Đề thi Olympic học sinh Lớp 5 - Năm học 2014-2015 - Trường Tiểu học Thất Hùng

A .PHẦN TRẮC NGHIỆM( 7điểm) : HS ghi vào giấy thi chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất.

1. Từ nào viết sai chính tả:

 a. nương náu b. lương tựa c. đồng lương d. nương rẫy

2. Từ gạch chân trong câu sau thuộc từ loại gì?

 "Tuy còn nhỏ nhưng tư duy của Minh rất phát triển."

 a. Động từ b. Danh từ c. Tính từ

3. Từ quả trong câu nào mang nghĩa chuyển?

 a. Quả dừa đàn lợn con nằm trên cao.

 b. Quả cau nho nhỏ cái vỏ vân vân.

 c. Quả đất là ngôi nhà chung của chúng ta.

 d. Quả hồng như thể trái tim giữa trời.

4. Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ tuổi thơ?

 a. thời thơ ấu b. trẻ em c. trẻ con

5. Trạng ngữ trong câu văn sau chỉ gì?

 Khi đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê.

 a. Chỉ nơi trốn b. Chỉ nguyên nhân c. Chỉ thời gian

6. Câu sau sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

 Thân dừa bạc phếch tháng năm

 Quả dừa- đàn lợn con nằm trên cao.

 a. So sánh b. Nhân hoá d. Cả hai ý trên

7. Câu " Tôi bây giờ vẫn là một đứa trẻ thích leo trèo." Thuộc kiểu câu gì?

a. Câu kể Ai là gì? b. Câu kể Ai thế nào? c. Câu kể Ai làm gì?

 

