Đề cương Ngữ văn 9

1. a) Cho biết tác giả và năm sáng tác của truyện ngắn “ Làng”

 b) Chủ đề của truyện ngắn “Làng”?

a) Tác giả: Kim Lân. Năm sáng tác: 1948.

b) Chủ đề của truyện ngắn “Làng”: tình yêu làng và lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân trong thời kì kháng chiến chống Pháp.

2. Qua truyện ngắn “Làng”, hãy làm rõ diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai?

Diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai.

a) Trước khi nghe tin xấu về làng:

- Vui mừng vì tin tức kháng chiến: “Ruột gan ông lão cứ múa cả lên, vui quá!”.

- Tự hào vì quê vẫn sản xuất: “Hừ, đánh nhau thì cứ đánh nhau, cày cấy cứ cày cấy, tản cư cứ tản cư Hay đáo đề”.

b) Khi nghe tin dữ về làng:

- Đột ngột, sững sờ: “Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tên rân rân”.

- Cố trấn tĩnh, cố không tin, hỏi lại với hy vọng là có sự nhầm lẫn: “một lúc lâu ông mới rặn è è. -Liệu có thật không hở bác? Hay là chỉ lại ”.

- Được khẳng định rành rọt, ông đau đớn, xấu hổ như chính mình mắc lỗi: “Cúi gằm mặt xuống mà đi về”.

c) Sau khi nghe tin dữ:

- Tủi thân cho mình và cho các con: “Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư?

- Ông kiểm điểm lại tin nghe được, càng thêm thất vọng và đau đớn: “Chao ôi! Cực nhục chưa, cả làng Việt gian!”

- Cái tin dữ xâm chiếm, nó trở thành nỗi ám ảnh day dứt trong ông: lúc nào cũng tưởng người ta đang để ý, người ta đang bàn tán “cái chuyện ấy”. Ông tránh né cả các cuộc trò chuyện với mọi người.

=> Trong ông Hai có nỗi ám ảnh nặng nề biến thành sợ hãi thường xuyên cùng với nỗi đau xót, tủi hổ trước cái tin làng mình theo giặc.

d) Khi bị đầy vào tình thế bế tắc, tuyệt vọng: Mụ chủ nhà đuổi đi.

- Mâu thuẫn, xung đột nội tâm: Về làng là quay lại làm nô lệ, phản bội cuộc kháng chiến của dân tộc; đi nơi khác thì không ai chứa chấp, bi xua đuổi.

- Ông dứt khoác: “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”.

- Quyết định như thế nhưng vẫn không dứt bỏ tình cảm với làng quê, vì thế mà càng đau xót, tủi hổ.

 

