Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 142+143: Ôn tập phần tiếng việt - Năm học 2015-2016

a. Khởi ngữ:

 - Là thành phần câu đứng trước CN để nêu lên đề tài được nói đến trong câu.

- Khởi ngữ: được dùng trong hội thoại, kịch, văn học, nghị luận, tự sự

VD: Giàu, tôi cũng giàu rồi

b. Thành phần biệt lập:

 - Là thành phần không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu: Tình thái, cảm thán, gọi - đáp, phụ chú

- Thành phần tình thái được dùng để thể hiện cách nhìn nhận của người nói đối với sự việc nói tới trong câu

VD: Ôi, bông hoa này đẹp quá!

- Thành phần cảm thán được dùng để bộc lộ tâm lý của người nói

2. Bài tập:

a. Bài tập 1: Từ ngữ in đậm trong đoạn trích là thành phần gì? Ghi vào bảng theo mẫu

Khởi ngữ Biệt lập

 Tình thái Cảm thán Gọi - đáp Phụ chú

Xây cái lăng Dường như Vất vả quá! Thưa ông Những người như vậy

b. Viết đoạn văn: Viết đoạn văn giới thiệu truyện ngắn “Bến quê”của Nguyễn Minh Châu trong đó chứa khởi ngữ và thành phần tình thái

 

