Đề thi thử vào 10 năm học 2015-2016 môn Ngữ văn

Đề 2: Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn nhân vật Phương Định thể hiện qua đoạn trích sau:

 “- Mưa đá! Cha mẹ ơi! Mưa đá.

Tôi chạy vào, bỏ trên bàn tay đang xòe ra của Nho mấy viên đá nhỏ. Lại chạy ra, vui thích cuống cuồng,

[ ]Ở đây, trên cao điểm đầy bom này cũng có mưa đá. Những niềm vui con trẻ của tôi lại nở tung ra, say sưa, tràn đầy

Nhưng tạnh mất rồi. Tạnh rất nhanh như khi mưa đến. Sao chóng thế? Tôi bỗng thẫn thờ, tiếc không nói nổi. Rõ ràng tôi không tiếc những viên đá. Mưa xong thì tạnh thôi. Mà tôi nhớ một cái gì đấy, hình như mẹ tôi, cái cửa sổ, hoặc những ngôi sao to trên bầu trời thành phố. Phải, có thể là những cái đó Hoặc là cây, hoặc cái vòm tròn của nhà hát, hoặc bà bán kem đẩy chiếc xe chở đầy thùng kem, trẻ con háo hức bâu xung quanh. Con đường nhựa ban đêm, sau cơn mưa mùa hạ rộng ra, dài ra, lấp loáng ánh đèn trông như sông nước đen. Những ngọn điện trên quảng trường lung linh như những ngôi sao trong câu chuyện cổ tích nói về xứ sở thần tiên. Hoa trong công viên. Những quả bong sút vô tội vạ của bọn trẻ con trong một góc phố. Tiếng rao của bà bán xôi sáng có cái mủng trên đầu

Chao ôi, cũng có thể là những cái đó. Những cái đó ở thiệt xa Rồi bỗng chốc, sau một cơn mưa đá, chúng xoáy mạnh như sóng trong tâm trí tôi.”

 (Những ngôi sao xa xôi, Lê Minh Khuê, SGK ngữ văn 9, tập 2)

 