doc31 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2756 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề cương Ngữ văn 9, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m ngả
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
- Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa? …”
Tình cảm và suy nghĩ của người cháu dành cho bà.
- Liệt kê: “ngọn khói trăm tàu, lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả” à Cháu sống trong điều kiện đầy đủ, sung túc.
- Dùng phó từ: “vẫn chẳng” à Khẳng định tâm trạng, nỗi nhớ không nguôi của cháu.
- Câu hỏi tu từ: “- Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?” à Nhớ về bà, về sự gian khổ của bà qua việc nhóm bếp.
=> Đi xa, dù sống trong hoàn cảnh có đủ tiện nghi, người cháu luôn nhớ đến bà, một tình cảm chân thành, sâu sắc.
17. a) Chép lại hai khổ thơ đầu bài “Ánh trăng”.
b) Cho biết tác giả, năm sáng tác.
a) “Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ
Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa
b) Tác giả: Nguyễn Duy. Năm sáng tác: 1978.
18. Qua bài “Ánh trăng”, hãy nêu ý nghĩa biểu tượng của vầng trăng.
Vầng trăng có nhiều ý nghĩa biểu tượng:
- Là hình ảnh của thiên nhiên hồn nhiên, tươi mát.
- Là người bạn tri kỉ suốt thời tuổi nhỏ rồi thời chiến tranh của con người.
- Trăng là quá khứ nghĩa tình, đẹp đẽ, nguyên vẹn.
- Trăng là vẻ đẹp bình dị và vĩnh hằng của đời sống.
- Trăng cũng chính là người bạn, nhân chứng nghĩa tình mà cũng rất nghiêm khắc.
19. Nêu chủ đề của bài thơ “Ánh trăng”.
Chủ đề của bài thơ.
- Nhắc nhở về thái độ tình cảm đối với năm tháng quá khứ gian lao, tình nghĩa; đối với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu.
- Nhắc nhở về thái độ với những người đã khuất và ngay cả chính mình.
- Gợi lên đạo lí sống có thủy chung “Uống nước nhớ nguồn”.
20. Phân tích khổ thơ:
“Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng”
Tâm trạng và sự xúc động của con người.
- Ẩn dụ: “mặt” à Bắt gặp lại quá khứ, như gặp lại chính mình.
- Từ láy: “rưng rưng” à Niềm xúc động dâng cao.
- So sánh: 
“như là đồng là bể
 như là sông là rừng”
 à Những kỉ niệm của một thời hồn nhiên, tươi mát sống lại trong lòng người.
=> Vầng trăng đã gợi lại quá khứ, khiến cho con người nhớ lại trong niềm xúc động dâng cao.
IV. CỤM TRUYỆN HIỆN ĐẠI:
1. a) Cho biết tác giả và năm sáng tác của truyện ngắn “ Làng” 
 b) Chủ đề của truyện ngắn “Làng”?
a) Tác giả: Kim Lân. Năm sáng tác: 1948.
b) Chủ đề của truyện ngắn “Làng”: tình yêu làng và lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân trong thời kì kháng chiến chống Pháp.
2. Qua truyện ngắn “Làng”, hãy làm rõ diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai?
Diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai.
a) Trước khi nghe tin xấu về làng:
- Vui mừng vì tin tức kháng chiến: “Ruột gan ông lão cứ múa cả lên, vui quá!”.
- Tự hào vì quê vẫn sản xuất: “Hừ, đánh nhau thì cứ đánh nhau, cày cấy cứ cày cấy, tản cư cứ tản cư … Hay đáo đề”.
b) Khi nghe tin dữ về làng:
- Đột ngột, sững sờ: “Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tên rân rân”.
- Cố trấn tĩnh, cố không tin, hỏi lại với hy vọng là có sự nhầm lẫn: “một lúc lâu ông mới rặn è è. … -Liệu có thật không hở bác? Hay là chỉ lại…”.
- Được khẳng định rành rọt, ông đau đớn, xấu hổ như chính mình mắc lỗi: “Cúi gằm mặt xuống mà đi về”.
c) Sau khi nghe tin dữ:
- Tủi thân cho mình và cho các con: “Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư?
