Đề thi thử tuyển sinh lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2015-2016

Câu 1 (2,0 điểm).

Thiếp cảm ân đức của Linh Phi, đã thề sống cũng không bỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa.

 (Chuyện người con gái Nam Xương, Nguyễn Dữ, Ngữ văn 9, tập 1)

a. Nhân vật xưng “thiếp” trong lời thoại trên là ai? Nhân vật nói những lời đó trong hoàn cảnh nào?

b. Qua lời thoại, em cảm nhận được phẩm hạnh và số phận của nhân vật như thế nào?

Câu 2 (3,0 điểm).

Theo Tin tức.vn, chiều 14 tháng 9 năm 2014, nữ sinh H ở Phú Thọ bị bạn học đánh hội đồng. Vì quá sợ hãi, hoảng loạn, H bị mất tiếng nói, phải nghỉ học. Sau nhiều đợt điều trị tích cực, đến chiều 29 tháng 3 năm 2015, H mới bắt đầu nói lại được những câu đầu tiên sau thời gian dài sống trong im lặng, sợ hãi.

Từ sự việc trên, hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về vấn đề Bạo lực học đường.

 

doc5 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 193 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử tuyển sinh lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN KINH MÔN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
NĂM HỌC: 2015-2016
MÔN: NGỮ VĂN
Đề gồm 01 trang. Thời gian làm bài: 120 phút
Ngày thi: 23 tháng 5 năm 2015
Câu 1 (2,0 điểm).
Thiếp cảm ân đức của Linh Phi, đã thề sống cũng không bỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa.
 (Chuyện người con gái Nam Xương, Nguyễn Dữ, Ngữ văn 9, tập 1)
a. Nhân vật xưng “thiếp” trong lời thoại trên là ai? Nhân vật nói những lời đó trong hoàn cảnh nào?
b. Qua lời thoại, em cảm nhận được phẩm hạnh và số phận của nhân vật như thế nào?
Câu 2 (3,0 điểm).
Theo Tin tức.vn, chiều 14 tháng 9 năm 2014, nữ sinh H ở Phú Thọ bị bạn học đánh hội đồng. Vì quá sợ hãi, hoảng loạn, H bị mất tiếng nói, phải nghỉ học. Sau nhiều đợt điều trị tích cực, đến chiều 29 tháng 3 năm 2015, H mới bắt đầu nói lại được những câu đầu tiên sau thời gian dài sống trong im lặng, sợ hãi.
Từ sự việc trên, hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về vấn đề Bạo lực học đường.
Câu 3 (5,0 điểm).
 Cảm xúc của nhà thơ Viễn Phương trong đoạn thơ sau: 
	Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
	Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
	Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
	Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân ...
	Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
	Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
	Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
	Mà sao nghe nhói ở trong tim! 
 (Viếng lăng Bác, Viễn Phương, Ngữ văn 9, tập 2)
....................... Hết .......................
Họ tên thí sinh.....................................................................Số báo danh...................................
Chữ kí của giám thị 1 ..Chữ kí của giám thị 2 
UBND HUYỆN KINH MÔN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯỚNG DẪN CHẤM 
THI THỬ TUYỂN SINH LỚP 10 THPT 
NĂM HỌC: 2015-2016
MÔN: NGỮ VĂN
Hướng dẫn chấm gồm 03 trang
A. YÊU CẦU CHUNG:
- Giám khảo cần nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá được một cách khái quát, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
- Cho điểm toàn bài lẻ đến 0,25.
B. YÊU CẦU CỤ THỂ:
Câu
 Đáp án
Điểm
1
(2,0 điểm)
* Mức tối đa:
 - Về phương diện nội dung (1,75đ)
+ Nhân vật xưng “thiếp”: Vũ Thị Thiết (Vũ Nương)
0,25
+ Hoàn cảnh của lời thoại: Trương Sinh lập đàn giải oan cho Vũ Nương. Thấy hình bóng vợ loang loáng trên mặt sông, Trương Sinh cất tiếng gọi. Vũ Nương ở giữa sông đáp từ chồng.
0,5
+ Phẩm chất: Thủy chung, ân nghĩa; vị tha: coi trọng ân đức của Linh Phi, thề sống chết cũng không bỏ; không oán giận, rộng lòng tha thứ cho chồng.
