Đề thi Olimpic học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Thanh Văn (Có hướng dẫn chấm)

Câu 1 (4 điểm)

Xác định và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng trong đoạn văn sau:

“Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng. Măng trồi lên nhọn hoắt như một mũi gai khổng lồ xuyên qua mặt đất mà trỗi dậy, bẹ măng bọc kín thân cây non, ủ kỹ như áo mẹ trùm lần trong lần ngoài cho đứa con non nớt. Ai dám bảo thảo mộc tự nhiên không có tình mẫu tử ?”

(Trích Lũy làng,Ngô Văn Phú, Ngữ văn 6, tập 2 )

Câu 2 ( 6 điểm )

“ Hãy biết cám ơn. Khi được nghe những lời khen ngợi, em hãy cám ơn và vui sướng vì em đang tiến về sự hoàn thiện của con người; khi được nghe những lời chê bai quở trách, em hãy cám ơn vì chúng dạy cho em biết sống như một con người.”

(Giáo dục con người chân chính như thế nào- V.A.Xu khômlinxki)

Lời dạy trên có ý nghĩa như thế nào ?

Câu 3 (10 điêm )

Câu chuyện của mùa xuân quê hương về thiên nhiên, vê con người mỗi khi Tết đến xuân về.

 

doc4 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 245 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi Olimpic học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Thanh Văn (Có hướng dẫn chấm), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD & ĐT THANH OAI ĐỀ THI OLYM PIC LỚP 6
TRƯỜNG THCS THANH VĂN Năm học 2013 - 2014
Môn: Ngữ văn
Thời gian: 120 phút( không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (4 điểm)
Xác định và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng trong đoạn văn sau:
“Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng. Măng trồi lên nhọn hoắt như một mũi gai khổng lồ xuyên qua mặt đất mà trỗi dậy, bẹ măng bọc kín thân cây non, ủ kỹ như áo mẹ trùm lần trong lần ngoài cho đứa con non nớt. Ai dám bảo thảo mộc tự nhiên không có tình mẫu tử ?”
(Trích Lũy làng,Ngô Văn Phú, Ngữ văn 6, tập 2 )
Câu 2 ( 6 điểm ) 
“ Hãy biết cám ơn. Khi được nghe những lời khen ngợi, em hãy cám ơn và vui sướng vì em đang tiến về sự hoàn thiện của con người; khi được nghe những lời chê bai quở trách, em hãy cám ơn vì chúng dạy cho em biết sống như một con người.”
(Giáo dục con người chân chính như thế nào- V.A.Xu khômlinxki)
Lời dạy trên có ý nghĩa như thế nào ?
Câu 3 (10 điêm )
Câu chuyện của mùa xuân quê hương về thiên nhiên, vê con người mỗi khi Tết đến xuân về.
 - HẾT -
 DUYỆT CỦA BGH	 Người ra đề
 Trương Thị Kim Hoan
PHÒNG GD & ĐT THANH OAI HƯỚNG DẪN CHẤM
TRƯỜNG THCS THANH VĂN ĐỀ THI OLYMPIC LỚP 6
(Năm học : 2013 -2014)
 Môn thi : Ngữ văn
 Câu 1 ( 4 điểm )
-Xác định đúng phép so sánh (2 điểm )
+ Măng - mũi gai khổng lồ( nhọn hoắt ) ( 1đ )
+ Bẹ măng - áo mẹ (bọc kín, ủ kĩ ) ( 1 đ )
-Phân tích được tác dụng: ( 2 điểm )
+ Gợi hình ảnh về những mầm măng trỗi dậy mạnh mẽ, tràn đầy sức sống; về sự bao bọc, chở che tự nhiên vốn có của loài thảo mộc ( 1 đ )
+ Gợi sự liên tưởng về tình mẫu tử; yêu thương, chăm sóc, nâng niu, ấp ủ  ( 1 đ)
 Câu 2 ( 6 điểm )
Yêu cầu:
- Biết vận dụng kiểu bài nghị luận giải thích để làm sáng tỏ ý nghĩa lời dậy của nhà giáo dục V.A.Xu khômlinxki: “Hãy biết cám ơn”
- Bài viết có kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy, văn viết trong sáng
 Biểu điểm
 - Mở bài : ( 1 điểm )
Giới thiệu lời dạy của nhà giáo dục và gợi ra phương hướng cần giải thích
 - Thân bài : ( 4 điểm ) Trình bày các nội dung cần giải thích