- Ông kiểm điểm lại tin nghe được, càng thêm thất vọng và đau đớn: “Chao ôi! Cực nhục chưa, cả làng Việt gian!”
- Cái tin dữ xâm chiếm, nó trở thành nỗi ám ảnh day dứt trong ông: lúc nào cũng tưởng người ta đang để ý, người ta đang bàn tán “cái chuyện ấy”. Ông tránh né cả các cuộc trò chuyện với mọi người.
=> Trong ông Hai có nỗi ám ảnh nặng nề biến thành sợ hãi thường xuyên cùng với nỗi đau xót, tủi hổ trước cái tin làng mình theo giặc.
d) Khi bị đầy vào tình thế bế tắc, tuyệt vọng: Mụ chủ nhà đuổi đi.
- Mâu thuẫn, xung đột nội tâm: Về làng là quay lại làm nô lệ, phản bội cuộc kháng chiến của dân tộc; đi nơi khác thì không ai chứa chấp, bi xua đuổi.
- Ông dứt khoác: “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”.
- Quyết định như thế nhưng vẫn không dứt bỏ tình cảm với làng quê, vì thế mà càng đau xót, tủi hổ.
- Trút nỗi lòng vào lời thủ thỉ tâm sự với con. Khẳng định tình yêu làng Chợ Dầu, tấm lòng chung thủy với kháng chiến, với cách mạng mà biểu tượng là Cụ Hồ à Tình càm sâu nặng, bền vững mà thiêng liêng.
=> Tình yêu làng của của ông Hai thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến.
3. Nghệ thuật của truyện ngắn “Làng” có nhiều nét đặc sắc. Hãy làm rõ?
Nghệ thuật của truyện ngắn “Làng”.
- Truyện xây dựng theo cốt truyện tâm lí.
- Sáng tạo tình huống truyện có tính căng thẳng, thử thách ở nội tâm nhân vật.
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sâu sắc, tinh tế.
- Ngôn ngữ nhân vật sinh động, giàu tính khẩu ngữ thể hiện cá tính nhân vật.
- Cách trần thuật linh hoạt, tự nhiên, có nhiều chi tiết sinh hoạt xen vào mạch tâm trạng.
4. a) Cho biết tác giả và năm sáng tác truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”.
b) Nêu chủ đề của truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”?
a) Tác giả: Nguyễn Thành Long. Năm sáng tác: 1972.
b) Chủ đề: Ca ngợi những người lao động như anh thanh niên làm công tác khí tượng và cái thế giới của những con người như anh. Qua đó, tác giả muốn nói với người đọc: “ Trong cái im lặng của Sa Pa, có những con người làm việc và lo nghĩ cho đất nước”. Truyện cũng gợi ra những vấn đề về ý nghĩa và niềm vui của lao động tự giác, vì những mục đích chân chính đối với con người.
5. Qua truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”, hãy nêu những nét đẹp của nhân vật anh thanh niên?
Những nét đẹp của nhân vật anh thanh niên.
- Hoàn cảnh sống: một mình trên đỉnh núi cao; công việc: “đo nắng, đo mưa, đo gió, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự báo thời tiết”.
- Ý thức về công việc và lòng yêu nghề.
- Hạnh phúc khi thấy công việc của mình có ích cuộc sống, cho mọi người.
- Có những suy nghĩ thật đúng và thật sâu sắc về công việc đối với cuộc sống con người. “Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được”.
- Tổ chức, sắp xếp cuộc sống ngăn nắp, chủ động: Ngôi nhà, trồng hoa; thích đọc sách.
- Cởi mở, chân thành rất quí trọng tình cảm, quan tâm đến mọi người.
- Khiêm tốn, thành thực.
6. Qua truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”, hãy nêu những chi tiết thể hiện chất trữ tình?
Những chi tiết thể hiện chất trữ tình trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”.
- Cảnh thiên nhiên Sa Pa đẹp như những bức tranh, giàu chất thơ: “Nắng đã mạ bạc cả con đèo, đốt cháy rừng cây hừng hực như một bó đuốc lớn. Nắng chiếu làm cho bó hoa càng thêm rực rỡ và làm cho cô gái cảm thấy mình rực rỡ theo.”