doc5 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 06/05/2023 | Lượt xem: 314 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi Olympic học sinh Lớp 5 - Năm học 2014-2015 - Trường Tiểu học Thất Hùng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PGD&ĐT Kinh Môn
 Trường TH Thất Hùng
ĐỀ THI OLYMPIC HỌC SINH LỚP 5 
Năm học: 2014- 2015
 (Thời gian 60 phút không kể thời gian giao đề)
A .PHẦN TRẮC NGHIỆM( 7điểm) : HS ghi vào giấy thi chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất.
1. Từ nào viết sai chính tả:
	a. nương náu b. lương tựa c. đồng lương d. nương rẫy
2. Từ gạch chân trong câu sau thuộc từ loại gì?
	"Tuy còn nhỏ nhưng tư duy của Minh rất phát triển."
	a. Động từ 	b. Danh từ	c. Tính từ 	
3. Từ quả trong câu nào mang nghĩa chuyển?
	a. Quả dừa đàn lợn con nằm trên cao. 
	b. Quả cau nho nhỏ cái vỏ vân vân.
	c. Quả đất là ngôi nhà chung của chúng ta. 
	d. Quả hồng như thể trái tim giữa trời.
4. Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ tuổi thơ?
	a. thời thơ ấu	b. trẻ em c. trẻ con	
5. Trạng ngữ trong câu văn sau chỉ gì?
 Khi đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê.
	a. Chỉ nơi trốn	b. Chỉ nguyên nhân	c. Chỉ thời gian
6. Câu sau sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
	Thân dừa bạc phếch tháng năm
	 Quả dừa- đàn lợn con nằm trên cao.
 	a. So sánh	b. Nhân hoá	d. Cả hai ý trên	
7. Câu " Tôi bây giờ vẫn là một đứa trẻ thích leo trèo." Thuộc kiểu câu gì?
a. Câu kể Ai là gì?	b. Câu kể Ai thế nào? c. Câu kể Ai làm gì? 
II. Bài tập tự luận:
Câu 1( 2.5 điểm). Hãy ghi lại vài dòng cảm nhận của em về vẻ đẹp của rừng mơ Hương Sơn được gợi tả qua đoạn thơ sau: 	 
 Rừng mơ ôm lấy núi
 Mây trắng đọng thành hoa
 Gió chiều đông gờn gợn
 Hương bay gần bay xa.
 (Rừng mơ - Trần Lê Văn)
Câu 2( 2.5 điểm). Giả sử em là một tuyên truyền viên nhỏ tuổi, em hãy viết một đoạn văn( từ 7- 10 câu) có nội dung kêu gọi giữ gìn và bảo vệ môi trường.
Câu 3( 8 điểm). Em lớn lên trong vòng tay ấp ủ của cha (mẹ ) hiền. Công ơn của cha (mẹ ) như sông sâu biển rộng. Em hãy tả lại cha (mẹ) của mình với lòng biết ơn sâu sắc.
 ********* Hết *********
Họ và tên: ........................................... Lớp: ..........
Trường :.
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH GIỎI
 LỚP 5
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM: Chọn đáp án đúng nhất:
1. Ghi lại âm cần điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh câu thành ngữ: “Trống ... cờ mở”.
a. dong, 	b. giong, 	c. rong
b
2. Số tự nhiên lớn nhất có ba chữ số chia hết cho cả 2, 3, 5 là 
a. 990	b. 992	c.995	d. 998	
a
3. Trong câu văn: “HS lớp 5 trường tiểu học Chí Minh đang thi rung chuông vàng.” 
bộ phận trả lời câu hỏi “Ai?” là: 
a. HS lớp 5	 b. HS lớp 5 trường tiểu học 	
c. HS lớp 5 trường tiểu học Chí Minh
c
4. Trong truyện A- la - đanh và cây đèn thần, A- la- đanh phải làm gì thì thần đèn mới hiện ra?
a. Gõ vào đèn	b. Cọ vào đèn	 c. Đốt sáng đèn
b
5. Từ nào không cùng nhóm với các từ còn lại: 
A. hổ	B. cá voi	C. hươu	D. thỏ.
B
6. Bài tập đọc " Luật tục xưa của người Ê- đê " thuộc chủ điểm nào?
a. Người công dân	b. Nhớ nguồn	
c. Vì cuộc sống thanh bình
c
7. Trong bài văn Mùa thảo quả thì cây thảo quả mọc ở vùng nào?
a. Khu vực rừng núi miền Bắc	
b. Khu vực rừng núi miền Trung
c. Khu vực rừng núi miền Nam
a
8. Nguyễn Tất Thành đã sang nước nào để tìm đường cứu nước?
A. Nước Hoa Kì B. Nước Pháp C. Nước Anh.
B
9. Tranh Thiếu nữ bên hoa huệ của hoạ sĩ nào? 
a. Bùi Văn Phái	b. Tô Ngọc Vân 	c. Nguyễn Đỗ Cung
b
10. Biển nào nằm giữa châu Âu và châu Phi? 
a. Biển Đen	 b. Địa Trung Hải	c. Biển Đại Tây Dương 
b
Viết câu trả lời ngắn gọn:
11. Hàng tuần Hùng chơi bóng đá sáu buổi: 3 lần chơi mỗi lần 45 phút, 3 lần chơi mỗi lần 20 phút. Hỏi Hùng chơi bao lâu?
195 phút = 3 giờ 15 phút
12. Từ nhà Hoa đến trường có 5 cây phượng, cây nọ cách cây kia 100 m. Biết cổng trường và cổng nhà đều có cây phượng. Hỏi từ nhà Hoa đến trường dài bao mét?
400 m
13. Hoàn chỉnh câu thành ngữ sau: Kén cá chọn ..... 
