Đề thi thử vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Đề số 11

Câu 3: Trong câu thơ trên, từ "mặt" nào được dùng theo nghĩa chuyển? Từ đó được chuyển theo phương thức nào.

Câu 4: Viết một đoạn văn diễn dịch (không quá 10 câu) trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trên, trong đoạn thơ có sử dụng 1 câu ghép có quan hệ bổ sung và thành phần biệt lập phụ chú.

 

doc3 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1199 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Đề số 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD& ĐT QUẬN HÀ ĐÔNG
TRƯỜNG THCS VẠN PHÚC 
ĐỀ THI THỬ VÀO 10
Môn Ngữ văn
Năm học 2012 - 2013
Phần 1: (5 điểm)
	Đọc đoạn trích sau:
 ... “Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi công việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất.”
Câu 1: Đoạn đối thoại trên là lời của ai nói với ai? Em hiểu gì về nhân vật có suy nghĩ đó?
Câu 2: Tình huống cơ bản của truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa là gì? Tác giả tạo tình huống truyện đó nhằm mục đích gì?
Câu 3: Giải thích nhan đề "lặng lẽ Sa Pa"? năm sáng tác và hoàn cảnh sáng tác.
Câu 4: Trong tác phẩm "lặng lẽ Sa Pa" có những nhân vật không xuất hiện trực tiếp đó là những nhân vật nào? Em cảm nhận điều gì về các nhân vật ấy?
Câu 5: Hãy kể tên tác phẩm đã học viết về đề tài lao động sản xuất (ghi rõ tên tác giả)
Phần 2: (5 điểm)
	Trong văn bản "Ánh trăng" của Nguyễn Duy có câu:
	"Ngửa mặt lên nhìn mặt"
Câu 1: Chép tiếp để hoàn thành hai khổ cuối của bài.
Câu 2: Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào.
Câu 3: Trong câu thơ trên, từ "mặt" nào được dùng theo nghĩa chuyển? Từ đó được chuyển theo phương thức nào.
Câu 4: Viết một đoạn văn diễn dịch (không quá 10 câu) trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trên, trong đoạn thơ có sử dụng 1 câu ghép có quan hệ bổ sung và thành phần biệt lập phụ chú.
ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM
PHẦN I (5 điểm).
STT
NỘI DUNG
ĐIỂM
PHẦN I
Câu 1
Đoạn đối thoại là lời của anh thanh niên với họa sĩ
0,5
Hiểu về nhân vật: Yêu công việc
0,5
Câu 2:
Tình huống truyện: Cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa ông họa sĩ , cô kĩ sư với anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh cao Yên Sơn
0,5
Tạo tình huống đó để nhằm mục đích: cho câu chuyện phát triển và cũng để làm rõ ý nghĩa: Những người tốt luôn ở xung quanh ta
0,5
Câu 3:
Giải thích được nhan đề
0.5
Năm sáng tác 1970, hoàn cảnh sáng tác: Trong chuyến lên Sa Pa của nhà văn Nguyễn Thành Long.
0.5
Câu 4:
Các nhân vật: Ông kĩ sư, anh cán bộ nghiên cứu bản đồ sét.
0.5
Họ là những người mệt mài lao động khoa học lặng lẽ cống hiến cho quê hương đất nước.
0.5
Câu 5
Tên tác phẩm về đề tài lao động sản xuất: Đoàn thuyền đánh cá 
0.5
Tác giả: Huy Cận
0.5
PHẦN II (5 điểm)
Câu 1:
Chép được chính xác hai khổ thơ cuối 
0,5
Câu 2:
Bài thơ được ra đời trong hoàn cảnh: ba năm sau ngày đại thắng mùa xuân năm 1975.
0.5
Câu 3:
từ "mặt" (hai) là từ được dùng theo nghĩa chuyển
0.25
Phương thức chuyển: ẩn dụ
0.25
Câu 4
* Hình thức
- Viết đúng đoạn văn diễn dịch khoảng 10 câu.
0.5
- Có sử dụng một câu ghép có quan hệ bổ sung
1.0
*Nội dung: 
-Làm nổi bật được tâm trạng của nhân vật trữ tình: hối hận thấy mình có lỗi khi đã quên đi những năm tháng gian lao, tình nghĩa.
- Hối hận vì nhớ lại những năm tháng gian lao của cuộc đời người lính.
- Tỉnh ngộ và cảm thấy được người bạn tri kỉ đang nghiêm khắc và nhắc nhở mình.
- Tự mhắc nhở mình về thái độ , tình cảm đối với quá khứ gian lao, tình nghĩa và đối với thiên nhiên đất nước bình dị thân thương.
2.0
 Giáo viên ra đề
 Phạm Thị Tuyết Nga

File đính kèm:

  • docDe thi thu10 nga_van1.doc