Đề thi thử vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Đề số 22

Phần I : ( 6 điểm )

Câu 1 : học sinh chép chính xác 7 câu thơ tiếp nối câu thơ trên cho 1 điểm.

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hoà ca

Một nốt trầm xao xuyến

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc.

 Câu 2 : Nhận xét về mạch cảm xúc của bài thơ Mùa xuân nho nhỏ:(1,5 điểm)

 - Mạch cảm xúc tư tưởng của bài thơ là từ cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên, đất nước đến mùa xuân của mỗi con người trong mùa xuân lớn của đất nước, thể hiện khát vọng dâng hiến “mùa xuân nho nhỏ ” của mình vào “mùa xuân lớn của cuộc đời chung”

 

doc3 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1372 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Đề số 22, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD &ĐT QUẬN HÀ ĐÔNG
 TRƯỜNG THCS PHÚ LA
ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10
NĂM HỌC 2012 – 2013
MÔN NGỮ VĂN
 Thời gian làm bài: 120 phút.
ĐỀ BÀI:
Phần I : ( 6 điểm ) 
 Trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải có câu:
Ta làm con chim hót 
1. Hãy chép chính xác 7 câu thơ tiếp nối câu thơ trên.
2. Nhận xét về mạch cảm xúc của bài thơ Mùa xuân nho nhỏ ?
3. Mở đầu đoạn văn phân tích 8 câu thơ trên, một học sinh viết :
 Từ cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên đất nước, Thanh Hải đã bày tỏ khát vọng mãnh liệt muốn dâng hiến cho cuộc đời.
 Coi đây là câu mở đoạn, em hãy hoàn chỉnh đoạn văn trên với độ dài 10 câu, trong đó có lời dẫn trực tiếp và kết đoạn là một câu hỏi tu từ.
Phần II ( 4 điểm ) 
 Dưới đây là một phần trong truyện ngắn Làng của Kim Lân.
- Thế nhà con ở đâu ?
- Nhà ta ở làng chợ Dầu.
- Thế con có thích về làng chợ Dầu không ?
 Thằng bé nép đầu vào ngực bố trả lời khe khẽ :
- Có.
 Ông lão ôm khít thằng bé vào lòng, một lúc lâu ông lại hỏi :
- À thầy hỏi con nhé. Thế con ủng hộ ai ?
 Thằng bé giơ tay lên, mạnh bạo vag rành rọt :
- Ủng hộ cụ Hồ Chí Minh muôn năm ! 
 ( Sách Ngữ văn 9, tập 1- NXB Giáo dục )
1. Qua đoạn đối thoại này, tâm trạng ông Hai có gì đặc biệt ? Điều đó thể hiện nỗi niềm sâu kín của nhân vật này như thế nào ?
2. Vì sao khi xây dựng hình tượng nhân vật chính luôn hướng về làng chợ Dầu nhưng Kim Lân lại đặt tên truyện ngắn của mình là “Làng” mà không phải là “Làng chợ Dầu ” ?
3. Em hãy nêu tên 2 tác phẩm văn xuôi Việt Nam đã được học viết về đề tài người nông dân và ghi rõ tên tác giả.
---------------- HẾT------------
PHÒNG GD&ĐT HÀ ĐÔNG	 
TRƯỜNG THCS PHÚ LA
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10
NĂM HỌC 2012-2013
Môn: Ngữ văn
Phần I : ( 6 điểm ) 
Câu 1 : học sinh chép chính xác 7 câu thơ tiếp nối câu thơ trên cho 1 điểm.
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
 Câu 2 : Nhận xét về mạch cảm xúc của bài thơ Mùa xuân nho nhỏ:(1,5 điểm)
 - Mạch cảm xúc tư tưởng của bài thơ là từ cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên, đất nước đến mùa xuân của mỗi con người trong mùa xuân lớn của đất nước, thể hiện khát vọng dâng hiến “mùa xuân nho nhỏ ” của mình vào “mùa xuân lớn của cuộc đời chung”
 - Bài thơ bắt đầu bằng những cảm xúc trực tiếp, hồn nhiên, trong trẻo của nhà thơ trước vẻ đẹp và sức sống tràn đầy của mùa xuân thiên nhiên.
 - Từ đó mở rộng ra thành hình ảnh mùa xuân của đất nước cụ thể với người cầm súng, người ra đồng, vừa khái quát với “ Đất nước như vì sao- Cứ đi lên phía trước”.
 - Từ cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên đất nước, mạch thơ chuyển sang biểu hiện suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ đựoc nhập vào bản hoà ca của cuộc đời, được dâng mùa xuân nho nhỏ của mình hoà vào mùa xuân lớn của đất nước, của dân tộc.
