Đề thi học sinh giỏi huyện lớp 9 - Môn Ngữ văn - Năm học 2013-2014 - Sở GDĐT Huyện Krông Nô

Câu 1: (3,0 điểm)

a. Chỉ ra các biện pháp tu từ chính: (1,0 điểm)

+ Câu hỏi tu từ : Vì sao

+ So sánh : Như một niềm tin, như dũng khí

Như lòng nhân nghĩa, đức hi sinh

 + Điệp từ: Như

+ Liệt kê: niềm tin, dũng khí, lòng nhân nghĩa, đức hi sinh

b. Tác dụng của các nghệ thuật tu từ: (2,0 điểm)

 Nhà thơ Tố Hữu đã sáng tạo ra cách biểu đạt giàu chất suy tưởng khẳng định sự vĩ đại, ảnh hưởng to lớn của cuộc sống, sự nghiệp, những phẩm chất của Hồ Chí Minh đối với nhân loại. Đồng thời thể hiện sự trân trọng, ngưỡng vọng của nhân loại trước những vẻ đẹp cao quý của Người.

 

doc3 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 734 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi huyện lớp 9 - Môn Ngữ văn - Năm học 2013-2014 - Sở GDĐT Huyện Krông Nô, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN KRÔNG NÔ ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI HUYỆN LỚP 9
 I	 MÔN: NGỮ VĂN 
 KHÓA NGÀY: 	 Năm học: 2013 – 2014
	 Thời gian: 150 phút (không kể thời gian ra đề)
	Câu 1: (4 điểm)
Chỉ ra và nêu ngắn gọn tác dụng của các biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:
Vì sao? Trái đất nặng ân tình
 Nhắc mãi tên Người: Hồ Chí Minh
 Như một niềm tin, như dũng khí
 Như lòng nhân nghĩa, đức hi sinh.
 (Theo chân Bác – Tố Hữu)
	Câu 2: (4 điểm) 
Nhận xét về vai trò của chi tiết nghệ thuật trong truyện có ý kiến cho rằng “Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn”. Chi tiết chiếc bóng trong tác phẩm: “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ đã thể hiện rõ điều đó.
Em hãy trình bày hiểu biết của em về vấn đề trên.
Câu 3: (12 điểm)
“Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường, không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống” (Lép-Tôi-xtôi ). 
Em hiểu câu nói trên như thế nào và có suy nghĩ gì trong quá trình phấn đấu tu dưỡng lí tưởng của mình.
***** Hết *****
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN KRÔNG NÔ ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI HUYỆN LỚP 9
 	 MÔN: NGỮ VĂN 
 KHÓA NGÀY: 	 Năm học: 2013 – 2014
	 Thời gian: 150 phút (không kể thời gian ra đề)
ĐÁP ÁN
Câu 1: (3,0 điểm)
a. Chỉ ra các biện pháp tu từ chính: (1,0 điểm)
+ Câu hỏi tu từ : 	Vì sao
+ So sánh : 	Như một niềm tin, như dũng khí
Như lòng nhân nghĩa, đức hi sinh
	+ Điệp từ: 	Như
+ Liệt kê: niềm tin, dũng khí, lòng nhân nghĩa, đức hi sinh
b. Tác dụng của các nghệ thuật tu từ: (2,0 điểm)
 Nhà thơ Tố Hữu đã sáng tạo ra cách biểu đạt giàu chất suy tưởng khẳng định sự vĩ đại, ảnh hưởng to lớn của cuộc sống, sự nghiệp, những phẩm chất của Hồ Chí Minh đối với nhân loại. Đồng thời thể hiện sự trân trọng, ngưỡng vọng của nhân loại trước những vẻ đẹp cao quý của Người.
Câu 2: (5,0 điểm) 
1. Nêu được vai trò của chi tiết nghệ thuật trong truyện. (1,0 điểm)
- Chi tiết là một trong những yếu tố nhỏ nhất tạo nên tác phẩm, để làm nên một chi tiết nhỏ có giá trị đòi hỏi nhà văn phải có sự thăng hoa về cảm hứng và tài năng nghệ thuật. 
- Nghệ thuật là một lĩnh vực đặc thù tầm vóc của người nghệ sỹ, có thể được làm nên từ những yếu tố nhỏ nhất. Nhà văn lớn có khả năng sáng tạo được những chi tiết nhỏ nhưng giàu giá trị biểu đạt, góp phần đắc lực trong việc thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm.