doc4 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 9697 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử vào 10 năm học 2015-2016 môn Ngữ văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI THỬ VÀO 10
NĂM HỌC 2015-2016
Thời gian: 120’ ( không kể thời gian giao đề)
PHẦN I: ĐỌC HIỂU
Đọc kỹ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.
“.Còn về diện mạo tôi, nó không đến nỗi đen cháy như các bạn có thể nghĩ về một kẻ chẳng quan tâm tí gì đến da dẻ của mình lại sống ở vào khoảng chín hoặc mười độ vĩ tuyến miền xích đạo. Râu ria của tôi đã có lúc tôi để mặc cho nó mọc dài đến hơn một gang tay; nhưng vì tôi có cả kéo và dao cạo đủ dùng, nên tôi cắt đi khá ngắn gọn, trừ hàng ria ở môi trên tôi xén tỉa thành một cặp ria mép to tướng kiểu Hồi giáo như ria vài gã Thổ Nhĩ Kì tôi gặp ở Xa –lê, vì người Ma- rốc không để ria theo kiểu như người Thổ; tôi chẳng dám nói cặp ria mép ấy dài đến mức có thể dùng treo mũ của tôi, nhưng chiều dài và hình dáng kì quái của chúng cũng khiến cho mọi người phải khiếp sợ nếu như là ở nước Anh.”
Câu 1. Đoạn văn trên trích trong văn bảncủa tác giả Đe-ni-ơn Đi-phô
Câu 2. Đoạn văn có sử dụng phương thức biểu đạt ?
A. Tự sự. 	B. Miêu tả. C. Biểu cảm. 	
D. Nghị luận. 	 	E. Thuyết minh
Câu 3. Bức chân dung tự họa của nhân vật “tôi” được tập trung khắc họa ở những chi tiết ?
A. Đôi mắt.	B. Râu ria	C. Vừng trán.
D. Đôi lông mày	E. Làn da
Câu 4. Kết hợp từ in đậm trong câu “Còn về diện mạo tôi, nó không đến nỗi đen cháy như các bạn có thể nghĩ về một kẻ chẳng quan tâm tí gì đến da dẻ của mình lại sống ở vào khoảng chín hoặc mười độ vĩ tuyến miền xích đạo.” là thành phần phụ chú. Nhận định đó:
	A. Đúng	B. Sai
Câu 5: Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu văn trên?
Câu 6 . Nêu nội dung chính của đoạn văn bản trên?
Câu 7. Từ nội dung của văn bản trên, hãy nêu suy nghĩ của em về vai trò của nghị lực đối với người học sinh ( trình bày bằng một đoạn văn ngắn tư 3-5 câu).
PHẦN II; TẠO LẬP VĂN BẢN
ĐỀ 1 
 Vẻ đẹp của khổ thơ:
 “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng 
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ 
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”.
 (“Viếng lăng Bác” của Viễn Phương)
Đề 2: Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn nhân vật Phương Định thể hiện qua đoạn trích sau: 
 “- Mưa đá! Cha mẹ ơi! Mưa đá.
Tôi chạy vào, bỏ trên bàn tay đang xòe ra của Nho mấy viên đá nhỏ. Lại chạy ra, vui thích cuống cuồng,
[]Ở đây, trên cao điểm đầy bom này cũng có mưa đá. Những niềm vui con trẻ của tôi lại nở tung ra, say sưa, tràn đầy
Nhưng tạnh mất rồi. Tạnh rất nhanh như khi mưa đến. Sao chóng thế? Tôi bỗng thẫn thờ, tiếc không nói nổi. Rõ ràng tôi không tiếc những viên đá. Mưa xong thì tạnh thôi. Mà tôi nhớ một cái gì đấy, hình như mẹ tôi, cái cửa sổ, hoặc những ngôi sao to trên bầu trời thành phố. Phải, có thể là những cái đóHoặc là cây, hoặc cái vòm tròn của nhà hát, hoặc bà bán kem đẩy chiếc xe chở đầy thùng kem, trẻ con háo hức bâu xung quanh. Con đường nhựa ban đêm, sau cơn mưa mùa hạ rộng ra, dài ra, lấp loáng ánh đèn trông như sông nước đen. Những ngọn điện trên quảng trường lung linh như những ngôi sao trong câu chuyện cổ tích nói về xứ sở thần tiên. Hoa trong công viên. Những quả bong sút vô tội vạ của bọn trẻ con trong một góc phố. Tiếng rao của bà bán xôi sáng có cái mủng trên đầu
Chao ôi, cũng có thể là những cái đó. Những cái đó ở thiệt xaRồi bỗng chốc, sau một cơn mưa đá, chúng xoáy mạnh như sóng trong tâm trí tôi.”
 (Những ngôi sao xa xôi, Lê Minh Khuê, SGK ngữ văn 9, tập 2)
----------------------------Hết-------------------------------
MỜI CÁC BẠN THAM KHẢO VÀ ĐÓNG GÓP Ý KIẾN. TÔI XIN CẢM ƠN.
đáp án 
I. PHẦN ĐỌC HIỂU ( 3 điểm)