0,5
+ Số phận đau thương, bất hạnh: dẫu được giải oan vẫn không trở về nhân gian được nữa.
0,5
- Về phương diện hình thức (0,25đ)
Trình bày sáng sủa, không mắc lỗi chính tả.
 * Mức chưa tối đa: GV căn cứ vào các tiêu chí ở mức tối đa để xem xét đánh giá mức chưa tối đa theo tổng điểm đạt là 1,75 điểm hoặc dưới 1,75 điểm.
* Mức không đạt: Không làm bài hoặc lạc đề.
2
(3,0 điểm)
* Mức tối đa:
- Về phương diện nội dung (2,5đ) Bài làm có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song cần gắn với nội dung sự việc được nêu ở đề bài và đảm bảo những ý cơ bản sau:
a. Mở bài: Nêu vấn đề
Bạo lực học đường hiện nay có xu hướng gia tăng nhanh chóng, diễn ra ở nhiều nơi, trở thành một vấn nạn của xã hội, trong đó câu chuyện của nữ sinh H ở Phú Thọ trong rất nhiều vụ việc.
0,25
b. Thân bài
 Giải thích: B[RIGHT][B][U]Trích từ[/U]:  [/B]ạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học.[RIGHT][B][U]Trích từ[/U]:  [/B][/RIGHT]
0,25
Biểu hiện:
[RIGHT][B][U]Trích từ[/U]:  [/B][/RIGHT] [RIGHT][B][U]Trích từ[/U]:  [/B][/RIGHT] + Xúc phạm, lăng mạ, xỉ nhục, đay nghiến, chà đạp nhân phẩm, làm tổn thương về mặt tinh thần con người thông qua lời nói.
[RIGHT][B][U]Trích từ[/U]:  [/B][/RIGH+ Đánh đập, tra tấn, hành hạ, làm tổn hại về sức khỏe, xâm phạm cơ thể con người thông qua những hành vi bạo lực[RIGHT][B][U]Trích từ[/U]:  [/B][/RIGHT]
0,25
Nguyên nhân:
[RIGHT][B][U]Trích từ[/U]:  [/B][/RIGHT]+ Từ những cái nhìn đểu, nói móc, tranh giành người yêu, không cùng đẳng cấp, ... 
+ Do ảnh hưởng từ môi trường văn hóa bạo lực.
[RIGHT][B][U]Trích từ[/U]:  [/B][/RIGHT]+ Sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách, thiếu khả năng kiểm soát hành vi ứng xử của bản thân, non nớt trong kĩ năng sống, sai lệch trong quan điểm sống.
[RIGHT][B][U]Trích từ[/U]:  [/B][/RIGH[RIGHT][B][U]Trích từ[/U]:  [/B][/RIGHT+ Sự giáo dục chưa đầy đủ, toàn diện của gia đình, nhà trường, xã hội.
0,5
Hậu quả: 
 + Với nạn nhân: Tổn thương về thể xác và tinh thần. Tổn hại đến gia đình, người thân, bạn bè người bị hại. Tạo tính bất ổn trong xã hội: tâm lý lo lắng bất an bao trùm từ gia đình, nhà trường đến xã hội.
+ Người gây ra bạo lực: Con người phát triển không toàn diện. Làm hỏng tương lai chính mình, gây nguy hại cho xã hội. Bị mọi người lên án, xa lánh, căm ghét.
[RIGHT][B][U]Trích từ[/U]:  [/B][/RIGHT][RIGHT][B][U]Trích từ[/U]:  [/B][/RIGHT][RIGHT][B][U]Trích từ[/U]:  [/B][/RIGHT][RIGHT][B][U]Trích từ[/U]:  [/B][/RIGHT]
0,25
 Giải pháp.
[RIGHT][B][U]Trích từ[/U]:  [/B][/RIGH+ Nâng cao nhận thức: [RIGHT][B][U]Trích từ[/U]:  [/B][/RIGHTGiữ cho trái tim luôn ấm nóng tình yêu thương.
[RIGHT][B][U]Trích từ[/U]:  [/B][/RIGHT [RIGHT][B][U]Trích từ[/U]:  [/B][/RIGHT[RIGHT][B][U]Trích từ[/U]:  [/B][/RIGH+ Xã hội cần có những giải pháp đồng bộ, chặt chẽ, giáo dục con người trong gia đình, nhà trường, trong toàn xã hội; coi trọng dạy kĩ năng sống, vươn tới những điều tốt đẹp.
[RIGHT][B][U]Trích từ[/U]:  [/B][/RIGH+ Có thái độ quyết liệt phê phán răn đe, giáo dục cải tạo, biện pháp trừng phạt kiên quyết làm gương cho người khác.
0,5
 [RIGHT][B][U]Trích từ[/U]:  [/B][/RIGHT] Mở rộng (phản đề):
[RIGHT][B][U]Trích từ[/U]:  [/B][/RIGH[RIGHT][B][U]Trích từ[/U]:  [/B][/RIGHHiện tượng trên chỉ là một phần rất nhỏ của xã hội nên không phải vì thế mà chúng ta mất đi niềm tin vào con người, vào thế hệ trẻ. [RIGHT][B][U]Trích từ[/U]:  [/B][/RIGHT]
0,25
c. Kết bài: Bài học cho bản thân
Có quan điểm nhận thức, hành động đúng đắn, Hình thành thái độ đồng cảm, sẻ chia, yêu thương, phát huy những truyền thống nhân ái, phê phán lối sông vô cảm,...
0,25