2. Đánh giá giá trị của chi tiết “Chiếc bóng” trong “Chuyện người con gái Nam Xương”
a. Giá trị nội dung : (3,0 điểm)
- “Chiếc bóng” tô đậm thêm nét đẹp phẩm chất của Vũ Nương trong vai trò người vợ, người mẹ. Đó là nỗi nhớ thương, sự thủy chung, ước muốn đồng nhất “xa mặt nhưng không cách lòng” với người chồng nơi chiến trận. Đó là tấm lòng người mẹ muốn khỏa lấp sự trống vắng, thiếu hụt tình cảm người cha trong lòng đứa con thơ bé bỏng. 
- Chiếc bóng là một ấn dụ cho số phận mỏng manh của người phụ nữ trong chế độ phong kiến nam quyền. Họ có thể gặp bất hạnh bởi bất cứ một nguyên nhân vô lý nào. (Thị Kính cắt râu cho chồng) mà không lường trước được. Với chi tiết này, người phụ nữ hiện lên là nạn nhân của bi kịch gia đình, bi kịch xã hội.
- “Chiếc bóng” xuất hiện ở cuối tác phẩm “rồi trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất”. Khắc họa giá trị hiện thực nhân đạo sâu sắc của tác phẩm.
- Chi tiết này còn là bài học về hạnh phúc muôn đời: một khi đánh mất niềm tin, hạnh phúc chỉ còn là chiếc bóng hư ảo.
b. Giá trị nghệ thuật: (1,0 điểm)
- Tạo sự hoàn chỉnh, chặc chẽ cho cốt truyện: chi tiết “ Chiếc bóng” tạo nên nghệ thuật thắt nút, mở nút, mâu thuẫn bất ngờ, hợp lý:
+ Bất ngờ: một lời nói của tình mẫu tử lại bị chính đứa con ngây thơ đẩy vào vòng oan nghiệt; chiếc bóng của tình chồng nghĩa vợ, thể hiện nỗi khát khao đoàn tụ, sự thủy chung son sắt, lại bị chính người chồng nghi ngờ “thất tiết”.
+ Hợp lý: Mối nhân duyên khập khiễng chứa đựng nguy cơ tiềm ẩn (Vũ Nương kết duyên cùng Trương Sinh thất học, đa nghi, ghen tuông, độc đoán) cộng với cảnh ngộ chia ly bởi chiến tranh đó là nguy cơ tiềm ẩn bùng phát.
- Tạo kịch tính, tăng sức hấp dẫn cho tác phẩm.
Câu 3: (12 điểm) 
Sau khi vào đề bài viết cần đạt được các ý sau: 
1/ Giải thích:
- Giải thích lí tưởng là gì (Điều cao cả nhất, đẹp đẽ nhất, trở thành lẽ sống mà người ta mong ước và phấn đấu thực hiện).
- Tại sao không có lí tưởng thì không có phương hướng.
 	+ Không có mục tiêu phấn đáu cụ thể.
 	+ Thiếu ý chí vươn lên để giành điều cao cả.
 	+ Không có lẽ sống mà người ta mơ ước.
- Tại sao không có phương hướng thì không có cuộc sống.
 	+ Không có phương hướng phấn đấu thì cuộc sống con người sẽ tẻ nhạt, sống vô vị, không có ý nghĩa, sống thừa.
 	+ Không có phương hướng trong cuộc sống giống người lần bước trong đêm tối không nhìn thấy đường.
 	+ Không có phương hướng, con người có thể hành động mù quáng nhiều khi sa vào vòng tội lỗi. ( chứng minh )
 2. Suy nghĩ như thế nào?
 - Vấn đề cần bình luận: con người phải sống có lí tưởng. Không có lí tưởng, con người thực sự sống không có ý nghĩa.
 - Vấn đề đặt ra hoàn toàn đúng.
 	- Mở rộng :
 	 + Phê phán những người sống không có lí tưởng
 	 + Lí tưởng của thanh niên ta ngày nay là gì (Phấn đấu để có nội lực mạnh mẽ, giỏi giang đạt đỉnh cao trí tuệ và luôn kết hợp với đạo lí)
* Trên đây chỉ là những định hướng, trong quá trình chấm bài, giám khảo cần linh hoạt vận dụng hướng dẫn chấm để định điểm bài làm học sinh sao cho chính xác, hợp lý, cần trân trọng những bài viết có nhiều ý tưởng, giàu chất văn và sáng tạo.
***** Hết *****

File đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_mon_va9_nam_2016.doc