sông Hoàng Giang.
2 điểm
Phần II: (3.5 điểm)
Câu 1
1 điểm
Đoạn thơ trích trong tác phẩm “Sang thu”- của nhà thơ Hữu Thỉnh.
0.5 đ
Hoàn cảnh sáng tác: cuối năm 1977 in lần đầu trên báo văn nghệ. Sau đó in nhiều lần trong các tập thơ. Trong tập thơ “ Từ chiến hào đến thành phố” xuất bản năm 1991.
0.5 đ
Câu 2
Thành phần tình thái: “hình như”
Nghệ thuật nhân hóa qua từ láy “chùng chình”
0.5 điểm
Câu 3
Trình bày cảm nhận về đoạn thơ – đ ảm bảo các ý sau:
Cảm nhận tín hiệu thu về ở không gian rất gần và hẹp:
Cảm nhận về khứu giác và xúc giác
+ Hương ổi, cái se lạnh cảu gió lan tỏa trong không gian nơi vườn thôn xóm ngõ.
+ “phả” hương thơm như sánh lại luồn vào gió
àGợi hình dung cụ thể hương ổi chín, gợi sự vận động nhẹ nhàng của gió đưa hương
Cảm nhận bằng thị giác:
+ “chùng chình” nghệ thuật nhân hóa: sương thu cố ý chậm lại, quấn quýt bên xóm ngõ đường làng
Cảm xúc
+ “bỗng”: Cảm giác bất ngờ.
+ “hình như”: Cảm giác mơ hồ mong manh chưa rõ ràng
à Sự giao thoa của tạo vật, cảm xúc ngỡ ngàng, xao xuyến của nhà thơ.
2 điểm
 Hết ..

File đính kèm:

  • docthi thu_mon Van9_yen Nghia.doc
Giáo án liên quan