Câu 1: (0,25 điểm)
Mức độ tối đa: Học sinh trả lời được đoạn văn trên trích trong văn bản «  Rô- bin-xơn ngoài đảo hoang » ( trích tiểu thuyết « Rô-bin-xơn Cru-xô »)
Mức độ chưa tối đa: học sinh chỉ trả lời còn thiếu ý.
Mức độ không đạt: Học sinh chọn các đáp án khác hoặc không có câu trả lời
Câu 2: (0,25 điểm)
Mức độ tối đa: Học sinh chọn các đáp án A, B.
Mức độ chưa tối đa: học sinh chỉ chọn đúng một đáp án.
Mức độ không đạt: Học sinh chọn các đáp án khác hoặc không có câu trả lời
Câu 3: (0,25 điểm)
Mức độ tối đa: Học sinh chọn các đáp án B, E.
Mức độ chưa tối đa: học sinh chỉ chọn đúng một đáp án.
Mức độ không đạt: Học sinh chọn các đáp án khác hoặc không có câu trả lời
Câu 4: (0,25 điểm)
Mức độ tối đa: Học sinh chọn đáp án B.
Mức độ không đạt: Học sinh chọn các đáp án khác hoặc không có câu trả lời
Câu 5: (0,5 điểm)
Mức độ tối đa: Học sinh phân tích được cấu tạo ngữ pháp của câu văn trên:
	khởi ngữ: Còn diện mạo tôi
	Chủ ngữ: Nó
	Vị ngữ: Phần còn lại 
Mức độ chưa tối đa: học sinh xác định được một hoặc hai thành phần trên..
Mức độ không đạt: Học sinh chọn các đáp án khác hoặc không có câu trả lời
Câu 6: (0,5 điểm)
Mức độ tối đa: Học sinh cảm nhận được nội dung của đoạn văn: miêu tả về diện mạo của nhân vật Rô- bin- xơn
Mức độ chưa tối đa: học sinh trả lời còn thiếu ý.
Mức độ không đạt: Học sinh chọn các đáp án khác hoặc không có câu trả lời
Câu 7: (1 điểm)
Mức độ tối đa: Học sinh trình bày được bằng hình thức một đoạn văn :
Nghị lực là một phẩm chất tốt cần rèn luyện của người học sinh
Nghị lực giúp các bạn học sinh vượt khó vươn lên trong học tập
Nghị lực giúp học sinh tránh được những ham muốn, cám dỗ trong cuộc sống
Có ý chí nghĩ lực sẽ đạt được thành công trong học tập và tạo ra những giá trị tốt đẹp về vật chất và tinh thần trong cuộc sống
PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN
1.
Mức độ tối đa:
* Về phương diện hình thức:
- Đúng kiểu bài nghị luận về đoạn thơ, bài viết có bố cục rõ ràng, hệ thống luận điểm chặt chẽ. Diễn đạt lưu loát
* Về phương diện nội dung 
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần đạt chuẩn kiến thức sau:
A. Mở bài 
 - Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
 - Nêu vị trí, cảm nhận chung về giá trị của khổ thơ, trích dẫn thơ: Khổ thơ là cảm xúc của tác giả trước thềm lăng Bác, khi hòa cùng dòng người vào lăng viếng Bác.
 B. Thân bài: 
* Tóm lược nội dung khổ thơ đầu, nêu luận điểm phân tích khổ 2: vẫn theo lớp nghĩa sự kiện là hành trình đáng nhớ cảu một cuộc vào lăng viếng Bác, nhà thơ đã đi từ chi tiết có thực để chuyển sang miền suy tưởng
- Cảm nhận được hình ảnh mặt trời lên, nhà thơ nghĩ về hai vầng mặt trời
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
+ Hình ảnh nhân hóa “mặt trời đi qua trên lăng”.
+ Hình ảnh ẩn dụ “mặt trời trong lăng rất đỏ”: ví Bác với mặt trời là để ca ngợi sự trường tồn vĩnh hằng của hình ảnh Bác, ca ngợi sự vĩ đại và công lao to lớn của Người đối với dân tộc Việt Nam; khẳng định sự bất tử của Bác trong lòng dân tộc, thể hiện sự tôn kính, lòng biết ơn, niềm ngưỡng vọng của nhà thơ nói riêng, của nhân dân ta nói chung đối với Bác. Bác là mặt trời chân lí cách mạng.
- Từ hình ảnh những vòng hoa viếng Bác, từ hình ảnh những dòng ngươi nối nhau trong thương nhớ đi vào lăng viếng Bác, nhà thơ liên tưởng tới hình ảnh tràng hoa:
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân
+ Hình ảnh ẩn dụ “tràng hoa”: ngầm so sánh dòng người vào lăng viếng Bác trông như những tràng hoa muôn sắc; mang ý nghĩa tượng trưng: cuộc đời của họ đã nở hoa dưới ánh sáng của Bác... 
+ Hình ảnh hoán dụ “bảy mươi chín mùa xuân”: ý muốn nói Bác sống bảy mươi chín tuổi; Bác đã sống cuộc đời đẹp như những mùa xuân, Người đã dâng hiến cả cuộc đời làm nên những mùa xuân đẹp cho đất nước.