- Từ cuộc gặp gỡ tình cờ mà để lại nhiều dư vị trong lòng mỗi người: Vẻ đẹp của anh thanh niên; những tình cảm, cảm xúc mới nảy nở của bác họa sĩ và cô gái. 
+ “Trong cái im lặng của Sa Pa, dưới những dinh thự cũ kĩ của Sa Pa, Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta chỉ nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước”.
+ “Không phải vì bó hoa rất to sẽ đi theo cô trong chuyến đi thứ nhất ra đời. Mà vì một bó hoa nào khác nữa, bó hoa của những háo hức và mơ mộng ngẫu nhiên anh cho thêm cô. Và vì một cái gì đó nữa mà lúc này cô chưa kịp nghĩ kĩ.”
=> Tác giả tạo không khí trữ tình cho tác phẩm, nâng cao ý nghĩa và vẻ đẹp của những sự việc, con người rất bình dị được miêu tả.
7. Qua truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”, nêu tâm trạng của nhân vật họa sĩ và cô kĩ sư khi gặp anh thanh niên?
a) Tâm trạng của nhân vật họa sĩ.
- Xúc động và bối rối: “Vì họa sĩ đã bắt gặp một điều thật ra ông vẫn ao ước được biết.”
- Có nhiều cảm xúc và suy tư về anh thanh niên và về nhiều điều khác (nghệ thuật với sức mạnh và sự bất lực của nó, về mảnh đất Sa Pa). 
b) Tâm trạng của nhân vật cô kĩ sư.
- Bất ngờ vì những điều anh thanh niên nói.
- Hiểu thêm về cuộc sống dũng cảm, tuyệt đẹp của anh thanh niên; về thế giới của những con người như anh.
- Cô đánh giá đúng, yên tâm hơn về quyết định từ bỏ cuộc tình nhạt nhẽo.
- Bừng dậy những tình cảm đẹp, bắt gặp ánh sáng đẹp, hàm ơn với người thanh niên.
- Như được tiếp thêm sức mạnh, có nghị lực khi vào đời.
8. a) Cho biết tác giả và năm sáng tác truyện ngắn “Chiếc lược ngà”.
b) Tóm tắt và nêu chủ đề của truyện.
a) Tác giả: Nguyễn Quang Sáng. Năm sáng tác: 1966
b) Tóm tắt : Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến. mãi đến khi con gái lên tám tuổi, , ông mới có địp về thăm nhà, thăm con. Bé Thu không nhận ra ba vì vết sẹo trên mặt làm ba em không còn giống với người trong bức ảnh chụp mà em đã biết. em đối xử với ba như người xa lạ. đến lúc Thu nhận ra ba thì cũng là lúc ông Sáu phải ra đi. ở không căn cứ, người cha dồn hết tình cảm yêu quí , nhớ thương đứa con vào việc là chiếc lược ngà để tặng cô con gái bé nhỏ. Trong một trận càn, ông hy sinh. Trước lúc nhắm mắt, ông còn kịp trao cây lược cho người bạn.
Chủ đề: Ca ngợi tình cảm cha con thiêng liêng trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh. Tình cảm ấy có giá trị nhân bản sâu sắc, càng cao đẹp trong những cảnh ngộ khó khăn.
9. Qua truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng, hãy cho biết diễn biến tâm lí nhân vật bé Thu?
a) Thái độ, hành động của bé Thu trước khi nhận ông sáu là ba.
- Tỏ ra ngờ vực, lảng tránh, lạnh nhạt, xa cách: hốt hoảng, vụt chạy, kêu thét lên khi mới gặp ông Sáu.
- Ương ngạnh, bướng bỉnh: Nhất định không gọi ba, không nhờ chắt nước cơm.
- Có hành động vô lễ: hất cái trứng cá mà ông Sáu gắp cho.
b) Thái độ, hành động của bé Thu khi nhận ông sáu là ba.
- Ân hận, hối tiếc: “Nghe bà kể nó nằm im, lăn lộn và thình thoảng thở dài như người lớn”.
- Thay đổi thái độ, hành động hoàn toàn và đột ngột: gọi ba.
- Hành động cuống quýt, mạnh mẽ và hối hả xen lẫn sự hối hận: Chạy xô tới, ôm chặt lấy cổ, dang hai chân rồi câu chặt ba nó.
- Tình yêu và nỗi mong nhớ người cha xa cách bị dồn nén nay bùng ra thật mạnh mẽ.
10. Qua truyện ngắn “Chiếc lược ngà”, em có suy nghĩ gì về bé Thu?
