Đề thi chọn học sinh giỏi huyện môn thi Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2013-2014

Câu 1: (3,0 điểm)

Trình bày nội dung của các đề nghị cải cách duy tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX. Những hạn chế và tác dụng của các đề nghị cải cách đó. Hãy liên hệ với những cuộc cải cách trong khu vực được tiến hành trong khoảng thời gian này.

Câu 2: (1,5 điểm)

Em hãy nêu những thành tựu chủ yếu của Liên Xô trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội từ 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX.

Câu 3: (2,5 điểm)

Trình bày những biến đổi của các nước Đông Nam Á từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay. Trong những biến đổi đó, biến đổi nào quan trọng nhất. Tại sao?

Câu 4: (3,0 điểm)

Từ cuối những năm 70 của thế kỉ XX, chủ nghĩa thực dân chỉ còn tồn tại dưới hình thức cuối cùng của nó là chế độ phân biệt chủng tộc (A-pác-thai), tập trung ở các nước miền Nam châu Phi.

Bằng những kiến thức đã học về lịch sử Cộng hoà Nam Phi sau chiến tranh thế giới thứ hai, em hãy cho biết:

a) Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc ở Nam Phi đã phản động và tàn bạo như thế nào?

b) Những nét chính về cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc của nhân dân Nam Phi.

c) Tại sao nói: Cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc của nhân dân Nam Phi có ý nghĩa là cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc?

 