* Luận điểm 2: Nghệ thuật
 III. Kết bài 
- Khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ.
- Liên hệ bản thân.
Mức độ chưa tối đa: HS đảm bảo được một trong các yêu cầu về nội dung và hình thức.
Mức độ không đạt: Không có câu trả lời hoặc có câu trả lời khác.
2.
Mức độ chưa tối đa: học sinh trả lời còn thiếu ý, hoặc trả lời theo cách diễn đạt khác nhưng nội dung đảm bảo các ý đã nêu trên.
Mức độ không đạt: Học sinh không có câu trả lời
Mức độ tối đa: HS làm được bài văn nghị luận về nhân vật trong tác phẩm truyện với những yêu cầu cụ thể như sau:
*Về phương diện nội dung: 
1. Mở bài (0,5đ)
- Giới thiệu nhà văn Lê Minh Khuê: nhà văn nữ chuyên viết truyện ngắn đề tài về thanh niên xung phong
- Giới thiệu tác phẩm: Truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi là sáng tác đầu tay của Lê Minh Khuê, viết năm 1971.
- Nhân vật Phương Đinh là nhân vật chính trong tác phẩm để lại những ấn tượng sâu sắc cho bạn đọc.
- Đoạn trích trên làm toát lên vẻ đẹp tâm hồn Phương Định – cô gái Hà Nội đi chiến đấu: hồn nhiên, trong ang, giàu mơ mộng.
2. Thân bài (3đ)
a. Giới thiệu hoàn cảnh sống và chiến đấu.
+ Sống, chiến đấu trên một cao điểm, giữa vùng trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn.
+ Công việc: Đặc biệt nguy hiểm, luôn đối mặt với cái chết, căng thẳng thần kinh.
+ Nhiệm vụ: Quan sát địch ném bom, đo khối lượng đất đá phải san lấpđánh dấu vị trí các trái bom chưa nổ và phá bom.
=> Hoàn cảnh sống chiến đấu vô cùng gian khổ qua đó làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn Phương Định.
b. Vẻ đẹp Phương Định gợi ra trong đoạn trích. (2đ)
Phương Định là một cô gái gan dạ, dũng cảm, quan tâm đồng đội và đặc biệt đó còn là cô gái hồn nhiên, trong sáng, mơ mộng : 
- Cảm xúc của Phương Định khi có mưa đá : thích reo lên như trẻ con  cha mẹ ơi ! mưa đá. Thích đến cuống cuồng. Định chạy ra ngoài hang ngửa mặt lên, dang hai tay lên trời đón những viên đá, chạy vào trong hang để trong lòng bàn tay Nho. Những niềm vui con trẻ của Định nở bung ra, say sưa, tràn đầy.
- Điều thú vị ở đây, Phương Định thưởng thức cái cảm giác vui sướng con trẻ ấy khi chị đã trưởng thành, giữa cuộc kháng chiến vô cùng khốc liệt. Cơn mưa đá gọi về, làm nở tung trong cô những kỉ niệm xưa : Định nhớ cái cửa sổ,những ngôi sao trên bầu trời thành phố, vòm cây trong nhà hát... Những kỉ niệm tuổi thơ ấy ùa về nhanh như cơn mưa đá  xoáy mạnh như sóng trong tâm trí của chị để bỗng chốc lại cuốn đi, để lại trong cô cảm giác tiếc nuối.
- Những kỉ niệm tuổi thơ vừa là những khao khát trong tâm trí Phương Định, vừa làm dịu mát tâm hồn cô trong hoàn cảnh khốc liệt của chiến trường.
- Đoạn văn giàu chất trữ tình như những dòng thơ tươi mát chảy vào làm mát không khí nóng bỏng của chiến trường. Nó làm mát tâm hồn mộng mơ, hồn nhiên của Phương Định. 
- Nghệ thuật của đoạn trích : Bằng cách chọn ngôi thứ nhất để trần thuật- Phương Định, tác giả đã diễn tả một cách tự nhiên tâm trạng, cảm xúc của một cô gái trước cơn mưa đá. Từ đó làm nổi bật chủ nghĩa anh hùng của tuổi trẻ Việt Nam giữa bom đạn, luôn phải đối mặt với cái chết nhưng không làm mất đi tâm hồn lạc quan, yêu đời.
3. Kết bài (0,5đ)
- Khái quát vẻ đep của Phương Định –vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ.
Về phương diện hình thức : HS viết được bài văn nghị luận về nhân vật trong tác phẩm văn học, bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. Dung lượng bài viết phù hợp với thời gian.
Mức độ chưa đạt : Học sinh trình bày được 2/3 yêu cầu trên nhưng bài viết nhạt nhẽo.
Mức độ không đạt : Học sinh không làm hoặc làm lạc đề.

File đính kèm:

  • docBai_33_Kiem_tra_tong_hop_cuoi_nam_20150725_033230.doc
Giáo án liên quan