Sự ương ngạnh của bé Thu không đáng trách. Hoàn cảnh xa cách và trắc trở của chiến tranh; bé Thu quá nhỏ để có thể hiểu được những tình thế khắc nghiệt, éo le của cuộc sống; nó chưa chuẩn bị tâm lí để đón nhận những khả năng bất thường. 
Phản ứng tâm lí của em là tự nhiên, chứng tỏ em có cá tính mạnh mẽ, tình cảm của em sâu sắc, chân thật dành cha người ba thật sự.
11. Qua truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng, hãy phân tích tình cảm sâu nặng của ông Sáu dành cho con?
Tình cảm sâu nặng của người cha dành cho con.
a) Khi về thăm nhà:
- Vui mừng, mong ước được ôm con vào lòng: “Không chờ xuồng cặp bến, anh nhún chân nhảy thót lên”.
- Tìm mọi cách vỗ về, gần gũi và chăm sóc con.
- Đau khổ chịu đựng khi con không nhận mình là ba: “Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được nên anh phải cười vậy thôi”.
- Không kìm nén tức giận, lỡ tay đánh con.
b) Khi ở chiến khu:
- Day dứt, ám ảnh về việc nóng giận đánh con. Nhớ đến lời dặn của con trước lúc ra đi.
- Dành hết công sức, tâm trí vào việc làm chiếc lược.
- Chiếc lược là nỗi mong nhớ, yêu mến của người cha dành cho con.
- Tình thương con khiến ông có sức mạnh để gởi gắm chiếc lược lại cho bạn.
12. Sau khi đọc xong truyện ngắn “Chiếc lược ngà”, em có suy nghĩ gì?
- Thương cảm cho bé Thu. Một em bé ngây thơ, hồn nhiên lớn lên trong chiến tranh bị thiếu thốn, mất mát nhiều về tình cảm gia đình, tình cha con. Nhất là hoàn cảnh éo le của em.
- Qua bé Thu, chúng ta hiểu thêm hoàn cảnh của những trẻ em Việt Nam trong chiến tranh.
- Cảm nhận sâu sắc tình cha dành cho con. Hiểu thêm nỗi đau mà người chiến sĩ cách mạng phải chịu đựng, ngoài sự hy sinh.
- Qua tác phẩm, ta thấy được cuộc sống, tình cảnh của nhân dân miền Nam trong chiến tranh.
13: Vẽ sơ đồ: nội dung các bài hoc...(Tự vẽ)
---------------------------------------------------------------------
B.PHẦN II: TIẾNG VIỆT
I. PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
1.Lập bảng ôn tập các phương châm hội thoại:
Phương châm hội thoại
Khái niệm
Ví dụ
Lượng
-Khi giao tiếp cần nói có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng nhu cầu của cuộc giao tiếp, không thừa không thiếu.
An: -Cậu có biét bơi không?
Ba: -Biết chứ, thậm chí còn bơi giỏi nữa.
An: -Cậu học bơi ở đâu vậy?
Ba: -Dĩ nhiên là ở dưới nước chứ còn ở đâu.
*Phân tích: Khi An hỏi câu “Học bơi ở đâu?” mà Ba trả lời “ở dưới nước” thì câu trả lời của Ba không mang đầy đủ nội dung mà An cần biết, vì vậy ngay trong nghĩa của “bơi” đã có “ở dưới nước”.Trả lời như thế là vừa thừa, vừa thiếu, nội dung lời nói không đúng yêu cầu giao tiếp. 
Chất
-Khi giao tiếp đừng nói điều mà mình không tin la` đúng hay không có bằng chứng xác thực.
-Ăn đơm, nói đặt: vu khống, đặt điều, bịa chuyện cho người khác.
- Ăn ốc, nói mò: vu khống, bịa đặt.
- Cãi chày, cãi cối: cố tranh cãi nhưng không có lí lẽ gì cả.
- Khua môi múa mép: khoác lác, ba hoa, phô trương.
- Nói dơi, nói chuột: nói lăng nhăng, linh tinh, không xác thực.
- Hứa hươu, hứa vượn: hứa để được lòng rồi không thực hiện lời hứa,
Quan hệ
-Khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.
- Ông nói gà bà nói vịt: mỗi người nói một đằng không ăn khớp nhau, không hiểu nhau.
- Khách: “ Nóng quá!”
Chủ nhà: “Mất điện rồi”.
(Chủ nhà hiểu đó không phải một thông báo mà là một yêu cầu: “Làm ơn bật quạt lên!”. Nên mới đáp: “Mất điện rồi”.)
Cách thức
-Khi giao tiếp cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch, tránh nói mơ hồ.
Câu tục ngữ:
+Ăn lên đọi, nói lên lời”