 - Khi được nghe những lời khen ngợi em hãy cám ơn và vui sướng vì em đang tiến về sự hoàn thiện của con người. ( 2đ )
 - Khi được nghe những lời chê bai quở trách, em hãy cám ơn vì chúng dạy cho em biết sống như một con người. ( 2đ )
 - Kết bài : (1 điểm )
 - Nêu ý nghĩa của lời dạy và bài học cho bản thân.
 Câu 3 : (10 điểm)
 Yêu cầu chung:
 - Kiểu bài: Kể chuyện tưởng tượng, kể theo ngôi thứ nhất, hoặc ngôi thứ ba
 - Yêu cầu: Tưởng tượng câu chuyện của mùa xuân kể về những đổi thay của thiên nhiên đất nước con người khi Tết đến xuân về.
 - Hình thức: Không mắc lỗi về hình thức: chính tả dùng từ đặt câubài viết có bố cục 3 phần.
 Yêu cầu cụ thể: ( 1 điểm )
 - Kể diễn biến sự việc: Câu chuyện của mùa xuân.
 - Xác định đúng ngôi kể, đúng thứ tự, lời kể phù hợp( người kể: mùa xuân kể theo ngôi thứ nhất xưng "Tôi" hoặc cũng có thể kể theo ngôi thứ ba xưng "Mùa Xuân".
 - Không mắc lỗi chính tả, dùng từ đặt câu bài viết có bố cục 3 phần.
 Mở bài: ( 1điểm )
 - Giới thiệu chung về nhân vật "tôi"( Mùa Xuân ) và "sự việc" (câu chuyện - truyện kể của Mùa Xuân về thiên nhiên, về con người mỗi khi Tết đến xuân về )
 Thân bài ( 7 điểm ) Kể lại diễn biến sự việc: Câu chuyện của mùa xuân
 - Mùa Xuân mang lại vẻ đẹp ,khơi dậy sức sống cho thiên nhiên đất trời (3đ)
 - Mỗi khi Mùa Xuân đến, thiên nhiên giang tay chào đón như một người bạn thân vừa mới trở về. Mùa Xuân đến, tiết trời ấm áp hơn, bầu trời trong sáng hơn, trong mưa xuân vẫn còn cái lành lạnh như một chút buồn từ mùa đông còn vương lại. ( 1,5 đ )
 - Tôi( Mùa Xuân) như nghe được sự sống đang sinh sôi, nảy nở của hạt mầm, nhìn thấy sự vươn dậy của lộc non chồi biếc; nhìn thấy sắc màu rực rỡ của những cành đào, những bông hoa ngày Tết và cảm nhận được cái ngào ngạt của hương xuân (1,5 đ )
 - Mùa Xuân mang lại niềm vui cho con người và cuộc sống của con người ( 4 điểm )
 - Cứ mỗi dịp Tết đến Mùa Xuân rất vui vì được tận mắt chứng kiến biết bao niềm vui, niềm hạnh phúc của con người, gia đình đoàn tụ, sum họp sau một năm tất bật bận rộn với công việc làm ăn, với cuộc sống .( 1 đ )
 - Mùa Xuân còn vui hơn khi biết rằng mình đã khơi dậy sức sống trong lòng người, làm cho con người thêm yêu cảnh vật, làm cho tâm hồn con người trong sáng hơn, ấm áp hơn. (1đ )
 - Mùa Xuân thật hạnh phúc vì đã góp phần đem đến cho con người sự no ấm, đầy đủ về cuộc sống vật chất. ( 1đ )
 - Không những thế Mùa Xuân còn biết gieo vào lòng người mơ ước về một tương lai tươi sáng, về một ngày mai tốt đẹp. ( 1đ)
 Kết bài ( 1 điểm )
 - Kể về sự việc kết thúc: Mùa Xuân đến và đi như là một quy luật vĩnh hằng, quy luật tuần hoàn của trời đất (0,5đ)
 - Tình cảm của Mùa Xuân với thiên nhiên và con người: Mọi người đều yêu mến Mùa Xuân nên Mùa Xuân càng bâng khuâng, lưu luyến mỗi khi phải xa các bạn Mùa Xuân sẽ trở lại và ở mãi trong lòng mọi người ( 0,5đ)
Cách cho điểm :
- Điểm 9 -10: Bài đạt xuất sắc các yêu câu trên có nhiều sáng tạo.
- Điểm 7 -8: Bài có đủ nội dung, có một số lỗi nhỏ về hình thức.
- Điểm 5 - 6: Bài có đủ nội dung nhưng sơ sài, còn một số lỗi hình thức diễn đạt
- Điểm 3 - 4: Bài đạt khoảng một nửa nội dung, còn lỗi hình thức.
- Điểm 1 : Bài có nội dung mờ nhạt, mắc nhiều lỗi hình thức
Lưu ý : Học sinh có thể có những cách tưởng tượng khác nhau, những cách kể chuyện khác nhaunhưng hợp lý thì vẫn cho điểm tối đa

File đính kèm:

  • docde_thi_olimpic_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_mon_ngu_van_lop_6_nam.doc
Giáo án liên quan