 canh
14. Thứ tư là ngày 30/7, vậy thứ tư tuần sau là ngày bao nhiêu?
ngày 6/8
15. Các từ sau thuộc từ loại gì: nỗi buồn, niềm thương tiếc, sự kính trọng.
Danh từ
16. Bài hát Hãy giữ cho em bầu trời xanh do nhạc sĩ nào sáng tác? 
(Huy Trân)
Câu 1. (1 điểm). Đặt câu để phân biệt cặp từ đồng âm : sắc- sắc
Câu 2. ( 1 điểm). Chỉ ra bộ phận chủ ngữ và vị ngữ trong câu văn sau:
	a. Đoạn đường dành cho dân bản tôi đi về phải vượt qua một con suối to.
b. Khi làng quê tôi đã khuất hẳn, tôi vẫn đăm đắm nhìn theo.
BÀI TẬP TỰ LUẬN:
Câu 1: (1đ) Xác định CN, VN trong các câu văn sau: 
 Chiều thu, gió dìu dịu, hoa sữa thơm nồng. Chiều nào, về đến đầu phố nhà mình, Hằng cũng đều nhận ra ngay mùi thơm quen thuộc ấy.
Câu 2: (1đ) Tìm 4 từ đồng nghĩa và trái nghĩa với từ “Nhân hậu”
Câu 3: ( 2 đ) “Những ngôi sao thức ngoài kia
 Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
 	 Đêm nay con ngủ giấc tròn
 Mẹ là ngọn gió của con suốt đời”
 (Mẹ - Trần Quốc Minh)
Theo em, hình ảnh nào góp phần nhiều nhất làm nên cái hay của đoạn thơ trên?Vì sao?
Câu 4: (8đ) Sau bao ngày nắng gắt, cây cối khô héo xác xơ. Vạn vật đều thấy lả đi vì nóng nực. Thế rồi cơn mưa cũng đến. Cây cối hả hê, vạn vật như được thêm sức sống mới. Em hãy tả lại cơn mưa tốt lành đó.
Họ và tên: ........................................... Lớp: ..........
Trường :.
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH GIỎI- LỚP 5
Năm học 2011- 2012
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM: Chọn đáp án đúng nhất:
Câu hỏi
Đáp án
1. Bài hát: Con chim hay hót do nhạc sĩ nào sáng tác?
Phan Huỳnh Điểu
2. Bánh nào không thể thiếu trong dịp Tết trung thu
A. Bánh trưng	B. bánh nướng 	C. bánh cốm	D. bánh gai.
B
3. Con nào là động vật?
A. con sông	B. con công	C. con dao	D. con mắt
B
4. Một năm nhuận bằng một năm không nhuận cộng ................
A. 1 giờ	B. 1 tuần	C. 1 ngày	D. 1 đêm
C
5. Trong các khoảng thời gian sau, thời gian nào là dài nhất? 
A. 600 giây	B. 20 phút	C. 2 giờ	D. 1 giờ 15 phút
C
6. Trường hợp nào viết đúng: 
A. gia nhập	B. ra nhập	C. da nhập
A
7. Bác Hoa muốn xem 1 bộ phim dài khoảng 1 tiếng rưỡi. Hỏi Bác nên chọn xem phim nào? 
Trong rạp có những phim dài: 
A. 90 phút	B.120 phút	C. 75 phút. 	D. 150 phút
A
8. Loài động vật nào ăn tạp?
A. Bò	B. Hổ	C. Chó	D. Hươu
C
9. Ban đêm cây cảnh để trong nhà, nó sẽ bị thiếu khí gì?
A. Ni tơ	B. Ô - xi	C. Các- bon- níc
B
10. Vào mùa đông , địa điểm nào sau đây lạnh hơn cả?
	A. Cao Bằng	B. Hà Nội
	C. Huế	 D. Đà Nẵng.
A
Viết câu trả lời ngắn gọn :
Câu hỏi
Đáp án
11. Hai tá rưỡi cái bút chì là bao nhiêu chiếc?
30 chiếc
12. Ghi lại kết quả của phép tính sau: 57 x 11
627
13 Quả gì da căng tròn bon bon trên sân cỏ ?
Quả bóng
14. Hiệu trưởng đầu tiên của trường mĩ thuật VN là ai?
Tô Ngọc Vân
15. Ghi lại ngày tháng năm thành lập đội TNTP Hồ Chí Minh?
15/5/1941
16. Ở VN có loại cây dùng làm đường ăn là cây gì?
cây mía
BÀI TẬP TỰ LUẬN:
Câu 1: (1đ) Xác định CN, VN trong các câu văn sau: 
 	a) Sau những cơn mưa xuân, một màu xanh non ngọt ngào, thơm mát, trải ra mênh mông trên khắp các sườn đồi.
 b) Gió bắt đầu thổi ào ào, lá cây rơi lả tả, từng đàn cò bay lả lướt theo mây.
Câu 2: (1đ) Đặt 3 câu với yêu cầu sau:
Có đại từ “tôi” làm CN.
Có đại từ “tôi” làm VN.
Có đại từ “tôi” làm TN.
Câu 3: ( 2 đ) Nghĩ về nơi dòng sông chảy ra biển, trong bài “Cửa sông”, nhà thơ Quang Huy viết: 
Dù giáp mặt cùng biển rộng
Cửa sông chẳng dứt cội nguồn
Lá xanh mỗi lần trôi xuống
Bỗng ... nhớ một vùng núi non.
Khổ thơ trên gợi cho em liên tưởng tới câu thành ngữ, tục ngữ nào?
Em hãy chỉ rõ những hình ảnh nhân hoá được tác giả sử dụng trong khổ thơ đó và nêu ý nghĩa của những hình ảnh đó.
Câu 4: (8đ) Một buổi tới trường, em bỗng nghe thấy tiếng ve râm ran hoặc bỗng nhìn thấy những chùm hoa phượng nở đỏ báo hiệu mùa hè đã đến. Em hãy tả và ghi lại cảm xúc của em ở thời điểm đó trong một bài văn ngắn (khoảng 20- 25 dòng).

File đính kèm:

  • docde_thi_olympic_hoc_sinh_lop_5_nam_hoc_2014_2015_truong_tieu.doc