 - Bài thơ kết thúc bằng sự trở về với những cảm xúc thiết tha, tự hào về quê hương đất nước qua điệu dân ca xứ Huế ( mở đầu và kết thúc bài thơ đều có sự hiện diện của xứ Huế : sắc màu tím biếc, nhịp phách tiền đất Huế ).
Câu 3 : Mở đầu đoạn văn phân tích 8 câu thơ trên, một học sinh viết :(3,5 điểm)
 Từ cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên đất nước, Thanh Hải đã bày tỏ khát vọng mãnh liệt muốn dâng hiến cho cuộc đời.
 Coi đây là câu mở đoạn, em hãy hoàn chỉnh đoạn văn trên với độ dài 10 câu, trong đó có lời dẫn trực tiếp và kết đoạn là một câu hỏi tu từ :
* Đây là những câu hỏi trọng điểm để kiểm tra khả năng nhiều mặt :
- Kiến thức cơ bản, cụ thể của tác phẩm, về một đoạn thơ đặc sắc
- Kỹ năng cảm thụ, diễn đạt và và dựng đoạn văn 
- Kỹ năng vận dụng kiến thức ngữ pháp : lời dẫn trực tiếp; câu hỏi tu từ
- Xác định kiến thức cơ bản của câu hỏi yêu cầu cho nội dung phân tích khổ thơ trong 10 câu
+ Nội dung khái quát của đoạn thơ:Thanh Hải đã bày tỏ khát vọng mãnh liệt muốn dâng hiến cho cuộc đời.
+ Các ý cần có :
- Khát vọng cao đẹp được dâng cuộc đời mình là mùa xuân nho nhỏ vào hoà nhập với mùa xuân lớn của đất nước, của thiên nhiên
- Ước nguyện khiêm nhường được là “nốt trầm xao xuyến” trong dàn nhạc bất tận của cuộc đời chung tươi đẹp, không phô trương, không ồn ào mà sâu lắng mà mãnh liệt. Ước muốn đang hiến cao đẹp ấy đã bất chấp thời gian và tuổi tác.
- Ước mong ước tha thiết của một con người từng trải được sống đẹp, sống có ích. Đó là vấn đề nhân sinh quan- vấn đề ý nghĩa của đời sống cá nhân trong mối quan hệ với cộng đồng.
Phần II ( 4điểm) 
Câu1: Qua đoạn đối thoại này, tâm trạng ông Hai được thể hiện rõ : (1,5 điểm)
 - Tình yêu làng của nhân vật ông Hai luôn thống nhất với tinh thần kháng chiến, thuỷ chung với cách mạng được thể hiện trong lời tâm sự của ông với đứa con nhỏ ngây thơ.
 + Tấm lòng thuỷ chung với kháng chiến, với cách mạng mà biểu tượng là cụ Hồ, là tình cảm sâu nặng, bền vững, thiêng liêng ở trong sâu thẳm tâm can ông. Ông đã tự nhủ : “Cụ Hồsoi xét cho bố con ông Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai ”.
 - Ông Hai luôn muốn con ghi nhớ quê hương của mình - mảnh đất nới có làng Chợ Dầu của ông.
 - Điều đó thể hiện nỗi niềm sâu kín của nhân vật : dù thế nào thì làng Chợ Dầu vẫn là quê hương của ông, của con ông. Ông Hai luôn muốn con ghi nhớ quê hương của mình - mảnh đất nới có làng Chợ Dầu của ông.
 Câu 2: 
 Khi xây dựng hình tượng nhân vật chính luôn hướng về làng Chợ Dầu nhưng Kim Lân lại đặt tên truyện ngắn của mình là “Làng” mà không phải là “Làng Chợ Dầu ” như thế tác phẩm mới có ý nghĩa khái quát cao độ.(2 điểm)
 - Viết về nhân vật ông Hai luôn hướng về làng Chợ Dầu của mình, nhà văn nhằm phản ánh tình yêu làng quê cụ thể của những con người cụ thể . 
 - Khi xây dựng hình tượng nhân vật chính luôn hướng về làng Chợ Dầu nhưng Kim Lân lại đặt tên truyện ngắn của mình là “Làng” bởi nhà văn muốn thông qua tình yêu làng quê cụ thể của một con người để khái quát lên tình yêu quê hương đất nước sâu nặng của những người nông đân giản dị , chất phác nói riêng và của người đân Việt Nam nói chung.
 - Đặt tên cho truyện ngắn là Làng, nhà văn cũng đồng thời khẳng định : tình yêu đất nước rộng lớn bao giờ cũng bắt nguồn từ tình yêu một vùng quê cụ thể gần gũi, thân thương của mỗi con người.
Câu 3: Em hãy nêu tên 2 tác phẩm văn xuôi Việt Nam đã được học viết về đề tài người nông dân và ghi rõ tên tác giả. (0,5 điểm)
- Tác phẩm Lão Hạc của nhà văn Nam Cao.
- Tác phẩm Tắt đèn của nhà văn Ngô Tất Tố.
Giáo viên ra đề: Vũ Thanh Lan 
Giáo viên trường THCS Phú La 
 SĐT: 0916022838

File đính kèm:

  • docPhu La - Van 2.doc
Giáo án liên quan