doc4 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 06/05/2023 | Lượt xem: 279 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi huyện môn thi Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 UBND huyện Kinh Môn
Phòng Giáo dục và Đào tạo
đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện
Môn: Lịch sử - Lớp 9
Năm học: 2013-2014
(Thời gian làm bài: 120 phút)
Câu 1: (3,0 điểm) 
Trình bày nội dung của các đề nghị cải cách duy tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX. Những hạn chế và tác dụng của các đề nghị cải cách đó. Hãy liên hệ với những cuộc cải cách trong khu vực được tiến hành trong khoảng thời gian này.
Câu 2: (1,5 điểm)
Em hãy nêu những thành tựu chủ yếu của Liên Xô trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội từ 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX. 
Câu 3: (2,5 điểm)
Trình bày những biờ́n đụ̉i của các nước Đụng Nam Á từ sau chiờ́n tranh thờ́ giới thứ hai đờ́n nay. Trong những biờ́n đụ̉i đó, biờ́n đụ̉i nào quan trọng nhṍt. Tại sao?
Câu 4: (3,0 điểm)
Từ cuối những năm 70 của thế kỉ XX, chủ nghĩa thực dân chỉ còn tồn tại dưới hình thức cuối cùng của nó là chế độ phân biệt chủng tộc (A-pác-thai), tập trung ở các nước miền Nam châu Phi. 
Bằng những kiến thức đã học về lịch sử Cộng hoà Nam Phi sau chiến tranh thế giới thứ hai, em hãy cho biết:
a) Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc ở Nam Phi đã phản động và tàn bạo như thế nào?
b) Những nét chính về cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc của nhân dân Nam Phi.
c) Tại sao nói: Cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc của nhân dân Nam Phi có ý nghĩa là cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc? 
 UBND huyện Kinh Môn
Phòng Giáo dục và Đào tạo
Hướng dẫn chấm môn: Lịch sử 9
Câu
Nội dung cơ bản
Điểm
1
Nội dung cải cách:
1.5
- Xuất phát từ lòng yêu nước thương dân, một số quan lại, sĩ phu yêu nước thức thời đã đưa ra những đề nghị, yêu cầu đổi mới công cuộc nội trị, ngoại giao, kinh tế văn hóa, xã hội, quốc phòngcủa nhà nước phong kiến.
0,5
- Năm 1868 Trần Đình Túc và Nguyễn Huy Tế xin mở của biến Trà Lí (Nam Định). Đinh Văn Điền xin đẩy mạnh việc khai khẩn ruộng hoang, khai mỏ, phát triển buôn bán, chấn chỉnh quốc phòng,
0,25
- Năm 1872 Viện Thương bạc ( cơ quan ngoại giao với nước ngoài ) xin mở 3 cửa biển miền Bắc và miền Trung để thông thương với nước ngoài.
0,25
- Từ năm 1877- 1882 Nguyễn Lộ Trạch dâng lên 2 “ Thời vụ sách” lên vua Tự Đức đề nghị trấn hưng dân khí, khai thông dân trí , bảo vệ đất nước.
0,25
- Từ năm 1863- 1871, Nguyễn Trường Tộ đã gửi lên triều đình 30 bản điều trần, đề nghị chấn chỉnh bộ máy quan lại; phát triển công, thương nghiệp và tài chính; chấn chỉnh võ bị; cải tổ giáo dục; mở rộng ngoại giao.
0,25
Hạn chế, tác dụng:
1,0
- Các đề nghị cải cách trên vẫn mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc, chưa xuất phát từ những cơ sở bên trong, chưa động chạm đến việc giải quyết 2 mâu thuẫn chủ yếu của XH Việt Nam giữa nông dân và địa chủ, giữa nhân dân ta với thực dân Pháp.
0,25
- Mặc dù không được chấp thuận nhưng các đề nghị cải cách đã gây được tiếng vang lớn, tấn công vào những tư tưởng bảo thủ của chế độ phong kiến.
0,25
- Nó đã phản ánh trình độ nhận thức mới của những người Việt Nam hiểu biết, thức thời.
0,25
- Những tư tưởng cải cách cuối thế kỉ XIX đã góp phần vào việc chuẩn bị cho việc ra đời phong trào Duy tân ở Việt Nam đầu thế kỉ XX.
0,25
Liên hệ:
0.5
- Duy Tân Minh Trị: Năm 1868, Thiên Hoàng Minh Trị đã tiến hành cuộc Duy tân Minh Trị trên mọi lĩnh vựctrở một nước tư bản công nghiệp 
0,25
- Chính sách ngoại giao của Thái Lan: Đã thực hiện chính sách ngoại giao mềm mỏng, khôn khéo, mở cửa bang giao, thông thương với bên ngoàilà nước duy nhất ở khu vực ĐNA không bị CNĐQ phương Tây biến thành thuộc địa.
0,25
2
Thành tựu:
1,5
-Về công nghiệp: Chiếm 20% sản lượng công nghiệp toàn thế giới, đứng thứ hai trên thế giới sau Mĩ. Sản xuất bình quân hàng năm tăng 9,6%... 
0,5
- Về khoa học kĩ thuật: Năm 1957 là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo lên khoảng không vũ trụ. Năm 1961, phóng tàu vũ trụ Phương Đông đưa nhà du hành vũ trụ Ga-ga-rin bay vòng quanh trái đất. 
0,5
- Về đối ngoại: Liên Xô luôn thực hiện chính sách đối ngoại hoà bình, quan hệ hữu nghị với tất cả các nước, tích cực ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Liên Xô trở thành trụ cột của phong trào cách mạng và hoà bình thế giới.
0,5
3
Những biến đổi:
1,5
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nhân dân nhiều nước ĐNA đã nổi dậy giành chính quyền, tiêu biểu là In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Lào. Sau đó, nhiều nước ĐNA tiếp tục kháng chiến chống sự xâm lược trở lại của các nước đế quốc, đến giữa những năm 50 của thế kỉ XX, các nước trong khu vực đã lần lượt giành được độc lập
0,5
- Sau khi giành được độc lập đều ra sức tập trung phát triển KT-XH. Đến cuối những năm 70 của thế kỉ XX, nền kinh tế của nhiều nước có sự tăng trưởng mạnh mẽ như Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a, Thái Lan
0,5
 - Từ 8/1967, 5 nước ĐNA là Thái Lan, Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po đã thành lập tổ chức ASEAN để cùng hợp tác phát triển kinh tế, văn hóa. Đến đầu những năm 90 của thế kỉ XX, ASEAN đã mở rộng kết nạp các thành viên mới, trở thành ASEAN 10, hướng tới xây dựng khu vực ĐNA hòa bình, ổn định, phát triển phồn vinh
0,5
Biến đổi quan trọng nhất:
1,0
-Trong các biến đổi trên thì biến đổi quan trọng nhất đó là việc các nước ĐNA đã đấu tranh giành được độc lập chủ quyền dân tộc. 
0,25
-Vì đây là biến đổi làm tiền đề, làm cơ sở cho các biến đổi khác. Có giành được độc lập thì các nước ĐNA mới có điều kiện tập trung phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và đẩy mạnh hợp tác toàn diện trong khu vực để cùng nhau phát triển
0,75
4
Sự phản động và tàn bạo:
0,5
- Trong hơn 3 thế kỉ, chính quyền thực dân da trắng đã thi hành chính sách phân biệt chủng tộc (gọi là A-pac-thai) cực kì tàn bạo đối với người da đen và da màu. 
0,25
- Đã ban hành trên 70 đạo luật về phân biệt chủng tộc. Người da đen hoàn toàn không có các quyền tự do, dân chủ; sống trong khu biệt lập, cách biệt với người da trắng...
0,25
b. Cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc của nhân dân Nam Phi:
1,5
- Dưới sự lãnh đạo của tổ chức “Đại hội dân tộc Phi” (ANC), nhân dân Nam Phi đã bền bỉ tiến hành cuộc đấu tranh thủ tiêu chế độ A-pác-thai.
0,25
- Cộng đồng quốc tế, Liên hợp quốc đã lên án gay gắt chủ nghĩa A-pác-thai, ủng hộ cuộc đấu tranh của người da đen.
0,25
- Trước cuộc đấu tranh ngoan cường của người da đen, chính quyền của người da trắng đã phải tuyên bố xoá bỏ chế độ A-pác-thai (1993), trả lại tự do cho lãnh tụ Nen-xơn Man-đê-la.
0,25
- Năm 1994, sau cuộc bầu cử dân chủ đa chủng tộc đầu tiên ở Nam Phi, Nen-xơn Man- đê-la đã trở thành Tổng thống người da đen đầu tiên trong lịch sử Nam Phi. 
0,25
- Đây là thắng lợi có ý nghĩa lịch sử: Chế độ phân biệt chủng tộc đã bị xoá bỏ ngay tại sào huyệt cuối cùng của nó sau hơn 3 thế kỉ tồn tại.
0,25
- Từ năm 1996 đến nay, chính quyền mới đã đưa ra Chiến lược kinh tế vĩ mô nhằm xây dựng và phát triển đất nước về mọi mặt, xoá bỏ “chế độ A-pác-thai về kinh tế”.
0,25
Giải thích là cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc:
1,0
- Thực chất cuộc đấu tranh của nhân dân Nam Phi là cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc phản động, tàn bạo - hình thức tồn tại cuối cùng của chủ nghĩa thực dân ở Nam Phi.
0,5
- Mục đích của cuộc đấu tranh là nhằm giải phóng khỏi mọi áp bức, bóc lột của bọn thống trị người da trắng đối với gần 90% dân số là người da đen và da màu ở Nam Phi 
0,5

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_huyen_mon_thi_lich_su_lop_9_nam_ho.doc
Giáo án liên quan