 gKhuyên người ta nói năng phải rõ ràng, rành mạch.
+Dây cà ra dây muống:
gChỉ cách nói dai` dòng, rườm rà.
+Luống buống như ngậm hạt thị:
gChỉ cách nói ấp úng, không thành lời, không rành mạch.
Lịch sự
- Khi giao tiếp, cần chú ý đến sự tế nhị, khiêm tốn và tôn trọng người khác.
-Dạo này mày lười lắm.
gCon dạo này không được chăm chỉ lắm!
-Trong kho tàng tục ngữ ca dao VN có nhiều câu khẳng định vai trò của ngôn ngữ trong cuộc sống và khuyên người ta nên dùng những lời lẽ lịch sự, nhã nhặn trong giao tiếp.
-Tiếng chào cao mâm cỗ.
Hoặc: “Lời chào cao hơn mâm cỗ”.
- Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
- Kim vàng ai nỡ uốn câu
Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời.
2.Quan hệ giữa phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp:
*Câu hỏi: Em hãy lấy một tình huống giao tiếp. Phân tích mối quan hệ giữa phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp.
-Để tuân thủ các phương châm hội thoại, người nói phải được các đặc điểm của tình huống giao tiếp (Nói với ai? Nói khi nào? Nói để làm gì? Nói ở đâu?)
-Trong chuyện “Chào hỏi”. Câu hỏi của chàng rễ: “Bác làm việc vất vả lắm phải không?” Trong tình huống khác có thể coi là lịch sự thể hiện sự quan tâm đến người khác. nhưng trong tình huống này, người ta đang làm việc trên cây cao mà chàng rể gọi tụt xuống để hỏi. Tức là đã quấy rối, đã làm phiền hà cho người đó. Câu hỏi có vẻ lịch sự hoá ra không lịch sự.
3.Việc không tuân thủ các phương châm hội thoại bắt nguồn từ đâu?
-Phương châm hội thoại chỉ là những yêu cầu chung trong giao tiếp chứ không phải là những quy định có tính bắt buộc.
-Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại thường làdo những nguyên nhân sau:
 +Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hoá giao tiếp.
 +Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn.
VD: -Cậu có biết chiếc máy bay đầu tiên được chế tạo vào năm nào không?-An hỏi.
Ba: -Đâu! Khoảng thế kỉ XX.
gCâu trả lời của Ba không đáp ứng đúng yêu cầu như An mong muốn tức là đã không tuân thủ phương châm về lượng. Trong trường hợp này Ba không biết chính xác năm chế tạo chiếc máy bay đầu tiên trên thế giới. Để tuân thủ phương châm về chất (thì Ba đã không nói những điều mà mình không có bằng chứng xác thực). Ba phải trả lời chung chung.
-Người nói muốn gây sự chú ý để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó.
VD: -Khi nói “Tiền bạc chỉ là tiền bạc”, không phải người nói đã không tuân thủ phương châm về lượng. Xét về nghĩa tường minh thì câu này không tuân thủ phương châm về lượng bởi vì nó dường như không cho người nghe thêm một thông tin nào. Xét về nghĩa hàm ý thì câu này muốn nói: Tiền bạc chỉ là phương tiện để sống chứ không phải là mục đích cuối cùng của con người; con người không nên chạy theo đồng tiền mà quên đi những thứ quan trọng hơn, thiêng liêng hơn trong cuộc sống. Tức là như vậy vẫn đảm bảo tuân thủ phương châm về lượng.
4.Xưng hô trong hội thoại:
-Tiếng việt có một hệ thống xưng hô rất phong phú, tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm.
-Người nói cần căn cứ vào đối tượng và các đặc điểm kháccủa tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp.
VD1:Đoạn đối thoại thứ nhất giữa Dế Choắt và Dế Mèn:
-Anh đã nghĩ thương em như thế thì hay là anh đào giúp cho em một ngách sang bên nhà anh, phòng khi tối lửa tắt đèn có đuứa nào bắt nạt thì em chạy sang.