(Khi trình bày các nội dung trên, cần kết hợp phân tích sự việc được dẫn trong đề bài và nêu các dẫn chứng khác)
- Về phương diện hình thức (0,5đ)
+ Viết đúng kiểu bài nghị luận hiện tượng đời sống.
+ Luận điểm đúng đắn, sáng tỏ.
+ Diễn đạt lưu loát, có sức thuyết phục.
* Mức chưa tối đa: GV căn cứ vào các tiêu chí ở mức tối đa để xem xét đánh giá mức chưa tối đa theo tổng điểm đạt là 2,75 điểm hoặc dưới 2,75 điểm.
* Mức không đạt: Không làm bài hoặc lạc đề.	
3
(5,0 điểm)
* Mức tối đa:
- Về nội dung (4,0 điểm) Bài viết có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các nội dung cơ bản sau:
a. Mở bài: 
+ Giới thiệu tác giả, tác phẩm
+ Khái quát vị trí, nội dung đoạn thơ: nằm trong mạch cảm xúc thành kính, biết ơn và tự hào pha lẫn tiếc thương của nhà thơ, cũng là của nhân dân ta đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng Bác.
0,5
b. Thân bài:
* Lòng kính yêu, biết ơn vô hạn của nhà thơ với Bác khi hòa cùng dòng người vào lăng được được diễn tả qua những hình ảnh giàu sức gợi cảm, mang ý nghĩa biểu trưng.
+ Từ mặt trời của thiên nhiên tuần hoàn tự nhiên, vĩnh cửu “ngày ngày đi qua trên lăng”, tác giả liên tưởng: Bác như mặt trời cách mạng đem đến ánh sáng, hạnh phúc cho cuộc đời , độc lập tự do cho dân tộc. Hình ảnh ẩn dụ “mặt trời trong lăng rất đỏ” vừa ngợi ca sự vĩ đại, thiêng liêng, vừa thể hiện lòng tự hào, tôn kính Bác.
+ Hình ảnh dòng người vào lăng viếng Bác được miêu tả bằng liên tưởng trong cảm xúc ngưỡng mộ kính yêu Bác“ngày ngày dòng người  kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân” : dòng người bất tận như kết nên tràng hoa thành kính dâng Bác - lòng tôn kính Bác là bất diệt, vĩnh hằng.
1,25
* Niềm xúc động tôn kính xen lẫn tiếc thương vô hạn trào dâng khi nhà thơ được trực tiếp nhìn thấy Bác.
+ Vào lăng, nhà thơ cảm nhận không khí thiêng liêng, thanh tịnh, hiền hòa nâng niu giấc ngủ bình yên của Bác. Niềm tôn kính Bác xóa nhòa sự cách biệt âm dương, nhà thơ như thấy Bác đang “ngủ bình yên” trong ánh sáng thanh khiết, dịu hiền của vầng trăng - người bạn tri âm của Bác khi sinh thời. Đắm chìm trong nỗi xúc động thiêng liêng, nhà thơ như thấy Bác chưa đi xa, Người vừa tạm gác công việc bề bộn để nghỉ ngơi thanh thản.
+ Cảm xúc đau xót, tiếc thương trào dâng khi quay về thực tại. Dù hình ảnh Bác còn mãi trong lòng kính yêu, biết ơn của dân tộc “vẫn biết trời xanh là mãi mãi” nhưng trái tim nhà thơ vẫn nhói đau “mà sao nghe nhói ở trong tim” trước hiện thực phũ phàng: Bác đã đi xa.
1,25
* Cách biểu lộ tình cảm khi gián tiếp thông qua những hình ảnh ẩn dụ tượng trưng “mặt trời, mùa xuân, trời xanh”, khi trực tiếp qua từ ngữ giàu sức gợi tả, qua cách nói bộc trực của người Nam bộ “nghe nhói trong tim”; âm hưởng thơ sâu lắng, mênh mang đã diễn tả sâu sắc, chân thành, xúc động lòng yêu kính, tiếc thương của nhà thơ, cũng là của nhân dân ta với Bác.
(HS phân tích giá trị nghệ thuật của hình ảnh, ngôn ngữ, âm điệu thơ lồng ghép với phân tích giá trị nội dung)
0,5
c. Kết bài: 
+ Giá trị của đoạn thơ trong mạch cảm xúc chung của toàn bài.
+ Những ấn tượng, cảm xúc sâu lắng được gợi lên từ đoạn thơ, bài thơ.
0,5
- Về hình thức và các tiêu chí khác (1,0 điểm): 
+ Có kĩ năng nghị luận về một đoạn thơ, thể hiện được sự cảm thụ tinh tế.
+ Bài văn có bố cục 3 phần, hợp lí, rõ ràng, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. Văn viết trong sáng, có cảm xúc.
* Mức chưa tối đa: GV căn cứ vào các tiêu chí ở mức tối đa để xem xét đánh giá mức chưa tối đa theo tổng điểm đạt là 4,75 điểm hoặc dưới 4,75 điểm.
* Mức không đạt: Không làm bài hoặc làm lạc đề.
....................... Hết .......................

File đính kèm:

  • docde_thi_thu_tuyen_sinh_lop_10_thpt_mon_ngu_van_nam_hoc_2015_2.doc