doc7 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 870 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 142+143: Ôn tập phần tiếng việt - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 18/3/2016 
Ngày giảng: 9A /3/2016 
 9B /3/2016 
 Ngữ văn: Tiết 142 - Bài 27
 ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT (Tiết 1)
I- Mục tiêu:
*Mức độ cần đạt:
- Hệ thống hóa kiến thức tiếng việt về khởi ngữ, thành phần biệt lập, liên kết câu và đoạn văn, nghĩa tường minh và hàm ý.
- Rèn luyện kỹ năng thực hành qua các bài tập.
*Trọng tâm kiến thức, kĩ năng.
1. Kiến thức.
- HS Hệ thống hoá kiến thức về: Khởi ngữ và các thằnh phần biệt lập: Liên kết câu và liên kết đoạn văn; Nghĩa tường minh và hàm ý.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng tổng hợp và hệ thống hóa một số kiến thức về phần Tiếng việt.
- Vận dụng những kiến thức đã học trong giao tiếp, đọc – hiểu và tạo lập văn bản.
Học sinh khuyết tật: Rèn kĩ năng đọc viết
II. Các kĩ năng sống cơ bản được GD trong bài
III. Chuẩn bị
1. Gv: Soạn bài + bảng phụ
2. Hs: Chuẩn bị bài theo sự hướng dẫn của giáo viên.
IV. Phương pháp, kĩ thuật dạy học
- Phân tích, giảng giải, KT động não, trình bày một phút...
V. Các bước lên lớp:
1. Ổn định tổ chức: (1p)
2. Kiểm tra đầu giờ:
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy, học:
*HĐ 1: Khởi động: (2p)
Gv: Kể các kiến thức tiếng việt em đã học ở kì II ?
Hs: Khởi ngữ và các thành phần biệt lập; liên kết câu và liên kết đoạn văn; nghĩa tường minh và hàm ý.
Gv: Vậy để giúp các em hệ thống hoá toàn bộ kiến thức đã học, giờ học hôm nay chúng ta sẽ ôn tập phần tiếng việt trong học kì II.
 Hoạt động của GV và HS
TG
Nội dung
Hoạt động 2: Hướng dẫn ôn tập
 Mục tiêu: HS ôn tập lại nội dung lí thuyết các kiến thức đã học về khởi ngữ các thành phần biệt lập, liên kết câu và liên kết đoạn văn.
H: Thế nào là thành phần khởi ngữ? Lấy ví dụ? Và cho biết thành phần này hay được dùng ở đâu?
HS trả lời
Học sinh khuyết tật: Đọc chép phần lí thuyết về khởi ngữ
GV uốn nắn
H: Thế nào là thành phần biệt lập. Kể tên các thành phần biệt lập? 
HS trả lời
H: Thế nào là thành phần tình thái, thành phần cảm thán? cho ví dụ
HS trả lời
Gọi HS đọc, nêu yêu cầu bài tập 1
GV phát phiếu bài tập
HS thảo luận 4 nhóm (10 phút)
Mỗi nhóm làm 1 ý
HS hoạt động cá nhân trong 1p giải quyết bài tập
HS thảo luận
Gọi 4 nhóm lên dán phiếu
Gọi HS trong lớp chia sẻ
GV nhận xét, sửa chữa trên bảng phụ
HS đọc, nêu y/cầu bài tập 2, HS viết ra nháp 
Gọi 3 - 5 HS trình bày
HS chia sẻ
GV nhận xét điều chỉnh, đọc cho HS nghe một đoạn văn mẫu.
H*: Thế nào liên kết câu và liên kết đoạn văn?
HS trả lời
HS chia sẻ 
37p
I. Khởi ngữ và các thành phần biệt lập:
1. lý thuyết
a. Khởi ngữ:
 - Là thành phần câu đứng trước CN để nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
- Khởi ngữ: được dùng trong hội thoại, kịch, văn học, nghị luận, tự sự
VD: Giàu, tôi cũng giàu rồi
b. Thành phần biệt lập:
 - Là thành phần không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu: Tình thái, cảm thán, gọi - đáp, phụ chú
- Thành phần tình thái được dùng để thể hiện cách nhìn nhận của người nói đối với sự việc nói tới trong câu 
VD: Ôi, bông hoa này đẹp quá!
- Thành phần cảm thán được dùng để bộc lộ tâm lý của người nói
2. Bài tập:
a. Bài tập 1: Từ ngữ in đậm trong đoạn trích là thành phần gì? Ghi vào bảng theo mẫu
Khởi ngữ
Biệt lập
Tình thái
Cảm thán
Gọi - đáp
Phụ chú
Xây cái lăng
Dường như
Vất vả quá!
Thưa ông
Những người  như vậy
b. Viết đoạn văn: Viết đoạn văn giới thiệu truyện ngắn “Bến quê”của Nguyễn Minh Châu trong đó chứa khởi ngữ và thành phần tình thái
II. Liên kết câu và liên kết đoạn văn
1. Lý thuyết:
- Khái niệm: Các đoạn văn trong văn bản cũng như các câu trong đoạn văn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức (phục vụ chủ đề, sắp xếp theo trình tự hợp lí)
- Về nội dung: 
 + Liên kết chủ đề 
 + Liên kết lôgíc
- Về hình thức: 
 + Phép lặp
 + Phép đồng nghĩa, trái nghĩa
 + Phép liên tưởng
 + Phép thế
 + Phép nối
4. Củng cố (3p): 
H: Kể tên các thành phần biệt lập trong câu ?
H: Thế nào là liên kết câu và liên kết đoạn văn ?
Gv: Khái quát lại bài khắc sâu kiến thức trọng tâm.
5. Hướng dẫn học bài (2p):
 Ôn lại các kiến thức về các thành phần biệt lập và liên kết câu, đoạn
 Mối một thành phần lấy một ví dụ minh hoạ
Bài mới: “Ôn tập tiếng Việt: (Tiếp)
Ngày soạn: 18/3/2016 
Ngày giảng: 9A /3/2016 
 9B /3/2016 
Ngữ văn: Tiết 143 - Bài 27: 
 ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT (TIẾP)
I- Mục tiêu:
*Mức độ cần đạt:
Như tiết 142
*Trọng tâm kiến thức, kĩ năng.
1. Kiến thức.
- HS Hệ thống hoá kiến thức về: Khởi ngữ và các thằnh phần biệt lập: Liên kết câu và liên kết đoạn văn; Nghĩa tường minh và hàm ý.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng tổng hợp và hệ thống hóa một số kiến thức về phần Tiến việt.
- Vận dụng những kiến thức đã học trong giao tiếp, đọc – hiểu và tạo lập văn bản.
Học sinh khuyết tật: Rèn kĩ năng đọc viết
II. Các kĩ năng sống cơ bản được GD trong bài
III. Chuẩn bị
1. Gv: Soạn bài + bảng phụ
2. Hs: Chuẩn bị bài theo sự hướng dẫn của giáo viên.
IV. Phương pháp, kĩ thuật dạy học
- Phân tích, giảng giải, KT động não, trình bày một phút...
V. Các bước lên lớp:
1. Ổn định tổ chức: (1p)
2. Kiểm tra đầu giờ: 
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động: 
*HĐ 1: Khởi động: (1p)
 Gv: trong tiết ôn tập trước chúng ta đã cùng nhau ôn tập về: khởi ngữ và các thành phần biệt lập, liên kết câu và liên kết đoạn văn. Vậy nghĩa tường minh và nghĩa hàm ý có những đặc điểm gì đáng chú ý chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
*HĐ2: Hướng dẫn ôn tập:
-Mục tiêu: HS biết sử dụng kiến thức đã học để làm được các bài tập ở phần Bài tập.
Gv: yêu cầu học sinh đọc và nêu yêu cầu của bài tập 
Hs: đọc và nêu yêu cầu của bài tập, sgk (110)
Gv: Chi lớp làm hai nhóm hoạt động, 5p
Học sinh hoạt động cá nhân làm bài trong 1p
HS thảo luận
Đại diện nhóm báo cáo.
Các nhóm khác chia sẻ.
Người điều hành thống nhất ý kiến
GV nhận xét, bổ sung
HS đọc, nêu yêu cầu bài tập
H*: HS chỉ ra các phép liên kết 
Gọi 3 - 5 HS trình bày
GV nhận xét điều chỉnh, đọc cho HS nghe một đoạn văn mẫu
38p
II- Liên kết câu và liên kết đoạn văn:
2 Bài tập:
a. Bài tập 1, 2 (SGK- 110) Hãy cho biết mỗi từ in đậm thể hiện phép liên kết nào, ghi kết quả vào bảng tổng kết theo mẫu.
Phép liên kết
Lặp từ ngữ
Đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng
Thế
Nối
Từ ngữ tương ứng
Cô bé
 nó - thế
Nhưng, nhưng , và
b.Bài tập 3 (SGK- 111) Nêu rõ sự liên kết về nội dung và hình thức giữa các câu trong đoạn văn, em viết về truyện ngắn “Bến quê” của Nguyễn Minh Châu.
III- Nghĩa tường minh và hàm ý:
A\ Khái niệm:
H: Thế nào là nghĩa tường minh và hàm ý ? Lấy vd ? 
Hs: Nghĩa tường minh là nội dung...
Học sinh khuyết tật: Đọc chép phần lí thuyết về nghĩ tường minh hàm ý
GV uốn nắn
+ Nghĩa tường minh: nội dung được diễn đạt trực tiếp bằng những từ ngữ trong câu.
* vd: A- Chị ơi, bao nhiêu tiền một mớ rau ?
B- Một nghìn đồng
A- Tám trăm có được không chị ?
B- Tôi không bán (tường minh) 
H: Có những điều kiện nào để sử dụng hàm ý ?
Hs: có hai điều kiện để sử dụng hàm ý 
+ Nghĩa hàm ý: Phần thông báo không được diễn đạt trực tiếp bằng những từ ngữ trong câu, có thể suy ra từ những từ ngữ ấy.
- Có 2 điều kiện để sử dụng hàm ý
+ Người nói (viết) có ý thức 
đưa hàm ý vào trong câu nói.
+ Người nghe (đọc) có khả năng giải đoán được hàm ý.
*Hoạt động 3:Hướng dẫn HS luỷện tập.
-Mục tiêu:HS biết sử dụng kiến thức đã ôn tập để làm được các bài tập ở phần Bài tập.
Gv: gọi học sinh đọc, nêu yêu cầu 1
Hs: đọc và nêu bài tập 1
Gv: cho học sinh hoạt động cá nhân
Hs: hoạt động cá nhân giải quyết yêu cầu của bài tập.
Hs: trình bày 
Gv: nhận xét, kết luận 
Gv: gọi học sinh đọc và nêu yêu cầu của bài tập 
Hs: đọc và nêu yêu cầu của bài tập 
Gv: yêu cầu học sinh hoạt động nhóm, giải quyết yêu cầu của bài tập, 4N, 5p
B\ Bài tập:
1. bài tập 1:
Tìm hàm ý trong câu in đậm:
- Ở dưới ấy các nhà giàu chiếm hết chỗ cả rồi.
-> Ông là người phải ở dưới địa ngục (chứ không phải tôi)
2. Bài tập 2:
Xác định hàm ý trong các câu, trong các trường hợp, hàm ý đã được tạo ra
bằng cách cố ý vi phạm phương châm hội thoại nào ?
HS hoạt động cá nhân trong 1p
HS thảo luận
Đại diện nhóm báo cáo.
Các nhóm khác chia sẻ.
Người điều hành thống nhất ý kiến
GV nhận xét, bổ sung
a, Tớ thấy họ ăn mặc rất đẹp ->
hàm ý: - Đội bóng huyện chơi không hay
hoặc: - Tôi không muốn về việc này.
-> Người nói cố ý vi phạm phương châm quan hệ.
b, Tớ báo cho Chi rồi.
Hàm ý: - Tớ chưa báo cho Nam và Tuấn.
-> Người nói cố ý vi phạm phương châm về lượng.
4. Củng cố: (3p)
H: Thế nào là nghĩa tường minh và nghĩa hàm ý ?
H: Các điều kiện để sử dụng nghĩa hàm ý ?
Gv: Khái quát lại bài khắc sâu kiến thức trọng tâm.
5. Hướng dẫn học bài: (2p)
-Ôn lại, nắm chắc các kiến thức về nghĩa tường minh và hàm ý
-Lấy các ví dụ minh hoạ về nghĩa tường minh và nghĩa hàm ý
Bài mới: “Tổng kết ngữ pháp”
Chuẩn bị: ôn lại các kiến thức về danh từ, động từ, tình từ.

File đính kèm:

  • docTIẾT 142.doc