-Hức! Thông ngách sang nhà ta? Dễ nghe nhỉ, chúng mày hôi như cú mèo thế này ta nào chịu được. Thôi im cái điệu mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết.
+Dế Choắt xưng hô với Dế Mèn: anh.
+Dế Mèn xưng hô với Dế Choắt: chú mày.
gĐó là cách xưng hô bất bình đẳng, của một kẻ thế yếu cảm thấy mình thấp hèn cần nhờ vả người khác ở vị thế mạnh, kiêu căng, hách dich.
VD2:Đoạn đối thoại thứ hai giữa Dế Choắt và Dế Mèn:
-Nào tôi đâu có biết cơ sự lại ra nông nỗi này! Tôi hối hận lắm! Tôi hối hận lắm! Anh mà chếtthì chỉ tại cái tội ngông cuồng dại dột của tôi, tôi biết làm thế nào bây giờ?
-Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt tôi khuyên anh: ở đòi mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.
+Trong cuộc đối thoại này, giữa Dế Choắt và Dế Mèn đều xưng hô với nhau là: Anh-tôi. Đó là sự xưng hô bình đẳng.
 Sở dĩ có sự thay đổi trong xưng hô như vậy vì tình huống giao tiếp thay đổi, vị trí của hai nhân vật không giống như trước nữa. Dế Choắt không còn coi mình là đàn em cần nhờ vả nương tựa Dế Mèn nữa mà nói với Dế Mèn những lời chăng chối với tư cách là một người ban.
5.Vận dụng phương châm về lương để phân tích những câu thơ sau:
a. Trâu là một loài gia súc nuôi ở trong nhà.
gThừa “ nuôi ở trong nhà” vì “gia súc” đã mang nghĩa thú nuôi trong nhà.
b. Én là một loài chim có hai cánh.
gThừa “có hai cánh” vì tất cả các loài chim đều có hai cánh.
6.Trên cơ sở phương châm về chất, em hãy chỉ ra những trường hợp nào là cần tránh trong giao tiếp:
a.Nói có căn cứ chắc chắn là “Nói có sách, mách có chứng”.
b.Nói sai sự thật một cách cố ý, nhằm che dấu điều gì đó là “Nói dối”.
c.Nói một cách hú hoạ, không có căn cứ là “Nói mò”.
d.Nói nhảm nhí, vu vơ là “Nói nhăng nói cuội”.
e. Nói khoác lác, làm ra vẻ taì giỏi hoặc nói những chuyện bông đùa, khoác lác cho vui là “Nói trạng”.
7.Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp:
*Có 2 cách dẫn lời nói hay ý nghĩ của một người, một nhân vật nào đó: 
7.1.Dẫn trực tiếp:
-Là nhắc lại nguyên vẹn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật (không sửa đổi); sử dụng dấu hai chấm (:) để ngăn cách phần thường kèm theo dấu ngoặc kép.
VD: Cháu nói: “Đấy, bác cũng chẳng “thèm” người là gì?”
*phân tích:-Phần dấu ngoặc kép là lời nói của nhân vật vì có từ “nói” trong phần lời của người dẫn.
-Có thể đổi vị trí giữa hai phần: lời dẫn và lời được dẫn. Đặt lời dẫn lên trước, ngăn cách với phần lời dẫn bằng dấu gạch ngang hoặc dấu phẩy.
 “Đấy, bác cũng chẳng “thèm” người là gì?”- Cháu nói.
 “Đấy, bác cũng chẳng “thèm” người là gì?”, cháu nói.
7.2.Dẫn gián tiếp:
-Là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thich hợp; không dùng dấu hai chấm; lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép.
II. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG
1.Khái niệm:
-Từ vựng của một ngôn ngữ không ngừng phát triển để đáp ứng yêu cầu do xã hội đặt ra. Trong sự phát triển của từ vựng tiếng việt, hiện tượng một từ ngữ có thể phát triển nghĩa trên cơ sở nghĩa gốc đóng vai trò quan trọng.
-Có 2 phương thức chủ yếu phát triển nghĩa của từ ngữ: ẩn dụ và hoán dụ.
 VD1: “Gần xa nô nức yến anh
 Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân”.
-Từ “xuân”: mùa chuyển tiết từ đông sang hạ, thời tiết ấm dần lên thương được coi là mùa mở đầu cho một năm (nghĩa gốc).
“Ngày xuân con én còn dài
Xót tình máu mủ thay lời nước non”.
-Từ “xuân”: thuộc về tuổi trẻ (chuyển nghĩa theo phương 

File đính kèm:

  • docDE CUONG NGU VAN 9.doc
Giáo án liên quan